Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


XPS 13 đối đầu cùng XPS 15 – Mỏng nhẹ cho di động hay cấu hình mạnh

QuanNDD
17/10/2017 9:26Phản hồi: 135
XPS 13 đối đầu cùng XPS 15 – Mỏng nhẹ cho di động hay cấu hình mạnh
Bộ đôi XPS mới từng được giới thiệu lần đầu tại CES 2017 và đã thu hút sự quan tâm của người dùng bởi dáng vẻ hiện đại, thiết kế sáng tạo, thể hiện đặc trưng của sản phẩm với màn hình viền siêu mỏng InfinityEdge.

tinhte_so_sanh_laptop_dell_xps13_xps15_12.jpg

Để đạt được những yếu tố trên, Dell đã thay đổi rất nhiều trong quá trình phát triển để đạt được mục tiêu mỏng nhẹ, kiểu dáng thanh thoát hiệu suất tốt hơn. Đặc biệt Dell cũng định hình được một ngôn ngữ thiết kế mới không chỉ hãng mà cả HP, Lenovo và các nhà sản xuất máy tính khác đã bắt đầu áp dụng cho nhiều dòng sản phẩm.

Thiết kế

tinhte_so_sanh_laptop_dell_xps13_xps15_22.jpg


XPS 13 và 15 không có nhiều thay đổi so với phiên bản trước đó, vẫn giữ được sự tinh tế, chăm chút trong từng chi tiết. Cấu trúc khung máy chất liệu hợp kim nhôm định hình bằng công nghệ cắt CNC. Mặt trong phủ lớp nhựa mềm và có thêm lớp sợi carbon nhằm gia tăng sự chắc chắn, độ bền của sản phẩm. bạn sẽ dễ dàng cầm giữ trên tay khi di chuyển giữa các phòng làm việc nơi công sở.

tinhte_so_sanh_laptop_dell_xps13_xps15_27.jpg

Điểm nổi bật trong thiết kế là viền màn hình công nghệ InfinityEdge với độ mỏng chỉ 5,2mm. Để làm được điều này, Dell đã mất 2 năm nỗ lực làm việc cùng Sharp nhằm tạo ra mẫu màn hình hoàn hảo, dùng tốt nhất cho XPS mới. Vì vậy trên thực tế, bạn sẽ thấy XPS 13 sử dụng màn hình 13,3 inch nhưng nhỏ gọn chỉ bằng laptop 11,6 inch, và tương tự kích cỡ XPS 15 cũng bằng laptop 14 inch mà thôi. Đây cũng được xem là khởi đầu cho một thiết kế mới của laptop, dấu ấn công nghệ mà Dell đạt được trong việc ứng dụng màn hình viền siêu mỏng.

tinhte_so_sanh_laptop_dell_xps13_xps15_14.jpg

Riêng XPS 13 còn sử dụng hệ thống bản lề kép với góc mở màn hình đến 360 độ, cho phép tùy biến sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn bên cạnh việc sử dụng như một laptop chuẩn, bạn có thể gập màn hình theo dạng lều khi xem phim hoặc dựng đứng như một thiết bị đọc sách điện tử.

tinhte_so_sanh_laptop_dell_xps13_xps15_8.jpg

Đi kèm là bút active pen (giá khoảng 60 USD nếu bạn mua riêng) có thể nhận biết 1.024 mức cảm ứng lực khác nhau. Kết hợp cùng bộ phần mềm Windows Ink được Microsoft bổ sung trong bản cập nhật Creators giúp cải thiện sự tương tác giữa người và máy một cách tự nhiên hơn. Bạn có thể xem màn hình laptop như thể tờ giấy để ghi lại những ý tưởng bất chợt, tạo mẫu đồ họa, tô màu hay thậm chí tạo lịch nhắc bằng cách viết trực tiếp lên nó.

Màn hình InfinityEdge

Quảng cáo



tinhte_so_sanh_laptop_dell_xps13_xps15_15.jpg

Màn hình là một trong các điểm nổi bật của XPS 15 với viền siêu mỏng, độ phân giải 4K UHD (3.840 x 2.160 pixel) cùng khả năng tái tạo xuất sắc dải màu theo tiêu chuẩn Adobe RGB. Công nghệ tấm nền IGZO2 không chỉ tăng mật độ điểm ảnh cao hơn, mang lại chất lượng hình ảnh mịn và sắc nét hơn mà còn giúp thu hẹp đường viền màn hình (bezel). Ngoài ra, IGZO2 còn có mức tiêu thụ năng lượng chỉ bằng 1/3 so với LCD truyền thống. Điều này giúp các nhà sản xuất có nhiều tùy chọn hơn trong thiết kế sản phẩm.

