NASA công bố bằng chứng 219 hành tinh mới, 12 trong số đó cỡ Trái Đất và nằm trong vùng ở được

ND Minh Đức
19/6/2017 20:17Phản hồi: 37
NASA công bố bằng chứng 219 hành tinh mới, 12 trong số đó cỡ Trái Đất và nằm trong vùng ở được
NASA vừa phát hiện bằng chứng của 219 hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời, trong đó có 10 ngoại hành tinh có kích thước tương tự như Trái Đất và cũng có quỹ đạo quay quanh sao chủ trong vùng có thể ở được, nghĩa là đủ xa để để có có nước nhưng không quá xa tới mức nước bị đóng băng hoàn toàn. Nếu được chính thức xác nhận thì các ngoại hành tinh này tiếp tục nối dành danh sách những hành tinh cỡ Trái Đất được tìm thấy xưa giờ trong Milky Way, củng cố thêm cho giả thuyết rằng những hành tinh đất đá là phổ biến hơn suy nghĩ trước đây.

Các phát hiện vừa công bố là một phần trong danh mục những kết quả từ sứ mạng đầu tiên của kính viễn vọng không gian Kepler. Kepler đã khảo sát chòm sao Thiên Nga (Cygnus) từ năm 2009 và trong suốt thời gian đó, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 5000 ngoại hành tinh tiềm năng trong một khu vực cách Trái Đất khoảng 3000 năm ánh sáng. Lần công bố này, danh sách đó đã được rút xuống còn 4034 ứng cử viên. 2335 trong số này được xác nhận là ngoại hành tinh và tổng cộng có 21 trong đó được xác định là có kích thước cỡ Trái Đất, quanh quanh vùng ở được của sao chủ. Các hành tinh cỡ Trái Đất luôn giành được sự quan tâm đặc biệt bởi nó có thể giúp các nhà khoa học hiểu hơn về sự hình thành của hành tinh chúng ta và tất nhiên, cũng có cơ hội rằng nơi đó cũng có sự sống.

Kepler nhận diện các hành tinh bằng cách quan sát việc giảm độ sáng của ngôi sao mà chúng quay quanh hay còn được gọi là thời điểm chúng vượt qua (transit) qua sao chủ. Khi các nhà khoa học phát hiện điều này, họ sẽ nghiên cứu mỗi tín hiệu để xác nhận rằng đó có phải là xuất phát từ một hành tinh đang đi qua trước sao chủ hay chỉ là những hiện tượng dị thường khác. Nếu nó là một hành tinh, dữ liệu của Kepler sẽ có thể được đùng dể xác định khối lượng, kích thước và quỹ đạo của chúng cũng như thời gian chúng hoàn tất một quỹ đạo.

hanh_tinh_moi_NASA_Tinhte_1.jpg
Để có được kết quả tinh tuyển vừa công bố, nhóm nghiên cứu của NASA đã từ bỏ cách cách xác định mỗi tín hiệu bằng tay - một quá trình mà theo nahf nghiên cứu Susan Thompson của dự án Kepler là “bạn bước vào và nói hình như ngôi sao đang vượt qua, hình như ngôi sao đang vượt qua, có vẻ như ngôi sao đang vượt qua đó, bạn biết ý tôi là gì không? Không phải, không phải, một ngôi sao đang biến đổi, ồ, hành tinh. Vậy đó, chúng tôi đã không còn làm theo cách đó nữa.”

Thay vào đó, nhóm nghiên cứu Kepler mô phỏng các tín hiệu xác thực và tín hiệu sai của chính họ về sự transit của các hành tinh, sau đó so sánh họ với dữ liệu thực tế từ sứ mạng. Cách tiếp cận này cho phép họ có thể xác định được khi nào họ đếm thiếu hoặc thừa một dạng hành tinh nhất định. Kết quả cuối cùng là danh sách những hành tinh với độ chính xác chưa từng có.

Mặt khác, NASA cũng tìm được các nhận diện các ngoại hành tinh với độ chính xác cao hơn so với trước đây. Nhóm nghiên cứu đã dành ra 5 năm để làm việc với các chuyên gia vận hành kính thiên văn Keck đặt tại Hawaii nhằm nghiên cứu hơn 1300 ngôi sao là sao chủ của các hành tinh có kích thước cỡ chúng ta. Từ đó, họ có thể đưa ra những ước đoán chính xác hơn. Theo người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Benjamin Fulton, “đó là một sự phân chia hoàn toàn mớ của cây gia phả các ngoại hành tinh.” Trong một phép ẩn dụ, ông ví cách phân biệt kích thước của các hành tinh cũng giống như phát hiện được rằng động vật có vú và thằn lằn là 2 nhánh khác nhau trên cây sinh vật.

hanh_tinh_moi_NASA_Tinhte_2.jpg
Và theo cách phân chia mới thì sẽ dựa theo 2 khoảng mục là “siêu Trái Đất” - những hành tinh đất đá gấp khoảng 1,5 lần kích thước Trái Đất và “sao Hải Vương Mini” - các hành tinh đầy khí với kích thước gấn Trái Đất từ 2,5 lần. Và việc có thêm hiểu biết về các hành tinh này sẽ giúp các nhà khoa học thuận tiện hơn trong việc sàn lọc những dữ liệu trong sứ mạng của Kepler. Đồng thời, nó còn giúp họ lập danh sách những hành tinh cần phải tìm hiểu kỹ hơn bằng những kính viễn vọng khác mạnh hơn trong tương lai.

