Đánh giá Ryzen 5 1600X vs Core i5 7600K: Ryzen chiến thắng cho CPU tầm trung

hoaipn
20/7/2017 17:33Phản hồi: 1
Đánh giá Ryzen 5 1600X vs Core i5 7600K: Ryzen chiến thắng cho CPU tầm trung
(Bài lược dịch từ PCWorld - http://www.pcworld.com/article/3186811/computers/ryzen-5-review-vs-core-i5-ryzen-5-1600x-wins-for-best-mainstream-power-cpu.html)

Đây là một cuộc so tài giữa AMD Ryzen 5 1600x - 6 core và Intel Core i5 7600K 4 core 250$ xem ai chiến thắng cuộc thi “CPU của mọi nhà”. Ai cũng thích đọc về các CPU giá 1000$, nhưng thực tế phần lớn mọi người không thể hoặc không muốn chi quá nhiều trong khi vượt quá nhu cầu của họ.

Mặc dù, Ryzen 5 1600X có tốc độ thấp hơn i5-7600K nhưng bù lại có thêm 2 core. Chúng tôi chạy một loạt các bài kiểm tra hiệu năng tính điểm (benchmark) sẽ thấy rằng số core này làm nên sự khác biệt.

Chúng tôi test như thế nào?


Đối với Core i5-7600K, dùng main Asus ROG Maximus IV Code cập nhật BIOS mới nhất cơ bản để có hỗ trợ tính năng Optane. RAM DDR4 16G tốc độ của cặp Corsair là 2933.


Với Ryzen 5 1600X, dùng main MSI B350 Tomahawk. AMD cung cấp mainboard này và nói rằng nó được cập nhật BIOS mới nhất tối ưu hiệu năng. Win cài mới Windows 10 trên ổ Kingston 256GB HyperX SSD. RAM dùng cặp Geil EVO 8G.



Cả 2 trang bị card màn hình Founders Edition GeForce GTX 1080. Tôi đã kiểm tra lại chỉ số clock và RAM cho mỗi card trước khi bắt đầu test.

Bài đầu tiên: Kiểm tra hiệu suất làm việc
Đầu tiên bắt đầu bằng một loạt bài test hiệu suất: trước tiên Cinebench kiêm tra hiệu năng đa luồng, sau đó Blender và POV-Ray cho việc render ảnh. Chúng tôi thêm bài test Handbrake và Adobe Premiere CC 2017 kiểm tra hiệu suất encode video.

Cinebench Performance
Kết quả đầu tiên khi chạy Cinebench R15 trên đơn luồng (single thread). Core i5-7600K luôn đứng đầu, do có tốc độ cao hơn. Trong suốt bài test, Core i5 giữ tốc độ 4.2GHz liên tục, trong khi Ryzen 5 chỉ thi thoảng chạm vào mốc 4.1GHz. Bạn có thể nhìn thấy là chênh lệch 12% trong bài test này.


Chúng tôi lại test tiếp bài test nhưng ở chế độ đa luồng (multi-thread). Bạn sẽ nhìn thấy khoảng cách chênh lệch gần 80% khi tất cả core đều chạy trên Ryzen 5 và Core i5. Phải nói lại là: 80% chênh lệch. Như vậy có thể thấy i5 nhanh hơn chút đỉnh khi chạy đơn luồng, nhưng đa luồng thì một trời một vực.

Quảng cáo



Blender Performance
Bender là một chương trình render 3D open-source rất phổ biến được dùng rất nhiều trong việc sản xuất phim. Giống như các App render 3D khác, càng nhiều core càng tốt. Và vẫn thế, Ryzen 5 rõ ràng cách biệt và chiến thắng 50% nhanh hơn Core i5



POV Ray performance
Bài test cuối cùng về render sử dụng chương trình chuyên nghiệp Persistence của Vision Raytracer, or POV Ray. Ứng dụng có bài test có sẵn để đo xem bao nhiêu pixels / giây được render.

Đầu tiên test đơn luồng, giống hệt bài test đầu tiên Cinebench.

Nhưng với bài test đa luồng nói lên tất cả: Ryzen 5 lại thắng với 50% số số pixels render trong suốt bài test render. Rõ ràng chỉ ra yếu thế chỉ có 4 core và không đo siêu phân luồng (Hyper-Threading).

