Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Mời tham dự sự kiện thương mại điện tử Việt Nam VOBF 2018 diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội

ND Minh Đức
13/3/2018 11:18Phản hồi: 10
Mời tham dự sự kiện thương mại điện tử Việt Nam VOBF 2018 diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội
VOBF là sự kiện thường niên do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017 và đã thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng. Nối tiếp thành công đó, VOBF 2018 tiếp tục được tổ chức tại Hà Nội vào 14/3 và TP.HCM vào 16/3 sắp tới. Với sự góp mặt của hơn 2500 đại biểu, trên 25 thương hiệu lớn trong và ngoài nước như Amazon, Nielsen, US-ASEAN, Zalo, Napas, Vinaphone… đây được xem như một trong những sự kiện thương mại điện tử với quy mô lớn nhất nước ta. Qua đó vẽ lên bức tranh toàn cảnh về tình hình thương mại điện tử đã và sẽ trong tương lai.

Thông tin Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử 2018
Tại Hà Nội:
* Thời gian: 8h00 - 17h00 thứ Tư, ngày 14/3/2018
* Địa điểm: CTM Palace, 131 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, HN
Tại Tp Hồ Chí Minh:
* Thời gian: 8h00 - 17h00 thứ Sáu, ngày 16/3/2018
* Địa điểm: Capella Nguyễn Kiệm - 3 Đặng Văn Sâm, P9, Q. Phú Nhuận

- Website sự kiện: https://vobf.vecom.vn/

Tại sự kiện, khách tham dự sẽ được nghe đại biểu tham dự trao đổi về thông tin, xu hướng và giải pháp trong nhiều lĩnh vực liên quan tới thương mại điện tử như tiếp thị, chuyển phát, thanh toán, công nghệ, khởi nghiệp, đầu tư nước ngoài… Đồng thời đây cũng là dịp các doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh định hướng kinh doanh trực tuyến trong năm 2018 và giai đoạn tiếp theo, từ đó thúc đẩy họp tác kinh doanh giữa hai hay nhiều bên.

Một số chủ đề được đánh giá là sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo khách tham dự có thể kể tới như: Sức mạnh của người tiêu dùng kết nối trong nền kinh tế số ra sao do Đại diện Nielsen trình bày, Giải pháp đưa thương hiệu Việt vươn tới toàn cầu với những chia sẻ trực tiếp từ đại diện Amazon, Chính sách quản lý thuế đối với thương mại điên tử? - Đại diện Tổng cục Thuế, Kinh tế chia sẻ: cạnh tranh hay hợp tác? - Đại diện US-ASEAN Business Council, Những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo, Blockchain... sẽ tác động thế nào tới thương mại điện tử,…


Tương phản với lợi ích tiềm tàng của blockchain cũng như sự sôi động của thị trường kinh doanh tiền số, Việt Nam chưa có chính sách cởi mở, rõ ràng để khai phá các lợi ích này và giảm thiểu rủi ro. Trong trường hợp tiền số, chính sách của Việt Nam về cơ bản là cấm phát hành, cung ứng và sử dụng thay cho khuyến khích hay thử nghiệm. Hơn thế nữa, theo quy định tại Bộ luật hình sự, từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một tín hiệu tích cực là ngày 21/8/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Một trong các mục tiêu của Đề án là các đề xuất chính sách và pháp luật không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử.
Sự ủng hộ của cộng đồng đối với công nghệ blockchain nói chung và tiền số nói riêng rất quan trọng. Harvard Business Review đã đề xuất một trong các bước đầu tiên để các tổ chức và doanh nghiệp đầu tư vào blockchain là sử dụng bitcoin như một kênh thanh toán bổ sung, qua đó bắt buộc mọi phòng ban như công nghệ thông tin, tài chính, kế toán, bán hàng, tiếp thị… phải học hỏi và xây dựng năng lực tiếp cận công nghệ mới.
Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đề xuất Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng những lợi ích của công nghệ blockchain, đồng thời không nên quản lý tiền số một cách đơn giản là cấm, sau đó xử lý các hành vi vi phạm. Trong giai đoạn quá độ chờ các văn bản pháp luật mới theo kế hoạch của Đề án trên, nên quản lý tiền số bằng các biện pháp phù hợp với kinh tế thị trường. Chẳng hạn coi tiền số là một loại tài sản “ảo” phù hợp với quy định về tài sản trong Bộ luật dân sự và quản lý chặt chẽ đối với mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh, mua bán tiền số, đặc biệt là quản lý bằng công cụ thuế. Đề xuất này sẽ được đưa ra tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử VOBF diễn ra tại Hà Nội ngày 14/3/2018 và Tp. Hồ Chí Minh ngày 16/3/2018. Nhiều chủ đề nóng khác như quản lý thuế đối với thương mại điện tử, xuất khẩu trực tuyến hay kinh tế chia sẻ cũng sẽ được thảo luận tại diễn đàn này.

