Nhật thực vĩ đại của nước Mỹ 2017 từ căn bản đến nâng cao, ở Việt Nam có cách nào theo dõi?

ND Minh Đức
18/8/2017 9:4Phản hồi: 47
Nhật thực vĩ đại của nước Mỹ 2017 từ căn bản đến nâng cao, ở Việt Nam có cách nào theo dõi?
Vào ngày 21/8 sắp tới, anh em Mỹ sẽ được quan sát hiện tượng Nhật Thực lớn nhất trong vòng 100 năm qua, kéo dài từ cả bờ Đông sang bờ Tây. Đây là hiện tượng được người dân Mỹ hết sức mong đợi, báo chí nước ngoài cũng đăng tin từ hơn 1 tháng qua và thậm chí, họ còn gọi đây là “Nhật Thực vĩ đại của nước Mỹ". Mặc dù anh em Việt Nam chúng ta không thể quan sát trực tiếp được Nhật thực lần này (do chủ yếu diễn ra vào ban đêm theo giờ Việt Nam) nhưng đây vẫn là một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm nay, nên cũng xin tổng hợp lại những thông tin có liên quan cho anh em biết qua.


Nhật Thực là cái gì? Có phải có con chó nuốt Mặt Trời?


nhat_thuc_2017_Tinhte_7.jpg
Nhật Thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, tạo thành một đường thẳng. Cứ 18 tháng hoặc hơn sẽ có một lần Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Do quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng 5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo) nên hiện tượng Nhật Thực (và cả Nguyệt thực) là tương đối hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi cả bộ 3 này cùng nằm đúng chỗ, Mặt Trăng sẽ che khuất đĩa Mặt Trời và những người nằm trên vùng bóng tối của Mặt Trăng quét dưới Trái Đất (dải toàn phần) sẽ thấy dường như Mặt Trăng đã che phủ Mặt Trời. Đồng thời, những người nằm trên vùng nửa bóng tối sẽ được quan sát Nhật thực một phần.

nhat_thuc_2017_Tinhte_6.jpg
Chắc hẳn có bạn sẽ hỏi rằng Mặt Trăng nhỏ hơn nhiều so với Trái Đất, vậy làm sao nó che khuất Mặt Trời được? Thật sự, Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng khoảng 400 lần và thú vị hơn, Mặt Trăng lại gần Trái Đất hơn 400 lần. Bởi thế, Mặt Trăng và Mặt Trời trông như có kích thước bằng nhau trên bầu trời. Và một khi vị trí của chúng nằm đúng vị trí, Mặt Trăng có thể che khuất đĩa Mặt Trời một cách hoàn hảo thì Nhật Thực sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, Nhật Thực cũng có nhiều dạng và không phải lúc nào Mặt Trăng cũng hoàn toàn che khuất Mặt Trời. Cụ thể, khi Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời, người ta gọi là Nhật thực toàn phần. Khi Mặt Trăng chỉ che một phần Mặt Trời thì gọi là Nhật thuật một phần. Ngoài ra còn có trường hợp Mặt Trăng cũng che Mặt Trời, nhưng nó trông như nhỏ hơn Mặt Trời khi nhìn từ dưới lên trời (do khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất xa ra so với khi nhật thực toàn phần), và khi đó, xung quanh Mặt Trăng sẽ có một vầng sáng, gọi là nhật thực hình khuyên. Bên cạnh đó còn có tình huống nhật thực lai, nghĩa là nhật thực chuyển từ hình khuyên sang toàn phần hoặc ngược lại. Nhật thực tháng này xem tại Mỹ là Nhật thực toàn phần, Mặt Trời sẽ bị che khuất hoàn toàn.

Nếu Nhật thực 18 tháng có một lần thì sao lần này lại được nhiều người hóng đến vậy?

nhat_thuc_2017_Tinhte_2.jpg
Nguyên nhân đơn giản là lần này Nhật thực có thể được quan sát trên khắp nước Mỹ, từ bờ đông sang bờ tây. Đây là lần đầu tiên mà Nhật thực kéo dài như thế trong suốt 99 năm qua. Như hình bên dưới là đường quét của bóng tối Nhật thực (diện tích chiều ngang khoảng 110 km). NASA lưu ý là bóng của Mặt trăng không hề tròn xoe, lý do là chính bản thân Mặt Trăng không phải là một quả cầu hoàn hảo. Quan trọng hơn, anh em nào đang ở Mỹ và muốn xem vị trí của mình đang ở thì xem được nhật thực thế nào, hãy vào link sau đây, gõ mã vùng vào để check.

