Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Trên tay Sony A9: máy ảnh mirrorless hoàn hảo nếu có một hệ thống ống kính tốt hơn

Trung Dt
11/5/2017 10:11Phản hồi: 130
Trên tay Sony A9: máy ảnh mirrorless hoàn hảo nếu có một hệ thống ống kính tốt hơn
Thiết kế thân máy vẫn gọn gàng như dòng A7, Sony A9 mang trong mình một phần cứng rất mạnh và khả năng sử dụng dễ dàng, giúp cho người dùng nghiệp dư mới cầm vô máy vẫn có thể nắm bắt được những khoảnh khắc nhanh chóng nhờ khả năng chụp ảnh 20 fps với màn trập điện tử. Tất nhiên đây mới chỉ là sản phẩm mở đầu mà họ mong muốn đối đầu cùng các đối thủ DSLR như Canon EOS-1D X Mark II hay Nikon D5 nên cũng rất khó để làm hài lòng những người dùng chuyên nghiệp.

Theo ý kiến cá nhân của mình, Sony A9 giống nhưmột chiếc máy ‘pro’ cho người dùng dễ dàng tiếp cận với những người chụp ảnh nghiệp dư. Nếu đã quen việc dùng các dòng máy mirrorless, đặc biệt là máy Sony thì khi cầm vào A9 thì cảm giác chụp còn đã hơn. Đối với người dùng chuyên nghiệp thì họ đòi hỏi nhiều hơn về mức độ tin cậy, sự bền bỉ của thiết bị, hệ thống ống kính phụ kiện đa dạng...

Khi cầm máy và gạt qua chế độ chụp 20 fps bằng màn trập điện tử, mình không có cảm giác máy đang chụp khi ngắm trên kính ngắm OLED 3,6 triệu điểm ảnh. Tất nhiên máy sẽ nhấp nháy ký hiệu hoặc phát ra âm thanh ngoài để bạn biết là máy đang chụp. Sony cho phép hiển thị một thanh báo hiệu dung lượng trong bộ nhớ đệm buffer, giúp dễ dàng theo dõi khi nào buffer sắp hết dung lượng.

tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_14.jpg
Thiết kế của A9 chỉ nhỉnh hơn dòng A7 II ở bề dày, chiều cao và chiều rộng gần như tương đương. Máy dày lên thì báng cầm máy lớn hơn, giúp dễ cầm nắm máy hơn. Sony đã lắng nghe những phản hồi của người dùng cải thiện sản phẩm dành cho phân khúc người dùng ở trên dòng A7.

tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_8.jpg
Có thể kể đến là pin NP-FW50 (7.3-7.7 Wh tuỳ phiên bản) đã được thay thế bằng pin NP-FZ100 (16.4 Wh - 7.2V - 2.280 mAh) cho mức dung lượng gấp đôi. Máy ảnh mirrorless hiện tại tiêu tốn khá nhiều năng lượng: thu nhận cảm biến hiển thị live view trên EVF/LCD, đo sáng, lấy nét... Trong khi DSLR chỉ cần cảm biến đo sáng, lấy nét, sau đó lật gương mở màn trập để chụp. Chưa kể mirrorless hiện tại được dùng để quay phim cũng khá nhiều. Đó là lý do việc trang bị gấp đôi dung lượng pin là cần thiết, và Sony vẫn đảm bảo một thiết kế máy nhỏ gọn có thể vừa gọn trên bàn tay.


tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_18.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_19.jpg

So sánh pin mới FZ100 trên A9 và FW50 (đa phần các dòng máy ảnh E-mount còn lại)
tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_20.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_21.jpg

Và tất nhiên bộ sạc kèm theo sẽ có mức báo pin 3 cấp, thay vì người dùng loại pin FW50 phải mua rời sạc BC-TRW như trước đây mới có.
tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_22.jpg

Sony bổ sung thêm hai kết nối mới cho dòng máy A9 đó là Bluetooth và LAN. Nếu Nikon dùng Bluetooth để hỗ trợ kết nối Wi-Fi của máy nhanh hơn, Canon kết nối với remote điều khiển thì Sony chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đồng bộ dữ liệu GPS được ghi từ smartphone. Thực ra nếu chỉ đơn giản như vậy thì Sony chỉ cần thêm chip GPS vào là được, không cần Bluetooth làm gì bởi mình thấy trong menu chẳng có lựa chọn gì khác ngoài location.

