Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết bằng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại Nha Trang

Hassler
12/5/2018 10:27Phản hồi: 28
Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết bằng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại Nha Trang
Chắc các bạn không lạ gì về căn bệnh sốt xuất huyết rồi, bệnh này hiện lưu hành theo mùa mà cao điểm là vào tầm tháng 7 đến tháng 10 ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, nhưng phổ biến hơn ở khu vực phía Nam, cá biệt vài năm gần đây ngoài Bắc cũng đã có nhiều tỉnh thành có dịch lớn. Bệnh này do virus Dengue gây ra và lây truyền từ người sang người qua trung gian là muỗi vằn Aedes (trong đó loài Aedes aegypti đóng vai trò chủ yếu). Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đang nỗ lực nghiên cứu phát triển một phương pháp mới nhằm kiểm soát và phòng bệnh Sốt xuất huyết một cách tự nhiên, an toàn và duy trì lâu dài, đó là sử dụng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia.

Dự án Hướng tới Loại trừ Sốt xuất huyết tại Việt Nam thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, hiện đang phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Khánh Hoà triển khai thí điểm phương pháp mới này tại xã Vĩnh Lương, thuộc TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Dự án này được sự tài trợ và hỗ trợ kĩ thuật của Chương trình Loại trừ sốt xuất huyết toàn cầu. Đây là chương trình do các nhà khoa học Úc khởi lập vào năm 2005, đến nay đã có 12 nước tham gia Chương trình này (năm 2017 có tên mới là Chương trình muỗi Thế giới - World Mosquito Program), với mục tiêu chung là khống chế sự lan truyền của các bệnh Sốt xuất huyết (Dengue), Zika và một số bệnh khác do muỗi truyền bằng phương pháp sử dụng muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia.


Wolbachia.jpg

Wolbachia pipientis được tìm thấy lần đầu tiên trên buồng trứng và tinh hoàn của muỗi Culex pipiens vào năm 1920. Các nghiên cứu trên thế giới về vi khuẩn Wolbachia cho đến nay đều cho thấy nó không phải là tác nhân gây bệnh cho động vật có xương sống, nó tồn tại một cách tự nhiên ở côn trùng và vô hại. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng đây là một loại vi khuẩn rất phổ biến trong côn trùng tự nhiên, ước tính có đến 60% các loài côn trùng trong tự nhiên (từ 2–5 triệu loài côn trùng khác nhau trên hành tinh) mang vi khuẩn Wolbachia. Vi khuẩn này được truyền “dọc” từ mẹ sang con qua trứng. Côn trùng cái có vi khuẩn này sẽ có lợi thế về sinh sản, cho nên vi khuẩn này được duy trì và dần dần lan rộng trong quần thể côn trùng.

Sau khi vi khuẩn Wolbachia được đưa vào muỗi vằn, nó sẽ làm cho muỗi có khả năng ức chế sự nhân lên của một số loại vi-rút, trong đó virus Dengue và Zika, từ đó làm giảm hoặc mất khả năng truyền virus từ muỗi sang người. Phương pháp này được các nhà khoa học ví như “tiêm vắc-xin” cho muỗi để lằm tăng sức đề kháng của muỗi đối với virus gây bệnh, trong đó “vắc-xin” này (vi khuẩn Wolbachia) được truyền từ muỗi mẹ sang các thế hệ muỗi con là một đặc điểm thuận lợi rất lớn để có thể duy trì hiệu quả lâu dài. Phương pháp này không phải là phương pháp biến đổi gen vì muỗi vằn mang Wolbachia là muỗi có nguồn gốc tại địa phương, việc đưa vi khuẩn Wolbachia vào muỗi là theo phương thức giao phối, sinh sản tự nhiên.

Wolbachia-spread-diagram.jpg

Ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu Dự án bắt đầu nghiên cứu về Wolbachia từ năm 2006 với sự hỗ trợ của các chuyên gia Úc. Tại phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án đã sử dụng muỗi vằn cái có Wolbachia (muỗi giống ban đầu từ Úc), cho giao phối với nhiều thế hệ muỗi vằn đực địa phương (bắt từ đảo Trí Nguyên) và kết quả là đã tạo được dòng muỗi vằn địa phương mang Wolbachia, với các đặc điểm sinh học gần như giống hoàn toàn với muỗi vằn tự nhiên của địa phương, chỉ khác rằng chúng là muỗi có Wolbachia và là “muỗi lành” không truyền bệnh.

