Những biểu tượng hàng không

Nam Regal
7/7/2017 2:56Phản hồi: 0
Những biểu tượng hàng không
Kiến trúc gần như vô hình khi chúng ta mải miết và gấp gáp với các hành trình dày đặc của các chuyến bay tới những vùng miền khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, nếu chúng ta dành đủ thời gian để chiêm ngưỡng, chúng ta sẽ thấy đằng sau những không gian khô khốc và lạnh lẽo kia là những tham vọng tạo ra những không gian vui vẻ vui vẻ và nhiệm màu. Chỉ lúc này bạn mới có thể thấy các sân bay không chỉ là một hệ thống của những cỗ máy được vận hành với mục đích duy nhất là chăm sóc và giúp những chuyến bay của chúng ta được an toàn mà còn là những biểu tượng của kiến trúc và sáng tạo của nhân loại. Chỉ khi bạn hiểu được và tiếp cận các sân bay theo cách này, bạn mới có thể "tô màu" cho những hành trình dài hàng chục ngàn cây số của mình.

Sân bay Abu Dhabi

Abu-Dhabi.jpg

Shenzhen Airport, Trung Quốc


KTS: Studio Fuksas (2013)


Công trình có hình dạng chiếc máy bay này đang là tâm điểm của thế giới kiến trúc. Cũng như nhiều thiết kế của Studio Fuksas khác (như Zenith Music Hall ở Strasbourg hay khu phức hợp Fiera Milano ở Milan), công trình mang một màu trắng mát mắt. ‘Lớp vỏ’ màu trắng này của sân bay là thành quả của những nghiên cứu công nghệ cao từ công ty kỹ thuật của Đức: Knippers Helbig. Bề mặt này hoạt động bao phủ toàn bộ không gian và mang tới một trải nghiệm thú vị cho các hoạt động bên dưới. Tin rằng với thiết kế ấn tượng này, công trình sẽ góp phần đưa Thẩm Quyến - thành phố luôn núp dưới cái bóng của những ‘gã hàng xóm ồn ào’ Hong Kong và Quảng Châu - lên bản đồ kiến trúc của thế giới. Và cũng giống như công trình đầy tham vọng trước đó của Thâm Quyến: Nhà hát Harbin Opera House, sân bay với thiết kế độc đáo này đang cho thấy người Trung Quốc rất nghiêm túc đối với kiến trúc.

e33f454a3570d907acd362c5795ef45f.jpg
Studio-Fuksas_Shenzhen-Terminal-3_©Studio-Fuksas.03.jpg


Queen Tamar Airport, Mestia, Georgia


KTS: J Mayer H (2010)


Người Hy Lạp và người La Mã từng cố gắng gửi tới thế giới những thông điệp thông qua các công trình kiến trúc của họ. Tương tự, ông Donald Trump - tỷ phú bất động sản - cũng đã có những cuộc phiêu lưu với kiến trúc qua các dự án bất động sản trong những năm 1980. Người được chọn để thực hiện việc này là KTS Jürgen Mayer, một kiến trúc sư sinh ra ở Stuttgart với những ý tưởng và khả năng tưởng tượng phi thường (hãy chiêm ngưỡng công trình bằng gỗ Plaza de la Encarnacíon ở Seville, Tây Ban Nha của ông). Tuy nhiên, công trình ấn tượng nhất của kiến trúc sư Jürgen Mayer không liên quan gì tới vị tổng thống đương nhiệm của Mỹ. Đó là một sân bay nhỏ bé phục vụ thị trấn Mestia, nơi có các di sản thế giới. Công trình của ông có thiết kế trông giống như chữ J được cách điệu. Bên trong, không gian được trang trí tối giản với màu trắng đơn giản và hợp lý. Ở phía trên đỉnh của công trình là một tháp điều khiển. Hiện nay chưa có quá nhiều người đến đây nên không nhiều người biết về sân bay này. Nhưng có lẽ khi ngành công nghiệp du lịch còn trong phôi thai của Georgia được phát triển, sân bay sẽ trở thành một biểu tượng quan trọng của thế giới kiến trúc hiện đại ...

6132e351c267c3bf8c697903a4cfe35e.jpg

Quảng cáo


29758095351_0ccaac6a3f_k.jpg


Trang số 04


Beijing Capital Airport Terminal 3, Trung Quốc


KTS: Foster + Partners (2008)


Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của châu Á, nơi những sân bay khổng lồ được xây dựng trên khắp lục địa, gồm: sân bay Changi Singapore, sân bay Kuala Lumpur International, sân bay Chek Lap Kok của Hong Kong và sân bay Kansai Airport, được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo ngoài khơi Osaka. Nếu xét về diện tích tối đa và sự hào nhoáng, Terminal 3 ở Beijing Capital không có đối thủ. Với diện tích sàn gần 1.000.000 m2, đây là một trong những công trình lớn nhất thế giới và là sân bay lớn thứ 02 của thế giới, sau Dubai. Trần nhà được thiết kế theo kiểu vảy rồng hấp dẫn, những đường cong uốn khúc và màu ruby mang đến cho sân bay một ấn tượng về Trung Quốc Đại Lục. Không có gì ngạc nhiên khi đây là một trong những công trình then chốt cho Thế vận hội Bắc Kinh 2008 với mục đích thể hiện tốt nhất những gì là đặc trưng về nghệ thuật của người Trung Quốc. Quy mô vượt trội nhưng cũng thể hiện rất tốt chủ nghĩa tối giản của nó đúng như những gì bạn mong đợi từ Lord Norman Foster cùng đội ngũ thiết kế của ông, những người đã chịu trách nhiệm thiết kế mặt bằng của sân bay Stansted Airport trong những năm 1980.

