Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Phối cảnh ba điểm tụ - phối cảnh đối tượng từ một góc nhìn cao hoặc thấp

tuanlionsg
26/4/2017 2:44Phản hồi: 33
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ai đã từng học hội hoạ sẽ biét "Luật phôí cảnh "...nên khi họ vẽ mình sẽ thấy bức ảnh có chiêù sâu
nhìn như thật....



HÌNH HỌA - PHỐI CẢNH - LUẬT XA GẦN

Luật phối cảnh:
Đây là luật cơ bản nhưng cũng dễ sai phạm nhất. Ai cũng biết họa hình là biểu diễn khối không gian thực lên mặt giấy, điều này phải cần được quy đổi để hình 3 chiều thành 2 chiều. Người vẽ phải có chút kiến thức hình học không gian để hình ảnh không bị vênh vẹo.
Trong hình học phẳng ta thấy 2 đường song song không bao giờ cắt nhau, nhưng trong phối cảnh thì chúng lại hội tụ về 1 điểm: điểm hội tụ (Vanishing Point) tại đường chân trời (còn gọi là tầm mắt: the horizon ) là do tính chất vật lý của võng mạc mắt.


Đường chân trời hay đường tầm mắt (đường màu đỏ): Ở thành phố, nếu dẹp bỏ các building cao tầng chắc hẵn hình ảnh trước mắt bạn sẽ trải dài xa tít tắp đến tận chân trời, nơi mà trời và đất gặp nhau. Ranh giới ấy sẽ tạo thành 1 vệt dài chia đôi khung hình. Trên đường ngang ấy có 1 điểm đặc biệt mà tất cả các đường thẳng sẽ tụ về đó: điểm hội tụ (chấm đỏ)

Luật Phối Cảnh, Luật xa gần:
Luật xa gần là một môn khoa học giới thiệu phương pháp vẽ khoảng cách xa gần của các vật thể nằm trong không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều..

Đường tầm mắt( Còn gọi là đường chân trời).
Đường tầm mắt là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời (H6),nên còn gọi là đường chân trời.

Đường tầm mắt có thể thay đổi cao hay thấp tuỳ thuộc vào vị trí của người nhìn.

Khi vẽ theo mẫu, cần phảI xác định đường tầm mắt để vẽ hình cho đúng.



Các đường song song với mặt đất (cạnh hình hộp,hình trụ,đường tàu.) hướng về chiều sâu, càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại ở một điểm trên đường tầm mắt,đó là điểm tụ.

Các đường song song ở dưới thì chạy hướng lên đường TM, các đường ở trên thì chạy hướng xuống đường TM.
  • Gần mắt thì lớn, xa thì nhỏ
  • Các cạnh xiên khi xa đường chân trời thì xiên hơn. hệ quả là các mặt càng lệch xa đường chân trời diện tích càng lớn.Dể thấy nhất là hình hộp trên cùng: mặt nắp khi biểu diển phối cảnh trên mặt giấy phẳng sẽ có diện tích lớn hơn mặt đáy.phần gần mắt nét sẽ đậm, rõ và sáng hơn phần ở xa
  • Việc xác định đường tầm mắt trên đối tượng. (hay còn gọi là đường chân trời, như thế sẽ làm bố cục đẹp, dễ hơn khi dựng hình)
  • [​IMG]
[​IMG]
iamcuong
TÍCH CỰC
7 năm
Bên tây có clip vẽ 3 điểm tụ, dùng 3 cáid đinh đóng xuống bàn, rồi dùng 1 sợi dây cao su dài mắc qua 3 điểm đấy...
Mình tính mò lại mà không thấy đâu
hoangbaoce
ĐẠI BÀNG
7 năm
Vẽ kỹ thuật của dân XD với phối cảnh của dân Kiên trúc đây mà, hồi năm 2, 3 vẽ suốt!
ankinh
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bài này dân Kiến trúc, XD & hội hoạ đọc hiểu được chứ anh em khác đọc hiểu là mệt lắm nha.
BlackSheep
ĐẠI BÀNG
7 năm
Có thể ví dụ cụ thể hơn trong nhiếp ảnh không nhỉ?
master_khang
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mình nghĩ những người yêu công nghệ đều có đam mê nghệ thuật và thường là nghệ sĩ....
Thật khó hình dung
lauphatduong
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hay, cho hỏi dùng phần mền gì vẽ vậy bạn ?
ta nguyen
ĐẠI BÀNG
7 năm
Thanks!
Like và đánh dấu phát. 😃
dochicuong
TÍCH CỰC
7 năm
Môn học Mỹ Thuật lớp 6 có dạy kiến thức cơ bản về Luật xa gần, Đường tầm mắt, Điểm tụ.
@TsanHoang, bác cung cấp kiến thức chuẩn luôn ạ!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019