Trong các năm 2013 và 2014, Dự án đã triển khai thí điểm thả muỗi vằn mang Wolbachia ở thực địa đầu tiên là đảo Trí Nguyên (với khoảng 3.000 dân) thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang. Kể từ khi Dự án ngừng thả muỗi (11/2014) đến nay, quần thể muỗi mang Wolbachia vẫn tự duy trì trên đảo. Về kết quả giám sát bệnh Sốt xuất huyết Dengue, từ đầu năm 2014 đến nay số ca mắc bệnh sốt xuất huyết được y tế đựa phương ghi nhận ở đảo Trí Nguyên đã giảm đi rất nhiều so với những năm trước khi thả muỗi và không có dấu hiệu bệnh lan truyền trên đảo. Trong khi đó, ở TP. Nha Trang (đất liền) dịch vẫn xảy ra hàng năm, đặc biệt năm 2015 ở Nha Trang và tỉnh Khánh Hoà nói chung đã xảy ra dịch lớn.

Trong giai đoạn từ tháng 3/2015 đến tháng 2/2017, Dự án đã triển khai các nghiên cứu cơ bản tại thành phố Nha Trang nhằm thu thập dữ liệu cơ bản, chuẩn bị cho nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tính bền vững của phương pháp sử dụng Wolbachia phòng bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn tiếp theo.

Sau khi thẩm định kĩ các bằng chứng về tính an toàn và tiềm năng mang lại lợi ích lâu dài của phương pháp này trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đề cương nghiên cứu “Đánh giá khả năng thiết lập ổn định quần thể muỗi vằn mang Wolbachia trên thực địa hẹp tại thành phố Nha Trang” của Dự án đã được Bộ Y tế phê duyệt vào năm 2017. Từ tháng 3 năm 2018 đến nay Dự án đang tiến hành thả muỗi Wolbachia ở xã Vĩnh Lương (phía Bắc TP. Nha Trang). Việc thả muỗi được thực hiện mỗi tuần một lần với mật độ thả trung bình 1 con muỗi/25m2/tuần. Dự kiến đến tháng 6 năm nay muỗi mang Wolbachia sẽ chiếm ưu thế đủ để chúng tự duy trì trong môi trường tự nhiên, khi đó Dự án sẽ ngừng thả muỗi.

Mình thấy việc xử lý 1 căn bệnh dai dẳng bao năm bằng một phương pháp sinh học tự nhiên và có khả năng duy trì lâu dài như vậy là rất hay, thêm nữa việc các nhà khoa học Việt Nam đã sớm tham gia một cách tích cực vào Chương trình loại trừ sốt xuất huyết toàn cầu để nghiên cứu ứng dụng phương pháp mới này sau khi đã đánh giá kĩ và khẳng định tính an toàn cũng là một điều đáng mừng. Còn các bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Các bạn có hứng thú với nghiên cứu này có thể truy cập vào trang web EliminateDengue để tham khảo.

