[Bạn có biết] Vi khuẩn trở nên kháng thuốc như thế nào?

MinhTriND
1/9/2017 11:56Phản hồi: 53
[Bạn có biết] Vi khuẩn trở nên kháng thuốc như thế nào?
Tin chắc rằng các bạn đã không ít lần nghe đến cụm từ “vi khuẩn kháng thuốc”, nhưng có lẽ thuật ngữ này vẫn còn quá mơ hồ. Chính vì điều đó, một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Y Harvard (HMS - Mỹ) và Viện công nghệ Technion ở Israel đã tạo ra một giải pháp đơn giản giúp chúng ta có thể quan sát cách vi khuẩn trở nên “lờn” thuốc. Đó là quá trình vi khuẩn ngày càng tiếp xúc với nhiều kháng sinh mạnh, sau đó bắt đầu thích nghi để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn.

Để thực hiện điều đó, các nhà khoa học đã thiết kế một chiếc đĩa petri với kích thước khoảng 30 x 60 cm, đổ vào đó 14 lít agar (thạch trắng hay rau câu), một chất có nguồn gốc từ rong biến, thường được sử dụng trong các thí nghiệm để cung cấp dĩnh dưỡng cho sinh vật, hỗ trợ quá trình phát triển của chúng.

Để quan sát việc các vi khuẩn Escherichia coli ngày càng thích ứng với kháng sinh liều cao diễn ra như thế nào, các nhà nghiên cứu chia đĩa thí nghiệm thành nhiều phần, sau đó hòa tan vào đó thuốc với liều lượng khác nhau. Vành ngoài cũng của đĩa không chứa bất kỳ loại thuốc nào. Theo thứ tự từ ngoài vào trong, phần kế tiếp của đĩa chứa một lượng nhỏ kháng sinh - trên mức tối thiểu đủ để tiêu diệt vi khuẩn, và càng đi sâu vào giữa, liều lượng thuốc lại tăng thêm gấp 10 lần.

Tại trung tâm, thức ăn dành cho vi khuẩn chứa lượng kháng sinh gấp 1000 lần so với mức thấp nhất. Trong suốt hơn 2 tuần, toàn bộ diễn biến ở chiếc đĩa này đều được ghi lại bởi một máy ảnh gắn trên trần nhà, cuối cùng là tạo thành một video time-lapse. Kết quả như thế nào? Mọi thứ, từ việc vi khuẩn chết, sống sót, phát triển; tất cả đều có thể quan sát bằng mắt thường.


Các nhà khoa học gọi sản phẩm mà mình tạo thành là "Microbial Evolution, and Growth Arena" (MEGA - Sự tiến hóa của Vi khuẩn và Vũ đài tăng trưởng), cung cấp một giải pháp đơn giản và thực tế hơn, từ đó tạo ra nền tảng phục vụ cho các khám phá về sự tương tác giữa không gian và các thách thức trong tiến hóa của sinh vật, giữa hai lựa chọn: thay đổi hoặc là chết, các nhà nghiên cứu chia sẻ.

“Chúng tôi có biết một chút về cơ chế bảo vệ bên trong vi khuẩn, dùng để tránh các kháng sinh, nhưng chúng tôi thực sự không biết nhiều về chuyển động cơ thể của chúng trong không gian, giúp chúng thích nghi và tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau”, Michael Baym đến từ khoa Hệ thống Sinh học tại HMS, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý đĩa petri khổng lồ mà họ sử dụng trong nghiên cứu sẽ không phản ánh hoàn toàn cách vi khuẩn thích ứng và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong thế giới thực, tuy nhiên, có thể nói đây là mô phỏng gần với thực tế nhất, so với bất kỳ thí nghiệm nào từng được thực hiện trước đây.

