Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Các nhà khoa học có thể đã tìm ra ý nghĩa đằng sau giấc ngủ

MinhTriND
26/1/2018 9:55Phản hồi: 66
Các nhà khoa học có thể đã tìm ra ý nghĩa đằng sau giấc ngủ
Vì sao chúng ta ngủ? Đó có lẽ là một trong những bí ẩn lớn nhất của cuộc sống và là đề tài nghiên cứu của không ít các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên giờ đây, các nhà khoa học dường như đã tiến gần hơn bao giờ hết trong việc tìm ra lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi nói trên. Theo một nghiên cứu mới, giấc ngủ đóng vai trò tạo điều kiện cho các quá trình “dọn dẹp” bên trong não, từ đó ngăn chặn việc nó trở nên quá tải với những ký ức mới.

Tất cả các loài động vật từng nghiên cứu cho đến nay đều được chứng minh có khả năng đi vào giấc ngủ. Thế nhưng nguyên nhân đằng sau việc này dường như vẫn đang cố tính “lẩn tránh” sự hiểu biết của chúng ta. Trong một thí nghiệm, khi không cho những con chuột ngủ, chúng sẽ chết trong vòng 1 tháng. Và khi ai đó không ngủ trong một vài ngày, họ sẽ bắt đầu bị ảo giác và có thể lên cơn động kinh.

Có một ý kiến cho rằng giấc ngủ giúp chúng ta củng cố những ký ức mới, qua cách mọi người thực hiện các bài kiểm tra tốt hơn nếu họ được ngủ ngay sau khi học. Chúng ta biết rằng, khi tỉnh táo, những ký ức mới được ghi lại bằng cách hình thành kết nối giữa các tế bào não, tuy nhiên quá trình ghi nhớ diễn ra trong khi chúng ta ngủ vẫn không mấy rõ ràng.

Bên cạnh đó, cũng có một giả thiết cho rằng giấc ngủ thực chất đã tiến hóa, cho phép các kết nối thừa trong não được ‘cắt tỉa’ bớt khi ngủ, từ đó nhường chỗ cho những ký ức mới tạo thành vào ngày hôm sau. "Giấc ngủ là cái giá phải trả cho việc học tập", tiến sĩ y khoa Giulio Tononi đến từ Đại học Wisconsin-Madison, người đã nêu lên ý tưởng này, cho biết. Trong nghiên cứu được tiến hành gần đây, các nhà khoa học được cho là đã đưa ra những bằng chứng trực tiếp nhất nhằm khẳng định lập luận của ông ấy đúng.

Nhóm chuyên gia do Tononi dẫn đầu bằng các phương pháp của mình, đã đo đạc kích thước của các kết nối hoặc các khớp thần kinh trong một lát cắt não lấy từ chuột. Họ nhận thấy các khớp thần kinh được lấy ra khi giấc ngủ đang trong giai đoạn cuối, nhỏ hơn 18% so với lúc lấy ra từ trước khi ngủ. Điều này cho thấy các đoạn kết nối giữa những tế bào thần kinh đã trở nên suy yếu đi trong giấc ngủ.


ngu-trua-tinhte.jpg

Một giấc ngủ ngon


Tiến sĩ Tononi công bố những phát hiện của mình tại Hội nghị các nhà Khoa học thần kinh châu Âu diễn ra ở Copenhagen (Đan Mạch) cách đây ít lâu. "Thông tin rất chắc chắn và tài liệu cũng khá ổn", Maiken Nedergaard thuộc Đại học Rochester, người cũng tham dự hội nghị, chia sẻ. "Đó là một ý tưởng cực kỳ nhã nhặn", theo ông Vladyslav Vyazovskiy tại Đại học Oxford (Anh)

Nếu giả thiết về việc “dọn vệ sinh” não bộ là đúng, nó sẽ giải thích cho lý do vì sao khi không ngủ vào một đêm nào thì ngay ngày hôm sau, chúng ta luôn cảm thấy khó khăn để tập trung và tìm hiểu thông tin mới. Phát hiện này ngoài việc cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ ngon sau khi học một điều gì đó, chúng ta cũng nên cố gắng ngủ ngon vào đêm hôm trước.

