Muốn được người đời nhắc tới mãi mãi, hãy phát minh ra một đơn vị đo lường mới!

ND Minh Đức
25/5/2017 7:9Phản hồi: 94
Muốn được người đời nhắc tới mãi mãi, hãy phát minh  ra một đơn vị đo lường mới!
Một trong những vinh dự lớn nhất mà một nhà khoa học có thể nhận được chính là tên của họ được dùng làm đơn vị đo lường - một phần thưởng xứng đáng dành cho những người đã lần đầu tiên phát hiện ra cách đo lường một đại lượng nào đó. Bên cạnh Newton - người duy nhất chính thức có tên trong Hệ thống đơn vị đo lường quốc tế, thì cũng có nhiều nhà khoa học khác mà tên gọi của họ luôn được người đời ở muôn vàn thế hệ sau nhắc tới mỗi ngày, mỗi giờ thậm chí là từng giây phút. Bên dưới đây là danh sách những nhà khoa học đã được vinh danh bằng các đơn vị đo lường.

don_vi_do_Tinhte_1.jpg
Daniel Gabriel Fahrenheit

(1686–1736)
Nhà khoa học người Đức gốc Ba Lan đã phát minh ra nhiệt kế thủy ngân nổi tiếng và thang đo độ cồn. Và tất nhiên, nổi tiếng hơn nữa chính là thang đo nhiệt độ mang tên ông. Khi đó, Fahrenheit đã chọn điểm 0 độ là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông năm 1708/1709, một mùa đông cực kỳ khắc nghiệt tại thành phố quê hương ông. Bằng cách sử dụng hỗn hợp nước đá, nước và Amoni clorid (còn gọi là hỗn hợp lạnh), ông đã có thể tạo lại điểm số 0 trên thang đo nhiệt độ của ông.

Thang đo nhiệt độ của ông được xây dựng nhằm tránh được nhiệt độ âm như thường gặp trong thang nhiệt độ Rømer-Skala được dùng trước đó (điểm đóng băng của nước là 7,5 độ, điểm sôi 60 độ, thân nhiệt con người 22,5 độ) trong các hoàn cảnh đời sống hàng ngày. Sau đó ông tiếp tục xác định được các điểm nước tinh khiết đóng băng và thân nhiệt của một người khỏe mạnh. Sau này người ta chuẩn hóa lại các điểm chuẩn này là nước đóng băng ở 32 độ F, sôi ở 212 độ F và thân nhiệt con người là 98,6 độ F.

don_vi_do_Tinhte_9.jpg

Anders Celsius

(1701–1744)
Trên cương vị là nhà thiên văn học người Thụy Điển, giáo sư Đại học Uppsala, ông đã phát minh ra thang đo nhiệt độ Celsius (còn gọi là thang đo độ bách phân). Thang đo nhiệt độ này hiện đã được dùng phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó nước đóng băng tại 0 độ C và sôi ở 100 độ C, thân nhiệt trung bình con người khỏe mạnh vào khoảng 37 độ C.

don_vi_do_Tinhte_8.jpg
William Thomson, Lord Kelvin

(1824–1907)
Nhà toán học và vật lý học người Anh đã giúp hình thành nên thuyết nhiệt động lực học và phát minh ra thang nhiệt độ phổ biến khác - độ K. Trong thang đo nhiệt độ của ông, 0 tương đương với độ 0 tuyệt đối - nghĩa là nhiệt độ lạnh nhất có thể trên mặt lý thuyết (gần đây đã được chứng minh là không thể). Tuy nhiên, thang đo này không đo lường bằng độ mà bằng kelvins.

don_vi_do_Tinhte_2.jpg
James Prescott Joule

(1818–1889)
Đơn vị đo công hoặc năng lượng (1 jun là năng lượng thực hiện khi có lực 1N tác động nên một vật thể làm vật thể dời đi 1 mét), vinh danh nhà vật lý học người Anh đã thiết lập nên định luật bảo toàn năng lượng, tạo tiền đề cho sự phát triển của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học.

don_vi_do_Tinhte_3.jpg
Alessandro Volta

(1745–1827)
Tên gọi của ông được chúng ta xướng lên ngày nay nhằm đo lường độ lớn của hiệu điện thế - volt. Dưới vai trò là một nhà vật lý học, triết học thực nghiệm người Ý, Volta còn có công phát hiện ra khí mê tan, từng dùng lưỡi để phát hiện dòng điện và phát minh ra viên pin điện đầu tiên.

don_vi_do_Tinhte_4.jpg

Quảng cáo


André-Marie Ampère

(1775–1836)
Lại thêm một đại lượng “lớn” của điện học - ampere - dùng để đo cường độ dòng điện. Tên gọi của đơn vị này được lấy từ nhà vật lý học người Pháp André-Marie Ampère và ông cũng là một trong những người đã tạo nên nền tảng cho bộ môn điện từ học - thứ mà khi xưa ông gọi là “động lực điện”.