Ảnh hưởng to lớn từ hoạt động của các hãng Uber và Grab khiến cho khái niệm kinh tế chia sẻ được nhắc tới nhiều tại Việt Nam. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) ủng hộ quan điểm coi kinh tế chia sẻ là việc tiến hành giao dịch với sự hỗ trợ của các nền tảng số (digital platform) trên cơ sở lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận giữa các cá nhân hay tổ chức sẵn có hoặc dư thừa các nguồn lực như tài sản, hàng hóa hay dịch vụ với bên có nhu cầu tiêu dùng những nguồn lực đó. Theo cách hiểu hẹp, kinh tế chia sẻ giới hạn ở giao dịch phi lợi nhuận giữa cá nhân với cá nhân. Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab coi kinh tế chia sẻ là một trong những nền tảng (deep shift) của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thực tiễn cho thấy hoạt động của Grab hay Uber ở Việt Nam trong vài năm qua xa rời mô hình kinh tế chia sẻ, đặc biệt là theo nghĩa hẹp của khái niệm này. Nhiều lái xe là những lái xe chuyên nghiệp, hoạt động kinh doanh toàn thời gian. Có những người đầu tư phương tiện để kinh doanh. Rất ít người kết hợp chuyến đi của mình với hành khách có cùng hành trình để tối ưu chi phí và tăng hiệu quả xã hội. Với thực tiễn hoạt động như vậy, có thể coi Grab hay Uber là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ taxi công nghệ (khác biệt với các hãng taxi truyền thống ứng dụng công nghệ ở mức thấp và kém hiệu quả).
Trong khi đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của người dân về tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, cũng như xu hướng sử dụng thiết bị di động thông minh, sau hai năm thí điểm chưa có bằng chứng rõ ràng về việc đạt được mục tiêu xã hội là góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông đô thị thông qua việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng xe ô tô.
Các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải, cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, lao động, thương mại điện tử và thuế cần sớm xác định rõ ràng mô hình hoạt động của các doanh nghiệp như Grab và Uber có thực sự tuân theo mô hình kinh tế chia sẻ hay không, từ đó có các chính sách vĩ mô phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế chia sẻ ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Trong khi sự chú ý đối với kinh tế chia sẻ dồn nhiều vào lĩnh vực vận tải hành khách thì mô hình kinh tế này trong lĩnh vực kinh tế khác, bao gồm du lịch, chưa nhận được sự quan tâm cao của các cơ quan quản lý nhà nước lẫn truyền thông. Trong khi hoạt động cho thuê phòng qua Airbnb đã khá phổ biến thì còn nhiều cách khác để triển khai du lịch theo mô hình kinh tế chia sẻ. Chẳng hạn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, trong cuộc họp ngày 26/12/2017 đã gợi mở phát động phong trào sinh viên, hoặc người lớn tuổi làm hướng dẫn viên du lịch tình nguyện. Đây là ý tưởng hay để triển khai những lợi thế của kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch.
Kinh tế chia sẻ là chủ đề sẽ thu hút sự quan tâm cao tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử (VOBF) do VECOM tổ chức tại Hà Nội ngày 14 tháng 3 và Tp. Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 3 năm 2018 https://vobf.vecom.vn/. Ngoài chủ đề này, Diễn đàn sẽ thảo luận nhiều chủ đề được cộng đồng kinh doanh trực tuyến quan tâm như quản lý thuế đối với thương mại điện tử, công nghệ blockchain và tiền số, trí tuệ nhân tạo…
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sir Thuan
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ae cho mình hỏi là đc vài cửa free đúng ko nhỉ
Mình chỉ quan tâm đến anh Amazon thôi. Không biết khi nào chính thức triển khai tại Việt Nam
Sự kiện lớn vậy mà không có quà cho khách tham gia, không bốc thăm gì. vô nghe mấy ông xl như nghe làm sao để giàu, làm sao kiếm 1 triệu usd... phan sào nam, trầm bê, bầu kiên... cũng diễn thuyết nhiều lắm xong giờ đều bóc lịch. việc mình thì mình làm chứ nghe mấy đứa này nói cũng ko giàu được trừ khi lừa đảo, tham nhũng, nhà có tiền sẵn, quen biết chạy chọt hoặc lấy được con vợ nhà giàu con 1
Thèm khát một cái dịch vụ như Amazon.. Uy tín nhanh gọn...hàng chất lượng... Chắc còn xa lắm
TTmeoden
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đến free đúng không bác top?
kungfu9
CAO CẤP
6 năm
Hết bà nó vé rồi...thôi hẹn vậy
binbinkuta
ĐẠI BÀNG
6 năm
cứ thế đến có dc k nhỉ // mà chắc có vé chưa k thì loạn ak
Vào mua thử vé xem online. Thanh toán xong bắt chụp chứng minh nhân dân và cả thẻ tín dụng che bớt thông tin. Làm chi lăng nhằng vậy hong biết. Vé online mà còn như vậy.
bapcay
ĐẠI BÀNG
6 năm
không có mất phí mà đc nghe miên phí thì sẽ đống
mong chờ hy vọng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019