Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Thuật toán AI của Google có thể nhìn vào mắt người để chẩn đoán bệnh tim

ND Minh Đức
20/2/2018 22:51Phản hồi: 25
Thuật toán AI của Google có thể nhìn vào mắt người để chẩn đoán bệnh tim
Các nhà khoa học tại bộ phận công nghệ sức khỏe của Google vừa phát hiện ra một cách hoàn toàn mới để chẩn đoán nguy cơ bệnh tim của người dùng bằng machine learning. Bằng cách phân tích kết quả quét mắt bệnh nhân, phần mềm của Google có thể kiện toàn dữ liệu suy luận, bao gồm cả các thông tin như tuổi của mỗi người, huyết áp và cả thói quen hút thuốc, uống rượu,… Toàn bộ những dữ liệu này sẽ được phần mềm dùng để chẩn đoán nguy cơ mắc phải các chứng bệnh tim, đặc biệt là đau tim, với độ chính xác giống như các biện pháp tiên tiến nhất hiện nay.

Với thuật toán này, các bác sĩ có thể dễ dàng và nhanh chóng chẩn đoán được nguy cơ đau tim của người dùng mà không cần phải thử máu. Tất nhiên, biện pháp này vẫn còn phải trải qua thêm các thử nghiệm kiểm chứng lâm sàng khắt khe trước khi được áp dụng chính thức trên diện rộng.

Theo Luke Oakden-Rayner, nhà nghiên cứu y khoa tại Đại học Adelaide, người có kinh nghiệm trọng việc phát triển machine learning chẩn đoán bệnh, công trình lần này một lần nữa chứng minh AI có thể được dùng như một công cụ nhằm cải thiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho con người: “Chỉ cần dùng dữ liệu thu được từ một xét nghiệm lâm sàng là có thể thu được thêm nhiều thông tin hơn bất kỳ biện pháp nào mà chúng ta đang dùng. Thay vì thay thế vai trò của bác sĩ, nó sẽ mở rộng những thứ mà họ có thể làm.”

Nhóm nghiên cứu tại Google và bộ phận Verily chuyên phát triển công nghệ y học cho biết, để huấn luyện thuật toán, họ đã dùng machine learning để phân tích bộ dữ liệu y khoa của hơn 300 ngàn bệnh nhân. Trong đó bao gồm kết quả quét mắ cũng như nhiều chỉ số sức khỏe khác. Với sự hỗ trợ của phân tích deep learning và mạng thần kinh nhân tạo, các nhà khoa học có thể rút ra được những mô hình chung, xác định được các dấu hiệu có liên quan tới nguy cơ bệnh tim mạch từ dữ liệu quét mắt người bệnh.

Mặc dù ý tưởng nhìn vào mắt người để đánh giá sức khỏe tim mạch nghe có vẻ hoang đường nhưng trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tính khả thi của cách làm này. Cụ thể, phần đáy mắt có chứa đầy những mạch máu phản ánh sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Bằng cách nghiên cứu hình ảnh của hệ mạch này bằng camera và kính hiển vi, các bác sĩ có thể phỏng đoán được tình hình của bệnh nhân, từ huyết áp, tuổi tác, cho tới những thói quen hút thuốc, uống rượu,… từ đó đưa ra nhận định về sức khỏe tim mạch.


fundus_images.png
Ảnh chụp đáy mắt của con người. Bên trái là hình ảnh bình thường, bên phải là hình ảnh thể hiện cách thuật toán của Google khảo sát hệ mạch máu để dự đoán huyết áp.

Trong một thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã đưa hình ảnh của 2 bệnh nhân vào phần mềm, một trong 2 người đã từng có các biểu hiện bệnh tim mạch trong vòng 5 năm trở lại đây còn người kia thì sức khỏe bình thường. Kết quả thuật toán của Google có thể xsc định được với độ chính xác 70%. Độ chính xác này chỉ hơi thấp hơn một chút so với biện pháp SCORE vốn được dùng phổ biến hiện nay để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đòi hỏi phải thử máu và độ chính xác đạt 72%.

Nhận định trước thành tựu lần này, Alun Hughes, giáo sư tim mạch tại Đại học London cho biết cách tiếp cận của Google là có thể tin cậy bởi “từ lâu người ta đã tìm cách dựa vào võng mạc để dự đoán nguy cơ bệnh tim.” Ông khẳng định rằng trí thông minh nhân tạo có tìm năng đẩy nhanh tốc độ của các biện pháp chẩn đoán hiện tại nhưng lưu ý rằng thuật toán có thể cần phải được thử nghiệm nhiều hơn nữa trước khi đạt độ tin tưởng hoàn toàn.