Trong quá trình tiến hóa của vi khuẩn, không gian và các vấn đề địa lý khác cũng đóng một vai trò không thể xem nhẹ. Di chuyển trong môi trường thực có kháng sinh với hàm lượng khác nhau sẽ tạo ra nhiều thách thức đối với vi khuẩn hơn, so với trong môi trường phòng thí nghiệm vốn có diện tích nhỏ, với liệu lượng kháng sinh đồng nhất.

Ngoài việc cung cấp một cái nhìn trực quan của quá trình tiến hóa, nghiên cứu mới cũng cung cấp thêm nhiều hiểu biết quan trọng về hành vi của vi khuẩn khi chúng tiếp xúc với thuốc ở liều lượng ngày càng cao. Sau đây là một vài kết luận của các nhà khoa học sau khi tiến hành thí nghiệm:

  • Vi khuẩn sẽ lan truyền cho đến khi chúng đi đến một nồng độ kháng sinh nhất định, khi đó, chúng không còn khả năng phát triển thêm nữa.
  • Ở mỗi cấp độ thuốc, sẽ có một nhóm nhỏ các vi khuẩn có khả thích nghi và sống sót. Khi đột biến kháng thuốc xuất hiện, các thế hệ vi khuẩn tiếp theo sẽ di chuyển đến vùng có nồng độ kháng sinh cao hơn. Sẽ có nhiều dòng đột biến tranh giành cùng một không gian. Những dòng vi khuẩn đột biến thắng cuộc sẽ tiếp tục tiến vào vùng có thuốc mạnh hơn, cho đến khi đi đến nơi có hàm lượng kháng sinh mà chúng không thể tồn tại.
  • Mỗi lần đi qua khu vực có liều lượng kháng sinh càng cao, đột biến kháng thuốc mức độ thấp sẽ tạo nên đột biến kháng thuốc vừa phải, cuối cùng là tạo ra dòng vi khuẩn kháng thuốc có thể chống chịu với nồng độ kháng sinh cao nhất.
  • Chỉ trong vòng 10 ngày, vi khuẩn đã cho ra đời các chủng đột biến có khả năng sống sót trước liều kháng sinh trimethoprim cao hơn gấp 1.000 lần so với nồng độ đã giết chết “tổ tiên” chúng. Khi các nhà nghiên cứu sử dụng kháng sinh bán tổng hợp ciprofloxacin, khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gấp 100.000 lần ban đầu.
  • Các dòng đột biến ban đầu có khả năng tăng trưởng chậm hơn, cho thấy vi khuẩn thích nghi với kháng sinh không thể tăng trưởng ở tốc độ tối ưu. Khi trở nên hoàn toàn kháng thuốc, vi khuẩn lấy lại tốc độ tăng trưởng thông thường.
  • Vi khuẩn có sức đề kháng cao nhất không có nghĩa là chúng di chuyển nhanh nhất. Đôi khi, chúng bị bỏ lại phía sau, trong khi những chủng yếu hơn dẫn đầu trong nhóm tiếp cận vùng có nồng độ kháng sinh cao hơn.
  • Một giả thiết cổ điển cho rằng dòng đột biến tồn tại ở nồng độ thuốc cao nhất có khả năng kháng kháng sinh cao nhất, nhưng quan sát của nhóm nghiên cứu cho rằng không phải thế.
  • "Những gì chúng tôi quan sát được cho thấy sự tiến hóa không phải lúc nào cũng được dẫn dắt bởi dòng đột biến kháng thuốc nhất," Baym nói. “Đôi khi, những ‘kẻ đến trước’ lại có lợi thế hơn. Trên thực tế, các chủng vi khuẩn đột biến mạnh nhất, thường di chuyển chậm hơn các chủng dễ bị tổn thương hơn. Những dòng có thể đi đến vị trí mới đầu tiên thường có khả năng kháng thuốc cao hơn, chứ không phải là những dòng đột biến mang nhiều sức mạnh”.

