[Sony RX100 M5] Bộ ảnh tu viện cổ đại Phuktal ở miền Bắc Ấn Độ - NAG Hoàng Thế Nhiệm

tuanlionsg
9/12/2017 11:16Phản hồi: 61
[Sony RX100 M5] Bộ ảnh tu viện cổ đại Phuktal ở miền Bắc Ấn Độ - NAG Hoàng Thế Nhiệm
Mời anh em xem bộ ảnh Phuktal - một tu viện Phật giáo nằm ở bang Jammu và Kashmir, vùng Ladakh của miền bắc Ấn Độ. Tu viện này được xây dựng ở bên trong một chiếc hang tự nhiên, và được cho là một trong những tu viện biệt lập nhất, cheo leo trên vách đá và ẩn mình trong một khu vực xa xôi hẻo lánh. Nhưng tu viện Phuktal lại có sức hút mãnh liệt với các nhà hiền triết, học giả Phật Giáo thông tuệ, … họ đã không quản khó khăn đến thăm tu viện này trong hàng thế kỷ qua. Và ngày nay, Phugtal thu hút hấp dẫn cả giới nhiếp ảnh nữa.

Đây là bộ ảnh do NAG Hoàng Thế Nhiệm chụp và chụp bằng hai chiếc máy ảnh Compact DSC- Sony RX100 M5 và RX10 M3. Được xem bộ ảnh sau chuyến đi của anh, được nghe anh chia sẻ, mình rất cảm phục và giới thiệu anh em bộ ảnh này. Đây là một vài chia sẻ của anh về ảnh phong cảnh thiên nhiên mà anh được mệnh danh là "vua phong cảnh Việt nam":

Hình phong cảnh đẹp trước hết phụ thuộc vào thời tiết, sau đó là kỹ thuật thể hiện và thời gian đầu tư tương xứng mới có được tác phẩm đạt chất lượng. Thời tiết dù xấu cũng có cái độc đáo của nó mà người cầm máy có kinh nghiệm sẽ biết cách khai thác.

Khi tôi bị rung cảm bởi một vẻ đẹp thiên nhiên thì đó đơn thuần là một cảm xúc do thiên nhiên mang lại. Cũng như khi tôi yêu mến một địa danh, một cảnh đẹp nào đó thì tôi cũng mong muốn được chia sẻ với mọi người, để mọi người cùng thưởng thức vẻ đẹp đó như tôi.

Tu viện Phuktal là một công trình độc đáo làm từ bùn và gỗ được xây dựng ở lối vào của một hang động tự nhiên trên mặt vách đá của một hẻm núi cạnh nhánh chính của sông Lungnak (Lingti – Tsarap). Nhìn từ một khoảng cách xa, tu viện trông giống như một tổ ong khổng lồ.


DSC09686-Leh-Thiksey-monastery-India-917--RX100V.jpg


Phuktal có thiết kế và địa thế cô lập mang ý nghĩa tinh thần lớn vì đã có nhiều nhà sư ẩn cư và thiền định trong các hang động ở khu vực này.
HNH02323-Zanskar-Phuktal-gonpa-India-917-rx10III-.jpg


Cổ viện được cho là lập vào những năm đầu thế kỷ 12 bởi Gangsem Sherap Sampo, một đệ tử của Gelug founderTsongkhapa. Mặc dù tu viện được xây dựng vào thế kỷ 12, nhưng nó đã được giấu kín cho đến khi Hungaraian Alexander Cosmo de Koros đến thăm nơi này và ở lại trong giai đoạn năm 1826-1827.
HNH00710-Padum-Karsha-gonpa--India-917-rx10III.jpg

Phuktal Gompa là một trong số ít các tu viện Phật giáo ở Ladakh có tiếp cận bằng cách đi bộ. Bạn sẽ mất một hoặc hai ngày đi bộ để đến Phugtal, ngang qua hai ngôi làng nhỏ Chatang và Purne.
HNH01312-Padung-India-917-rx10III.jpg