Dell Premier Color 4.jpg

Về chất lượng màn hình cũng được đánh giá cao với khả năng hiển thị dải màu đạt 100% theo chuẩn Adobe RGB. Tức bạn có thể dùng XPS 15 của Dell cho cả công việc chuyên về đồ họa, đòi hỏi độ chính xác về màu sắc. Định lượng bằng thiết bị Spyder 4 Elite cho thấy độ sáng thực tế đạt 260,7 nit, độ tương phản tĩnh 570:1 nên khi sử dụng ngoài trời hoặc trong môi trường ánh sáng phức tạp, bạn vẫn có thể đọc được nội dung văn bản ở co chữ 7 point trên cả hai màu nền đen hoặc trắng một cách dễ dàng.

XPS 13 Spyder.jpg Bảng so sánh Color Gamut của màn hình XPS 13 (trái) và XPS 15 (phải).

Tương tự XPS 13 cũng ứng dụng công nghệ tấm nền IGZO2 nhưng chất lượng hiển thị kém hơn một chút, đạt 100% chuẩn sRGB và 78% xét theo chuẩn Adobe RGB. Trên thực tế cho thấy chất lượng hình ảnh hiển thị cũng được đánh giá cao. Màu sắc trung thực và góc nhìn có thể mở rộng đến 178 độ mà hình ảnh không bị biến đổi dù màu sắc tối hơn một chút. Độ rộng dải màu, độ tương phản, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng hiển thị trên màn hình cũng dễ phân biệt rõ ràng. Việc tùy chỉnh độ sáng màn hình linh hoạt nên không gây cảm giác mỏi mắt khi làm việc trong thời gian dài với các tập tin văn bản và bảng biểu trong bộ ứng dụng văn phòng.

Quảng cáo


Đáng tiếc là giá trị Tone response của XPS 13 lẫn XPS 15 khá thấp và điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến phần đánh giá chất lượng hiển thị tổng thể.

Cổng giao tiếp hạn chế

tinhte_so_sanh_laptop_dell_xps13_xps15_7.jpg

Để giải quyết bài toán mỏng nhẹ trong thiết kế, Dell đã lược bỏ một số thành phần kém quan trọng. Cụ thể bên cạnh đầu đọc SD card và ngõ cắm headphone, XPS 15 chỉ có 2 cổng USB 3.1 hỗ trợ PowerShare, 1 cổng USB 3.1 type C kết hợp giao tiếp Thunderbolt 3 lẫn ngõ xuất hình DisplayPort 1.2 trong cùng kết nối vật lý.

tinhte_so_sanh_laptop_dell_xps13_xps15_6.jpg

Trong khi đó, XPS 13 chỉ trang bị sẵn 2 cổng USB 3.1 type C tích hợp Thunderbolt 3 lẫn DisplayPort 1.2. Đi kèm là 2 cáp chuyển đổi từ USB type C sang USB type A và sang HDMI trong trường hợp màn hình ngoài không hỗ trợ. Tuy nhiên về cá nhân, mình không đánh giá cao việc sử dụng adapter chuyển đổi, so với việc tích hợp trực tiếp vô trong máy thì sẽ tiện hơn cho người dùng.

Đánh giá hiệu năng
XPS 13 trang bị màn hình 13,3 inch chuẩn QHD+, chip Core i5-7Y54, 8GB LPDDR3 và SSD M.2 dung lượng 256GB. Xét tổng thể hiệu năng sản phẩm chỉ thích hợp để chạy ứng dụng văn phòng, giải trí đa phương tiện hoặc chơi các tựa game đơn giản khi giải trí. Tất nhiên đây không phải là nhược điểm của XPS 13 vì xét cho cùng cấu hình phần cứng mẫu thiết bị lai của Dell nhấn mạnh vào tính di động linh hoạt và thời gian dùng pin hơn là sức mạnh tính toán hay năng lực xử lý đồ họa.

Nói thêm về Kaby Lake i5-7Y54 thì đây là bộ xử lý được Intel thiết kế hướng đến những sản phẩm “2 trong 1”, chú trọng vào khả năng di động của thiết bị hơn là về hiệu năng. Trong thiết kế chip dòng Y, Intel đã khống chế mức tiêu thụ năng lượng (TDP) ở 4,5W và thậm chí xuống 3,5W. Thiết bị sẽ có thời gian dùng pin tốt hơn, hoạt động êm, mát hơn và thậm chí không cần quạt làm mát để tiết kiệm năng lượng nhiều hơn. Và cái giá phải trả là sức mạnh bộ xử lý bị giới hạn đáng kể so với chip dòng U và càng không thể sánh cùng chip HQ dùng trong XPS 15.