Chưa hết, lý thuyết trên nếu được xác nhận cũng sẽ trả lời cho thắc mắc vì sao khi giấc ngủ bị gián đoạn, chúng ta thường cảm thấy uể oải vào ngày hôm sau.

Ngày mới tươi tỉnh


Trước đây, từng có không ít các bằng chứng ủng hộ cho giả thiết dọn dẹp não bộ chính là ý nghĩa đằng sau giấc ngủ. Chẳng hạn như thông qua việc đo điện não đồ (EEG), người ta đã thấy phản ứng điện trong não bộ của con người khi bắt đầu ngày mới sau một đêm ngon giấc, thường thấp hơn ở cuối ngày, cho thấy rằng các kết nối có thể đã yếu hơn sau giấc ngủ. Và ở chuột, số lượng các thụ thể AMPA - yếu tố tham gia vào các hoạt động của khớp thần kinh thấp hơn khi chúng bắt đầu tỉnh dậy sau khi ngủ.

Những phát hiện mới trên não chuột, cho thấy các khớp thần kinh trở nên nhỏ hơn sau giấc ngủ là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy “giả thiết dọn dẹp não bộ” là một quan niệm đúng, theo ông Vyazovskiy. "Kết cấu của bằng chứng là rất quan trọng", ông nói. "Nó ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu khác".

Quảng cáo


Bảo vệ những điều quan trọng

Để nhận được những thông tin này thật sự là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, theo ông Tononi - tác giả nghiên cứu. Ông cho biết ông cùng các cộng sự của mình đã phải thu thập nhiều khối mô não nhỏ, cắt thành các lát siêu mỏng và sử dụng chúng để tạo ra các mô hình 3D nhằm xác định những khớp thần kinh. Để nhận diện được gần 7000 khớp thần kinh, nhóm nghiên cứu 7 thành viên này đã phải mất đến 4 năm.

Ngoài việc tìm ra bằng chứng để kết luận giả thiết, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện có một số các khớp thần kinh dường như đa được bảo vệ, khiến cho chúng không bị ‘vứt đi’ trong quá trình dọn dẹp của não bộ. Theo Tononi, đó là cách mà não bảo quản những kỷ niệm hay ký ức mà nó cho là quan trọng nhất.