Tham khảo EliminateDengue

Quảng cáo

28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

BBW
TÍCH CỰC
6 năm
đm rồi lại đầu nhỏ như braxin
có khi nào thả ra muỗi giống chết hết trc khi nó giao phối 😁
digikei
CAO CẤP
6 năm
Bên TQ người ta thực nghiệm thành công và nhân rộng biết bao nhiêu nơi rồi, bên mình còn làm kiểu dè dặt chậm chạp như vậy. Trong khi các ổ dịch khủng ở HCM và miền Tây bao năm qua chết biết bao người sao lại không thả ? Mình theo dõi các thử nghiệm này trên thế giới và trong nước khá lâu rồi, đã có kết quả rất tốt và không làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên do muỗi không chết, chỉ ức chế virus gây bệnh cho người và động vật. Mô hình tốt vậy thì chậm chạp vô cùng, như việc tăng thuế thêm trên thuốc lá thì đắn đo nghiên cứu mãi để hạn chế hút thì không làm ngay, trong khi mỗi ngày những người hút làm hại những người hít phải, hại môi trường biết bao nhiêu thì lại chậm chạp ngăn ngừa, chứ thuế xăng, thuế xe để bảo vệ người tiêu dùng hay tính mạng con người thì tăng nhanh như điện, tăng khủng khiếp không cần nghiên cứu hay lấy ý kiến dân tình.
baoviet3010
ĐẠI BÀNG
6 năm
@digikei Mình nghĩ đây là vấn đề lựa chọn sự trợ giúp. Việt Nam đã chọn Úc từ năm 2006. Còn như Trung Quốc bạn nói là 2 năm trước tức là năm 2016 (thời gian nghiên cứu thì không rõ). Chúng ta không thể bỏ giữa chừng công việc với Úc để làm việc với Trung Quốc được. Và hắn là bạn cũng không thể sang bên đó xin giống mà chỉ có thể trực tiếp nghiên cứu ở nước nhà thôi. Xin giống thì mỗi lần muốn dùng lại phải xin, tự làm ra sẽ tự chủ động hơn. Cũng như bài bạn gửi thì người ta phải bơm Wolbachia vào buồng trứng muỗi và "Trong 500 trứng mới chỉ có một trứng có khả năng thành con." Vậy nên việc tự chủ làm vẫn tốt hơn đi xin giống như bạn nói. chưa kể việc chuyển động vật bằng máy bay qua biên giới không phải dễ dàng. Chắc gì những con muỗi chuyển qua là tốt hay xấu.
Cũng từ bài bạn gửi TQ cũng chỉ thả thử nghiệm ở Quảng Châu chứ không phải là đại trà. Vậy nên ở bất kỳ nước nào việc thử nghiệm vài lần rồi mới đại trà là hoàn toàn bình thường.
denhun
TÍCH CỰC
6 năm
@digikei Thực tế không đơn giản vậy đâu bạn ơi. Điều kiện sinh thái mỗi nước, mỗi địa phương là khác nhau. Một dòng sinh vật mới khi đưa ra môi trường tự nhiên mà không qua thử nghiệm kiểm soát kỹ sẽ rất nguy hiểm. Một ví dụ điển hình là Ốc bươu vàng vốn được người Đài Loan dùng để diệt cỏ tự nhiên. Nhưng khi về tới Việt Nam, nhất là vùng đồng bằng Nam bộ có khí hậu nóng ẩm đã giúp loài này phát triển mạnh không kiểm soát được. Không chỉ ăn cỏ mà nó còn ăn cả lúa.
digikei
CAO CẤP
6 năm
@baoviet3010 Thua. Bạn biết công nghệ và Y học TQ thế nào rồi không mà nói không tin tưởng ? Bạn có qua Quảng Châu bao giờ chưa? Biết nó sạch sẽ và hiện đại bậc nhất nhì Châu Á không ? Không lẽ TQ họ ko tin tưởng mà họ dám thả hàng triệu con ? Bạn giỏi hơn mấy nhà khoa học quốc gia người ta luôn, đủ thông minh hơn để nghi ngờ người ta luôn ah ?
Đặt hàng họ làm theo đợt và vận chuyển bằng máy bay hay đường bộ, cái này quá dễ dàng bởi là ở mức độ của Quốc gia vs Quốc gia, người ta dư chuyên môn để làm những việc cỏn con chuyển muỗi đó bạn ơi. Thấy người ta vận chuyển thanh phóng xạ từ viện Hạt Nhân Dalat qua nước ngoài chưa ? Giỏi biện hộ lắm, bạn giống mấy người quan chức lắm, làm thì ít mà hễ hỏi tới thì cái gì cũng biện hộ, biện minh lý do này lý do kia để khỏi làm.
Bạn biết tỉnh Quảng châu có diện tích hơn 1/2 nước VN không ? Người ta thả đến số lượng đó thì còn là thử nghiệm ah ? cái là thử nghiệm của họ xong lâu rồi, thả trước 3tr con muỗi là họ nhân giống chậm thôi. Với lại bạn có vấn đề đọc hiểu không ? Người ta chỉ chích mấy con đầu, sau khi mấy con này giao phối thì sẽ đẻ trứng hoặc truyền vi khuẩn cho nhau tạo ra một lớp nhân giống mới mang khuẩn ức chế. Chứ không phải ngồi đó chích cả trăm tr con để cho ra 3tr con. Làm như muỗi sống lâu để ngồi chờ bạn chích hết.
Còn làm tốt cái gì cho dân thì liên quan gì đến Úc hay TQ chứ?, Nếu Úc làm chậm vậy thì để họ làm Nha Trang trở ra Bắc đi, cầu 10 năm nữa chưa thả hết. Còn từ Nha Trang đến Cà Mau thì đặt hàng TQ làm về thả. Châu Phi đặt hàng TQ cả đống về thả đó, có sao đâu.
Làm không muốn làm, nghĩ không muốn nghĩ nên cứ cái gì đề ra đã đủ thứ lý do này kia kêu khó khăn để khỏi làm rồi. Có thành tích này kia chút xíu thì hô cho to để giành nhau, cái gì khó thì đổ thừa, đùn đẩy nhau để khỏi làm. Trong khi người ta đã nghiên cứu, mình chỉ làm nốt phần còn lại đặt hàng thôi mà cũng trăm lý do khó khăn để khỏi làm. Mình cũng hiểu bạn là ai, làm ở trong xh này rồi đó.
hoang bn
ĐẠI BÀNG
6 năm
Rồi nó lại sinh ra loại khác ác ôn hơn. Tốt nhất mùa hè cứ để cho nó rét tí cũng được.
@hoang bn Giúp giảm tăng trưởng dân số cho trái đất cân bằng hơn, cứ nghĩ ra thuốc để sống lâu làm gì không biết :]
@neomilanista ảnh hưởng của Thanos quá ta 😁
digikei
CAO CẤP
6 năm
@Hassler Đau cái là mấy đại ca này nói nghe vĩ đại lắm, vậy chứ kêu tư tưởng lớn hy sinh chết trước giảm dân số đi thì lặn mất tăm trước ngay, nhanh hơn bất kỳ ai.
Đã từng đọc một báo cáo liên quan đến dự án này với sự tham gia của 28 chuyên gia Việt Nam khác nữa. Và chương trình này được tài trợ chủ yếu thông qua Grand Challenges thuộc Chương trình Sáng kiến Sức khỏe toàn cầu của Quỹ Bill & Melinda Gates đấy nhé.
Capture.PNG
@hallobamboo bill gate thì củng là người và người thì sẽ mắc sai lầm. đợt zika ở Brazil là minh chứng cách này có thể gay hậu quả không tốt
@nhuttruong-com Mời bạn dẫn nguồn chứng minh bùng nổ zika do nguyên nhân bạn nói. Bằng không thì bạn đang cản trở khoa học đấy.
m.khoi
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tóm tắt tác động không mong muốn:
Nếu thả một quần thể nhỏ muỗi nhiễm vi khuẩn Wolbachia thì nó sẽ sớm tự đào thải nhưng nếu thả số lượng lớn muỗi cũng có nghĩa là chi phí sẽ lớn và quần thể muỗi sẽ tiến hóa nhanh hơn tới điểm "thỏa hiệp" giữa vi khuẩn Wolbachia và muỗi.
Wolbachia là một vi khuẩn sống với hơn 1000 gene, nó luôn tự điều chỉnh, ngay khi “thỏa hiệp” xong với vật chủ ngoài tự nhiên cũng là lúc chúng vượt ra khỏi tầm kiểm soát và không cách gì vãn nổi.
Có thể nào nó biến đổi gen. Lây qua người xong con người biến thành zombile không?
fdtre
TÍCH CỰC
6 năm
bữa thả muỗi kêu ký gì đó đưa 20k , nếu phỏng vấn thì thêm 50k -.-!!
lai chơi ngu nửa. đợt zika ở Brazil chưa tởn sao cứ đem cách này ra làm
M43-nhl
TÍCH CỰC
6 năm
Ko liên quan nhưng thấy hay dùng từ "vi khuẩn/ virus xxxx đã/ đang "lưu hành"". Ai cấp phép cho bọn này "lưu hành" vậy?
1stMrC
TÍCH CỰC
6 năm
đút tay vào chắc khó chịu lắm =]]
cccp1784
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tức là vẫn bị muỗi đốt, bị mần, bị ngứa những đỡ bị nhiễm bệnh hơn.
Đọc "Súng, Vi Trùng & Thép" đi rồi sẽ thấy rủi ro của những dự án này.
Sớm muộn gì cũng sẽ phát sinh ra loài biến đổi gen nguy hiểm hơn
baoviet3010
ĐẠI BÀNG
6 năm
Comment này giải thích cho câu Chắc gì những con muỗi chuyển qua là tốt hay xấu. của mình.