XPS 13 PCMark 10.jpg So sánh hiệu năng XPS 13 (trái) và XPS 15 (phải) qua công cụ PCMark 10.
Cụ thể cấu hình XPS 15 trang bị màn hình 15,6 inch chuẩn 4K UHD, chip Core i7-7700HQ, đồ họa GTX 1050 với 4GB GDDR5, 16GB RAM DDR4 và SSD NVMe 512GB. Với sức mạnh không kém phần lớn laptop chơi game hiện nay, XPS 15 đủ mang đến người dùng những trải nghiệm thú vị cả trong công việc lẫn giải trí.

Bạn sẽ cảm nhận được tiếng gầm rú của động cơ xe, tiếng lạo xạo của đá sỏi bị nghiến dưới bánh xe khi ôm cua theo những cung đường bụi bặm của DiRT 3. Sự hoang lạnh của thành phố Gotham đông đúc ngày nào sau cuộc tấn công hóa học trên diện rộng của Scarecrow trong Batman: Arkham Knight hoặc thót tim khi chứng kiến Lara Croft rơi vào những tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc trong Rise of the Tomb Raider.

Ashes of the Singularity Escalation std settings.jpg

Tất nhiên giới hạn của đồ họa GTX 1050 là chỉ đáp ứng nhu cầu chơi game ở độ phân giải 1080p với đồ họa chất lượng cao chứ chưa đạt mức cao nhất như mẫu HP Omen và Dell Alienware 15 mình từng thử nghiệm. Tuy nhiên với việc trang bị đến 4GB GDDR5, XPS 15 có ưu thế bộ nhớ đồ họa trong các game, ứng dụng đồ họa nặng cần nhiều bộ nhớ hơn so với thông thường. Xem chi tiết kết quả thử nghiệm trong biểu đồ trên.


Thời gian dùng pin

Về thời gian dùng pin nhận qua phép thử PCMark 8, cấu hình máy chế độ High Performance và độ sáng màn hình giảm tương đương chế độ dùng pin. Thời lượng dùng pin liên tục của XPS 15 đạt khoảng 4 giờ 30 phút khi chạy các tác vụ duyệt web, nhập dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh, video chat và cả chơi game giải trí. XPS 13 cũng đạt kết quả khá tốt với 4 giờ 16 phút, tức chỉ kém một chút so với XPS 15 trong cùng phép thử.

Đây cũng là kết quả cao nhất trong phép đánh giá thời lượng pin qua công cụ PCMark 8 mình từng thử nghiệm với laptop màn hình chuẩn QHD+ và 4K UHD. Lưu ý là nó tiêu thụ năng lượng gấp nhiều lần so với màn hình Full HD xét cùng kích cỡ.

Tổng quan sản phẩm


Có lẽ phải tính cả XPS 12, mẫu thiết bị lai với bàn phím rời, để vẽ được bức tranh tổng quát về dòng XPS 2017 của Dell. So với thế hệ cũ, XPS mới đã có sự thay đổi cả về ngôn ngữ thiết kế, vật liệu chế tạo lẫn cấu hình phần cứng. Cả hai sản phẩm không chỉ ấn tượng người dùng bởi sự tiên phong trong thiết kế màn hình viền siêu mỏng, độ phân giải 4K với khả năng tái tạo xuất sắc dải màu theo tiêu chuẩn Adobe RGB.

tinhte_so_sanh_laptop_dell_xps13_xps15_2.jpg

Đặc biệt XPS 13 có khả năng xoay gập màn hình 360 độ để dùng như máy tính bảng. Sản phẩm có giá tham khảo 39,9 triệu đồng, cấu hình phần cứng dựa trên nền tảng Kaby Lake ULV có mức tiêu thụ năng lượng rất thấp, nhấn mạnh vào khả năng di động và sự tương tác giữa thiết bị với người dùng.