Đối với Google, nghiên cứu lần này không chỉ cung cấp thêm một biện pháp hỗ trợ chẩn đoán nguy cơ bệnh tim mà nó còn minh chứng cho việc dùng AI để hỗ trợ các khám phá khoa học. Trong khi hầu hết những thuật toán dành cho y học ở hiện tại đều được phát triển dựa trên việc sao chép các công cụ chẩn đoán sẵn có (thí dụ như chẩn đoán ung thư da,…) thì thuật toán lần này đã chọn một cách tiếp cận mới để phân tích dữ liệu sẵn có. Với một lượng đủ dữ liệu, người ta hy vọng rằng trí thông minh nhân tạo có thể đưa ra những nhận định y khoa một cách sâu sắc và chi tiết mà không cần có chỉ đạo từ con người.

Tất nhiên, việc dùng AI để thay thế bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và chữa bệnh cho con người vẫn còn quá viễn tưởng xa xôi nhưng với công trình lần này của Google thì rõ ràng, ngay từ bây giờ nó đã có tiềm năng trong việc hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình làm việc, giúp việc chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân được chính xác, đơn giản và nhanh chóng hơn.

Tham khảo Theverge
25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thần Y xuất hiện. Hoa Đà tái thế gọi bằng cụ 😁
Nhiều khi các nhà khoa học cứ khoái đao to búa lớn quá. Chẳng hạn như để test yếu sinh lý, quăng cho cái phim JAV coi chừng 30p mà ko thấy động tĩnh gì là biết ngay ấy mà. 😆
@viettien_milo Nhầm bạn nhé, bật JAV 1 phút mà bắn pháo hoa mới là YSL, 30p mà chưa động tĩnh thì khoẻ lắm đấy
@habu@
TÍCH CỰC
6 năm
@thienvk Nó ko nhúc nhích sao mà khỏe được. Kiểu này là đứt dây cương rồi 😁
firestork
TÍCH CỰC
6 năm
@thienvk cái đó là xts chứ sao gọi là ysl được
@viettien_milo Hết chuyện để nói rồi à? cái gì cũng đem JAV ra so sánh vậy thôi dẹp mẹ hết mấy cái nghiên cứu khoa học với cái diễn đàn này đi, kiếm mấy trang JAV mà coi. Cái thứ CDSHT.
@thienvk 1 phút mà bắn pháo hoa gọi là xuất tinh sớm chứ ko phải yếu sinh lý bạn nhé!
Police01267
ĐẠI BÀNG
6 năm
con người tạo ra AI bằng cách nào , thực ra bàn tay trái của con người đã dự đoán trước được là AI sẽ xuất hiện , và bàn tay phải cũng đã dự đoán được là IA cũng sẽ xuất hiện và khi nào ư ? có trời mới biết . chúng ta mong 1 tương lai không xa có thể là 10 năm, 30 năm 300 năm cũng có thể là hơn và tôi tin rằng điều đó có thật
@habu@
TÍCH CỰC
6 năm
@Police01267 AI IA Thuật ngữ hay 😁
Nhìn vào biết ung thư gì, giai đoạn nào và cách chữa dứt điểm thế nào thì mới là Đệ nhất thần y
dual1
CAO CẤP
6 năm
@anhlucky2 tại thời điểm chưa tìm ra phương thuốc đặc trị thì việc dự đoán rất quan trọng, để bs có thể trị bệnh chủ động hoặc kìm hãm sự phát triển của bệnh. Vd: nếu dự đoán được ở giai đoạn đầu của ung thư thì khả năng trị bệnh rất cao.
AI lỡ sai xót phán mình bị ung thư, má ơi, trời đất sụp đổ.
Hiepsitemple
ĐẠI BÀNG
6 năm
@thanh.vohong Bạn cứ nghĩ thế này nhá, bạn không biết mình bị bệnh tim cho đến khi bị đột quỵ. Bác sỹ xét nghiệm và khám cho biết bạn bị rối loạn tim giai đoạn cuối hay gì gì đó.
Nhưng nếu có AI, với khả năng chuẩn đoán nhanh thì nó có thể xác định bạn có 60% khả năng bị bệnh tim chẳng hạn, sau đó bạn đi xét nghiệm và kiểm tra thực tế thì thấy mình bị bệnh và chữa kịp thời, tránh khỏi khả năng bị đột quỵ Tốt hơn là việc bạn không biết gì cả, người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh là vì thế. Trước đây tinhte cũng có đăng một bài dùng smartwatch chuẩn đoán bệnh tim đấy thôi, ai biết nếu không có smartwatch họ có biết mình bị bệnh tim hay không.
Cái này thì khác gì việc query 1 cái database khổng lồ ánh xạ giữa triệu chứng và bệnh tật đâu, nói AI có vẻ hơi quá.
