Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Ảnh Magnum về 15 năm nhìn lại cuộc chiến Mỹ - Iraq

Đậu Hoa
14/4/2018 18:24Phản hồi: 276
Ảnh Magnum về 15 năm nhìn lại cuộc chiến Mỹ - Iraq
Đôi khi những bức ảnh không cho ta câu trả lời ngay thời điểm chụp. Khi rà soát, sắp xếp chỉnh sửa và chọn lọc, ta mới tìm ra câu trả lời. Đó là sự nhạy bén trong nghề nghiệp mà có lẽ phản xạ ghi lại hình ảnh trước khi trí óc ta kịp hình dung ra nó. Nhìn lại lịch sử, Mỹ cũng đã tấn công Iraq vào đúng thời điểm này 15 năm trước. Những hậu quả trong cuộc chiến cũng như sau đó đã được ghi lại qua 2 dự ánh ảnh của hai nhiếp ảnh gia thuộc tổ chức Magnum: Moises Saman Peter van Agtmael đã đặt ra những góc nhìn khác nhau về cuộc chiến tranh giữa Mỹ- Iraq.

11.jpg
Bệnh viện Phi chính phủ khẩn cấp ở Erbil, xử lý thương vong từ trận Mosul. Elham, 10tuổi, chấn thương nặng đã xâm nhập bụng và xương đùi. Cô đang chơi với một y tá người Ý, người đã cố gắng giữ tinh thần của bệnh nhân tốt hơn. Erbil. Iraq (Kurdistan). Năm 2017. © Peter van Agtmael | Ảnh Magnum


Tháng 3 năm 2003, Mỹ đổ bộ vào Iraq bất chấp sự ngăn cản của LHQ nhằm lật đổ chính quyền độc tài Saddam Hussein. Moises Saman đã có 16 năm ở Iraq từ những ngày đầu Mỹ đổ bộ cho đến những cuộc tấn công gần đây của tổ chức ISIS vào đất nước này. Peter Agtmael làm việc tại Iraq từ năm 2006, anh tham gia nghiên cứu về hậu quả chiến tranh tại đây, năm 2014 anh trở thành nhiếp ảnh gia tự do, sống như người lưu vong tại đây để hoàn thành dự án ảnh của mình về hậu quả chiến tranh.

nn11483531-overlay.jpg
Một gia đình di tản chạy trốn khỏi thị trấn vừa chịu đợt tấn công của ISIS, họ đang sống giữa những đống đổ nát của một khu chung cư tại Ramadi. Ramadi. Iraq. Ngày 14 tháng 7 năm 2016. © Moises Saman | Ảnh Magnum


nn11483525-overlay.jpg
Một cô gái đi chợ ở huyện AL-Aziziyah của Ramadi. Ramadi. Iraq. Ngày 14 tháng 7 năm 2016. © Moises Saman | Ảnh Magnum


Cả hai đến đây với những hoàn cảnh khác nhau, song kết quả họ đều nhận ra những giá trị giống nhau sau cuộc chiến. Saman tham gia cuộc chiến như một phóng viên chiến trường, rồi anh bị cuốn vào cuộc chiến bởi một sức hấp dẫn vô hình. Ở đó anh đã gặp và kết hôn với vợ là người Kurd, Iraq.

nyc81890-overlay.jpg
Thanh niên nổi dạy tấn công lính Mỹ. Cậu bị đánh vào mặt bằng báng súng, tay bị khoá chặt phía sau, nhưng đôi mắt vẫn đằng đằng sát khí. Phòng bên là mọt người phụ nữ cùng con gái đang nằm rên sợ hãi. Lính Mỹ đã được điều vào lục soát căn nhà, không tìm thấy vũ khí nào cho đến khi đội dò mìn đã phát hiện dấu hiệu của boom. Một vụ khủng bố xảy ra, một lính Mỹ bị thương, một quân nổi dạy bị thiệt mạng.
© Peter van Agtmael | Ảnh Magnum


Van Agtmael thì bị lôi cuốn bởi Trung Đông từ sau sự kiện 11/9. Anh chọn công việc ghi lại những hình ảnh người Iraq, người Syri hay người Afganistan để tìm ra mối liên hệ đến cuộc chiến tại Iraq. Ban đầu anh làm cho quân đội Mỹ, sau này anh đứng về phía thường dân Iraq Syri nhằm lên án những hành động bạo lực từ phía Mỹ.

