Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


TẤT CẢ TỪ A-Z NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU ĐỘ (APERTURE) ĐẾN BỨC ẢNH CỦA BẠN (Part 1)

27/2/2018 9:23Phản hồi: 3
TẤT CẢ TỪ A-Z NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU ĐỘ (APERTURE) ĐẾN BỨC ẢNH CỦA BẠN (Part 1)
Bạn đã biết những gì về khẩu độ ? Bạn từng và vẫn còn muốn học và tìm hiểu thêm về nó ? Không chỉ những điều cơ bản, mà tất cả ảnh hưởng của nó tới bức hình của bạn ?

Một điều không thể nghi ngờ, đó là bạn đã từng đọc không ít những bài viết riêng lẻ ở đâu đó liên quan tới khẩu độ nhưng tôi không chắc có bất kì nguồn nào đó kết hơp tất cả chúng lại với nhau hay không. Chính vì vậy mà bài viết này của mình ra đời với mục đích duy nhất là tổng hợp và gói gọn tất cả mọi thứ về khẩu độ chỉ trong 1 bài duy nhất, ALL IN ONE !!!

Về cơ bản có thể xếp tất cả những ảnh hưởng của khẩu độ (Aperture) đến ảnh chụp thành các topic chính như sau:

1. Lượng ánh sáng vào sensor (Exposure) và độ sáng của ảnh (Brightness)
2. Depth of field (DOF)
3. Độ nét ảnh (Sharpness) và hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng (diffraction)

4. Độ nét ảnh và chất lượng lens (lens quality)
5. Hiệu ứng tia (Starburst effect) đối với những nguồn sáng mạnh
6. Mức độ hiển thị trên ảnh của bụi, bẩn sensor
7. Chất lượng của hiệu ứng làm mờ background (bokeh)
8. Sự chuyển dịch điểm lấy nét (shift of focus) trên một số lens
9. Khả năng lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu (low light)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Vài dòng về khẩu độ - Aperture

Nếu bạn chưa biết gì về khẩu độ hay f-stop, bài viết này sẽ không dễ hiểu đối với bạn. Bạn nên ra ngoài kia tìm hiểu kĩ hơn về nó rồi sau đó quay trở lại đây. Còn với những bạn đã biết rồi, mình sẽ không có ý định lãng phí quá nhiều thời gian.

Về cơ bản, khẩu độ là 1 lỗ tròn (hole) phía trước lens giúp kiểm soát lượng ánh sáng đi vào lens và camera bằng cách điều chỉnh kích thước của nó. Và mức độ kiểm soát ánh sáng đi vào đó được đánh giá qua đai lượng f-stop hay f-number ví dụ như f/1.8; f/4; f/5.6; f/16 … Bới vì chúng ta thấy nó ở dạng phân số, nên khẩu độ f/2 rõ ràng lớn hơn nhiều so với khẩu độ f/11 giống như phân số 1/2 lớn hơn phân số 1/11 vậy.

2. Lượng ánh sáng và độ sáng ảnh (Exposure; Brightness)

Quảng cáo


Ảnh hưởng có lẽ là rõ ràng nhất mà hầu hết chúng ta đều biết rõ. Bởi đơn giản, khi khẩu độ càng mở lớn lượng ánh sáng đi vào lens và camera càng nhiều, và ảnh thu được sẽ càng sáng (Tất nhiên chúng ta cũng biết không chỉ khẩu độ quyết định đến lượng ánh sáng đi vào này bởi còn 2 yếu tố nữa là ISO và tốc độ màn trập). Hiệu ứng sẽ được thấy rõ nhất khi được chụp ở chế độ Manual (M mode), khi đó dễ dàng nhận ra rằng độ mở khẩu f/2 sẽ cho ảnh sáng hơn nhiều so với khẩu độ f/16.

1.jpg

3. Depth of Field (DOF)


Dof hay độ sâu trường ảnh (hoặc vùng ảnh nét) là một khái niệm rất quan trọng và cũng thường gặp trong nhiếp ảnh. Nó được hiểu một cách đơn giản nhất là vùng ảnh sắc nét trong một bức hình. Và khẩu độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị DOF này. Cụ thể, khẩu độ càng lớn (chỉ số f-stop nhỏ), giá trị DOF càng nhỏ hay mỏng và ngược lại. Xem ảnh dưới để thấy sự khác nhau về vùng nét của ảnh ở độ mở khẩu f/4 và f/32.

