WHO chính thức tuyên chiến với trans-fat trong đồ ăn bằng chương trình hành động REPLACE

Hassler
16/5/2018 14:9Phản hồi: 54
WHO chính thức tuyên chiến với trans-fat trong đồ ăn bằng chương trình hành động REPLACE
WHO ước tính hàng năm có khoảng 500,000 ca tử vong có liên quan đến acid chứa chất béo chuyển hóa mà ta hay gọi là trans-fat, hầu hết đều là các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Và sau bao năm trì hoãn thì cuối cùng WHO cũng đã cho ra mắt bộ hướng dẫn chi tiết dưới cái tên rất khéo là REPLACE với mục đích giúp các nước thành viên có thể tham khảo và làm theo để loại bỏ trans-fat ra khỏi ngành thực phẩm.

Chất béo bất bão hòa là chất béo mà trong đó các acid béo (acid mạch dài từ 16 carbon trở lên) có chứa nối đôi. Trans-fat là chất béo bất bão hòa trong đó nối đôi nằm ở dạng trans. Người ta hydrogen hóa chất béo bất bão hòa (cộng hydrogen vào nối đôi) để chuyển nó thành chất béo bão hòa nhằm có được những tính chất mong muốn như tăng nhiệt độ nóng chảy, bảo quản lâu hơn, ít hại cho sức khỏe... Tuy nhiên trong quá trình hydrogen hóa, người ta sử dụng xúc tác, và một phần nhỏ acid béo dạng cis không bị hydrogen hóa mà lại chuyển thành dạng trans. Chất béo trans thì không tốt cho sức khỏe, nó có thể tham gia vào quá trình sinh tổng hợp cholesterol trong cơ thể.
Sản phẩm chính của quá trình hydro hoá này là bơ thực vật (margarine), cho phép bơ thực vật có thể giữ được dạng rắn ở nhiệt độ phòng giống như bơ động vật, trong khi giá thành rẻ hơn. Nói đến trans fat là nói đến một chất béo nhân tạo, vì mặc dù chất này cũng xuất hiện trong các sản phẩm từ thịt và sữa động vật nhưng với lượng rất nhỏ không đáng kể (khi có phản ứng hydro hoá xảy ra trong ruột của động vật ăn cỏ).

Việc sử dụng trans-fat trong ngành công nghiệp thực phẩm vẫn rất phổ biến ở nhiều nước, phần lớn các loại thức ăn nhanh có liên quan đến xào nấu hay chiên giòn như bim bim khoai tây chiên... đều dùng trans-fat để sản phẩm có hạn dài hơn so với sử dụng mỡ động vật. Tuy nhiên theo nghiên cứu của WHO thì thực tế nếu sử dụng các chất béo tự nhiên vẫn giúp các sản phẩm trên không bị thay đổi hương vị cũng như không làm tăng chi phí của sản phẩm quá nhiều. Chính vì thế WHO quyết định đưa ra chương trình hành động kêu gọi các nước sử dụng các bước trong REPLACE để loại bỏ trans-fat ra khỏi ngành thực phẩm.

REPLACE bao gồm 6 hành động chiến lược như sau:

REview
. Xem xét lại các nguồn trans-fat trong công nghiệp và tìm cách đưa ra các chính sách thích hợp để loại bỏ trans-fat.

Promote
. Thúc đẩy việc thay thế trans-fat bằng các dạng chất béo và dầu lành mạnh khác.

Legislate or enact regulatory actions
. Ban hành các luật và các biện pháp điều tiết để giúp loại bỏ trans-fat.

Assess and monitor. Đánh giá và giám sát lượng trans-fat trong chuỗi cung cấp thực phẩm và mức tiêu thụ trans-fat trong cộng đồng.

Create awareness of the negative health impact
. Đưa ra các cảnh báo về sự nguy hại của trans-fat để nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, các nhà cung cấp, các nhà sản xuất cũng như ra cộng đồng.

Enforce compliance. Tuân thủ các quy định quản lý và các chính sách liên quan đến việc loại bỏ trans-fat.

Transfat.jpg

Vào thời điểm hiện tại ở một vài nước phát triển đã loại bỏ hầu hết các chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp thông qua các giới hạn được áp đặt về mặt pháp lý đối với số lượng có thể chứa trong thực phẩm đóng gói. Một số chính phủ đã thực hiện lệnh cấm sử dụng các loại dầu được hydro hóa một phần, nguồn chính của chất béo trans được sản xuất công nghiệp.

