Ứng dụng bàn phím AI.type làm rò rỉ hơn 31 triệu thông tin người dùng

6/12/2017 12:13Phản hồi: 86
Ứng dụng bàn phím AI.type làm rò rỉ hơn 31 triệu thông tin người dùng
Note: ảnh mang tính chất minh họa, trong ảnh là Google Keyboard

Một nhóm các nhà nghiên cứu bảo mật tại Trung tâm An ninh Kromtech đã phát hiện ra một lượng lớn dữ liệu cá nhân, thuộc hơn 31 triệu người dùng (31,293,959) ứng dụng bàn phím ảo phổ biến là AI.type, bị rò rỉ trực tuyến. Mọi người khác có thể dễ dàng tải xuống mà không có đòi hỏi bất kỳ mật khẩu hay yêu cầu nào. Đây là lời nhắc nhở cho những anh em thường xuyên tải ứng dụng mà không xem kĩ yêu cầu nói chung cũng như những ai dùng bàn phím của bên thứ ba nói riêng.

Trong thời đại kỹ thuật số, một trong những câu nói phổ biến nhất là, nếu bạn không trả tiền, thì bạn không phải khách hàng, mà bạn là sản phẩm. Việc tải xuống ứng dụng trên smartphone ngày nay, hầu hết người dùng có thể không nhận ra nhà phát triển đang thu thập rất nhiều dữ liệu cá nhân của bạn. Rất nhiều nhà phát triển ứng dụng đang thực hiện các hành động đánh cắp thông tin người dùng và đây là một ví dụ không thể tốt hơn để anh em nhận ra điều này.
key.jpg
Ai.type được thành lập vào năm 2010, là một bàn phím trên màn hình có thể tùy chỉnh và tuỳ biến cá nhân hóa cho điện thoại di động và máy tính bảng, và đã có hơn 40 triệu người dùng trên toàn thế giới. Một cơ sở dữ liệu MongoDB đã bị định cấu hình sai, thuộc sở hữu của AI.type, startup từ Tel Aviv (Israel), đã phơi bày toàn bộ 577 GB cơ sở dữ liệu trực tuyến bao gồm rất nhiều thông tin sẽ khiến chúng ta đề phòng hơn rất nhiều mà những người dùng ứng dụng AI.type không thể ngờ tới.

"... họ dường như thu thập mọi thứ từ địa chỉ liên lạc đến cách bấm phím" - Mohit Kumar, Founder và CEO của The Hacker News and The Hackers Conference."

Cơ sở dữ liệu bị rò rỉ của hơn 31 triệu người dùng bao gồm:
  • Họ tên, số điện thoại, và địa chỉ email
  • Tên thiết bị, độ phân giải màn hình và chi tiết sản phẩm
  • Phiên bản Android, số IMSI và số IMEI
  • Tên mạng di động, quốc gia và thậm chí cả các ngôn ngữ được người dùng cho phép
  • Địa chỉ IP, cùng với vị trí GPS.
  • Liên kết thông tin liên quan đến hồ sơ truyền thông xã hội, bao gồm ngày sinh, email, ảnh. keyboard.jpg
Khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm cài đặt Ai.Type và kết quả đã khiến họ khá bất ngờ, rằng người dùng phải cho phép 'Full Access' tất cả dữ liệu của họ được lưu trữ trên iPhone thử nghiệm, bao gồm tất cả dữ liệu bàn phím trong quá khứ và hiện tại. Cơ sở dữ liệu bị rò rỉ cũng cho thấy ứng dụng bàn phím ảo trên cũng đánh cắp danh bạ liên hệ của người dùng, bao gồm tên và số điện thoại của những người liên lạc (hơn 373 triệu bản ghi được phát hiện). Các nhà nghiên cứu tiếp tục đặt câu hỏi rằng "tại sao lại muốn gõ bàn phím và biểu tượng cảm xúc thì phải cần thu thập toàn bộ dữ liệu của điện thoại hoặc máy tính bảng của người dùng?"

Ngay cả những vụ vi phạm dữ liệu gần đây, chúng ta đã thấy rằng một khi dữ liệu cá nhân của chúng ta rơi vào tay bọn tội phạm mạng, điều này sẽ rất nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Bọn mình cũng khuyên anh em nên sử dụng bàn phím tích hợp sẵn trong hệ thống nếu có thể, hạn chế dùng bàn phím bên thứ 3 vì đây là thành phần rất nhạy cảm trong hệ điều hành. Hy vọng Windows cũng sẽ sớm có bàn phím Telex tích hợp trong tương lai gần.