Quảng cáo




7-Zip Performance
Nếu bạn cài chương trình zip nào khác 7-zip thì nên gỡ ngay đi và dùng trình duyệt download 1 bản 7-zip vừa miễn phí lại còn nhanh. App này có sẵn tính năng benchmark để đo tốc độ của máy nén và giải nén các tệp tin. Core i5 lại tiếp tục thua SML vì bài test này vì chỉ có 4 core.


Geekbench 4.1
Tôi không thường sử dụng Geekbench để review CPU vì các bài test trước đây thường gây tranh cãi. Phiên bản mới nhất vẫn còn có các thuật toán mà người tạo ra nó (Primate Labs) nghĩ rằng có liên quan đến chỉnh sửa ảnh, mã hóa và đo xem CPU chạy trên chúng thế nào. Primate Labs đã thay đổi cách test hiệu năng CPU, tuy nhiên phần lớn vẫn coi rằng nó chỉ là một sự cải tiến.

Kết quả cho thấy Ryzen 5 cao hơn khoảng 20% so với i5 không như kì vọng mặc dù chạy đa luồng.


PCMark 8 Performance
PCMark 8 cố gắng giả lập môi trường thực tế không chỉ sử dụng thuật toán nhỏ nào đó mà còn tạo ra ứng dụng giả lập để đo hiệu năng.

Đầu tiên PCMark 8 kiểm tra bài kiểm tra Creative Conventional, nó chạy nhiều loại tải của hệ thống, bao gồm encoding video, video conference, chỉnh sửa ảnh. Kết quả là Ryzen 5 chiếm ưu thế một chút. Mặc dù có phần encoding, nhưng khá nhẹ không dùng nhiều đa luồng.

Tiếp đến là PCMark 8 Work tập chung vào giả lập các việc duyệt web, xem video, word, excel. Bạn có thể thấy các việc này chạy mượt ở bất kì CPU nào. Nói chung không có khác biệt nhiều ở trên cả 2 CPU.


Handbrake Performance
Để đo hiệu năng encoding, chúng tôi sử dụng phần mềm Handbrake miễn phí và thông dụng để convert file MKV 1080p 30GB sử dụng Android Tablet preset. Handbrake rất yêu CPU đa luồng, và đúng như vậy, Ryzen 5 cho Core i5 ngửi khói với khoảng 70% thời gian encoding.


Adobe Premiere Pro Creative Cloud 2017
Đối với video test, chúng tôi lấy nguyên một dự án video từ người bạn ở IDG.tv được quay 4K Sony Camera, và encode nó dùng Bluray preset trong Premiere Pro CC 2017. Premiere Pro cho phép bạn encode video sử dụng GPU cho phép giảm thời gian render, và CPU, trong khi vẫn cho chất lượng hình ảnh tốt nhất. Biểu đồ đầu tiên là chỉ dùng CPU, bạn có thể nhìn thấy Ryzen 5 điểm cao hơn rất nhiều so với Core i5.


Bài tiếp theo dùng GPU, mặc dù CPU ít ảnh hưởng nhưng vẫn thấy khoảng 40% tốc độ cao hơn dùng Ryzen 5 so với Core i5.


Gaming Performance: Câu hỏi lớn
Đối với các ứng dụng, Ryzen 5 thắng tuyệt đối, nhưng với game thì sao? Gót chân Achile của Ryzen bắt đầu lộ ra.

3Dmark Performance
Đầu tiên là bài kiểm tra 3Dmark phổ biến của Futuremark. Thử nghiệm này được thiết kế đầu tiên và trước hết là GPU và kiểm tra tải đồ hoạ. Tất cả mọi thứ hoạt động như nó cần: Ryzen 5 có một lợi thế nhỏ nhờ các lõi bổ sung, nhưng phần lớn bài test tiếp không ăn thua giữa hai card GeForce GTX 1080 chúng tôi sử dụng để thử nghiệm.