Đầu tiên mình ko thích môi trường nhà nước nên mình đang làm việc ở công ty tư nhân. Tiếp theo, bạn có làm việc về muỗi này nhiều không? Chúng ta như nhau thôi.

Mình không hề nói là chích từng con. Mình chỉ trích lại lời trong bài của bạn Trong 500 trứng mới chỉ có một trứng có khả năng thành con.

Tiếp theo, chọn học theo nước nào không phải là lý do. Tuy nhiên chúng ta đã chọn nghiên cứu theo công nghệ của Úc, mất 10 năm. Không thể giữa chừng nhảy sang nghiên cứu công nghệ từ TQ, rất có thể sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Có thể không phải là năm 2018 mà là 2020 hoặc hơn nước ta mới có.
Lập trường của mình vẫn giựa theo nguyên nhân vì sao đến giờ vẫn chỉ có 12 nước áp dụng được. Đó là vì khí hậu, môi trường, loài muỗi khác nhau. Mình không hình dung được chuyển cả triệu con muỗi không qua kiểm duyệt sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào.

Còn nếu có chuyện Châu Phi nhập hàng triệu con muỗi từ Trung Quốc và áp dụng thành công thì thật tuyệt. Có thể nếu các nhà lãnh đạo trên thế giới có được suy nghĩ giống bạn thì có thể số lượng nước áp dụng sẽ không còn là 12 nữa.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019