Rất nhiều vị thánh tăng, nhà dịch thuật vĩ đại từng ngự trong chuỗi tu viện này. Vào thế kỷ thứ 12, nhiều chư vị học giả Tây Tạng sống và làm việc ở đây, nghỉ ngơi, thiền định, nghiên cứu dịch thuật và giảng dạy.
HNH01339-Padung-India-917-rx10III.jpg

Quảng cáo



Chư tôn đức Tăng già gắn bó, chia sẻ với dân làng qua những sự kiện an sinh, như các tiệc lễ cưới hỏi, ma chay, chúc thọ. . . thực hiện các nghi lễ cầu nguyện truyền thống. Dân làng cũng thường xuyên đến ngôi cổ tự để chiêm bái, cầu nguyện và học giáo lý, tham dự các lễ hội, các sự kiện đặc biệt tại ngôi cổ tự.
HNH01092-Pandum-India-917--RX10III.jpg

Chư tôn đức Tăng già cũng đã đầu tư giáo dục từ thiện, xây dựng các ngôi trường tại địa phương thung lũng Lungnak, Zanskar.
DSC09744-Leh-India-917--RX10III.jpg

Để đến được Tu Viện Cổ Phugtal mà chúng ta thấy rất huyền nhiệm bên trên, anh Hoàng Thế Nhiệm và nhóm bạn đã phải trải qua cung đường rất gian nan. Mà theo anh nói là bở hơi tai...
DSC07468-HDR-Randun-India-917-RX100V.jpg

Đường dài xa ngut ngàn, dọc theo sườn núi như vô tận. Việc mang theo đồ gọn nhẹ tối đa là cực kỳ cần thiết. Nhẹ nhất để đi được xa nhất! Nên anh chia sẻ cuối cùng thì ảnh chụp nhiều nhất là bằng cái máy ảnh nhỏ nhất mang theo RX100MV.
DSC08602-Zanskar-Padung-India-917-rx100V.jpg

Quảng cáo



Băng qua những thung lung nắng chói chang, cung đường lên ảnh luôn đẹp.
DSC08530-Zanskar-Padung-India-917-rx10III.jpg

Những dấu hiệu đầu tiên - phướn đa sắc màu đậm chất Tây Tạng - xuất hiện ở những cổ tự, nghĩa trang hay một đền thờ nhỏ nào đó. Loại phướn này có thể thấy hầu hết ở các vùng Tây Tạng Ấn Độ, Bhutal, Nepal...
DSC07423-Kagril-India-917.jpg

Vượt qua cây cầu treo khủng nhất chưa từng thấy. Có lẽ chính cây cầu treo rất dài và hiểm trở này kết nối tu viện cổ đại Phuktal với thế giới bên ngoài.
DSC08625-Zanskar--India-917.jpg

Dòng sông xanh ngọc bích tự nhiên rất lạ lùng, chiêm ngắm từ cheo leo vách núi xuống tuyệt đẹp!
DSC08723-Zanskar-Pandun-India-917-RX100V.jpg

Toàn cảnh một cầu treo qua dòng sông xanh ngọc bích huyền hoặc.
DSC08737-Zanskar-Pandun-India-917-RX100V.jpg

Bạn cần băng qua ba cây cầu như vậy, và cảnh tượng vách đá hùng vĩ cắt bởi dòng sông xanh thẳm có phần nào quên mệt mỏi.
DSC08738-Zanskar-Pandun-India-917-RX100V.jpg

Nhiều vị trí rất đẹp! Thiên nhiên tuyệt mỹ!
DSC08758-Zanskar-Pandun-India-917-RX100V.jpg

Con đường phía trước còn phải vượt qua...
DSC08778-Zanskar-Pandun-India-917-RX100V.jpg

Những vật dụng nặng thì phải thuê ngựa thồ.
DSC08772-Zanskar-Pandun-India-917-RX100V.jpg

Nhỏ bé giữa thiên nhiên và bước chân không mỏi trên dặm đường dài...
DSC08809-Zanskar-padum-India-917--RX100V.jpg