3DMark cũng bao gồm một bài kiểm tra physics test (dùng CPU chủ yếu để xem có bị bottle-neck ở CPU không) bằng cách sử dụng một physics engine trò chơi thế giới thực. Bạn càng có nhiều lõi, hiệu năng lý thuyết càng cao, vì vậy hãy đoán xem: Ryzen và 12 luồng tất nhiên sẽ thằng Core i5 4 luồng


Trong thế giới thực, các nhà phát triển game không sử dụng tất cả các lõi trong CPU. Kết quả này, mặc dù nó làm nổi bật mã lực của Ryzen 5, sẽ không phù hợp với thực tế trong 99,9% các trò chơi ngày nay.
Thế giới chơi game được cho là có thay đổi với DirectX 12, nơi mà số core là thiết yếu. Nếu chúng ta tin vào thử nghiệm DX12 của 3DMark, mọi thứ không có vẻ gì là chiến thắng quyết định cho Ryzen. AMD nói rằng thử nghiệm API không thực sự vượt quá sáu lõi (đúng), và nó cũng có xu hướng thích dùng băng thông bộ nhớ cache.


Ashes of the Singularity: Escalation Performance
Chuyển sang một trò chơi thực sự, chúng tôi đã sử dụng Ashes of the Singularity: Escalation. Oxide, nhà phát triển của Ashes, đã nói rằng phần lớn những tranh cãi về hiệu suất chơi game của Ryzen 7 xuất phát từ kiến trúc vi xử lý mới. Trong khi các sản phẩm của AMD đã được lắp ráp, thế giới game được tối ưu hóa cho Intel - và nó đã cho thấy trong các thử nghiệm đầu tiên với Ryzen 7. Kết quả bạn thấy ở đây là theo một vài tuần tinh chỉnh mã cho Ryzen.

Ryzen 5, phần lớn, nhanh hơn một chút so với Core i5. Khi bạn xem xét tốc độ vi xử lý cao hơn và cải thiện IPC của Core i5, đó thực sự là một chiến thắng khá đáng kể trong chế độ thử nghiệm GPU trung tâm. Các kết quả, Oxide cho biết, chỉ được mong đợi để có được tốt hơn.


Ashes cũng có một chế độ chỉnh lấy CPU làm trung tâm (CPU-centric) được thiết kế để đặt thêm các thứ trên màn hình. Nó nên ưu tiên nhiều core (mặc dù nó dùng không nhiều core như chúng tôi hy vọng), và Ryzen 5 đi ra với một chiến thắng đáng kể ở đây. CPU hoàn toàn không chạy chậm, nhưng thực tế là hiệu suất của Ryzen 5 có thể được thực hiện nhanh hơn với một vài tinh chỉnh là rất đáng khích lệ.


Tom Clancy’s Ghost Recon: Wildlands
Ghost Recon: Wildlands được coi là trò chơi ngốn tài nguyên hệ thống khủng khiếp với hiệu ứng tán lá đáng kinh ngạc của nó, và nó đã sống được với danh tiếng của nó. Chúng tôi chạy nó ở độ phân giải 1080p chỉ ở chế độ High, và chúng tôi hầu như không giữ được vị trí cao hơn mốc 100 fps. Core i5 kết thúc tốc độ nhanh hơn 7%, nhưng tôi cho rằng đó là một kết quả hòa, hoặc tốt nhất là một sự thua trong thế thắng cho Ryzen, khi mà không công bằng khi Ryzen cứ mang tiếng xấu là không ngon khi chơi game. Không phải thế.


Deus Ex: Mankind Divided
Deus Ex: Mankind Divided trong chế độ DX12, Ryzen chậm hơn một chút so với Core i5-7600K. Thật thú vị, nhiều bài đánh giá đã cho thấy Ryzen bằng hoặc thậm chí hơn Kaby Lake. Lợi thế của Core i5 là từ các tốc độ xử lý cao cấp và IPC cao hơn, nhưng đó lại là một thua trong thế ngẩng cao đầu cho Ryzen 5.


F1 2016 Performance
Trong các game ủng hộ Ryzen là Codemaster’s F1 2016. Mặc dù AMD test Ryzen 5 tốt hơn Core i5, nhưng bài test của tôi là thấy rằng Ryzen 5 kém hơn Core i5 một chút. Lưu ý là trong bài test của AMD họ cấu hình Core i5 với RAM là DDR4/2400, trong khi bài test của tôi để DDR4/2933 cho cả hai.

Sleeping Dogs Performance
Cho đến giờ thì Ryzen 5 vẫn thể hiện vấn đề hiệu năng bó tay trong lĩnh vực game. Bạn có thể thấy với Sleeping Dogs, đặt độ phân giải 1080p, Medium Settting, Ryzen cho thấy khoảng 20-30% hiệu năng chậm hơn.


