Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Vỡ họng, tổn thương lồng ngực suýt mất mạng vì kiềm nén cơn hắt hơi

ND Minh Đức
16/1/2018 18:7Phản hồi: 51
Vỡ họng, tổn thương lồng ngực suýt mất mạng vì kiềm nén cơn hắt hơi
Đừng bao giờ kìm nén cơn hắt hơi bằng cách bịt mũi và miệng bởi bạn có thể sẽ phải nhập viện cấp cứu do vỡ cổ họng. Đó chính là điều đã thực sự xảy ra đối với một người đàn ông 34 tuổi ở Anh và ca nhập viện hi hữu này đã được báo cáo trên tập san y khoa uy tín BMJ.

Báo cáo miêu tả chi tiết tình trạng của một người đàn ông 34 tuổi tại Anh, sức khỏe bình thường. Nhưng ngay sau khi cố gắng ngăn cơn hắt hơi bằng cách bịt cả mũi lẫn miệng, ông bỗng cảm thấy cảm giác cực kỳ đau đớn trong họng. Khi được đưa tới phòng cấp cứu, bệnh nhân đã mất khả năng nói và gần như không thể nuốt. Khi chẩn đoán sơ bộ, các bác sĩ còn nghe được cả âm thanh răng rắc chạy từ cổ tới lồng ngực của bệnh nhân này.

Kết quả chẩn đoán hình ảnh sau đó cho thấy lực tạo ra từ cú hắt hơi bên trong đã vô tình chọc thủng cổ họng, cụ thể là gây tổn thương nghiêm trọng phần họng sau miệng và mũi, trước thực quản và thanh quản. Cảm giác răng rắc, bụp bụp được y học gọi là crepitus, gây ra bởi các bóng khí xâm nhập vào và cọ xát lên những mô mềm trong cổ và phần không gian giữa phổi. Tình trạng này khiến bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cổ và lồng ngực cực cao, khiến các bác sĩ tại bệnh viện phải đặt ống dẫn thức ăn và liên tục dùng kháng sinh.

May mắn thay là bệnh nhân này đã được chữa trị kịp thời và đang hồi phục. Tới ngày thứ 7, họng cơ bản đã lành đủ để tháo ống dẫn thức ăn, không lâu sau đó thì được xuất viện nhưng với cảnh báo rằng tuyệt đối đừng bao giờ “ém” hắt hơi bất cứ lần nào nữa. Tuy nhiên, không chỉ có kìm nén hắt hơi mà tình huống tương tự cũng có thể xảy ra khi cố kìm nén cơn ho, nôn ói hoặc bất cứ hành động nào có khả năng tạo nên áp lực đột ngột trong lòng mạch.

Mặt khác, việc kìm nén cơn hắt hơi không chỉ gây tổn thương đến họng và ngực mà còn có thể khiến màn nhĩ bị rách và thậm chí là vỡ mạch máu não, thường được biết tới với tên gọi phình mạch và tất nhiên là tỷ lệ tử vong cực cao. Dù vậy, các bác sĩ cho biết tình huống lần này là khá hiếm nên cũng đừng quá lo lắng, tuy nhiên, để an toàn nhất có thể thì hãy để sự hắt hơi, cơn ho,… diễn ra một cách tự nhiên và có kiểm soát bằng những yếu tố khác, thí dụ như một mảnh khăn giấy hoặc chiếc khăn mù xoa che hờ mũi miệng chẳng hạn.