Hết sườn núi này sang sườn núi khác
DSC08871-Zanskar-India-917-rx100V.jpg

Trong những tháng hè thời tiết ấm áp hơn, các nhu yếu phẩm sẽ được chất trên lưng lừa hoặc ngựa để cung cấp cho các thầy tu sống trong tu viện Phugtal. Mặc khác, vào mùa đông, chúng lại được gửi đến qua con sông Zanskar đóng băng lạnh giá.
HNH02221-Zanskar-Padum-India-917-rx10III-.jpg
HNH02348-Zanskar-Phuktal-gonpa-India-917-rx10III-.jpg
HNH02451-Zanskar-Padung-India-917-rx10III_1.jpg

Dấu hiệu duy nhất của sự sống một nền văn minh bí ẩn là khi bạn thấy những ngôi làng xuất hiện. Người ta kể rằng những người đầu tiên đặt chân đến tu viện được cho là 16 vị La Hán – những tín đồ Phật giáo trong truyền thuyết. Ngày nay, du khách vẫn có thể nhìn thấy hình ảnh của các vị La Hán trên các bức tường trong hang động.

DSC09950-Leh-Taglangla-pass-India-917--RX100V.jpg HNH03898-Leh-India-917--RX10III.jpg HNH03451-Tsomorini-lake-India-917-rx10III.jpg HNH03387-Tsomorini-lake--India-917-rx10III.jpg DSC06697-Srinagar-India-917-rx100V.jpg

Một số ảnh khác đời thường cuộc sống trên đường trong chuyến đi
HNH00461-Kagril--India-917-rx10III.jpg HNH01176-Pandum-India-917--RX10III.jpg DSC07335-Kagril-India-917.jpg DSC07229-Kagril-India-917.jpg DSC07100-Kagril-India-917-RX100V.jpg DSC06977-Srinagar-India-917-rx100V.jpg DSC06850-Srinagar-India-917-rx100V.jpg DSC06487-Srinagar-India-917-rx100V.jpg HNH01669-Zanskar-Zangla-Padum-India-917-rx10III-.jpg


Tu viện cổ đại Phuktal:
Từ phuk có nghĩa là “hang động”, còn từ thal có nghĩa là “nghỉ ngơi”. Đôi khi người ta cũng phát âm tên của tu viện thành Phugthar. Từ thar ở đây có nghĩa là “giải thoát”, do đó tên của tu viện này có nghĩa đen là “hang động nơi một người nào đó nghỉ ngơi” hoặc “ hang giải thoát.” Trải nghiệm một phần nào trong chuyến đi hành hương về Phuktal, có lẽ là những trải nghiệm sâu thẳm nhất trong tâm hồn, ngoài những khung hình đã được ghi lại và xin chia sẻ mọi người.
61 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