Tham khảo: Thehackernews
86 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhiều bến đò, biết bến nào đục trong?
laban key không biết dính không 😔
@linhatm Cài đặt->bảo mật -> quản trị viên thiết bị -> tắt. Thử rồi gỡ dc ko
hugnvn87
TÍCH CỰC
6 năm
@cauteo Bàn phím mà đòi quyền Quản trị viên thiết bị thì biết sao rồi đấy, nó full quyền truy cập thì chả có gì nó ko lấy đc
@linhatm 😃 bạn set quyền quản trị viên thì gỡ kiểu gì, haiz hước thật
Juyventus
ĐẠI BÀNG
6 năm
@linhatm Đọc comment thấy hài quá haha
La Bàn key có an toàn?
Mình thì chuyển qua Google keyboard. Đằng nào cũng bị thu thập, hãy chọn thằng mạnh nhất :v
@swordman2609 đằng nào nộp dữ liệu cho Google hoặc Táo vẫn thấy yên tâm hơn là bên thứ 3 :v
Thomas6688
TÍCH CỰC
6 năm
@swordman2609 Em thích ý kiến của bác, dầu gì cũng xài apple, google thì đưa nó luôn cái bàn phím, chứ mấy cái lôm ca lôm côm, mua máyAndroid nó bào không từ 1 thông tin nào, ớn lém :v
cứ bàn phím uy tín mà dùng...google keyboard, laban key, swiftkey còn mấy cái của bọn GO k dám xài
@anh.duong.218 Mình dùng combo Swiftkey với Gboard. Không bao h dám sờ đồ của Go nữa. Tàu làm = trộm data.
@Hoàng Ngu Sy Mấy bạn sợ hàng Tàu thì xài hàng Việt ấy, BKAV keyboard thì chuẩn hàng Việt, lại của cty phần mềm bảo mật nên yên tâm mà xài nhé. không mình thấy blackberry keyboard cũng rất ổn nếu quan tâm đến vấn đề bảo mật.
Đây là lý do em toàn xài trình duyệt, bàn phím, báo thức, quản lý danh bạ, email ... mặc định của iOS.
Giang.Vũ
ĐẠI BÀNG
6 năm
Labankey nó cũng đòi nhiều quyền quá trời. Chắc bỏ thôi, sài gg key thì không có vini, khó chịu thiệt
@dương liệt vni thì có sao đâu @@ mình vẫn gõ vni trên pc còn talex trên điện thoại nè 😁
@vinhanboy gõ VNI có cái hay của nó bác à, khi gõ tiếng anh ko bị lộn chữ, mà ngày xưa mấy bác sếp quen dùng , giờ bảo gõ telex thì chịu
obscurite
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Giang.Vũ Thằng bộ gõ nào có từ điển, đoán từ,... mà chẳng cần nhiều quyền truy cập. Quan trọng là thấy tin thằng nào thì sài thằng đó thôi.
newnick
ĐẠI BÀNG
6 năm
vào xem permissions nó yêu cầu gì là biết ngay thôi mà
lovesocnho
TÍCH CỰC
6 năm
Hầu như ứng dụng nào nó cũng lấy dữ liệu người dùng nên mỗi lần cài vào, nó hỏi quyền access làm mình rất quan ngại.
@lovesocnho Tôi vô cùng quan ngại sâu sắc vấn đề đó !!! P/S đùa chứ...quan ngại thiệt đấy.
Tớ dùng HTC, 5 năm nay dùng Gboard và SwiftKey Keyboard. Không biết mất bao nhiêu dữ liệu rồi, nhưng phải nói là 2 ông này làm bàn phím ngon. Gõ thích, còn bàn phím của HTC thì xấu, chán nhất trên đời.
Amuadi.Com
TÍCH CỰC
6 năm
Đang dùng Máy samsung Dùng bàn phím chính hãng samsung cũng ngon rồi 😃
Vịt 2019
TÍCH CỰC
6 năm
Dùng móa nó mặc định cho an toàn 😁
Dùng thẳng này thì khỏi lo lộ cái gì này 😁 Đoán từ thông minh, bàn phím dễ gõ, học từ rất nhanh, ai cần mình gửi link drive bản mới nhất cho :D
Screenshot_2017-12-07-12-06-10-433_com.UCMobile.intl.png
xuxu09
TÍCH CỰC
6 năm
@alakazam1994 Vấn đề ios ko cài đc 😆.. chứ mình mà dùng android thì làm gì phải khổ 😃
@alakazam1994 Sao mình không thấy phần cài đặt của nó ở đâu nhỉ?
@phoden Nó ở phần ngôn ngữ trong cài đặt bác ạ, không có mục cài đặt ở bàn phím đâu.
@alakazam1994 Thank bác nhé, ý em là tuỳ chỉnh của bàn phím blackberry ấy, hoá ra nhấn vào cái mic thì sẽ có phần cài đặt
Like cho câu này
@Nguyen Thanh 1998 app, web tinhte free nên member là sản phẩm 😁
@doantatthang đương nhiên, vì các trang web duy trì bằng quảng cáo và lược tương tác. Chúng ta chỉ đang giúp cho tinhte kiếm được nhiều tiền hơn thôi
@Nguyen Thanh 1998 quy luật tất yếu xã hội mà 😁
Laban keyboard thì sao nhỉ? Có ăn cắp thông tin k?
@Sao_Cung_Duoc Có nhé, thằng này cực kỳ nguy hiểm, bạn để ý khi cài các app có liên quan đến vng, như zalo trong máy bạn dùng các phần mềm greenify, không cho chạy ngầm nữa, nhưng labankey vẫn tự đánh thức nó.
Cứ bàn phím chính chủ xài thôi. Android thì gboard. iPhone thì có sẵn rồi
Swiftkey **không** yêu cầu thêm quyền gì. Bất kỳ ứng dụng nào đòi quyền không phù hợp với những gì ứng dụng làm đều cần đặt ra nghi vấn.
Mình may mắn khi dùng BB có bàn phím ngon, chuyển qua iP bàn phím vẫn ngon, chả bao giờ xài bàn phím bên thứ 3 trừ unikey hihi
xuxu09
TÍCH CỰC
6 năm
@Lê Phú Khương Ước gì iphone có bàn phím ảo của Blackberry 😆. Thèm vkl cái bàn phím vuốt vuốt ấy, chả lẽ nhảy qua android
@xuxu09 thấy bàn phím iP vẫn rất chính xác và mượt 😁 thêm gợi ý từ ngon nữa là phê
xuxu09
TÍCH CỰC
6 năm
@Lê Phú Khương Tiếng việt có mỗi tự động sửa... cái này lắm lúc bực lắm lắm nên mình toàn tắt, gợi ý từ thì ko dùng đc cho tiếng việt

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019