@lupinnightvn mình nghĩ AI nó phải ứng dụng trong những thứ mới, chưa biết với nó, vd trong trường hợp này phải là quét mắt xong không tìm ra được bệnh trùng khớp triệu chứng nhưng dựa vào các triệu chứng tương tự để gợi ý ra loại bệnh. Như mình có ông bạn sống lành mạnh tập gym đều đặn kiêng rượu bia, bỗng dưng đau chân mà đi khám thần kinh xương khớp tuỷ đều không ra bệnh, ông bác sĩ mới gợi ý đi chụp cắt lớp toàn thân (ko phải mỗi chân) để xem có phải do đau ở nơi khác ko thì phát hiện ra bị ung thư. Mình nghĩ cái máy làm đc như vậy thì mới gọi là trí tuệ, Chứ quét xong tra DB ra luôn bệnh thì khác nào tra từ điển.
lupinnightvn
ĐẠI BÀNG
6 năm
@sskkb Chụp CT thì thấy rõ luôn khối u, như bác nói thì lúc đó AI chỉ có làm công việc NẾU "có khối u" THÌ bị ung thư, không có thì không bị. Công việc quá dễ dàng mà một người bình thường cũng có thể làm được thì sao gọi là trí tuệ ? Một cái máy mà đưa cơ thể con người vào chụp CT rồi tự chẩn đoán như thế thì quá dễ làm nhưng điều quan trọng ở đây là "TIỀN" và sau khi chụp CT thì bác sĩ kiểu "dễ dàng ai cũng thấy" rồi vì chi phí chụp CT rất đắt, tiền nào của nấy thôi. Bác sĩ cần thông tin, thì AI nó cũng cần thông tin nó mới chẩn đoán được chứ, cái quan trọng là AI nó có thể ghi nhớ thông tin rà soát tuần tự một cách đầy đủ, cặn kẽ và chính xác, nó không bị "quên" giống con người. Nó còn có khả năng phân tách dữ liệu thành những dữ liệu nhỏ để tăng độ chính xác đến nhiều con số thập phân. Chụp CT thì gây hại tiêu cực cho người bệnh còn quét mắt chẳng ảnh hưởng gì người bệnh, chi phí rẻ. Chỉ cần cho nó càng nhiều thông tin thì AI càng "thông minh". Con người cũng thế muốn thông minh thì phải có thông tin, lúc đó thì phải học. Bản chất AI nó cũng chỉ sống dựa vào database thôi. Thuật toán được viết ra là để sử dụng database một cách tối ưu !
@lupinnightvn Vui lòng đọc kĩ lại các kiến thức về AI, machine learning và các thuật toán như neural network, svm trước khi phát ngôn nha. Sai bét hết rồi. Tâm quan trọng của database trong AI là không sai, nhưng "Thuật toán được viết ra là để sử dụng database một cách tối ưu"=> cái này bạn tự nghĩ rồi phát biểu hay sao thế ?
@lupinnightvn Ý mình phần "trí tuệ" của ông bác sĩ không phải ở chỗ chụp CT phát hiện ra bệnh, mà ở chỗ ông ta khám chân dựa vào triệu chứng đau chân mà không ra thì ông ta nghĩ đến việc "có khả năng bị bệnh ở chỗ khác", mà bệnh ở chỗ khác thì lại nằm ngoài chuyên ngành của ông ta, nhưng ông ta có thể đưa ra lời khuyên như vậy được thì đó mới là trí tuệ. Nếu cái máy kia nếu quét mắt rồi nó tra DB không ra bệnh gì, mà nó cũng không thể gợi ý nên làm gì tiếp thì khó mà gọi là AI được.
Theo em nghĩ là thế này,những người nắm đầu công nghệ.Dự án của họ đã áp dụng lên rất nhiều người với cách đó là Ép buộc.Vậy nên các loại sóng ,hay là giác quan thứ 6,em là một người Đã trải nghiệm.Dù em tham khảo nhiều các cơ sở về tâm linh và bệnh viện khác nhau.Phải nói rằng,"họ" nhìn chúng ta như người trần thôi.Trần như nhộng luôn ấy 😃
Em thấy giả thuyết của em nó hoàn toàn hợp lý khi chúng ta sống trong môi trường gọi là "phủ sóng" toàn cầu với đủ các loại dự án chính phủ cũng như vệ tinh và trạm kiểm soát mặt đất,họ đã dùng nó lên những người tư sản,hội nhóm này,hôi kín kia cũng như đủ các kiểu người sống trên mặt đất.Em không hề coi thường mạng sống của người khác .Chắc chắn, mà chính "họ" là người đã chơi với số phận của cả tỉ người trên mặt đất này từ lâu lắm rồi,lâu và rất lâu về trước
BinBad
ĐẠI BÀNG
6 năm
Hmmm, Chỉ là soi đáy mắt mà có thể suy đoán ra được 1 hệ thống bệnh tim thì có vẻ AI phải làm việc Rất x n lần " vất vả " rồi đây 🤔.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019