Kính thiên văn vũ trụ James Webb sẽ thăm dò hơn 2100 mục tiêu, tìm kiếm sự sống và giải mã bí ẩn

bk9sw
17/6/2017 11:15Phản hồi: 15
Kính thiên văn vũ trụ James Webb sẽ thăm dò hơn 2100 mục tiêu, tìm kiếm sự sống và giải mã bí ẩn
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã vừa công bố chính thức những mục tiêu thăm dò đầu tiên của kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) trong đó bao gồm nhiều hành tinh, mặt trăng và các thiên thể nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu chuyên sâu để tăng hiểu biết của chúng ta về hệ Mặt Trời và giải mã sự hình thành của thiên hà Milky Way. Kính thiên văn James Webb sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane 5 vào tháng 10 năm 2018.

James Webb trong Ariane 5.jpg
JWST sẽ được phóng lên bằng tên lửa đẩy Ariane 5.

Danh sách các mục tiêu này được lựa chọn từ trước theo chương trình Quan sát có thời hạn GTO của NASA. Thông qua chương trình này, các nhà nghiên cứu tại NASA có thể thiết kế và chế tạo hệ thống 4 khí cụ quan sát chính trên JWST. 10% nhiệm vụ quan sát của JWST sẽ là các mục tiêu được chọn từ GTO và theo kế hoạch thì tất cả các mục tiêu này sẽ được thăm dò hoàn tất trong vòng 2 năm kể từ khi JWST bắt đầu đi vào hoạt động.

Sao Mộc.jpg
Bí ẩn "cục nhọt" của sao Mộc sẽ sớm được giải đáp?
Một vài mục tiêu trong chương trình GTO có thể kể đến là Vệt đỏ lớn trên sao Mộc, khí quyển độc đáo của sao Thổ, hiện tượng nghiêng theo mùa kỳ lạ của sao Thiên Vương và vùng lốc xoáy áp suất cao nằm gần cực Nam của sao Hải Vương. Bên cạnh đó, hoạt động địa chất mạnh trên các mặt trăng của sao Thổ như Europa và Enceladus chắc chắn sẽ được nghiên cứu và phác họa chi tiết. Những sao chổi, thiên thạch và những thiên thể nhỏ hơn bắt nguồn từ nhật quyển cũng sẽ được phân tích bằng hệ thống quan sát tối tân trên JWST nhằm mang lại một cái nhìn sâu hơn về chu kỳ hình thành của hệ Mặt Trời đồng thời giúp chúng ta phòng tránh thảm họa va chạm tiềm ẩn giữa các thiên thạch và Trái Đất.


JWST cũng sẽ quan sát các đặc điểm của nhiều ngoại hành tinh ở xa. Những nghiên cứu này sẽ được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm cả hoạt động quan sát các hành tinh khi chúng bay cắt mặt ngôi sao mẹ của chúng (transit method) từ Trái Đất. Phương pháp này sẽ cho phép các trang thiết bị trên JWST xác định liệu chăng một ngoại hành tinh có sở hữu khí quyển hay không và nếu có, các nhà khoa học sẽ có thể tìm hiểu về những thành phần tạo nên khí quyển.

TRAPPIST.jpg
Sự tồn tại và tính chất của khí quyển của một ngoại hành tinh là gợi ý về khả năng có hay không một thế giới ngoài Trái Đất có sự sống tồn tại. Do đó, một trong những mục tiêu được liệt kê nhiều lần trong danh sách GTO của NASA là hệ TRAPPIST-1 - một hệ gồm 7 hành tinh bay quanh một ngôi sao lùn đỏ siêu lạnh nằm cách chúng ta 40 năm ánh sáng. Những hành tinh thuộc hệ này như TRAPPIST-1e, f và g là 3 hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất và chúng có quỹ đạo nằm trong vùng có thể sống được của ngôi sao lùn đỏ. Tất cả các hành tinh này đều đã được lên kế hoạch quan sát và các nhà thiên văn hy vọng rằng JWST sẽ giúp họ lần đầu tiên xác nhận về sự tồn tại và các đặc điểm của bầu khí quyển của chúng.

Protostar.jpg
Những hoạt động quan sát đầu tiên bằng JWST sẽ thăm dò nhiều khía cạnh vật lý và phát triển của các hệ sao. Để đạt được điều này, JWST sẽ quan sát các tiền sao và các đĩa tiền sao trong đó những ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta được hình thành. Hoạt động quan sát cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự hình thành của những ngôi sao khổng lồ trong vũ trụ cũng như sự ra đời của những thiên thể tại những vùng xa xôi trong thiên hà của chúng ta nơi có mật độ khí rất thấp.

Thiên hà Milky Way (trái) và Andromeda được cho là sẽ va chạm vào nhau trong khoảng từ 4 đến 5 tỉ năm nữa.

Ở quy mô lớn hơn, JWST cũng sẽ quan sát nhiều thiên hà lân cận và các cụm thiên hà. Một trong những nghiên cứu như vậy sẽ nhằm tìm hiểu về sự tương tác phức tạp giữa thiên hà Milky Way của chúng ta và thiên hà hàng xóm Andromeda cũng như 4 thiên hà lùn hình cầu kế cận.
Trên đây chỉ là một vài trong số danh sách hơn 2100 mục tiêu cần quan sát theo chương trình GTO. Những mục tiêu đầu tiên này đóng vai trò rất quan trọng nhằm giúp các nhà khoa học thử nghiệm và khai thác năng lực của kính thiên văn vũ trụ James Webb.