airport-pictures-3.jpg

Quảng cáo



Beijing_Capital_Airport,_Terminal_3_(3613245249).jpg

Beijing_Capital_International_Airport_Terminal_3_Security-check_passage_20090818.jpg


Berlin Tegel, Đức


KTS: Messurs Meinhard von Gerkan and Volkwin Marg (1974)


Theo văn hóa của phương Tây, số 06 lại là tượng trưng cho sự gian tà, hiểm độc và ác quỷ. Thế nhưng điều thú vị là tất cả mọi thứ ở sân bay Berlin Tegel đều được thiết kế với hình lục giác. Công trình được xây dựng trong những năm Berlin bị bao quanh bởi những bức tường Xô viết. Đây là sân bay duy nhất trên thế giới được thiết kế với tất cả mọi thứ đều có 06 mặt, từ nhà ga cuối cùng đến đường phố, sàn nhà lát gạch và thậm chí những chiếc ghế ngồi đầu tiên. Thật vậy, Messing Meinhard von Gerkan và Volkwin Marg đã bị ám ảnh bởi điều đó. Những khối bê tông thô của họ đã tạo nên một không gian tưởng chừng rất xấu xí nhưng vẫn mát mẻ và hiệu suất cao. Khoảng cách từ xe ô tô đến cửa rất ngắn – chỉ vài bước chân. Bên trong sân bay, bạn cảm thấy bị cô lập - hoàn toàn khác với những điều các trung tâm mua sắm mà các sân bay khác thường làm. Hầu như không có bất cứ điều gì đáng để nói, ngoại trừ các bàn check-in. Tuy nhiên, điều đáng nói là sân bay với chủ nghĩa kiến trúc hiện đại này lại có một số lượng fan rất lớn và yêu thích. Khi chính quyền có ý định đóng cửa sân bay, một cuộc trưng cầu dân ý đã mở ra, và hàng ngàn người dân đang sống ở Berlin đã ký vào bản yêu cầu giữ lại sân bay.

Flughafen_Tegel_Tower_und_Hauptgebäude.jpg

maxresdefault.jpg


Bilbao Airport, Tây Ban Nha


KTS: Mr. Santiago Calatrava (2000)


Triết gia Johann Wolfgang von Goethe từng viết: “Kiến trúc là kết tinh của âm ”nhạc nhưng công trình kiến trúc của Santiago Calatrava lại căn bản hơn. Các công trình kiến trúc của ông khơi gợi các tiêu bản hóa thạch, các bộ xương thời tiền sử. Ý niệm cơ bản về sân bay là sự dịch chuyển. Sân bay tại Bilbao là một địa điểm đối lập hấp dẫn với dòng chảy của con người, các hàng chờ của máy bay Iberia, các băng chuyền nhận hành lý ký gửi, những chiếc xe kéo và những chú chim bay từ vịnh Biscay. Sân bay được xây dựng từ năm 2000 khi thành phố miền Bắc Tây Ban Nha này dốc sức tìm cách tái hội nhập với thế giới. Giống như tất cả những công trình của Calatrava, sự choáng ngợp và tính thực tiễn không phải là mục đích chính. Nhưng bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị trong vòng 01 giờ ngồi đợi trước khi chuyến bay cất cánh, xoa những ngón tay của bạn trên những khối bê tông nhẵn mịn và lặng ngắm những góc tinh xảo của các bức tường.

Bilbao_Airport,_July_2010_(03).JPG

dsc_9855.jpg


Madrid Barajas Terminal 4, Tây Ban Nha


KTS: Lord Richard Rogers, Mr. Luis Vidal and Mr. Antonio Lamela (2006)


Điểm nổi bật nhất của sân bay Madrid Barajas là các ống dẫn khí. Không ai làm các ống dẫn khí giống như Lord Richard Rogers - chỉ cần nhìn vào thiết kế chức năng của ông cho Trung tâm Pompidou ở Paris và ga tàu Westminster Underground là có thể đoán biết được sự đặc biệt từ các thiết kế đó. Những chiếc ống này trông giống những máy sấy tóc khổng lồ từ tiệm cắt tóc lớn những năm 1970. Lord Rogers cũng triển khai màu sắc ở đây một cách chuyên nghiệp, một nghệ thuật pop-art bắt đầu khi ông thực hiện cho công trình Pompidou. Màu sắc bay dập dờn giống như quang phổ, chỉ dẫn bạn đến phần bên phải của 02 nhà ga rất dài và tách biệt nhưng được kết nối bằng một đường ray dưới lòng đất. Dòng chảy từ màu xanh sang màu xanh lá cây sang màu vàng đang tạo nên sự dễ chịu cho mắt khi nhìn từ phía xa, và khi đến gần, các biến thể màu sắc óng ánh và tinh tế. Việc sử dụng gỗ uốn cong làm cho tòa nhà siêu hiện đại này trở nên thân thiện hơn. Các nhà ga được kéo dài như 02 chiếc xúc xích chorizo đặt cạnh nhau, và được ngăn cách bằng đường taxi. Không có không gian bên ngoài như những sân nhỏ của Barcelona, nhưng những phòng chờ lounge business-class của Iberia treo ngang trên một tầng lửng và có nhiều cây cối, cho cảm giác đang ở trên ban công nhìn ra khung cảnh náo nhiệt bên dưới.

virginia-duran-blog-richard-rogers-estudio-lamela-madrid-airport-interior-detail.jpg

ad_209222950-e1465571043917.jpg

Barajas_Airport_(Madrid)_(4684560779).jpg

Terminal_4_del_aeropuerto_de_Madrid-Barajas,_España,_2013-01-09,_DD_11.jpg

Nam Lê - Regal
Nguồn hình ảnh: Internet
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019