Với danh sách những hành tinh ứng của viên từ sứ mạng ban đầu của Kepler, NASA giờ đây chuyển sang tập trung vào sứ mạng K2 khởi động hồi năm 2014. Được biết K2 đã phát hiện được hơn 100 ngoại hành tinh khác nhau, từ đó có thêm một “cuộc đời mới” cho Kepler sau khi nó đã trải qua nhiều trở ngại về công nghệ có thể đe dọa tới sứ mạng ban đầu. 2 trong số 4 bánh điều hướng của Kepler đã hỏng và ít nhất là 3 cái cần phảu sửa để có thể nhắm mục tiêu đúng. May mắn thay, các nhà khoa học đã nghĩ ra một cách giải quyết thông minh bằng cách lợi dụng áp lực từ Mặt Trời lên các tấm năng lượng để thay thế cho các bánh lái bị hỏng.

Kepler hiện tại vẫn có thể đi săn tìm những hành tinh mới nhưng các photon từ Mặt Trời không tạo ra đủ lực như các bánh điều hướng nữa. Trong khi đó, sứ mạng K2 đòi hỏi các nhà khoa học phải tìm kiếm một cách có phương pháp hơn, có thể ví như đi nhặt lá ngoài sân từng chiếc một thay vì hốt cả đống nhét vào túi. Bởi thế, Kepler vẫn sẽ tiếp tục phục vụ các nhà khoa học trong sứ mạng K2 cho tới khi nó cạn nhiên liệu vào thời điểm nào đó của 2018.

Tham khảo Theverge
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

RIM
CAO CẤP
7 năm
Có ngày nào đó, cư dân trái đất sẽ di dân đến 1 trong những hành tinh này không nhỉ?
@RIM Chắc chắn là có, ko tin thì bác đi qua tây đông lạnh xác của bác đi, vài trăm năm nữa tỉnh dậy bác sẽ thấy lời em nói là chính xác 😁
Còn xa vời lắm, toàn tính ngàn năm ánh sáng thì các bác cứ làm từ thiện đi cho em nhờ... Thôi em đánh qua đôi giày cho khách đã.
tâm nguyện lớn nhất đời mình là thấy đc 1 hành tinh xây dựng thành công CNXH 😁
dunhill
ĐẠI BÀNG
7 năm
@devdev Bậy quá đấy bác o_Oo_Oo_O
mrthu123
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Fbiprohj Hành tinh nào chưa có sự sống thì CNXH vẫn đang thành công ở đó.
@Fbiprohj Dacosa không thích điều này :D
Nơi ở của Alien
Cả nghiên cứu chất lượng ở câu chốt : "cách 3000 năm ánh sáng" 😁
Cái ở đựoc thì không tới đuợc.
Phương Trang với Thành Bưởi có bán vé qua mấy nơi đó chưa mod?
XA
Aduckuba
Phần trăm chưa tới đc đã tuỵet chủng cũng có.
lvthanh
ĐẠI BÀNG
7 năm
Xa gì, chui qua lổ đen gì đó là...tới liền chứ gì !
Mà bắt đầu cho phân lô bán nền chưa vậy ? 😁
TRSN
ĐẠI BÀNG
7 năm
Má ơi... Đọc bài nào công bố hành tinh có thể có sự sống thì khoảng cách đều tính bằng trăm năm, nghìn năm, triệu năm ánh sáng. Lúc nào bất tử em sẽ đi phượt đến đó chơi cho biết.
Mấy thằng Mỹ rảnh rỗi nên cứ ngước mắt nhìn trời. Mấy đ/c Nga là thực tế hơn nhiều! Nhìn gần thôi; chổ nào "thơm" thì "thu hồi", "sáp nhập" hay "hạ đặt"... hay gì gì nữa tuỳ theo lúc đó mà "sáng tạo" thêm. Ngôn ngữ là bất chấp mà.
Với công nghệ tên lửa của chúng ta hiện nay.thì khoảng cách 1 năm ánh sáng cũng là điều không tưởng . chứ đừng nói là 3000 năm ánh sáng.
quangna
ĐẠI BÀNG
7 năm
Các "trái đất" đang tim kiếm lẫn nhau haha
chatnever
TÍCH CỰC
7 năm
Em thích vũ trụ các kiểu lắm mà nhiều khi nghĩ mấy cái nghiên cứu này vô ích, không thực tế (ở thời điểm hiện tại). Toàn hành tinh cách hàng năm với tỉ năm ánh sáng, liên lạc còn khó chưa nói là di chuyển qua lại. Nhưng mà nếu không nghiên cứu, không sớm thì muộn trái đất cũng không còn sinh sống được nữa (trong vòng vài trăm hoặc vài tỉ năm) >> vẫn phải tìm mái nhà thứ hai 😁
Con người chưa kịp tới đó thì bọn chúng đã xua quân đến làm thịt trái đất ròi.:p

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019