Cổng LAN 1 Gbps đem đến khả năng truyền ảnh đến máy chủ FTP server, phù hợp với thao tác chụp ảnh và đẩy nhanh lên ổ cứng mạng có hỗ trợ FTP. Hiện các NAS chuyên dụng (cá nhân có thể mua được) đều hỗ trợ giao thức này chứ không chỉ các server công ty hay các đơn vị truyền thông AP, Reuters... mới có sẵn.

tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_9.jpg
Việc Sony đưa vào hai khe cắm thẻ nhớ là đều đáng khen. Thực tế nhiều người thích thẻ XQD hơn (chuẩn thẻ do chính Sony phát triển đang phổ biến cho dòng máy chuyên dụng của Nikon) bởi thiết kế thẻ rắn rỏi, độ bền cao hơn khi lắp ra lắp vào, phù hợp với dòng máy chuyên dụng hơn. Việc có mặt 1 khe UHS-II để hỗ trợ thẻ có tốc độ đọc trên 100 MB/s là điều cần thiết, khi mà Fujifilm từng hỗ trợ chuẩn thẻ nhớ này từ chiếc X-T1. Tuy vậy máy vẫn không được trang bị USB-C mà vẫn dùng microUSB 2.0. Rõ ràng sự độc lập giữa nhóm digital imaging và mobile vẫn chưa đem lại những tiện ích mới cho người dùng, bởi điện thoại Xperia từ cuối 2016 đã chuyển sang sử dụng USB-C.

tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_6.jpg

Quảng cáo



Trở lại hệ thống điều khiển, Sony bổ sung 1 cụm điều khiển dành cho tay trái, nơi bạn có thể tiếp cận khả năng chỉnh các chế độ chụp tốc độ của máy (1 tấm, nhiều tấm chậm (L) - vừa (M) - nhanh (H), hẹn giờ, BRK), và ngay bên dưới cũng có thể chỉnh nhanh chế độ lấy nét của ống kính. Rõ ràng đây là một chiếc máy hướng đến người dùng chụp chuyển động nhanh và các nút điều khiển này giúp thay đổi chế độ chụp nhanh hơn.

tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_10.jpg

Đáng chú ý ở hệ thống điều khiển phía sau là cụm phím điều chỉnh đa hướng (joystick), một tiện ích thường thấy trên các dòng máy chuyên dụng. Phím điều khiển đa chiều này hữu ích khi chọn điểm lấy nét, kết hợp với màn hình cảm ứng trên A9 thì bạn có thể dễ dàng điều chỉnh việc lấy nét của máy nhanh chóng hơn. Vì kích thước khiêm tốn nên dãy phím trên các dòng máy mirrorless của Sony luôn được tối giản.

tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_11.jpg

Thực tế dòng A7 II đã có mức độ hoàn thiện khá tốt. Kích thước của A9 so với A7 II cũng không nhiều khác biệt nên cảm giác cầm trên tay A9 cũng không có cái gọi là cảm xúc mãnh liệt. Tất nhiên mình vẫn thích bộ khung magiê của máy mát lạnh khi chụp trong nhà, trong khi dòng A7 đầu tiên nó nhẹ đến mức vỏ nhựa bảo vệ phần lớn cho chiếc máy, chưa có nhiều thành phần magiê.

Sony đã cải thiện giao diện hiển thị trên A9, và dòng máy gần đây là A6500 cũng đã có giao diện này. Menu được sắp xếp có trình tự và khoa học hơn. Ví dụ như thiết lập AF, chỉnh mức phơi sáng, màu sắc / WB... được gom về một chỗ và có trình tự rõ ràng. Không còn cái cảnh người dùng phải đi tìm menu hoặc nhớ vị trí kiểu như đang thiết lập lấy nét thì có ông chống rung ở đâu nhảy vô. Trong khuôn khổ trải nghiệm nhanh thì mình không thể tìm hiểu hết mọi ngõ ngách của menu, chưa kể A9 còn có tính năng nhấn giữ các phím Custom để đưa đến các thiết lập định sẵn. Tính năng My Menu với 2 tab có thể tạo ra những shortcut để người dùng chỉnh nhanh. Trong đó hữu dụng nhất là việc chọn thẻ nhớ. Khá khó hiểu khi máy không chịu chụp thẻ 1 khi đang chọn thẻ 2, thực tế yếu tố sẵn sàng là cái cần có trên một dòng máy chuyên nghiệp.