Sự khác biệt hiệu năng mà bạn thấy là khi chuyển xử lý GPU sang CPU. Nếu đặt chất lượng hình ảnh lên Extreme, thì tải sẽ lại dùng GPU, và sự khác biệt hầu hết biến mất.


Rise of the Tomb Raider Performance
Các trò chơi khác thậm chí còn tồi tệ hơn. Rise of the Tomb Raider của Crystal Balls ở Medium setting và 1080p cho thấy sự khác biệt rõ rệt.


Ngay cả khi Rise of the Tomb Raider setting Very High, Ryzen cũng không thể theo kịp Core i5.


Đừng lo lắng hãy đọc tiếp.

Tại sao không phải lo lắng
Nếu bốn biểu đồ cuối cùng đủ để làm bạn thất vọng, đừng. Chúng tôi biết nhiều hơn về Ryzen 5 sau khi chúng tôi đã làm với Ryzen 7 khi nó ra mắt, và sự thiếu câu trả lời dường như xoay quanh hàng tuần liền.

Mặc dù vẫn còn một số khúc mắc, rõ ràng với tôi không có lỗi nào của Ryzen mà làm cho nó chậm (mà tất cả mọi người sợ). Kết luận logic nhất là đổ lỗi cho chính các trò chơi.

Tôi nói điều này bởi vì nếu các nhà phát triển Ashes of the Singularity có thể tăng hiệu năng của 20% hoặc hơn sau khi cân nhắc một vài tuần tinh chỉnh (Bài test game đầu tiên sau bài test card màn hình), và trên thực tế nó không công bằng thậm chí so sánh Intel với AMD với mã trước đây, nó là lý do các trò chơi khác có thể làm như vậy. Tối ưu hóa có thể không xóa hoàn toàn sự khác biệt, nhưng nó sẽ làm cho bất kỳ sự khác biệt còn lại không đáng kể.

Ryzen vẫn có thể gặp vấn đề với các trò chơi cũ hơn chỉ là bởi vì các nhà phát triển trò chơi không cập nhật mã cho các trò từ 2014. Tuy nhiên, tôi muốn đặt cược rất ít bạn đang gặp vấn đề chạy một trò chơi ba năm với giàn của bạn ngày hôm nay. Một GPU hiện đại và CPU hiện đại có thể chạy bất kỳ tiêu đề cũ hơn mà không có vấn đề. Câu hỏi quan trọng hơn là liệu các nhà phát triển có hỗ trợ Ryzen ........ phía trước cho các trò chơi xuất hiện vào năm 2020 chứ không phải năm 2014.

Kết luận
Sau khi thử nghiệm Ryzen 5, và đặc biệt là sau khi xem hiệu suất của nó đã thay đổi như thế nào với những trò chơi được tối ưu hóa, hiệu năng của Ryzen rõ ràng không phải là vấn đề lớn như ta tưởng khi Ryzen 7 vừa ra mắt. Kết luận cuối cùng - CPU nào tốt nhất giá trong khoảng 250$ - câu trả lời phức tạp là: Phù hợp bài kiểm tra ở trên với những gì bạn làm và lựa chọn dựa trên nhu cầu của bạn chứ không phải những gì ai đó nói với bạn là đúng.

Vấn đề là, mọi người không muốn câu trả lời phức tạp. Họ muốn câu trả lời đơn giản và họ muốn bạn chọn cho họ. Trong trường hợp đó, Ryzen 5 chính là câu trả lời. Nó hạ đo ván Core i5 trong các ứng dụng đa luồng và không thua kém quá nhiều trong tác vụ đơn luồng.

Về câu hỏi chơi game gai góc, Core i5 vẫn có một lợi thế cho đến bây giờ. Chúng tôi hy vọng các trò chơi mới sẽ hỗ trợ Ryzen, làm cho hiệu suất cách biệt sẽ giảm dần theo thời gian.

Thật khó để bỏ qua hiệu suất đáng kinh ngạc Ryzen 5 1600X cung cấp, đặc biệt là khi chúng ta đang dần chuyển sang một thế giới mà càng nhiều lõi càng tốt. Đối với thế giới mới đó, Ryzen 5 1600X có thể dễ dàng giành chiến thắng.
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019