Theo: NASA
15 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhớ ngày đó phóng Hubble, phóng xong ko dùng được, phải sửa hết bao chi phí ( ảnh nó mờ ạ). Đó là quỹ đạo thấp, giờ phóng lên điểm L3 thì sửa sao? Chi phí lên L3 kém gì chi phí lên mặt trăng? Chưa kể hiện giờ không có chương trình đưa con ng đi xa nào khả dụng. Hơn nữa, kính này nhận ánh sáng hồng ngoại, là loại kính loài người chưa có nhiều kinh nghiệm. Hayza
nguyentranha
ĐẠI BÀNG
7 năm
@dembuonmuoican 1. Kính Hubble là kính quang học lớn nhất và phức tạp nhất thời bấy giờ được phóng lên, việc không có kinh nghiệm là vấn đề dĩ nhiên.
2. Kính JWST tất nhiên chế tạo sau thì có kinh nghiệm hơn, mình nghĩ ko có chuyện fail được, nhất là ở hệ thống quang học. NASA và các nước tham gia mất tới hơn 10 năm và 8.8 tỉ USD để hoàn thiện kính với những bài test vô cùng phức tạp để hạn chế lỗi ít nhất. Nếu bạn có thời gian thì xem các clip ngắn của JWST Team, có khá nhiều bài test họ mô tả trong đó: https://www.youtube.com/user/NASAWebbTelescope
3. Con người có nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo và phóng những kính thiên văn hồng ngoại, trong đó nổi bật nhất là Spitzer Space Telescope và Herschel Space Telescope. Ngay cả Hubble cũng có thể hoạt động ở dải cận hồng ngoại dù không được sâu. Kể cả có lỗi, mình tin là NASA vẫn có cách sử dụng robot để sửa chữa. Mà chuyện của NASA thì cứ kệ họ làm thôi, ko cần lo hộ họ 😃
cái này chắc ngon hơn kính thiên văn hubble , nhưng hubble đặt nhiều nền móng cho nghiên cứu vũ trụ . em nghĩ vậy. hình như hubble phát hiện ngôi sao xa nhất cách trái đất là 13 tỷ năm.
Bamoo.Tank
ĐẠI BÀNG
7 năm
@anhlanguoibanthan Vì thế mà chúng ta mới có thuyết Big Bang sinh ra từ 13,8 tỷ năm trc, là do giới hạn quan sát của con người, thực thì ko phải Hubble ko thể nhìn xa hơn, mà là chúng ta ko thấy thêm gì nữa khi nhìn xa hơn nữa, ko biết điểm cuối của vụ trụ này sẽ dẫn ra khoảng không gian nào, có tính chất vật lý giống chúng ta ko, tò mò thật nhưng đầu thì ngu mà sống thì lại ngắn 😔((
@Bamoo.Tank theo ý bác thì vũ trụ ra đời cách đây khoảng13,8 tỷ năm . cái này không biết đúng hay sai ta.
Bamoo.Tank
ĐẠI BÀNG
7 năm
@anhlanguoibanthan Cái này có tính tương đối, phụ thuộc vào định nghĩa về vũ trụ, có 2 hướng chính:
1/ Vụ Trụ là khoảng không bao trọn các thứ bên trong được tạo ra sau vụ nổ Big Bang, theo định nghĩa này thì Vụ Trụ là có giới hạn do nó có giãn nở
2/ Vũ Trụ là khoảng không chứa tất cả bên trong, bao gồm cả Big Bang, theo định nghĩa này thì Vũ Trụ là vô hạn
Thực ra tuổi của Vụ Trụ ước chừng 13.8 tỷ năm do con người mới chỉ nhìn xa đc đến thế, nơi xa nhất chúng ta có thể nhìn thấy thì ánh sáng mất 13.8 tỷ năm để đến đây, có thể còn nhiều thứ văng xa hơn nữa mà chúng ta vẫn chưa thấy/biết đc
@Bamoo.Tank Về cái vụ kích thước của vũ trụ dù diễn đạt bằng số, vd tỉ tỉ tỉ tỉ ki lô mét hay nói đại khái là rất rất lớn....thì vẫn thắc mắc là bên ngoài nó là gì? Liệu có nhà KH nào nói về vùng rìa hay bên ngoài vụ trụ ?
Nếu gọi kích thước vũ trụ là X vậy thì miền kích thước X+1 nó là cái môi trường quái gì? Tính chất nó khác gì bên trong X ?
vụ trụ quá nhiều bí ẩn, ngay như hệ mặt trời của chúng ta vẫn còn nhiều bí mật...
liêu trai
ĐẠI BÀNG
7 năm
Con người có cô đơn trong vũ trụ bao la ko vẫn là câu hỏi lớn hy vọng James Webb giải đáp đc và cho mọi người bình thường như mình biết
Cứ phóng thành công đi, làm gì đc hay ho cho con cháu về sau thì làm.
Hubble của năm xưa đag tạo nền tảng cho ae khoa học ngày này.
James chắc sẽ đóng góp hơn thế nữa cho ae ngày mai.
Cứ chém gió tài tình để có ng cung cấp vốn cho khoa học là tuyệt rồi !!!
1 trong những lý do tôi muốn sống thật lâu là để xem tri thức con người đạt đến giới hạn nào, sự hiểu biết của nhân loại sẽ đi theo cấp số nhân, sẽ có vô vàng cái mà con người khám phá được, ( tiếc là mình chẳng đóng góp gì được nhiều)
thôi anh em ở chơi ... còn cả trăm tờ vé chưa bán dc
LMSon
ĐẠI BÀNG
7 năm
Em nôn đến ngày đưọc xem hai thiên hà chạm vào nhau để xem cho đã mắt các bác ạ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019