Quảng cáo



tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_4.jpg

Về hiệu năng, Sony cho thấy khi không thể chạy đua ở phân khúc DSLR thì họ buộc phải làm tốt những cái gì mình đang có: chính là điện tử và cảm biến. Sony đã nhanh chóng tạo ra cảm biến Stacked BSI-CMOS độ phân giải 24,2 MP cho khả năng xử lý ảnh nhanh hơn rất nhiều so với cảm biến thông thường nhờ bộ nhớ đệm bên trong cảm biến. Bộ xử lý hình ảnh BIONZ X thế hệ mới còn được tăng cường bởi chip ngoại vi front-end LSI (có từ A99 II, A6500) nâng cao tốc độ xử lý. Màn trập điện tử chụp ở tốc độ 1/32.000 giây có thể chụp 20 khung hình / giây, bộ nhớ đệm lưu được tối đa 362 bức ảnh định dạng JPEG (Fine). Vì tốc độ chụp quá nhanh như vậy nên nhiều lúc bạn không biết là máy đã chụp hay chưa. Khi để tốc độ EVF ở mức quét khung hình cao thì khi chụp sẽ không bị chớp đen, kiểu như con người hay chớp mắt mà để ý được.

tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_5.jpg

Vấn đề lớn nhất của các dòng máy Sony chính là ống kính. Thông thường khi ra một thân máy mới thì Sony lại bổ sung một hoặc nhiều ống kính mới sau đó. Mirrorless phụ thuộc nhiều vào thuật toán điện tử nên ống kính muốn hoạt động trên một thân máy mới buộc lòng nó cũng phải đáp ứng theo. Hệ thống 693 điểm lấy nét theo pha với khung hình rộng chắc chắn sẽ làm khó các mẫu ống kính cũng để bắt kịp khả năng lấy nét của máy.

Thực tế mình đã chọn chụp bằng ống kính FE 100-400mm F4.5-5.6 GM OSS trong suốt quãng thời gian ít ỏi cầm máy Sony A9 trải nghiệm và thấy rõ ràng thể hiện rõ những gì mà Sony mong muốn đem đến cho người dùng. Tốc độ lấy nét của máy rất nhanh, rất chính xác khi đã kiểm soát được phần nào chiếc máy. Nếu có nhiều thời gian hơn thì chắc chắn mình sẽ gắn thêm nhiều ống kính để trải nghiệm. Theo dự đoán thì Sony sẽ nâng cấp firmware cho các ống kính cần thiết để chiếc máy A9 phát huy tốt nhất khả năng sử dụng của nó. Trước đây các máy NEX-5R khi có chế độ lấy nét lai hybrid AF (lấy nét theo pha + tương phản) cũng đã kéo theo hàng loạt ống kính phải nâng cấp firmware mới thấy được các điểm lấy nét theo pha khi chụp.

Đúng là một chiếc máy chuyên nghiệp cho người nghiệp dư như mình. Vấn đề còn lại sự can đảm của người dùng dám đầu tư nó cho việc chụp ảnh nghiêm túc. Đồng thời theo sau đó là cả một hệ thống ống kính cũng như phụ kiện đi kèm. Hẹn gặp các bạn trong một bài trải nghiệm chụp ảnh của mình với Sony A9 cũng như những bài trải nghiệm của nhóm camera Tinh Tế.

tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_1.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_2.jpg
tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_3.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_7.jpg
tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_12.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_13.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_17.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_16.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_23.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_24.jpg tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_25.jpg