don_vi_do_Tinhte_5.jpg
Max Planck

(1858–1947)
Nhà vật lý lý thuyết người Đức đã phát minh ra thuyết lượng tử đầy phức tạp và tên ông đã được dùng để đặt cho Độ dài Planck - đơn vị trong hệ thống đo lường Planck, tượng trưng cho một độ dài cực nhỏ mà người ta có thể đo được với những phương tiện của vật lý hiện đại. Hiện độ dài Planck là 1.616 x 10^-35 mét, tương đương với một phần cực nhỏ của đường kính của proton - trên mặt lý thuyết là độ dài nhỏ nhất có thể đo lường được.

don_vi_do_Tinhte_6.jpg
Alexander Graham Bell

(1847–1922)
Không chỉ là người đã phát minh ra điện thoại mà nhà phát minh gốc Scotland này còn phát minh ra máy dò kim loại, thiết bị nâng tàu và nhiều đóng góp cho ngành hàng không. Chưa liên quan đúng không? Bởi lẽ ông còn là người có nhiều nghiên cứu về âm học, tai người và giọng nói con người với mục đích ban đầu chỉ là cải thiện bệnh điếc cho mẹ ông. Cuối cùng, ông đã khám phá ra phương pháp truyền tin bằng tín hiệu cùng nhiều kiến thức khác trong lĩnh vực âm học. Bởi thế, người ta đã dùng tên ông để đặt vào phần đuôi của đơn vị mà chúng ta hay dùng để đo cường độ âm thanh decibel.

don_vi_do_Tinhte_7.jpg

Quảng cáo


Charles F. Richter

(1900–1985)
Vào năm 1935, nhà vật lý kiêm địa chấn học này đã cho ra đời thang đo độ lớn của các vụ địa chấn. Ban đầu, sở thích của ông là thiên văn học và hóa học, tuy nhiên sau đó Richter đã bước sang lĩnh vực địa chấn học đơn giản chỉ vì đang có tuyển dụng việc làm.

don_vi_do_Tinhte_10.jpg
Tetsuya “Ted” Fujita

(1920–1998)
Nhà nghiên cứu gốc Nhật Fujita là người đã lập nên thang độ Fujita hoặc thang độ Fujita - Pearson (ký hiệu là F) - thang đo sức gió và khu vực ảnh hưởng của lốc xoáy. Thang đo Fujita có 6 cấp độ khác nhau và tùy vào độ hủy diệt mà lốc xoáy gây nên tương ứng với các cấp độ khác nhau. Trong đó F0 tương ứng với một cơn bão nhẹ nhàng, chỉ đủ bẻ gãy cành cây, ống khói hoặc ăng ten,… nhưng F5 lại là một cơ bản có sức gió khủng khiếp nhất trái đất, ném xe hơi đi hàng trăm mét.

don_vi_do_Tinhte_11.jpg
Wilbur Scoville

(1865–1942)
Cho bạn nào chưa biết, đây là người đã thiết lập nên thang đo lường độ cay của ớt một cách khoa học. Trong quá trình phát triển các thử nghiệm nhằm đánh giác mức độ cay của các loại ớt, dược sĩ người Mỹ này đã nhận thấy rằng thiết bị nhạy cảm nhất mà ông dùng chính là lưỡi con người. Thang độ cay Scoville quy định rằng 0 tương ứng với không cay hoặc ớt chuông, 2500 - 5000 là sốt tasbasco và cay nhất là ớt Naga Jolojia cới độ cay từ 855.000 - 1.041.427. Đơn giản hóa hơn còn có một thang Scoville rút gọn với 0 nghĩa là không cay, 1 hơi cay, 2 the the và 9 là phát hỏa trong khi 10 chính là độ cay bùng nổ.