nyc81898-overlay.jpg
Những lỗ đạn in lại trên tường sau một cuộc tấn công đêm của quân nổi dạy Iraq nhắm vào quân đội Mỹ. Một lính Mỹ vừa vị thương đang được mang đi cấp cứu. Mosul, Irac. 2006. © Peter van Agtmael | Ảnh Magnum


nyc107716-overlay.jpg

Quảng cáo


Mahmoud Khalid, 16 tuổi, vết thương trên vai của cậu do thủy tinh và mảnh vụn bắn vào khi cậu đang ăn sáng tại nhà, gần nơi xảy ra một vụ đánh bom xe hơi ở quận Mansour ở Baghdad. Vụ tấn công giết chết ít nhất 5 người và hàng chục người khác bị thương, gây thiệt hại cho các ngôi nhà trong khu phố. Bada, Iraq. Ngày 19 tháng 9 năm 2010. © Moises Saman | Ảnh Magnum

“Đây là một xã hội với những phẩm chất đáng ngưỡng mộ, bạn hầu như không thể thấy được điều đó từ góc nhìn ngoài cuộc. Những hiểu biết lệch lạc về nơi đây là minh chứng cho sự thất bại của cuộc chiến này”
Van Agtmael
Cảm thấy rằng đây là cuộc chiến sai lầm từ phía Mỹ, Agtmael quyết định ở lại đây với mong muốn làm được điều gì đó cho người dân bản địa. Anh nghiên cứu hậu quả chiến tranh và phơi bày tội ác của Mỹ thông qua dự án ảnh của mình.

nn11511225-overlay.jpg
Chân dung của một cô bé Yazidi. Bashiqa, Iraq. Năm 2017. © Peter van Agtmael | Ảnh Magnum


Với Saman, cuộc chiến không chỉ từ góc nhìn khách quan của một nhà báo, một nhiếp ảnh gia, mà còn từ góc nhìn chủ quan, khi 1 phần gia đình anh sinh ra và lớn lên tại nơi đây.

"Nó không hề tốt cho những mối quan hệ của bạn, nhưng nó tốt cho sự nghiệp của bạn. Không ai biết chiến tranh kéo dài bao lâu, nhưng nếu bạn bước chân vào cuộc chiến, nó như một xoáy nước, hút bạn mắc kẹt ở đó, cuộc chiến sẽ trở thành cuộc sống của bạn."

Quảng cáo


Moises Saman.

nn11511164-overlay.jpg
Bên trong tòa nhà do ISIS phóng hoả. Qaraqosh, Iraq. Năm 2017. © Peter van Agtmael | Ảnh Magnum

nn11435435-overlay.jpg
Những phụ nữ lớn tuổi tử chối những yêu cầu giúp đỡ di tản trong trận chiến Telskuf, họ muốn ở lại ngôi nhà của mìh, Iraq. 2015. © Peter van Agtmael | Ảnh Magnum

Dù tham gia cuộc chiến trong hoàn cảnh nào, sự tàn khốc của chiến tranh đều để lại những ảnh hưởng xâu sắc cho người dân bản địa, bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân mỗi nhân chứng lịch sử. Tất cả họ đều trưởng thành với nhận thức sâu xa :"Chiến tranh là một tội ác"

nn11483414-overlay.jpg
Bàn học dùng như một rào chắn bên trong một trường tiểu học ở Fallujah. Nơi đây đã được ISIS sử dụng làm cơ sở của tòa án và trại giam. Fallujah, Iraq. Ngày 20 tháng 7 năm 2016. © Moises Saman | Ảnh Magnum


nyc129312-overlay.jpg
Abu Zacharia, một cựu lãnh đạo nổi dậy Sunni hiện nay là một phần của phong trào tuyên giáo Sunni. Kharma, Iraq. Ngày 16 tháng 6 năm 2008. © Moises Saman | Ảnh Magnum

nn11506468-teaser-story-big.jpg
Thường dân Iraq chạy trốn cuộc chiến tại phía tây của Mosul tụ tập tại một vị trí quân đội Iraq ở ngoại ô thành phố. Mosul, Irac. Ngày 8 tháng 3 năm 2017 © Moises Saman | Ảnh Magnum


Đôi khi những bức ảnh không cho ta câu trả lời ngay thời điểm chụp. Khi rà soát, sắp xếp chỉnh sửa và chọn lọc, ta mới tìm ra câu trả lời. Đó là sự nhạy bén trong nghề nghiệp mà có lẽ phản xạ ghi lại hình ảnh trước khi trí óc ta kịp hình dung ra nó. Và chiến tranh là một vòng luẩn quẩn khổng lồ, để những hình ảnh 15 năm trước ở Iraq có thể sẽ là những ảnh của Syri ngày hôm nay.