Nguồn: NewScientist
66 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, lấy lại sức sống.
@adagioleonard Bữa nào nhìu ham mún mình cũn quẩy tầm đó, còn bt cũng 30’ P/s: bạn nào dở khoản này đọc đừng bùn nhá 😆
duyvua
TÍCH CỰC
6 năm
@ihavenothing82 Mấy bác kinh thật, mình 15 phút là hết đát 😁
@adagioleonard bác cứ vặn hết ga để đạt công suất tối đa thì tầm 30p là thánh r ạ, còn cứ ganti chạy thì biết khi nào cho xong kaka 😁
prince8882
TÍCH CỰC
6 năm
@hiepps 1-2h cũng được mà, khởi động 1h57' còn tập thực chất chỉ có 3' thì sao ? 😁
OxJade
TÍCH CỰC
6 năm
ngủ ngắn ngủ dài hay ngủ sâu gì cũng dc,miễn là đừng bị bóng đè là khoẻ.Bị bóng đè thì cho dù là ngủ 9 tiếng đi nữa sáng ra cũng uể oải :v
OxJade
TÍCH CỰC
6 năm
@Duong_Act riết nó đè ko dc nó chuyển qua chơi bịt mắt bác ạ :v
thang_1234
TÍCH CỰC
6 năm
@OxJade là sao thế bác? mình ko bị đè bao giờ chỉ có lâu lâu nửa tỉnh nửa mê ko thức dc thôi nhưng mà tí là tỉnh chứ chưa gặp ai ngồi kế bên.
OxJade
TÍCH CỰC
6 năm
@thang_1234 nếu thấy ai ngồi kế bên là bị nặng rồi bác
@OxJade Nó bịt mắt mình thì mình bóp ...à mà thôi 😃
nambeo6789
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ngủ sao cũng được đừng để ướt quần do đái dầm hay mộng tinh là được kkk
lan1105
ĐẠI BÀNG
6 năm
@nambeo6789 thím chắc phơi nệm nhìu lắm nên có kinh nghiệm
Ngủ là để nghỉ ngơi cơ thể 😁, tất cả giấc mơ đều ko thành sự thật ngay lập tức ngoại trừ "đái dầm" =))
NH Hoán
TÍCH CỰC
6 năm
@Naruto_Xboy mộng tinh nữa.
hiepps
TÍCH CỰC
6 năm
@Naruto_Xboy Hồi nhỏ ngủ mơ thấy gốc cây chuối 1 lần và dấm đài. Lớn mơ thấy vật nhau với gái vài lần và sáng dậy quần khô cứng, có mùi ngái ngái.
Ngủ cho qua ngày đoạn tháng. Hóa ra đó giờ càng ngủ lại càng nhớ dai những chuyện buồn nhỉ 😃
GiT
TÍCH CỰC
6 năm
Vì sao chúng ta ngủ?
Vì chúng ta buồn ngủ!
-------------------------
P/S: Câu trả lời dễ thế mà sao các nhà khoa học cứ đi tìm tận đẩu tận đâu...
@GiT Thế tại sao chúng ta buồn ngủ?
P/s: dốt mà cứ thích phát biểu liều, 0đ về chỗ
@pro744 Vì chúng ta ko ngủ đủ 😁
GiT
TÍCH CỰC
6 năm
@pro744 Chúng ta buồn ngủ vì chúng ta muốn ngủ... 😆
bluewind27
ĐẠI BÀNG
6 năm
@GiT kể cả khi bạn ko muốn ngủ, bạn vẫn buồn ngủ... chuối =))
Ko ngủ thì sức đâu mà mai đi ráp board với hàn linh kiện- một trong 160 ngàn công nhân cho biết!
@QLNN Cái đồ qlnn
Nhiều năm nay, tôi sống chủ yếu bằng nghề chữa bệnh mất ngủ cho thiên hạ. Mất ngủ rất đa dạng và có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ. Tựu chung lại có các nhóm nguyên nhân chính sau:
- mất ngủ tiên phát.
- mất ngủ do trầm cảm.
- mất ngủ do lo âu lan tỏa.
- mất ngủ do các bệnh loạn thần (tâm thần phân liệt).
- mất ngủ do một chất (ma túy, rượu, thuốc).
- mất ngủ do một bệnh cơ thể.
Quanh đi quẩn lại bao năm chữa chạy mà vẫn không hết người mất ngủ.
@pro744 Nên tránh các việc sau vào buổi tối:
- ăn quá no
- uống rượu, bia nhiều.
- tập thể thao nặng.
Tránh các giấc ngủ ngắn. Như vậy, người mất ngủ không nên ngủ trưa vì sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ chính.
Nên làm các việc sau vào buổi tối:
- tắm nước nóng.
- thư giãn.
- đọc sách, báo vài trang.
- xem tivi, phía trên tivi nên có 1 bóng đèn sáng.
nghia3d
CAO CẤP
6 năm
@bshuy2003 Uống rượu vô ngủ như chết luôn
Mrbin22
ĐẠI BÀNG
6 năm
@pro744 Muốn ngủ ngon thì uống nhiều rượu vô , còn giờ giấc thì bó tay......
Ethanol
TÍCH CỰC
6 năm
@pro744 Tránh cắm mặt vào màn hình máy tính hay điện thoại 1 tiếng rưỡi trước khi ngủ.
Chuẩn bị sẵn sàng trước khi ngủ ( mắc màn, gối, đèn.. ) vì cơn buồn ngủ thật sự nó chỉ đến trong khoảng 3 phút, tức là trong 3 phút này bạn cực kì buồn ngủ và đi ngủ luôn trong 3 phút này bạn sẽ có một giấc ngủ sâu và rất thoải mái. hết 3 phút vàng này bạn sec tỉnh dần và ngủ không còn ngon nhất nữa.
vohungcuong
ĐẠI BÀNG
6 năm
trong mỗi người ai cũng có một đồng hồ sinh học; nó bao gồm thời gian ngủ, ăn, .. .Nó có thể bị thay đổi bởi việc thay đổi thói quen của con người, nếu thay đổi một cách đột ngột sẽ làm cơ thể bị sốc và sẽ có những biểu hiện mệt mỏi chán nản. Việc thay đổi thời gian ngủ sẽ gây những anh hưởng nghiệm trọng đến cơ thể, có thể làm giảm tuổi thọ của con người. Vì vậy việc ngủ đúng giờ và đủ giấc rất quan trọng.