Quảng cáo


Đi đầu cho phong trào này là Đan Mạch, quốc gia đầu tiên đưa ra các quy định để hạn chế trans-fat công nghiệp, việc này đã giúp giảm đáng kể các ca tử vong do bệnh tim mạch khi so sánh với các nước OECD khác. Tại Mỹ có thành phố New York cũng đã loại bỏ trans-fat được 1 thập kỷ, và kết quả tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch cũng giảm đáng kể.

Các trở ngại lớn nhất của REPLACE sẽ là ở các nước thu nhập trung bình và thấp bởi tại các nước này việc kiểm soát cũng như nhận thức về trans-fat vẫn còn hạn chế, và đấy cũng là nơi WHO dự định sẽ hỗ trợ và triển khai mạnh REPLACE. Điều này cũng được WHO đặt là trọng tâm trong kế hoạch chiến lược (General Programme of Work) của mình từ năm 2019-2023. GPW13 cũng sẽ được đưa ra trong chương trình nghị sự của Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 71 sẽ được tổ chức tại Geneva vào ngày 21 - 26 tháng 5 năm 2018. Việc loại bỏ trên phạm vi toàn cầu trans-fat được sản xuất công nghiệp có thể giúp đạt được một phần của Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc giảm tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm xuống còn 1/3 vào năm 2030.

Dưới đây là đoạn video quảng bá cho chương trình này:



PS: thanks bác @culong80 đã giải thích rõ hơn và dễ hiểu hơn cho ae 😃

Tham khảo WHO
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Các mẹ có thể cho em biết các món ăn phổ biến ở VN sẽ bị ảnh hưởng bởi chương trình này hem?
@mrsugarvn "Các trở ngại lớn nhất của REPLACE sẽ là ở các nước thu nhập trung bình và thấp bởi tại các nước này việc kiểm soát cũng như nhận thức về trans-fat vẫn còn hạn chế"
Việt Nam chúng ta ở trong các nước này bác 😃
@Hassler Em có đọc, và chắc là không thể ảnh hưởng được 😕
@mrsugarvn Bác đã bị ảnh hưởng rồi.
Wei Yan
ĐẠI BÀNG
6 năm
@mrsugarvn Không ảnh hướng nhá, vn đang xài dầu ăn vớt ống cống để chiên!
ở VN mình dùng dầu chiên đi chiên lại quá nhiều, cơ mà đồ ăn rẻ thì biết làm sao ?
chuatlnhte12
ĐẠI BÀNG
6 năm
@zenki1 Đúng rồi đó bác, thà mắc hơn 1 tí mà chất lượng
Khoai tây chiên luôn là món khoái khẩu , thêm bia thêm bạn ko bao giờ chán
@vikingno1 Mình thấy ngon mà . Với đồ ăn quan trọng khẩu vị . Mình có vài người bạn thân ae lâu lâu ngồi hàn huyên đâu phải để ăn , ngồi mồi lai rai nhẹ khoai tây chiên nói chuyện rất best , qua 35 rồi ăn ít uống ít quan trọng tình cảm nói chuyện với nhau
@vikingno1 Còn kèm cả bún đậu mắm tôm nữa, ổn phết đấy. Bạn chưa biết thì bạn phải thử, thực sự ngon đấy.
Lentn9x
ĐẠI BÀNG
6 năm
@traisaigon Bây giờ có khá nhiều phương pháp khác, phổ biến nhất là dùng nồi chiên ko dầu, tầm 2tr là có rồi, nếu thực sự quan tâm đến sức khoẻ sau này, thì khoản đầu tư cho thiết bị nấu nướng là khôn ngoan 😃
@Lentn9x Vì mình ko có ý định nhậu nhà nên ko cần mua chi mấy cái phức tạp , còn bx thì đã quá lo chuyện đó rồi.
Đi các siêu thị thấy các ông bố bà mẹ dắt con phì nộn vào đớp đùi gà, cánh gà, khoai tây chiên. Bên cạnh không quên 1 lon nước ngọt có ga.