Nguồn: magnumphotos
276 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

dutu9009
ĐẠI BÀNG
6 năm
không thực sự xuất sắc lắm
MoNoJi
CAO CẤP
6 năm
@anhhung_245 Người ta nêu ý kiến rất bth thì vào lăng mạ thậm tệ, ai mới là trẻ trâu đây?
khangnhien
ĐẠI BÀNG
6 năm
@dutu9009 Đồng ý với bạn. Ảnh không thật sự xuất sắc lắm.
tmn123
CAO CẤP
6 năm
@dutu9009 không xuất sắc về mặt nào?
khangnhien
ĐẠI BÀNG
6 năm
@tmn123 Theo mình, ảnh xuất sắc là ảnh bắt được khoảnh khắc rất khó tìm lại. Ảnh càng xuất sắc càng khó có thể chụp lại không gian đó, con người đó, sự kiện đó. Trong loạt ảnh trên, ngoài tấm ảnh đôi mắt giận dữ của thanh niên thì những tấm ảnh khác là bình thường. Ngoài ra, theo mình, tấm ảnh càng xuất sắc càng nhiều thông điệp ý nghĩa mà ko nhất thiết phải kể lể trong phần chú giải. Tóm lại (1) phóng viên chụp những tấm ảnh này cho chúng ta thấy một góc nhìn chân thực - xin cảm ơn phóng viên, (2) ảnh không xuất sắc - không có nghĩa là ảnh xấu - mà người xem mong muốn được nhiều hơn, (3) cái đẹp - cảm nhận là rất chủ quan, (4) nhiều bạn cứ luôn phán xét cảm nhận của người khác - điều này là ko thể- cũng là lý do mình thể hiện quan điểm khi xem loạt ảnh này (5) mình xem và học hỏi bằng nhận xét, nghe nhận xét, đọc nhận xét của mình và của người khác! Cảm ơn!
PhuongCrab
TÍCH CỰC
6 năm
Nhớ ngày đó còn đi học cấp 3, tối hay xem thời sự với bố. Hôm đó thời sự phát cái cảnh ông bên ngoại giao Mỹ giơ 1 cái lọ bé tí lên, rồi sau đó cả thế giới biết đó là 1 sự giả dối trắng trợn của đế quốc. I hate war.
dat225
TÍCH CỰC
6 năm
@TakaVainglory Về chích thuốc ngay điiiiiiii
@PhuongCrab Đồng ý với bạn đó là sự giả dối trắng trợn của Mỹ và đồng minh!
@PhuongCrab Sao tới già mà vẫn còn ngây thơ vậy? Bạn nhớ cái mà bạn nhìn thấy trong VTV và bạn tin vào điều đó sao?

Cái thứ người ta giơ ra là có kèm 1 bản báo cáo dày hàng trăm trang đi kèm đấy.
supersheep
TÍCH CỰC
6 năm
@nonut @nonut lên mạng tìm hiểu Bolivia đem cả cái đó ra phê phán ngay tại LHQ nhé. Và Mỹ đã thừa nhận lọ đó giả rồi nhé. Nhân tiện con gái đại sứ Mỹ tại Iraq còn giả là trẻ em Iraq kêu gọi Mỹ hay tới cứu chúng tôi =)).
Đem đau thương cho đất nước người ta
Cũng vì hủ bột giặt omo mà tan hoang
phamthach123
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Bão Sài Gòn Là sao bạn giải thích với
hunglinh8989
ĐẠI BÀNG
6 năm
@phamthach123 chắc bác ý đang nói đến cái lọ trắng mà mỹ giơ tại LHQ 😁
@phamthach123 Cái lọ omo mà Bush nói vũ khí sinh học.. Rồi bùm bùm.. Cái hội liên hợp quốc toàn bù nhìn.. Ai đúng ai sai ko biết.. Dân iraq chịu đòn thay
vsphere
TÍCH CỰC
6 năm
@Bão Sài Gòn Tưởng đoa là lọ trung tình của Collin powel?
@vsphere Ha ha chuẩn
pinatsu
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đừng nói xấu chế độ dân chủ chứ, người ta đi ban phát dân chủ và giải phóng quốc gia khỏi chế độ độc tài mà :v Nói thế iHiệp lại buồn :v
@pinatsu Cu này không sống VN
QuangTKHD
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mỹ là nước sản xuất vũ khí phải tạo ra chiến tranh để kiếm chác thôi, dầu mỏ, vàng, đồ cổ,...mà Trung Đông thì màu mỡ quá rồi. 300 năm lịch sử gây ra bao nhiêu cuộc chiến?
lackentattoo
ĐẠI BÀNG
6 năm
@QuangTKHD sơ sơ cũng ko dưới 200 lần phát lệnh tấn công!
nghe nói tấn công vì hòa bình nhân loại.
Fibbo
TÍCH CỰC
6 năm
Vì sao Mỹ đánh Irag, không phải vì lo một chế độ độc tài tàn sát nhân dân, ko phải vì vũ khí hóa học ( sau này ko tìm thấy 😁 ) mà vì ở Irag có tOILet :D
@Fibbo Sắp tới là Syrioil :v
@Blitzwaffen Đánh ViNa vì lúa gạo. Mà bọn chúng không ăn gạo lên tự nhận thua. Ha ha

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019