Tham khảo (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12)
94 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình đang nghiên cứu 1 đơn vị đo lường mới, và tính đặt tên đơn vị đo là sovo (sợ vợ).
Toàn những nhà khoa học vĩ đại
doccoc
TÍCH CỰC
7 năm
20cm
@xuanhung2007 Hình như trùng với đơn vị điện tích Cu Lông rồi 😁 @cuLong
@xuanhung2007 1CU đôi khi chỉ 10cm
doccoc
TÍCH CỰC
7 năm
@xuanhung2007 E viết bài câu like mà bác chiếm hết like của e 😁
@Cuộc sống tốt 10cm=0.5CU 😁
Phát minh ra đơn vị đo độNgu 😁
@Bạn và 500 Anh Em Đang tính comments
@Bạn và 500 Anh Em Cái này có rồi mà :D
Cần đo của ai thì bảo ng đó đập đầu vào tường, độ to của khối u tỉ lệ thuận với độ ngu của khối óc :D
HEOGOLD
TÍCH CỰC
7 năm
@Bạn và 500 Anh Em cái đó là những câu hỏi hay câu đố để khảo sát độ, Thông cmn Minh
@Bạn và 500 Anh Em ý bác là đo IQ :D :D
actv
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hung.nexus đơn vị đo là occho
😃
Phải là công trình nghiên cứu của cả cuộc đời chứ đâu phải dễ ăn. :v
Thiên thạch rơi...BÙM!!! Mọi thứ bắt đầu lại từ nguyên thủy nhé.
thghgthghg
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tối nay không ngủ vắt chân lên trán suy nghĩ xem nghĩ được gì không.
Thời đại này chắc phát minh ra độ sống ảo
princez
CAO CẤP
7 năm
Mọi người cho em hỏi là em đang đọc clgt này, hay là sau hơn chục năm mài đít ở trường học kiến thức khoa học thế giới đã bị thay đổi 😆 Số Planck là độ dài từ khi nào vậy
kataro92
ĐẠI BÀNG
7 năm
@princez https://vi.wikipedia.org/wiki/Độ_dài_Planck
Không biết thì nên google .
@princez upload_2017-5-26_9-13-31.png
@princez Plank là đơn vị rất nhỏ. Screenshot_20170526-143216.jpg Screenshot_20170526-143216.jpg
huakhachuy
ĐẠI BÀNG
7 năm
@princez Sau nhiều năm mài đít tại trường bưu chính mình còn biết ngoài hằng số Planck còn có đơn vị Planck ( khối lượng, độ dài, nhiệt độ, thời gian, điện tích)
baodng
TÍCH CỰC
7 năm
Thế còn Michael Faraday tên ông được đặt cho đại lượng vật lý dùng để đo lường điện dung.
Nicolas Tesla tên ông được đặt cho đơn vị đo từ thông.
Tóm lại là còn rất nhiều nhà khoa học vĩ đại khác được đặt tên cho các đơn vị đo lường những ko được nhắc tới?
VN mình có đơn vị vận tốc là "bàn thờ". 😁
dg189
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Hùng Xồm vận tốc cao nhất là 1 bàn thờ
@dg189 Tiếc là không ai còn sống vì lên bàn thờ hết rồi 😁
bui manh
ĐẠI BÀNG
7 năm
ở Vn chắc sử dụng đơn vị đo độ trẩu và độ ngu sẽ hợp hơn
Huskar
ĐẠI BÀNG
7 năm
Riêng về mảng điện thì còn có khá nhiều đơn vị là tên người: Ohm, Tesla, Cu lông, Weber, Faraday, Henry, Watt, Gauss, Hertz...
mình phát minh ra "gang tay mét" mọi người nhớ nhắc tên mình nha
Anders Celsius đước nhắc tới nhiều nhất ai cũng dùng và cực thông dụng.
sao kelvin không có trong si nhỉ
okchua
ĐẠI BÀNG
7 năm
@TRÍ NEWTON 535 Ken-vin ("độ" K) là một trong 7 đơn vị đo lường cơ bản trong hệ SI nhé bạn. Trong khoa học nói chung và Vật lý nói riêng thì hầu hết mọi tính toán đều phải chuyển về thang nhiệt giai Ken-vin. Nhiệt giai bách phân vẫn được dùng nhưng không nằm trong các phương trình chính thống.
Julius Caesar: July : Tháng 7
Augustus : August : Tháng 8

hahaha
@cuhiep Nhãm vãi
Averell
ĐẠI BÀNG
7 năm
@cuhiep Odin >> Wednesday
Thor >> Thursday
@cuhiep Có cái này nữa hả Bác Hiệp, hóng chỉ giáo 😁
truongtbx
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nhà tâm lý học người Việt đã phát triển thang độ cứng ( nam) và độ ướt ( nữ ) đơn vị chung là D ( dê). Với quy chuẩn độ nhạy dựa theo giây (s ), bắt đầu là 1°D và tối thiểu là 60°D. Tốc độ cao nhất trong thước đo cương cứng ( ướt át nữ) là 3s/1°D. Tối thiểu là 60°D cho độ cứng tối đa ( điểm quy đổi được xét theo độ bén trực tiếp khác giới) để tính độ hút, kích thích... ( khiêu ..). Đơn vị còn được tính theo thời gian kích thích và đơn vị cứng . Một bộ phim 120 phút mà thang độ cứng chung đạt 60°D sẽ là phim 18+ theo điểm quy đổi
Nguễn Cương Dương
Hary 95
ĐẠI BÀNG
7 năm
toàn là những người uyên bác, haiz

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019