Tham khảo BMJ
51 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cái này nguy hiểm thật đấy, chết chứ chẳng chơi
demax
TÍCH CỰC
6 năm
@Mã giảm giá Lazada Mình có lần đi ăn trộm nằm dưới gầm giường muốn hắt xì mà phải nhịn để không kêu thành tiếng. Sau khi đọc bài này không dám nhịn hắt hơi nữa.
micheal90
TÍCH CỰC
6 năm
@Mã giảm giá Lazada Sau này sẽ có thêm vụ, một bệnh nhân vị vỡ đại tràng vì cố ém hơi =)))
micheal90
TÍCH CỰC
6 năm
@demax Lại cứ ngỡ là bác nằm dưới gầm giường, bị chủ ngồi trên đánh rắm nên phải thò đầu ra =)))
huujohnn
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình thấy đông người là bị mũi không dám hắt hơi. Cũng may không sao. Chắc giờ không dám.
ngtrongtri
TÍCH CỰC
6 năm
@huujohnn Bác bị sao vậy? Nhịn để làm gì, hắt hơi là chuyện hết sức bình thường đâu phải vấn đề tế nhị gì đâu
Applenick
TÍCH CỰC
6 năm
@huujohnn cứ hắt một lần, bảo đảm thang máy sau này có Bác thì sẽ thoáng chỗ hơn !
haiz mình hay nhịn xì hơi trong thang máy. Thôi sau này bỏ ^^
ndta13
CAO CẤP
6 năm
Có những lúc dù muốn "ra" nhưng cũng phải nín lại không thì hậu quả khôn lường 😁
micheal90
TÍCH CỰC
6 năm
@ngtrongtri Thế thì nên "ra ngoài" đi bác =))
@ndta13 lúc đang đau bụng chạy đi tìm toilet phải hok..haha
micheal90
TÍCH CỰC
6 năm
@feeling1301 Bé về nghiên cứu lại đi, bác ấy đang nói về "bắn pháo hoa" đó 😃
@ndta13 Thì cho ra chỗ khác là đc mà, quan trọng ko phải có ra hay ko, mà ra có đúng chỗ hay ko 😆)
hắt hơi cho vi khuẩn bay bớt ra ngoài, chứ nín làm gì ? sức khỏe không quan trọng hơn là sĩ diện à ?
micheal90
TÍCH CỰC
6 năm
@A to Z Khoong nhịn, nhưng hắc hơi thế nào cho người ta tôn trọng, đừng có chỏ cái miệng vào mặt họ mà hắt hơn là được 😃
vohungcuong
ĐẠI BÀNG
6 năm
đi xe bus nín địt hoài. từ giờ đi xe bus chắc không được nín nữa 😁
Các cụ cứ ví 2 chỗ ấy như 1 là sao?
Vincent Vo
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình cũng đang bị tình trạng y hệt. Mình vốn bị đau dây thần kinh liên sườn, xung quanh vùng ngực bị đau nhói khi hắt hơi hoặc cử động mạnh, mỗi lần mắc hắt hơi mà ngực đau quá bó cơ lại là cơn hắt hơi nín giữa chừng luôn, mình lại tự hỷ mũi thay cho hắt hơi phòng khi hít phải đồ lạ mà ko hắt hơi dc 😔
minhut2222
ĐẠI BÀNG
6 năm
Thế còn nén cơn rắm có làm thủng ruột già không anh em...😆))
@minhut2222 không nên nén hoàn toàn, mà phải điều chỉnh van cho nó xả từ từ, nhưng phải nhớ tắt volume..;)) và bật chế độ tỉnh như ruồi để ko ai biết là mình.haha.;)))
t2t393
ĐẠI BÀNG
6 năm
ai cho mình hỏi mình hắc xì thường có chữ hắc chứ không xì được, mọi người thường chọc mình bảo sao không hắc xì luôn đi mà kiềm lại chi, nhưng thực tình mình hắc xì như thế thôi, thế có bị coi là kiềm nén không, chắc do cơ địa cấu tạo khác nên mình hắc xì hơi khác người.
lan1105
ĐẠI BÀNG
6 năm
@t2t393 cấu tạo có 2 cái lỗ, đẩy trên và dưới cùng lúc mới tốt nhé
:eek:
Hoang Tommy
ĐẠI BÀNG
6 năm
Theo thuyết âm mưu: "hắt hơi là có người quen nhắc đến tên mình, hoặc nhớ mình".
thớt để cái hình nền mất vệ sinh quá. Thiếu j ảnh hắt xì lịch sự.
Trước giờ cũng nhiều lần nén rồi. Mà chưa bị gì😁 Chắc giờ phải bỏ thôi😕
Rất nhiều ngườig còn bị điếc tai nữa.
Mắc ỉa nhịn có sao ko máy bác 😃😃
@nguyencuonnt Khí tụ đang điền, luyện thành công pháp. Công pháp gì thì chưa biết😁:D
amio1st
TÍCH CỰC
6 năm
@Brandon T Tịch mịch thần công sao, dồn khí dame AOE phóng xạ 1 khu vực sẻ giảm lượng người đúng gần, tăng nồng độ lưu huỳnh trong ko khí :D.
Kiem Ph○ng
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình thì hay chơi trò thở hết khí ra ngoài trước cơn hắt hơi rồi chặn lại, không cho khí vào nữa thì làm gì có áp suất mà vỡ :d

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019