Trong lúc xảy ra nhật thực có gì vui xảy ra?

Một cách ngắn gọn: một cục tròn tròn, đen thui trên bầu trời sẽ dần dần đi qua và che khuất Mặt Trời. Dài dòng hơn thì sẽ có nhiều hiện tượng xảy ra trong quá trình này. Xin nói những điều thấy được khi quan sát nhật thực toàn phần từ mặt đất. Đầu tiên, Mặt Trăng sẽ dần dần di chuyển qua và che Mặt Trời. Lúc này Mặt Trời chỉ còn có thể tỏa sát ở xung quanh rìa Mặt Trăng, tạo nên cái hiệu ứng gọi là “nhẫn kim cương”. Nguyên nhân là hình ảnh đó giống như những viên kim cương đính trên một vòng nhẫn “ánh sáng” vốn tạo thành do khí quyển của Mặt Trời phát sáng quanh Mặt Trăng.

nhat_thuc_2017_Tinhte_3.jpg
Lại nói về bề mặt Mặt Trăng vốn không hề trơn nhẵn mà rất sần sùi, lồi lõm nên người ta còn có thể quan sát được hiệu ứng gọi là Vòng hạt Baily. Lúc này, ánh sáng Mặt Trời chiếu qua những hẻm núi trên bề Mặt Mặt Trăng, phản xạ và tạo nên những hạt ánh sáng lấp lánh quanh phần rìa của nó.

Và rồi thời khắc nhật thực toàn phần đạt đỉnh điểm cũng tới và người ta có thể thấy được khí quyển Mặt Trời, chính xác hơn là vành nhật hoa (corona). Nó trông như một vòng chuỗi ánh sáng bao quanh đĩa Mặt Trời. Đối với NASA và các nhà thiên văn học, đây chính là thời điểm hoàn hảo để nghiên cứu vành nhật hoa, các flare Mặt Trời và những dòng hạt mang điện trên Mặt Trời. Còn dưới mặt đất cũng sẽ có nhiều hiệu ứng hấp dẫn xảy ra. Xe đang chạy trên đường sẽ bật đèn lên do trời đất tối xuống, chim sẽ ngừng kêu do chúng tưởng trời đã về đêm. Một số người thậm chí sẽ cảm thấy nhiệt độ hơi giảm xuống một chút do nguồn nhiệt của chúng ta đã tạm thời “bị tắt”.

Làm sao để quan sát Nhật Thực một cách an toàn?

Quảng cáo



Việc nhìn vào Mặt Trời sẽ rất có hại cho mắt. Do đó, để quan sát cảnh tượng Mặt Trăng đang che khuất Mặt Trời, bạn cần dùng một cặp mắt kính có solar filter, nghĩa là lọc được 99% ánh sáng Mặt Trời lẫn các tia cực tím, hồng ngoại. Khi đeo những chiếc kính này, Mặt Trời sẽ chuyển thành màu cam hoặc một đĩa màu trắng trên bầu trời. Tất nhiên, cần phải lựa chọn kính hợp quy chuẩn để có thể bảo vệ sức khỏe mắt.

nhat_thuc_2017_Tinhte_4.jpg
Các chuyên gia khuyên rằng đừng nhìn mãi lên Mặt Trời để chờ cho tới Nhật Thực xảy ra và tiếp tục nhìn sau khi nó đã xảy ra bởi có thể sẽ khiến mắt bị tổn thương vĩnh viễn nếu không có thiết bị bảo hộ phù hợp. Thậm chí, chỉ một ít ánh sáng phát ra từ Mặt Trời phía sau Mặt Trăng cũng đã đủ làm mắt bị tổn thương. Tuy nhiên, khi Mặt Trời đã hoàn toàn bị che khuất, những người nằm trong dải toàn phần có thể tháo kính ra để quan sát trực tiếp vành nhật hoa. Cần lưu ý rằng quá trình toàn phần diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ có vài phút. Do đó, có nhìn hoặc chụp hình thì nên tranh thủ nhanh nhất có thể.

Điện thoại hoặc máy ảnh có bị hư nếu chụp hình trước, đang và sau Nhật Thực?