Tham khảo: Harvard Gazette
53 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

googlesky
TÍCH CỰC
7 năm
Cứ thử nghiệm đi... lỡ một ngày nó lọt T-Virus ra thì cả đám ăn hành...
@googlesky Virus khác vi khuẩn
hd79
CAO CẤP
7 năm
@googlesky Chắc vẫn chưa hiểu sự khác nhau của 2 tên gọi này :p
@googlesky 1 thanh niên bị nghiện "vùng đất quỷ dữ" chia sẻ!
@hd79 Google có thể giải thích tường tận, còn theo mình cái quan trọng là nhiễm Vi khuẩn gây bệnh còn có thể chữa, nhiễm Virus thì xác định nên kết tri kỷ luôn.
_ Cách phát triển - tiến hóa - cách giải quyết vấn đề truyền thống của tự nhiên : phương pháp thử - sai, chọn lọc tự nhiên. Khi tốc độ phát triển đủ nhanh, lượng mẫu đủ lớn và chịu phí tổn đủ cao ( các trường hợp thất bại luôn lớn gấp nhiều nhiều nhiều lần số thành công ) thì luôn có giải pháp cho mọi vấn đề. Tuy nhiên, chỉ số ít làm được như vậy ví dụ vi khuẩn, sinh vật cấp thấp, đơn bào etc, con người chắc khó có khả năng " kháng bệnh " kinh khủng như vậy chỉ bằng chọn lọc tự nhiên. Vì thế, hãy uống thuốc đủ liều, ko lạm dụng kháng sinh, sinh hoạt lành mạnh, tiêm phòng cho con cháu 😁
@TPQUANG Sợ nhất mấy bà nghe báo mạng bảo ko nên tiêm phòng vì sợ chết hoặc thuốc rởm. Hậu quả là giờ viêm não nhật bản, viêm gan B tăng cao chóng mặt
TPQUANG
TÍCH CỰC
7 năm
@ghost85 Mình nghĩ cái việc tự ra nhà thuốc tự kê toa hoặc để trung cấp dược kê toa như hiện nay sợ hơn bạn ạ, bác sĩ ít nhiều vẫn có chút kiến thức, mò nhưng hoàn tất liệu trình rồi mới đổi kháng sinh thì không sao
unborn20xx
ĐẠI BÀNG
7 năm
@TPQUANG bác sĩ vẫn có "chút" kiến thức ?? ý bạn muốn thể hiện điều gì?
TPQUANG
TÍCH CỰC
7 năm
@unborn20xx ý mình là bác sĩ dù dở tới đâu thì vẫn có kiến thức về bệnh học và dược học, chứ mấy mẹ bỉm sữa với dược tá quá lắm là biết tên thuốc thôi chứ sao biết liệu trình sử dụng thuốc cũng như cách chữa bệnh. Mình có người thân làm bác sĩ nên nghe khá nhiều về vấn đề tự chữa này, nan giải lắm
Vn đang là 1 trong những nước có tỉ lệ kháng KS cao nhất thế giới vì lạm dụng KS. Chắc chắn tương lai sẽ sớm xuất hiện 1 loại vi khuẩn kháng tất cả KS mất thôi 😔
@vodanhdaisu Có rồi khỏi nói mai sau
Eldimio
CAO CẤP
7 năm
@Vũ Quốc Nhiên Chưa có, kháng gần hết thôi, chưa có loại nào kháng được hết các chủng kháng sinh.
buihai
CAO CẤP
7 năm
@vodanhdaisu Có rồi đấy 😃
Seul Đức
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vodanhdaisu Có rồi đó bạn, google đi
thảo nào bữa rồi nghe mấy em gái gần nhà nói là tụi m ko nên săm bừa bãi như vậy, dễ dính bệnh lắm, cũng vui vui vì ý thức phòng bịnh của người VN ta cao hơn a Mỹ trong bài 😁
Long kengg
TÍCH CỰC
7 năm
@eternal_vnn sao xăm hình lại dễ dính bệnh. kim xăm cũng chỉ dùng 1 lần thôi mà
@Long kengg fax ấy, không khải tha thu.
Tiêm cho lắm vào , như tao bệnh bậy bạ chỉ cần ra sau vườn bẻ mớ cây chó đẻ, cây c ứt heo là trị đủ thứ bệnh.
@Ác Ôn Nông Thôn Tiêm chủng là một biện pháp rất hữu hiệu cho việc phòng chống các nạn đại dịch bùng nổ. Anti-vaccine là một hệ thống những người có tư tưởng chống lại loài người.
@Vũ Quốc Nhiên Những cái cây mà nó đi bẻ lúc ốm là đại diện cho tâm hồn của nó đấy bạn, còn cái cây đằng sau là đại diện cho trí não của nó. Các ác ôn ở nông thôn, đứa nào cũng vậy cả.
Đó là lý do mà việc khám và mua thuốc theo đơn là cực kỳ quan trọng. Đáng tiếc là ở VN, người người tự làm bác sĩ, nhà nhà tự làm bác sĩ, bệnh nặng hơn tí thì ra nhà thuốc để mấy em dược sĩ kê đơn, nặng quá thì đến viện chữa mãi không khỏi, hóa ra là đã nốc tất cả các loại thuốc kháng sinh vào người rồi, lúc ý người khác gì cái đĩa thí nghiệm ở trên đâu.