Tôi nói nhiều rồi nhưng vẫn để ảnh ở đây 😁 Mọi gạch đá mình xin chịu hết.
tinhte_tren_tay_sony_alpha_a9_15.jpg
130 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

shensai_1
TÍCH CỰC
7 năm
Ông từ từ sẽ có mà ^^
Không thì dùng ngàm chuyển đổi các ống hãng khác xài tạm :p
vũ_tú_inh
ĐẠI BÀNG
7 năm
@shensai_1 :v thế thì máy cũng từ từ mà mua thôi
Flirtflock
TÍCH CỰC
7 năm
tấm cuối nhìn như vác bazooka ấy nhỉ . 😁

@Flirtflock Chưa thể gọi là bự được 😃 IMG_20170511_214545.jpg
megamind AT
ĐẠI BÀNG
7 năm
like
nghia3d
CAO CẤP
7 năm
Sony giờ thiếu ống gì nhỉ? Quá trời ống mà ko có tiền mua thôi 😆
viethalong
TÍCH CỰC
7 năm
@vũ_tú_inh ống kính sony hiện chỉ thiếu chứ ko phải ko tốt. Toàn những ông dùng ca-ni đi viết bài về sony.
Nói đúng ra, Ca-Ni đã có thế mạnh phát triển từ thế kỉ trước, trong khi đó Sony mới đi vào thị trường máy ảnh chuyên từ 2006. Tính đến nay mới có chục năm. Hiện nay, do cộng đồng người dùng còn ít, nên giá cả vẫn còn cao, hãng cũng đang trong quá trình nghiên cứu phát triển hệ sinh thái cho mình. Sony cũng có nhiều ống kính khá tốt đấy chứ, nhưng như đã nói : còn ít và giá còn cao.
BengPr0
CAO CẤP
7 năm
@nforce Thiếu tiền 😁. Cần giá tốt hơn :p:p:p.
P/s: Trong bài viết có nói đến vấn đề tương thích của ống kính với a9 hiện tại là chưa tốt. Chưa thể tận dụng hết khả năng của máy được, nhưng firmware là vấn đề dễ khắc phục nên k sao
@Ongchupvc Chất lượng quang học vẫn chưa phải đỉnh đâu bác, nếu so với các ống L,N đời mới. Bên hội Sony đã có battle rồi nên bác khỏi lo đoán mò. Tất nhiên nó vẫn tốt, nhưng ở đây là nói 1 hệ thống tốt hơn ( về cả giá tiền/ hiệu năng, nhiều lựa chọn)...
minhtri11296
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nghia3d Nikon, Fuji, Leica?
Sony chưa bao giờ được đánh giá cao về lens chứ đừng nói so sánh với các hãng chuyên làm lens 😁
Ống Zeiss thì mắc quá, không phải ai cũng mua được 😕
ronaldomu
TÍCH CỰC
7 năm
Cách đây mấy năm, máy ảnh dần dần thu bé lại.
Bây giờ, máy ảnh dần phình to ra 😆
Hơi phũ một tý nhưng mà.... sản phẩm hướng tới đối tượng chuyên nghiệp thì nên để đối tượng chuyên nghiệp đánh giá.

Người dùng nghiệp dư thì cũng chỉ có thể đánh giá tới mức độ của người dùng nghiệp dư mà thôi!
Trên tay là được rồi 😁