Tương tự XPS 15 9560 cũng thể hiện được giá trị của một sản phẩm cao cấp; từ kiểu dáng bề ngoài, chất lượng màn hình đáp ứng công việc đồ họa, đòi hỏi sự chính xác màu sắc và cả cấu hình phần cứng mạnh không kém laptop chơi game hiện nay. Tuy vậy, trở ngại đầu tiên bạn phải vượt qua là sản phẩm có giá vào khoảng giá 51,9 triệu đồng.
135 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ngoài cái viền màn hình mỏng ra thì ko thấy gì nổi bật 😁 :D thích thiết kế đồng nhất 1 màu hơn là phân ra 2 màu như vầy nhìn rời rạc và ko xịn :D :D
@bkb_ct gỡ ra chứ để mấy cái tem đó làm gì nhìn xấu bome
GragonV
CAO CẤP
6 năm
@Béo Khùm Đúng là để vậy hơi hơi có cảm giác ghép 😔
Mà cái màn hình sexy dã man
Phân vân... Ờ mà 50 củ thôi nhà nghèo khỏi phân vân 😆)
bkb_ct
TÍCH CỰC
6 năm
@Béo Khùm vậy rốt cuộc cũng có ng có sở thích giống em kaak
namftu1114
ĐẠI BÀNG
6 năm
Dòng Dell xps trước giờ vẫn rất tốt, bền và đẹp nhưng thực sự hệ điều hành win sau bao nhiêu năm vẫn cứ tù túng thế nào ko linh hoạt ko ổn định nhất là từ khi ra win 8. Người dùng bây giờ quan tâm nhất là trải nghiệm chứ cấu hình giờ cũng bão hòa rồi, đương nhiên để chơi game khủng và làm đồ họa phim ảnh thì đã có dòng chuyên dụng.
@namftu1114 Xài bản 10 ver 1709 chưa vậy?
QuanNDD
CAO CẤP
6 năm
@namftu1114 @namftu1114. ai nói windows ko linh hoạt và kém ổn định, cho ví dụ đi bạn.
hunglinh8989
ĐẠI BÀNG
6 năm
@namftu1114 Phán một câu sợ vkđ, win chê tù túng =)))
15 mà ko làm phím số nhỉ
bkb_ct
TÍCH CỰC
6 năm
@duchaitp màn hình 15 nhưng body 14 bác ơi kaka
Masterok
ĐẠI BÀNG
6 năm
@duchaitp Macbook cũng có đâu
Nhìn dòng máy này của DELL đẹp mê hồn 😃
Mình không chọn cả 2 máy này mà chọn Precision 15 5520
@nospecial E xài bản FHD bác.. Nhưng bác cần đồ hoạ chuyên nghiệp thì nên lấy 4K 100% Adobe RGB
@nospecial Tuỳ vào app của bác có hỗ trợ scale theo chuẩn của Windows ko? 4K bác scale lên 150 -200% vẫn lớn như FHD
Nhưng với Windows thì MS vẫn recommend để scale 100%. Ko như mac có HiDPI
Carl
CAO CẤP
6 năm
Đang xài xps 17”. Màn hình sắp gãy lìa rồi.
@Carl Đang thất vọng về bản lề của DELL: một bên gãy trước, bên kia cũng sắp lìa theo!
QuanNDD
CAO CẤP
6 năm
@Carl xps 17 ra đời cách đây khoảng 7 năm.
sirnvad
TÍCH CỰC
6 năm
@QuanNDD Cảm giác xps đời cũ bản lề quá kém. 2 ông em ở cty dùng hỏng cả hai chỉ sau 1 năm.
vubang
TÍCH CỰC
6 năm
Rõ khổ, cái XPS 15 mua 5 năm mãi chưa chịu hỏng.
hoan_tbd45
TÍCH CỰC
6 năm
@vubang 5 năm trước vậy hẳn là L502x 😁
@vubang L502x với loa bass thần thánh dưới máy. Máy mình hư main sau 2 năm.
viền dưới còn dày và cái mặt trong sao ko làm nhôm khối luôn, làm màu đen xấu vãi
db9911
TÍCH CỰC
6 năm
@ly_tam_hoan cạnh dưới còn bản lề với nhiều linh kiện khác phải bố trí lại vì 3 cạnh trên đều mỏng, dưới mỏng như trên thì bác gắn bản lề sao,
Đứng từ xa nhìn góc nghiêng 75 độ màn hình vẫn sắc nét.
Yêu em nó ngay từ cái nhìn đầu.
Thanhcongdzo
ĐẠI BÀNG
6 năm
cái tem làm máy rẻ tiền đi quá trời
zutowa
TÍCH CỰC
6 năm
Lật ngược lại để xài cảm ứng. Quan điểm mình không đánh giá cao. Cảm giác nó nửa mùa và mất sang. Chả quân tâm cái vụ chạm chạm trên windows. Cái bàn phím đang sử dụng lật úp nó làm chân đế 😔 và khi nào thì lật ngược lại và xài cảm ứng đó :(
duytuan11
ĐẠI BÀNG
6 năm
@zutowa bác phải sở hữu 1 em 2 trong 1 rồi đụng chuyện cần tới là sẽ thấy sự khác biệt nha ;)) liu liu
ngày xưa từng làm fan của xps từ cái thời ra thiết kế viền siêu mỏng 3 cạnh còn cạnh dưới dày thế bà nội😁 lại còn thêm chữ dell vô duyên ở dưới nữa nhìn mất cân đối đi . không hiểu sao dell lại nghĩ ra thiết kế kiểu chuối như vậy được. nếu mỏng cả 4 cạnh thì bảo đảm là đẹp nhưng nhìn thế này thấy nó tởm tởm dị dị làm sao
Ko thấy nói bao nhiêu ký hả anh em?kẹp nách rớt ko?
Con 15 nhìn được nhưng Nghe có luồn gió Mác đâu đây .... hí hí
tbdat11
CAO CẤP
6 năm
@Bão Sài Gòn Vâng, đúng rồi. gió Mác đó bác. Vì viền mỏng, vì màn hình Infinity, vì 1050 nên thấy Mác cũng không có gì lạ 😃
Trước có sài Latitude D series thời Windows XP, công nhận trâu thật :p Tới năm 2010 có series all-new XPS sài chip Core i đời đầu mà máy dày cui hầm hố như laptop Gaming 😕, form dáng cũng một kiểu y như XPS xưa giờ, thấy kết luôn từ đó nhưng dòng này khủng qá hông dành cho ai ít $$ như e .. :p Giờ chắc theo Latitude đời cũ thôy chứ XPS này xa vời qá :rolleyes:
Ko thích mặt trong tí nào.
Mỏng nhẹ cho di động đi, mấy chip U giờ cũng có yếu đâu mà, mạnh bằng hay hơn chip HQ đó chớ :p
móa vãi cả Tinh Tế , Ultra book mỏng nhẹ - cấu hình cao - pin tốt - cổng kết nối như vậy kêu bị hạn chế