Ngoài ra, hệ thống y tế của VN không xây dựng được medical history cũng là điều nguy hiểm: cứ mỗi lần đi khám, mỗi nơi lại có một cái quyển sổ nhỏ nhỏ giá 5k khác nhau, khám xong là vứt, khám ở viện A ông B kê thuốc C, đến lúc ra viện D ông E chả quan tâm đã được kê gì, khám gì trước đó rồi, cùng lắm là hỏi bệnh nhân và tin vào lời tường thuật của bệnh nhân. Điều này làm tăng chí phí xét nghiệm, điều trị, và bác sĩ thì cứ như mò kim đáy bể.
@Black Mamba Hiện nay các thông tin bệnh sử của bệnh nhân đã được lưu trữ thông qua các phần mềm quản lý Y tế và có sự liên thông giữa các bệnh viện. Cuốn sổ khám bệnh để bệnh nhân nắm rõ liều và hướng điều trị.
@Vũ Quốc Nhiên Mình không biết bạn ở viện nào và có sự liên thông đó, chứ ít nhất mình thấy ở Viện Y Học Cổ Truyền, viện Da Liễu TW, viện Nhiệt Đới TW gần đây nhất mình đưa người nhà đi khám thì đều không có bất cứ sự liên thông nào. Vẫn chỉ là đến đăng ký khám và làm xét nghiệm thôi. Bác sĩ thậm chí không hỏi bệnh nhân có đang dùng thuốc gì, đã khám ở đâu hay gì không, cũng không hỏi tiền sử người bệnh như thế nào, có từng dị ứng với thuốc nào không,...
@Black Mamba =.]] Từ từ chứ bạn. Chỉ vừa từ ngày 1/8 vừa qua Bộ Y tế mới thông qua cho 38 bệnh viện liên thông một số kết quả xét nghiệm, hồ sơ bệnh án. Và ở thành phố Sài Gòn, bạn có thể ghé qua bệnh viện quận Thủ Đức để trải nghiệm khám chữa bệnh "số hóa" rất lạ tại Việt Nam.
@Black Mamba Mình không rõ các bệnh viện bạn nêu tên có hay không lưu trữ hồ sơ bệnh án. Nhưng tại bệnh viện Thống Nhất và bệnh viện quận Thủ Đức mình vừa nêu, tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đều được lưu trữ. Khi bệnh nhân đến khám, điều trị hoặc tái khám, bác sỹ có thể theo dõi bệnh sử và tiến độ bệnh lý của bệnh nhân thông quan phần mềm Quản lý Sức khỏe. Nên nhiều khi bạn sẽ thắc mắc sao người bác sỹ này không hỏi mình từng dùng gì, có dị ứng gì không, đã khám ở bệnh viện nào chửa,... vì thông qua màn hình vi tính, bác sỹ đã nắm được những điều này, nhằm không làm tốn thời gian của bệnh nhân và tăng hiệu suất, công suất của bệnh viện nói chung.
@Vũ Quốc Nhiên Oh nếu được như bạn nói thì đúng là rất tốt rồi, người bệnh sẽ không phải chịu phí điều trị khi đi khám cùng 1 bệnh ở nhiều viện khác nhau. Các viện mình đến gần đây, kể cả 108, viện Mắt TW, viện ĐH Y và 3 viện mình kể trên thì đều chỉ có bác sĩ + 1 nhân viên ngồi vi tính với mục đích nhận tên tuổi người bệnh + kê đơn thuốc do bác sĩ đọc. Hy vọng vài năm nữa sẽ triển khai rộng ở HN và cả nước.
Trung quốc và phương tây đã y-dược phân ly từ lâu nhưng Việt nam chưa thèm làm 😔
photo-0-1504401147340.jpg
@ly_tam_hoan Bởi thế VN pharma nó mới được khen phát triển như cỏ dại đó. Mà chẳng hiểu phát triển là ntn khi éo có cái gì ngoài cái chữ phát xỉu
có éo gì là khó hiểu. mà cứ nói là lờn thuốc đi cho dễ hiểu, kiểu như bạn lần đầu nhậu thì uống đc ít, nhậu nhiều uống được nhiều hơn dần.
cabaduoi77
ĐẠI BÀNG
7 năm
@JoseyHan ?, thấy cái này nó giống thuyết tiến hóa hiện đại hơn. Con nào thích nghi được với hoàn cảnh mới ( thường là con đọt biến) thì sống không thì chết, rồi con sống mới tiến hóa tiếp chứ liên quan gì đến nhậu?
Long kengg
TÍCH CỰC
7 năm
khoảng 60 x 120 cm nhé bác
Quangngoc+82
ĐẠI BÀNG
7 năm
VN minh lại ko lo vụ kháng thuốc này đâu đến bộ trưởng y tế mà còn bán thuốc dởm thì lấy gì ma kháng với sinh
vunh94
CAO CẤP
7 năm
Mấy cái này mấy thánh học thí nghiệm mới biết chứ phán như đúng r, tui có học thí nghiệm vi sinh rồi, cơ mà Agar nấu râu câu hôi kinh khủng lắm. 😁
@vunh94 Bạn học TN vi sinh mà bạn chỉ cmt được thế thôi à? :D
ghost85
CAO CẤP
7 năm
@Black Mamba Cái sự học ở vi en nó vậy
vunh94
CAO CẤP
7 năm
@Black Mamba hehe mình ko phải chuyên ngành cnsh, chỉ là 1 môn học qua cho biết thôi (y)
Hay thật, những kết luận mình k ngờ tới
dahakka
ĐẠI BÀNG
7 năm
Yep , ngày nào kê đơn cũng xa xả uống cho đủ liều đủ ngày vào.
Nhưng các mẹ bỉm sữa pờ-rồ vẫn về cho uống nửa liều thuốc , 2 hôm đỡ vứt thuốc luôn. Tháng sau lại đến hỏi sao ốm lắm thế 😁
tungninh
TÍCH CỰC
7 năm
yên tâm. Ở VN k kháng KS được đâu. Ae toàn uống KS giả ấy mà, có được uống thuốc xịn đâu mà kháng =)))
ghost85
CAO CẤP
7 năm
@tungninh Bạn này bi quan thế, vẫn có ks thật, xịn mà, tôi nghĩ là với thực phẩm bẩn, hóa chất bảo vệ thực vật, chất tăng trưởng, bảo quản, etc độc hại các kiểu từ Anh Hai và hàng ngàn chất độc hại khác mà thằng em nghĩ ra để trộn vào thực phẩm thì da, xương, máu ,thịt của dân ta chắc chả con nào ăn được nên bọn vi khuẩn có xâm nhập cũng không có cửa kháng thuốc đâu
Macole
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bây giờ bệnh gì nó cũng cho kháng sinh, bữa bị viêm xoang viêm họng ra nhà thuốc bảo nó không lấy kháng sinh, nó bảo không kháng sinh sao hết bệnh được !? Bảo sao mà bệnh càng ngày càng khó trị.
Kelvin1992
TÍCH CỰC
7 năm
@Macole Thế theo bác nếu dược sĩ ko cho kháng sinh thì cho cái j?!?
Khi mà con người ta cứ hở chút là đòi uống vào hết bệnh ngay. Nói đi thì cũng phải nói lại. Cho thuốc uống 1 ngày chưa thấy giảm thì chê là bán thuốc rởm, còn uống vào khoẻ ngay thì lại nói là lạm dụng kháng sinh, chả biết đường nào mà lần.