BruceWayne
TÍCH CỰC
7 năm
Đúng là chỉ còn hệ thống ống kính và dịch vụ chăm sóc nữa thôi là Son có thể cạnh tranh sòng phẳng với Ni và Ca trong phân khúc Pro rồi.
A9 chắc chỉ là khởi đầu, các điểm tồn tại chắc chỉ 1 - 2 năm nữa là Son khắc phục được hết thôi 😁
tuann2
TÍCH CỰC
7 năm
@BruceWayne Nếu năm nay Ni lỗ vốn nữ thì có thể cụ sẽ ra đi sau vài năm nữa và phải bán thân.
đã trên tay rồi thì tiếc gì không post thêm vài tấm hình sample cho mọi người tham khảo, hay lại sợ bị ném đá vì chơi máy khủng mà trình chụp thì tệ mạt chứ gì
@hdvietnam2011 Ảnh sample thì để dành bài khác....có thế mới có bài chứ bác
mrPhamhd
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hdvietnam2011 có lẽ ổng để bài sau , post lên hết lấy gì cho bài sau :p
vần ghét xài sony
kko phải vì ảnh ra xấu
ko phải khó xài
....
.
.
.
.
.
MÀ do ống kinh ĐẮT - ĐẮT thí bà nội luôn đc con 50 ef tưởng thơm ai dè xịt 😔
Ongchupvc
ĐẠI BÀNG
7 năm
@chuot_bach_dai Con fe 50 chụp thế nào bạn?
nguoila_87
TÍCH CỰC
7 năm
Có ai bị giống mình ko???
Cùng cái lens 50, 135 Canon
- Cắm vào A7 thì focus bình thường (dĩ nhiên ko bằng lens của sony)
- Cắm vào 6300 thì ậm ạch (ng ta gọi là đồ bỏ ấy)
Cần lời giải thích???
Thái Hà El
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nguoila_87 Cùng câu hỏi, mà máy em là A6000
@nguoila_87 Thì FF là dòng Đắt tiền còn Crop là dòng rẻ tiền nên Hãng Ưu Ái Hơn Thôi :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
Tốt Nhất Mua Máy Rẻ-Đa Tính Năng-Hệ Sinh Thái Nhiều+Hợp Lý Đừng Chọn Sony 😁
problem troll.png
Alias_X
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Thái Hà El bác dùng ngàm gì?
Thái Hà El
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Alias_X Em dùng Commlite
fine
TÍCH CỰC
7 năm
Sony cần hệ telelens tiêu cự từ 300mm trở lên với F2.8
Ngon quá... ko từ nào hú lên nổi... Hehe... Zờ chỉ mong công nghệ phát triển để thu gọn kích thước ống kính lại... Body máy mr thì gọn mà ống vẩn còn to quá...
@Brandon T Giờ tới Tết Công gô cũng không có Sony 85 f1.2
@archi-T Ai biết Congo có tết thì sao nà, 10 20 năm nữa kakaka😁
@Brandon T Ai cũng biết với ngàm A, E, F là pó tay rồi không làm f1.2 được. Trừ phi Sony ra ngàm mới nữa
@archi-T Nói về quang học thì đúng là hạn chế thật. Sony giờ chỉ ăn khoản công nghệ sensor cộng các cái điện tử khác😁
máy nhỏ thì nhỏ, mà gánh cái lén to tổ chảng, tính ra huề vốn
zthien
ĐẠI BÀNG
7 năm
Phần lớn mình thấy dải tiêu cự cho ống kính Sony - Carl Zeiss cũng ok mà ta...còn nói về độ tốt thì Carl Zeiss mà con chê ko tốt nữa...thì ko còn từ nào để nói 😆
ntien268
ĐẠI BÀNG
7 năm
cũng không rõ lắm sao tác giả bài viết lại đánh giá A9 là dòng máy Pro cho người nghiệp dư được.
Mình không pro nên ko biết dân pro người ta dùng máy thế nào, chứ xu hướng bây giờ nhiều pro dùng A7r2 lắm lắm luôn rồi ý.
*theo mình những người có nguồn thu ổn định ở 1 lĩnh vực nhất định thì được gọi là professional
viethalong
TÍCH CỰC
7 năm
@nguoila_87 Thật ko hiểu các bác nghĩ gì ? tại sao người ta ko giữ ống MF mà lại làm AF ?cảii tiến để nâng cao hiệu suất công việc. Dùng Sony có 1 cái lợi là cơ bản ta nhìn màn hình ra sao thì ảnh ra sẽ vẫn như thế, Histogram cũng thay đổi linh hoạt luôn thay vì phải đợi ra ảnh mới chỉnh lại...
ronaldomu
TÍCH CỰC
7 năm
