Tiền mặt sẽ hết thời ở Việt Nam ?

nhatanh04
2/8/2017 7:3Phản hồi: 0
Có 3 yếu tố quyết định đến sự phát triển của thanh toán điện tử là công nghệ, hạ tầng kỹ thuật và thái độ của người dân. Việt Nam đã đáp ứng khá tốt 2 yếu tố đầu tiên. Tuy nhiên, bài toán thói quen tiêu dùng vẫn là nút thắt khó gỡ trong vấn đề này.


Được phát minh vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX, thẻ quẹt (POS) ra đời với sứ mệnh mang lại sự tiện lợi trong thanh toán của người dân. Từ đó, các hình thức thanh toán trực tuyến khác lần lượt xuất hiện, bao gồm cổng thanh toán và ví điện tử. Ở Việt Nam có thể kể đến ví điện tử VTC pay, Momo, Zalo pay, Zing pay,… Sau này, người ta phát triển thêm các hình thức thanh toán mới trên nền tảng web như Paymentwal, Alipay, Braintree,…

Không cần tiền mặt, bạn có thể thanh toán bằng dấu vân tay


Cho dù xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng phải đến những năm 2008-2010, thì thanh toán trực tuyến mới thực sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Công nghệ đã xóa nhòa đi ranh giới giữa thực và ảo. Bên cạnh các hình thức thanh toán bằng thẻ phổ biến như Visa, Mastercard, Paypal, người ta ứng dụng thêm các công nghệ như QR Code, NFC và mPOS

Công nghệ không bao giờ dừng lại, khi những xu thế mới phải kể đến thanh toán bằng thiết bị đeo tay như đồng hồ, nhẫn, vòng cổ,… hay dấu vân tay ra đời.



Việt Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển này, và “tiền mặt” sẽ trở nên thừa thãi trong giao dịch.

Tại Việt Nam, người dùng Smartphone đã lên đến 15 triệu người (năm 2015), chiếm 15% dân số. Theo Khảo sát Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), cho thấy, 40% người dùng smartphone sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm. Điều này minh chứng cho thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt đang dần thay đổi.



Cơn sốt thương mại di động đang lên nhanh chóng và tạo ra bước nhảy dài trong sự phát triển các hình thức thanh toán online. Rất nhiều các giải pháp thanh toán trên Smartphone ra đời, cập nhập và đổi mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người.


Tiền mặt vẫn chiếm ưu thế, tại sao?

Tiền mặt chiếm tỷ lệ cao trong giao dịch với 70% tổng phương thức thanh toán (2015). Các hình thức khác như quẹt thẻ, tài khoản ngân hàng… vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.

Quảng cáo



Mặc dù có tỷ lệ sử dụng Smartphone rất lớn nhưng người Việt Nam vẫn khá khó tính khi chấp nhận hình thức thanh toán mới này.


Theo khảo sát được thực hiện trên 2.000 chủ shop (2016), chỉ có 20% website kinh doanh online thường xuyên sử dụng thanh toán qua thẻ trực tuyến, ví điện tử chỉ 10%.

Việc thay đổi thói quen người dùng từ thanh toán tiền mặt sang trực tuyến đã trở thành bài toán khó giải trong nhiều năm.

Một nguyên nhân khác là các giải pháp kỹ thuật và nền tảng thanh toán phức tạp là rào cản lớn khi thực hiện phổ biến thanh toán di động ở Việt Nam.


Theo đó, để bước đầu hình thành thói quen cho người tiêu dùng, các đơn vị - doanh nghiệp nên đưa ra các hình thức thanh toán mới, tiêu biểu như QR Code. Hình thức này đơn giản, không tốn kém chi phí hạ tầng và linh động về cách thức thanh toán như tại quầy, trên website, COD… Ngoài ra, thanh toán di động rất an toàn và bảo mật với các giao dịch cá nhân.

Quảng cáo



Các phương thức thanh toán di động đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp có bước đột phá khi thay đổi phương thức thanh toán người dùng.

Có thể nói, các giải pháp thanh toán di động đã mở đường cho các doanh nghiệp có một bước chuyển mình lớn trong việc thay đổi phương thức thanh toán của người tiêu dùng. "Cùng với sự phát triển không ngừng, thương mại di động sẽ trở thành xu hướng phát triển tất yếu tại Việt Nam.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019