Ko cho cơ thể cơ hội tự chiến đấu với bênh tật, thì sao mà đòi hỏi sự khoẻ mạnh được, các bác nên biết khi cơ thể thấy khó chịu tức là cơ thể đang chiến đấu với bệnh đấy.
TPQUANG
TÍCH CỰC
7 năm
@Kelvin1992 người được kê toa chỉ có bác sĩ thôi bạn, muốn kê toa thì cần biết bệnh, mà chỉ có bác sĩ mới biết khám và chẩn đoán bệnh, mà Vn mình có mấy tiệm thuốc là dược sĩ đứng bán, đa phần toàn cho thue bằng rồu dược tá bán không à
Kelvin1992
TÍCH CỰC
7 năm
@TPQUANG Ngay cả đi khám ở bệnh viện, bác sĩ cũng kê một đống thuốc kháng sinh đó bác. Cái này không những do bác sĩ mà cũng do một phần ở tâm lý người khám bệnh muốn mau khỏi. Bác nào có con sẽ biết mấy bệnh lặt vặt ở trẻ nếu đưa vô bệnh viện nhi đồng bác sĩ toàn chỉ định kháng sinh, chi phí thuốc men rẻ; nhưng nếu khám ở các bệnh viện quốc tế thì bác sĩ rất hạn chế cho thuốc kháng sinh, đa phần chỉ dẫn thay đổi cách sinh hoạt ăn uống cho trẻ sẽ khỏi, mặc dù chi phí khám rất đắt so với bệnh viện nhà nước.