2.jpg

Ảnh hưởng này tỏ ra cực kì quan trọng trong việc đạt được hiệu ứng xóa phông, làm mờ background trong nhiếp ảnh và giúp chúng ta hiểu tại sao muốn đạt được hiệu ứng xóa phông tốt (chụp chân dung) chúng ta lại cần những độ mở khẩu lớn như f/1.8… còn trong nhiếp ảnh phong cảnh những độ mở khẩu nhỏ f/11; f/16… lại được sử dụng.

Quảng cáo


4. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng (NXAS) – Diffraction

Ở phần 3 nói về DOF, chúng ta biết rằng trong nhiếp ảnh phong cảnh chúng ta sẽ muốn vùng nét của ảnh càng lớn càng tốt. Vậy nên tốt nhất là nên thiết lập ở những khẩu độ nhỏ nhất như f/22 hay f/32, điều này có đúng không ???

Câu trả lời rất tiếc là KHÔNG. Bởi đơn giản đó là vì hiện tượng NXAS.

Sâu hơn về vấn đề này cũng như cách khắc phục, các bạn có thể xem thêm ở bài viết này:
https://tinhte.vn/threads/khep-khau-cang-nho-anh-se-cang-net-khong-boi-vi-diffraction.2709308/

5. Độ nét ảnh và sự sai lệch của lens (Lens Aberrations)

Vấn đề này khá là thú vị. Chúng ta luôn mong muốn rằng chụp được những bức hình càng nét càng tốt. Một trong số những yếu tố để làm điều đó là giảm tối thiểu sự sai lệch do lens gây ra. Và đơn giản sự sai lệch lens (Lens Aberrations) chính là những vấn đề về chất lượng ảnh do lens gây ra. Trong nhiếp ảnh, rất nhiều lỗi xảy ra đến từ người chụp như out nét, đo sáng sai, bố cục sai… nhưng vấn đề sai lệch lens thì không liên quan gì tới người chụp mà hoàn toàn do thiết bị gây ra. Nó xảy ra ở tất cả mọi lens và ít hay nhiều tùy thuộc vào các lens khác nhau. Những vấn đề nó gây ra có thể gồm: màu sắc sai lệch; ánh sáng mờ hoặc nhòe, ít sắc nét ở 1 số vùng ảnh…

Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu vì sao lại có hiện tượng này để có thể khắc phục. Lí do điều này xảy ra có thể được giải thích ngắn gọn là bởi việc thiết kế và sản xuất lens. Thực tế, việc thiết kế lens là vô cùng khó khăn và đòi hỏi rất cao. Khi nhà sản xuất muốn hạn chế vấn đề này, vấn đề khác sẽ lại xuất hiện. Vậy nên những thiết kế lens hiện đại ngày nay ngày càng tỏ ra vô cùng phức tạp. Thực tế cũng cho thấy, rất nhiều lens ngày nay là không hoàn hảo. Chúng có xu hướng làm việc tốt ở vùng trung tâm của ảnh nhưng kém hơn ở vùng rìa ngoài hay các góc. Lí do cũng đơn giản bởi việc thiết kế lens ở vùng ngoài và góc là cực kì khó, khó hơn rất nhiều vùng trung tâm lens. Xem ảnh dưới để thấy cấu tạo của một hệ thống lens.

3.jpg

Và đến đây chúng ta cũng đã nhận ra được vai trò của khẩu độ. Khi khẩu độ mở nhỏ như f/5.6, nó sẽ ngăn cản (block) các ánh sáng đi vào vùng rìa ngoài của lens và hạn chế được ảnh hưởng của sự sai lệch do lens gây ra so với những khẩu độ lớn như f/1.8. Vậy nên khi không xét đến yếu tố DOF, ảnh chụp ở f/5.6 tỏ ra sắc nét hơn ở f/1.8 trong cùng điều kiện, đó là bởi việc giảm thiểu được sai lệch do lens gây ra.

Cuối cùng, làm sao để có thể cân bằng tất cả các yếu tố nhiễu xạ ánh sáng, sai lệch lens hay dof ??? Thông thường người ta khuyến cáo, nếu không phải những mục đích đăc biệt, ảnh cho rõ nét nhất ở độ mở khẩu khoảng f/4; f/5.6 hoặc f/8 (cần check lại trên mỗi máy). Tất nhiên bạn có thể đầu tư nhiều đô-la vào những lens hoàn hảo để có thể chụp được ở bất kì khẩu độ nào bạn muốn 😆))))

To be continued...

(Theo Spencer Cox từ photographylife)
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nay mới biết cái này
Ý Anh
ĐẠI BÀNG
6 năm
hóng ké với ạ
có thời gian mình sẽ post nốt part 2. cũng sẽ sớm thôi 😆)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019