@viethalong Thực ra cái "nhìn màn hình ra sao thì ảnh ra sẽ vẫn như thế" chỉ áp dụng cho dân nghiệp dư. Dân chuyên chụp studio thì có cái Imac hay Macbook hay cái màn hình kế bên, chụp xong check như vậy mới chính xác. Histogram thì một số NAG chuyên nghiệp mình biết họ chụp xong mới check, không cần liên tục.
Bác @nguoila_87 mình thấy nhận xét cũng có lý đấy chứ 😃 Bản thân mình xài qua DSLR lẫn mirrorless; mỗi dòng cũng đã xài không phải chục năm nhưng không quá ngắn 1,2 năm. Cảm nhận cá nhân, cầm DSLR vẫn thích, có cái "cơ học" hơn cái Mirrorless.
viethalong
TÍCH CỰC
7 năm
@ronaldomu Vâng, nghiệp dư quá ạ. Lúc nào cũng ôm theo imac vs monitor được phải ko bác ?
ronaldomu
TÍCH CỰC
7 năm
@viethalong Bác chụp hình mà dựa vào cái màn hình trên máy ảnh là toi 😆 Nếu bác chụp cái ăn liền, không chỉnh màu mè gì thì lấy cái Ipad theo là đủ rồi.
Mirrorless là sao hả các bạn? Mình google rồi vẫn không hiểu lắm. Có phải nó là kiểu máy ảnh kỹ thuật số hồi xưa chụp không cần cái ống kính dài thòng lòng không?
Hiện giờ có loại máy ảnh nhỏ gọn nào bỏ vừa túi quần để đi du lịch không? Mình không cần file raw hay gì đâu, chức năng cơ bản là được rồi, chụp người, chụp phong cảnh, hoa hòe, xóa phông sơ sơ, depth of field với quay phim tí chút là được.
thanhtuan101
ĐẠI BÀNG
7 năm
@The Twist Of Fate Mirrorless là ko gương....
viethalong
TÍCH CỰC
7 năm
@The Twist Of Fate Máy ảnh bây giờ chủ yếu gôm ba kiểu chính :
Máy phản xạ đơn gương lật hay còn gọi là SLR , DLSR chỉ là chuyển đổi từ cơ lên điện tử với máy SLR. Còn nguyên lý hoạt động chính vẫn là ánh sáng đi qua lens, sau đó đi qua gương lật, phản xạ lên lăng kính 5 mặt và hệ AF, đo sáng rồi đi vào mắt, khi chụp, gương lật lên để ánh sáng đi vào cảm biến.
Cái thứ 2 là máy Range finder như Leica, các hệ máy của Liên xô cũ ( copy từ Đức )
Máy ảnh Rangefinder không dùng chức năng TTL (ngắm và lấy nét qua ống kính), thay vào đó việc lấy nét của máy ảnh Rangefinder được thực hiện thông qua cơ chế kính ngắm trắc viễn có thể cho hành ảnh trùng nét hoặc hiện thị bằng điện tử.
Cái thứ 3 là máy ảnh Mirrorless giống như Wireless nghĩa là không dây thì Mirrorless là không gương. Tức là ở loại này, máy loại bỏ hoàn toàn cơ chế phản xạ của gương lật nên gọn nhẹ hơn rất nhiều. Ánh sáng đi thẳng qua lén vào cảm biến. Cảm biến sẽ tích hợp luôn hệ lấy nét, đo sáng vv. Hình ảnh trong kính ngắm điện tử hoặc màn hình là hình ảnh do cảm biến thu thập trực tiếp, giống như lúc chúng ta dùng chức năng Live view của máy ảnh DLSR vậy.
các channel nhiếp ảnh vs các ông nhiếp ảnh gia pro đánh giá con này sẵn sàng đối đầu sòng phẳng vs 1DX hay D5 ấy chứ =))
đúng như bác trên kia nói, máy pro thì nên để người pro đánh giá
@phuongnam2207 1 chuyến đi alaska là biết thôi 😁
quang577
TÍCH CỰC
7 năm
Bluetooth chưa cập nhật hết chức năng chứ ko chắc chỉ có mỗi chức năng location như hiện tại. Chắc sau này sẽ có firmware mới nhiều võ hơn.
Gnaht_26
ĐẠI BÀNG
7 năm
Điều ngăn cản người dùng tới máy ảnh của sony là vì ống kính của nó đắt mà thôi, mà bài viết do 1 người nghiệp dư đánh giá thì nên trên tay là đủ. Chứ phát biểu của 1 người nghiệp dư thế này "Sony A9 là một chiếc máy ‘pro’ cho người dùng nghiệp dư", có vẻ sai sai 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019