Vấn đề này còn đang gây tranh cãi. NASA nói rằng có thể ống kính là quá nhỏ để bị tổn hại bởi Mặt Trời. Tuy nhiên, nếu vẫn sợ sensor bị hư thì có thể dùng các tấm lọc khi chụp ảnh. Và cũng tương tự như mắt người, khi đang Nhật Thực toàn phần thì không cần dùng filter. Tuy nhiên, chụp bằng điện thoại thì không phù hợp lắm do nó khó có thể zoom để cho ra bức ảnh đẹp. Thay vào đó thì cần máy ảnh chuyên nghiệp để cho ra các bức ảnh Mặt Trời to, rõ và đẹp hơn.

nhat_thuc_2017_Tinhte_5.jpg
Đọc nhiều quá mà cuối cùng mình vẫn ở tận Việt Nam, vậy có cách nào hóng Nhật Thực được cho bằng mấy bạn bên Mỹ không?

Dù không được quan sát trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có cách quan sát Nhật Thực từ xa. NASA TV sẽ livestream liên tục 4 tiếng đồng hồ trong quá trình xảy ra Nhật Thực, stream lên Ustream lẫn Youtube của họ. Các cảnh quay sẽ được kết hợp từ nhiều trạm khác nhau, hứa hẹn sẽ có nhiều cảnh tượng đẹp mắt được ghi lại. Mặt khác, họ còn dùng cả các vệ tinh lẫn những phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế ISS để cùng nhau ghi lại hiện tượng này.

Quảng cáo



Và còn nhiều nguồn livestream khác đến từ các trường đại học và tổ chức nghiên cứu lớn trên thế giới. Mình sẽ tổng hợp lại tất cả các nguồn khả thi để anh em cùng quan sát. Bên dưới đây là link của NASA và link tải một ứng dụng mang tên Total Solar Eclipse 2017 của mấy anh bên Viện bảo tàng Exploratorium, San Francisco viết. Có cả livestream xem bằng VR của mấy anh bên CNN nữa.


Lỡ không coi được lần này thì chừng nào mới được coi Nhật thực tiếp?


Lần nhật thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2019, dự kiến sẽ quan sát được tại khu vực Thái Bình Dương và một phần Nam Mỹ. Còn anh em Việt Nam thì sao? Thông tin mình tìm được thì lần cuối cùng một khu vực ở Việt Nam quan sát được Nhật thực toàn phần là vào 24/10/1995. Khi đó, một số khu vực ở Miền Nam đã xem được nhật thực toàn phần (hồi đó mình cũng có coi). Còn nhật thực một phần thì được quan sát thường xuyên hơn, lần gần đây nhất là vào năm 2016. Còn lần nhật thực toàn phần tiếp theo anh em ta có thể quan sát trực tiếp sẽ là 11/4/2070. Cho anh em nào sợ không đợi được tới đó, vào 26/12/2019 sẽ có nhật thực một phần mà anh em ta sẽ quan sát được. Còn bây giờ thì hóng livestream nhật thực Mỹ nhé.

Còn khá nhiều vấn đề khác có liên quan tới nhật thực, bao gồm cả những truyền thuyết về tận thế, bệnh dịch, nạn diệt vong,… mình sẽ chia sẻ với anh em ở một bài viết khác. Chúc vui.

Tham khảo (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8)
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hóng
6445022
TÍCH CỰC
7 năm
Và đây cũng là ngày hé lộ tên của Android O :v
ManU4ever
TÍCH CỰC
7 năm
Nhớ hồi năm 95 khi đag học tiểu học mình cug dc xem nhật thực lớn nhất tính tới h,lú đó thi nhau làm kính để xem,mih dùng giấy gói oản nhìn xanh đỏ chán quá xong nhìn luôn nhật thực phản chiếu dưới cái hồ. 😃
napoleonsb
ĐẠI BÀNG
7 năm
@ManU4ever năm đó đang lớp 4, hóng cả tháng, làm kính đủ kiêu tới chiều mây mưa mẹ nó, hết coi
Hóng, Tinhte có qua Mỹ livestream không nhỉ ^^
Slashcode
ĐẠI BÀNG
7 năm
Lúc nhật thực ở Việt Nam thì không ai để ý lắm
Tới Nhật thực Vĩ đại Của nước Mỹ thì nhao nhao
Ôi
@phongtranvn Cái vụ Phan Thiết là thế nào ấy bác?
ngockiennq
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Slashcode Thánh có vấn đề à. Lúc việt nam có nhật thực toàn phần đa số chúng ta đều học tiểu học, thậm chí còn chưa đi học. Lúc đó làm gì có internet mà nhao nhao. Nhưng tivi vẫn đăng tin ầm ầm. Tôi và đám trẻ trong xóm cũng nhao nhao và hồi hộp. Ai cũng bàn luận về nhật thực. Đúng là anh hùng ngồi nhà suy luận chuyện thiên hạ
phongtranvn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Toan Nguyen 992 " Trong sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24 tháng 10 năm 1995, Phan Thiết Bình Thuận là điểm nhìn thấy mặt trời bị che lấp hoàn toàn (khoảng từ 9 giờ 52 phút đến 11 giờ 13 phút ). Điều này thu hút khoảng 50.000 du khách đến tham quan; trong đó có khoảng 1.500 du khách nước ngoài, gồm các nhà khoa học và khách tham quan trong và ngoài nước đến Bình Thuận để nghiên cứu, chiêm ngưỡng hiện tượng này và qua đó du khách đã khám phá ra vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ của vùng đất đầy nắng, gió cùng với những dãi cát vàng, biển xanh tạo nên một điểm du lịch nghỉ dưỡng biển lý tưởng mới, hấp dẫn và chính những du khách này đã góp một phần không nhỏ quảng bá hình ảnh của du lịch Bình Thuận ở buổi đầu còn hoang sơ.