VKL
QuanNDD
CAO CẤP
6 năm
@ironic_haha coi thiết kế của một vài sản phẩm cùng kích cỡ và lắc não trước khi cmt đi bạn.
@QuanNDD bạn cũng lắc thử nhé. Mình xài từ 9343 tới 9350 và 9360 đây. Hiện đang xài song song 1 xps 13 và 1 xps 15 đây. Xài thoải mái chả cần xách linh tinh ổ cắm mở rộng nhé

Thứ nhất bài này nhầm lẫn cơ bản giữa XPS 13 2-in-1 (9365) (dòng Hybrid) và XPS 13 (9360) (clam shell). So với các sản phẩm tương tự thì không hề thua kém gì cả

XPS 13 có 2 USB + 1 USB C Thunder Bolt + 1 SD Card + 3.5mm kèm dãy đèn hiện Pin
XPS 13 2in1 có 2 USB C + 1 micro SD + 3.5mm + dãy đèn hiện pin
XPS 15 có 2 USB + 1 HDMI + 1 USB C + 1 SD Card + 3.5mm + kèm dãy đèn hiện Pin

mời bạn so với các dòng laptop truyền thống + laptop convertible + laptop 15 inches workstation các hãng khác xem thua chỗ nào nhé. Thua duy nhất là chỉ thua các dòng chuyên business của Lenovo Carbon vì bản chất nó là quá nhiều cổng cho doanh nhân thôi nhé.


không phải tự nhiên mà Notebookcheck bình chọn 3 dòng XPS của Dell là 1 trong những dòng không những nhiều ports nhất và còn tiện dụng cho người dùng phổ thông héng!

Mời lắc cái não trước khi comment.

Lắc xong mời bác cho vài con nào cùng hạng cân, cùng dòng có các lựa chọn ports hơn hẳn nhé.
duy61
ĐẠI BÀNG
6 năm
@ironic_haha Đang so sánh 13 vs 15 độ dày mỏng hơn nên hy sinh kết nối nhiều hơn. Vd port ethernet , hdmi, vga ko có trong khi thực tế rất hay sử dụng.
@duy61 bác xem lại bài gốc khi bác chủ topic khi kết luận dòng XPS của Dell có thiết kế rất hạn chế các cổng kết nối, đó là lí do em post.

Bác xem từ đầu là hiểu lolz
Thời lượng pin cùi quá , đc cái này mất cái kia là đặc điểm của window
Dòng cao cấp mà bàn phím ko đẹp, mặt trc dán nhin như các loại máy win rẻ tiền
Viên mỏng thì ngon
Đen trũi quá ,
hoahaihuoc
TÍCH CỰC
6 năm
@duclinh79. hahaha dán chỗ nào vậy ông kẹ
hima0494
ĐẠI BÀNG
6 năm
@duclinh79. đen trũi là sao bác? màu người ta sang vậy mà 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019