Mình vài lần do tập thể dục bị chấn thương cơ, thấy 2 tuần ko đỡ nên đi khám, bác sĩ bảo không sao, và cho 3 cái thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt.. Mình không uống, chịu đau thêm khoảng 2 tuần nữa tự hết. Khoa học cũng đã thừa nhận sức đề kháng của con người đã giảm dần qua nhiều thế hệ từ khi Alexander Fleming phát minh ra thuốc kháng sinh Penicilin
TPQUANG
TÍCH CỰC
7 năm
@Kelvin1992 bạn nói rất đúng (y)
Đến lúc vi khuẩn nó không cắn thuốc nữa chứ có gì đâu mà phải lăn tăn thế. Phải chuyển sang chích thôi 😆
Dùng kháng sinh cho lắm vào rồi lại dùng kiểu ko đúng liều thì chả kháng thuốc kháng sinh. mà kháng thuốc thì khiến cơ sở càng kém đi sức đề kháng. Như cu nhà mình đây suốt ngày ho hen, viêm họng, rồi uống kháng sinh. Hết đợt này đến đợt khác. Ko biết dạo gần đây thì thấy lại khỏe. Hỏi ra mới biết bx cho nó dùng viên ngậm Imunostim gì giúp tăng đề kháng hô hấp. Đúng là hiệu quả thật

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019