## em chỉ là thằng chém gió cấp 5, giật cấp 6 biển động nhẹ :3
Anh lý giải thế nào về việc 1 người đàn ông không ngủ 40 năm và vẫn đang ko ngủ. Đầu ông ta ko hề nổ tung và ông ta vẫn làm việc như người bình thường.
@hanunglongkaka có chắc ông ko ngủ không bạn. Biết đâu trong lúc sinh hoạt làm việc, 1 lúc nào đó đầu vào giấc ngủ không biết, kiểu vô thức đấy bác. Muốn biết được ngủ hay không chỉ có đi điện tâm đồ xem nhịp thôi. Nghe nói cá mập cũng ko ngủ bao giờ
@pro744 Đúng đấy! Không thể có chuyện không ngủ 40 năm như họ nói đâu.
Người khỏe mạnh, nam giới không được ngủ 10 ngày liên tục là hôn mê và tử vong.
Trong khoảng 30 năm làm nghề bác sĩ chuyên chữa về mất ngủ, tôi gặp vô số kẻ khoác lác. Họ là bệnh nhân mất ngủ, thổi phồng bệnh của mình. Họ luôn kêu ca rằng mấy tháng nay hoặc mấy năm nay họ không ngủ được tí gì.
Nhưng khi tôi làm điện não đồ cho họ thì vẫn thấy sóng alpha dạng thoi. Một lúc sau, nếu để họ yên tĩnh, trên điện não đồ của họ lại có thoi ngủ, nghĩa là họ vẫn ngủ. Đến khi đó họ mới thừa nhận mình ngủ, nhưng giấc ngủ ngắn, không sâu giấc và vẫn rất mệt mỏi, thèm ngủ.
@pro744 Ng đó ở vn, đã đc kiểm tra, xác minh nhé. Google ý
@pro744 Bạn và bạn dưới ý GG đi. Được xếp vào top 10 mavel của đương đại luôn hơn nữa là ... quê mình và rất nhiều người khác biết từ khi 25 năm. Nếu khoa học là đúng thì 1 ngày chợp mắt nhiu phút là đúng?
@pro744 Nông sờ dân 40 năm mất ngủ nhé ko phải 4 tờ giấy mà ai cũng xuyên dc. GG đi ko thì top 10 mavel
mrHz
CAO CẤP
6 năm
Ngủ là lúc tưởng thức hoạt động, và ý thức dừng hoạt động
mrd213
CAO CẤP
6 năm
Phải có lúc ngủ vì thức sinh ra lắm chuyện lắm 😁
vupicaso
TÍCH CỰC
6 năm
Ngủ để giải độc cơ thể đấy, hôm trước mệt, mắt mỏi, ngủ một giấc xong cảm thấy sảng khoái hẳn ra 😁
dạo này mình bị suy nhược, ngày ngủ đc có 1,5h 😔....ban đêm thì đỡ hơn, tầm đc 8h 😁
@Fbiprohj Năm nay U bao nhiêu?
Ngày ngủ 1,5 tiếng + đêm 8 tiếng = 9,5 tiếng. Dành cho 8X, 9X hoặc U20, còn U30 giảm xuống 1 tiếng tổng cộng, U40 giảm 1/2 tiếng.
diep_chi_LN
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Fbiprohj ngày mình ngủ có 6 tiếng
@diep_chi_LN Ko ăn ỉa gì na?
Để nghỉ ngơi cơ bắp và thần kinh.
Giấc ngủ có mấy chức năng chính sau:
- não được nghỉ ngơi.
- khử độc cho não và cơ thể.
- chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn (rất quan trọng với trẻ em, giúp chúng học bài).
dxkien
ĐẠI BÀNG
6 năm
Về mặt khoa học:

1 - Não hoạt động dựa vào các kết nối của thần kinh (tế bào thần kinh)
  • Khi tiếp nhận các thông tin của cuộc sống: các tế bào thần kinh sản sinh các nhánh để kết nối với nhánh của TB thần kinh bên cạnh, từ đó hình thành nên các kết nối phức tạp, nhưng có tổ chức
  • Các kết nối này là tiền đề tạo nên kiến thức, tri thức cho não bộ
  • Những thông tin mới, ban đầu (so với não bộ) sẽ tạo ra rất nhiều [tối đa] kết nối [thay vì 1 số ít] nên não cần nhiều năng lượng.
  • Các tín hiệu sau đó tiếp nhận, não có xu hướng chỉ đưa [ưu tiên] theo kết nối đã tạo ra
    => khó tiếp nhận cái mới [khó tạo kết nối khác]
  • Nếu các kết nối [ở mức tối đa này] không được tối ưu, sẽ dẫn tới tình trạng quá tải => não bộ sẽ không sử dụng năng lượng được vào tạo các kết nối khác [kiến thức], hoặc điều hòa cơ thể,...

2 - Giấc ngủ là tất yếu, tự nhiên và là tiến hóa
  • Với giấc ngủ: một vùng não ức chế các vùng ý thức khác (nhận thức, vận động), chỉ duy trì các hoạt động sống còn (tim mạch, hô hấp, phản xạ đau,...)
  • Khi não được nghỉ ngơi (vùng nhận thức,...) sẽ tạo điều kiện để các kết nối tối ưu lại: chỉ giữ các kết nối mạnh, còn lại các kết nối khác sẽ tiêu biến
  • Ngủ cũng là hồi phục năng lượng của mỗi TB thần kình cũng như làm điều hòa các kết nối, chức năng của não bộ nói chung
  • Không chỉ là giấc ngủ trong 1 đêm, mà trong một khoảng thời gian dài (tuần, tháng, năm) nếu các nhận thức, hành động không được lặp lại, các kết nối đã tạo trước đó cũng dần tiêu biến => giải thích cho việc hình thành /đánh mất các kỹ năng
Một chút về cảm xúc:
  • Cũng là cơ chế tạo nhiều các kết nối (nhiều năng lượng bỏ ra) khi lần đầu tiếp nhận thông tin mới
    => nên chung ta luôn có cảm xúc mạnh ở nhưng thứ lần đầu gặp, tiếp xúc, biết,...
  • Về sau các kết nối đã tối ưu, các kết nối ít [năng lượng bỏ ra ít, kết nối xung quanh giảm] khi tiếp xúc với thông tin cũ, cái cũ
    => cảm xúc của chúng ta sẽ không còn mạnh như ban đầu

  • ??? TÌNH YÊU có vậy không ??? :p:p:p ---> YES, no exception!

Hy vọng giúp các bạn hiểu hơn một chút về não bộ chúng ta.

P/S: mình là BS và đang nghiên cứu về sinh học phân tử, nơi mình làm [Finland] có một nhóm đang nghiên cứu về các kết nối thân kinh của não bộ, nên mình mới có những thông tin như vậy.

THÂN !!!
dutu9009
ĐẠI BÀNG
6 năm
@dxkien rất hay
hoaian2512
ĐẠI BÀNG
6 năm
@dxkien Về mặt y học thì thực sự rất phức tạp
minhanh1501
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tinh tế đăng cả cái gì thé này :v

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019