binhit2604
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cái hồn của những tấm ảnh rất tốt, người có nghề chụp có khác, không như cái bài gì gọi là "bộ ảnh chim cò" gì đấy chụp bằng A9 mới đăng lúc sáng
@binhit2604 Biết chụp được con chim đang bay khó thế nào không? Canh me đã mệt, ăn dầm nằm dề, còn thiết bị để chụp, kỹ thuật nữa là cả vấn đề. Chụp được 1 con chim sẻ đi rồi hãy chê người ta.
@binhit2604 Chụp động vật tự nhiên nó công phu lắm đấy.
binhit2604
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Hiệp K CÂU ẤY DÀNH CHO BẠN CHẮC ĐÚNG HƠN, VÌ TÔI CHẲNG GHEN ĂN TỨC Ở GÌ Ở ĐÂY, TÔI CHỈ CẢM NHẬN SAO NÓI VẬY, CHẮC BẠN LÀ NGƯỜI NHÀ CỦA TG CHỤP BỘ CHIM CÒ ẤY.
@binhit2604 Tôi cũng cảm nhận sao nói vậy thôi. Nếu theo lập luận của bạn thì không khéo tôi lại nói bạn là người nhà của nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm 😃
lom_comsg
ĐẠI BÀNG
6 năm
Thiên nhiên kỳ vĩ
Bộ ảnh tuyệt kỹ
Dưới tay hoa mỹ
Tuấn sư tử mà lị
😁:D:D
@lom_comsg Có đọc bài ko hay đọc tên người đăng thôi bạn?
Mod ơi. Tấm ảnh thứ 5 có ảnh chất lượng cao không mod? Mình xin làm hình nền laptop 😃 cảm ơn mod?
Bái phục, để có được những bức ảnh thế này cho ae xem, tác giả phải bỏ ra biết bao công sức, $ ...
tgmjgm
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đến đc đó nhiếp gia cũng ko đơn giản nhỉ.
wormwon
TÍCH CỰC
6 năm
Nụ cười thật đẹp...
linhatm
TÍCH CỰC
6 năm
nhìn ảnh của NAG nó khác ngay,
đúng là kg có đầu óc nghệ thuật thì.... kg nên cầm máy, chắc về dẹp máy móc quá,
đc mở rộng tầm nhìn, đã
kietbull
TÍCH CỰC
6 năm
Con này chắc chụp ở f2.8 và focal length có dài nhất cũng không có dof?
qtgalaxy
TÍCH CỰC
6 năm
chất !
Các bức ảnh đã qua chỉnh sửa Photoshop hoặc Lightroom nên mới ra màu ảnh chất lượng đến thế!?!? 😁
Bức này mà không có PTS hay Lightroom á?!?! :eek::eek::eek:
[​IMG]
yilka
TÍCH CỰC
6 năm
@Cuong Nb Ảnh gốc đó bác, sông ở Leh có nước đá tuyết tan, dưới nắng ra chuẩn màu này hihi
hoanlkpr
TÍCH CỰC
6 năm
@Cuong Nb tại bác ít chụp ngoài thiên nhiên, nếu đúng giờ vàng thì ra màu như vậy là chuyện bình thường . Ở các vùng cao, không khí loãng nên ít hơi nước nên ảnh rất trong trẻo .
letronghuu84
ĐẠI BÀNG
6 năm
@yilka Nếu so tấm này với tấm tác giả tự sướng ở trên cầu,thì mình ko tin lắm là ảnh gốc,Tuy nhiên pts hay lg ko phải là cái tội,đẹp là được.
ptk8588
TÍCH CỰC
6 năm
ảnh rất có hồn, màu sắc cũng rất nghệ thuật.
skullofanh
TÍCH CỰC
6 năm
Toàn đất núi đá nhưng thiên nhiên thật hùng vĩ...
yilka
TÍCH CỰC
6 năm
Leh & Zanksar thì tuyệt rồi hihi mình đến chỗ này cũng kha khá lâu, hồi ng Việt còn ít đến đây 😁 chỗ quay 3 Idiots trứ danh :D

Thêm chút thông tin thôi: “Gelugpa founder Tsongkhapa” mà mod copy paste phía trên là: Đại sư Tông Khách Ba, ng khai tông lập phái của phái Hoàng Mạo Cách Lỗ - 1 trong 4 tông giáo lớn của Phật giáo Tây Tạng hihi bài viết còn non về thông tin văn hoá lịch sử, ảnh rất đẹp ^^
@nospecial Chịu khó google có hết nha bác. Từ bài của tây lẫn ta
sony.htc
ĐẠI BÀNG
6 năm
@yilka đi du lịch mình cũng chỉ thích những nơi thế này, thiên nhiên hùng vĩ, chưa bị văn minh hiện đại làm ô nhiễm
lmviet
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ảnh của bác Nhiệm thì luôn luôn đẹp thế này rồi. Đợt RX100V workshop ở Hà Nội cũng có đi xem ảnh của bác. Rất đẹp
người ở đây mặt mịn nhỉ? không thấy mụn, hay là người ta photoshop hết rồi nhỉ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019