Để kỷ niệm, tỉnh Bình Thuận đã quyết định lấy ngày 24 tháng 10 hàng năm làm ngày du lịch Bình Thuận. Trong dịp này, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như đua thuyền truyền thống, thi đấu bóng chuyền bãi biển (nam, nữ) triển lảm ảnh nghệ thuật, đêm hội đường phố…thu hút nhiều du khách tham gia."

Hoặc là đây
http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/thu-do-resort-binh-thuan-20-nam-ke-tu-ngay-nhat-thuc-toan-phan-n20151024220929159.htm


Nhờ nhiều người đến đây để xem nhật thực nên Phan Thiết được nhiều người biết đến & phát triển... chứ trước đó đi chơi biển 2 ngày thì dân SG chỉ biết Vũng Tàu thôi.
Nha Trang thì xa quá
CpT
TÍCH CỰC
7 năm
@Slashcode Ai nói vậy bạn? Năm xưa năm 95 ở VN là sự kiện lớn nhé. Báo chí đưa tin rầm rộ già trẻ lớn bé đều xem, ra đường kính bán đầy. Tất nhiên internet đâu mà livestream.
Đến năm 2070 thì mình đã 97 tuổi. K biết có đc xem k
QuanPhamKT
TÍCH CỰC
7 năm
@Akay Nhím giờ bay sang Mỹ xem, còn ko thì chờ dịp sau canh me nước nào có tòa phần thì mua vé bay sang đó xem, đó là cách duy nhất thay vì chờ đến 90 tuổi
mrHz
CAO CẤP
7 năm
Nhìn avt mod thấy đểu đểu, đề nghị đổi avt
U30 nhưng chưa một lần xem nhật thực..
Nhật thực thêm đầu bác hiệp nữa thì "Tứ cầu" cân cả thế giới r 😁
Thời buổi công nghệ, xem nhật thực mà không cần ra khỏi nhà o_O
Hồi năm 95 đổ mực vào chậu nước rồi xem qua đấy 😁
Cô giáo doạ nhìn mù mắt. Thằng nào thằng ấy sợ vcđ không dám ngóc cổ lên giời :D
Mình nhớ có đọc báo, các nhà khoa học từ lâu lắm đã xây dựng được một căn phòng mô phỏng được hiện tượng nhật thực để tiện nghiên cứu,
trong đó Mặt Trăng được thay thế bằng quả cầu kim loại, ánh sáng từ hiện tượng trên được hội tụ trên giấy trắng đặt trên bàn trong căn phòng để giảm ảnh hưởng đến mắt.
Mặt trời màu đen
Aduckuba signature
Còn một cách xem khác không hại mắt mà mình đã xem vào năm 1995 đó là múc một thao nước lớn. Ngồi nhìn vào thao nước!
bansachdao
ĐẠI BÀNG
7 năm
Lấy đĩa mềm máy tính xem nhật thực
minhhq1980
TÍCH CỰC
7 năm
@bansachdao Chắc cùng lứa 😆
thú vị quá ^^
Năm 1995 lúc đó mình 11t học lớp 6 thì fai, háo hức mua kính ra coi đc xíu rùi hết. Thấy hay hay, lớn lên bây h nghe nhật thực nguyệt thực thấy bthuong ghê 😃
anhmk95
TÍCH CỰC
7 năm
thề mỗi lần có nhật thực ở việt nam là mây mù giăng kín lỗi méo bao giờ được xem luôn
Năm 2009 xem nhật thực qua kính hàn, mấy thằng thay nhau nhìn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019