Và họ lấy đó làm tự hào sang chảnh. Nhưng đâu biết nốc những thứ đó vào giúp con họ béo mập nhưng đi liền với đó là sức khoẻ tim mạch kém, trí thông minh chậm phát triển.
@1mitom2trung Giờ này là 2018 rồi chứ đâu còn thời 2006-2010 mà ăn KFC lại là sang chảnh hả bạn o_Oo_Oo_O
Bá Hỷ
TÍCH CỰC
6 năm
@1mitom2trung Mình cũng đồng quan điểm, méo hiểu sao các ông bố bà mẹ cứ có cái tư tưởng con mình phải như cái lu mới chịu nổi, mới là bé khoẻ bé ngoan, đúng bu-xịt. Ở nhà hồi bé chịu đựng cái cảnh bị ba mẹ ép ăn, mỗi lần ăn chung vs nhà là toàn bớt cả tô cơm cho ăn, bảo anh nhiều đi cho mập mạp, cho khoẻ, ăn riết mập ra ko thấy thấy bị táo bón, thốn hết nói đc. Sau này mà có con mình mà thấy nó 70 kg mà ko có cơ bắp toàn mỡ là coi như cắt luôn tiền ăn sáng, tiền đi học vs tiền đi chơi của nó, bắt nó tập thể dục với một ngày chỉ ăn 3 bữa, ăn hàng là ko xong vs mình.
@buidinhhai Có đấy. Lúc đó thì thức ăn nhanh mới vào Việt Nam, giá cả khá cao so với mặt bằng chung. (Ví dụ 1 phần KFC ~60k đi so với 1 bữa ăn sáng lúc đó giá bao nhiêu là biết).
k hiểu lắm. k lẽ giờ chuyển sang dùng mỡ động vật để giảm trans-fat?
TqTTpT
TÍCH CỰC
6 năm
ở Việt Nam thì ăn sạch đã là 1 vấn đề chưa thể giải quyết được thì việc ăn bổ như WHO mong muốn còn xa hơn 😔
@TqTTpT Ăn sạch thực ra đã được giải quyết rồi mà. Từ trên xuống dưới. Ăn sạch sành sanh không chừa thứ gì. :rolleyes:
@LRA gắt thế :v
TqTTpT
TÍCH CỰC
6 năm
@LRA uh nhỉ 😁 mà ăn hết rồi lấy đâu ra nữa mà đòi ăn bổ 😆
@LRA Cái gì cũng ăn, ăn tất...
ở VN rẻ = đắt hàng , éo bao giờ sai luôn , bởi vậy đt xách tay các kiểu mới bán chạy , phụ kiện lỏm bán chạy , đồ ăn thì quán lề đường bán đầy nhan nhản , cafe cóc khắp nơi, nói chung rẻ mà phang còn ai ý thức được thì tự ý thức chứ nói không lại mồm mấy ông ăn đồ rẻ đâu
@lzzzz_adnguyen_zzzzl Nói chung người VN chỉ quan tâm đến mình, còn cái gì chung thì kệ mẹ nó. Mua hàng xách tay, hàng chốn thuế thì nó rẻ thật đấy, nhưng mua hàng cty thì mình sẽ đóng góp một phần thuế cho nhà nước, tiền đó sẽ dùng để xây đường cho ta đi, cầu cho ta qua sông, trường cho con em ta hoc, công viên cho chúng ta vui chơi...
Nhưng một nỗi buồn khác là tiền thuế đó có thể chui hết vào túi bọn quan lại.
@lzzzz_adnguyen_zzzzl Chuẩn bạn. Như mình vẫn thích ăn đồ rẻ mà ngon. ^^.
@lzzzz_adnguyen_zzzzl Cơ bản là bạn ăn đắt cũng chưa chắc sạch đâu. Bạn vào Nhà hàng trong các mall, shopping centre... tiền thuê mặt bằng họ đắt đỏ thì giá cũng cắt cổ, chứ chắc gì nguồn thực phẩm đã sạch hơn ngoài lề đường.
Sonie95
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ra hàng quán thì khó đòi hỏi được với mức giá 1 suất ăn hiện nay còn ở nhà thì mn có thể sử dụng dầu dừa dùng nấu ăn (tham khảo sp của cty Lương quới), dầu olive(dòng nấu ăn nhưng chỉ số nhiệt của nó ko bằng dầu dừa nhé) thay thế.
Các bác cho hỏi ngu là WHO có kế hoạch “tuyên chiến” với đường tinh luyện chưa nhể. Thấy ngày càng nhiều người phản đối việc đưa chất béo lên làm tác nhân gây béo phì số 1 mà thực ra là đồ ngọt mới là hung thủ
Bá Hỷ
TÍCH CỰC
6 năm
@VietHoang2612 Gây tiểu đường bác, bệnh lq về thận, còn chất béo nó gây bệnh về tim mạch, khác nhau bác.
@VietHoang2612 ăn thừa năng lượng thì cái nào cũng dây béo phì hết, ăn vừa đủ năng lượng+ đủ chất mới tốt nhất
KaiStone
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Bá Hỷ Mình nghĩ bạn nhầm lẫn. Ăn nhiều đường ko gây tiểu đường, chỉ có ng bị bệnh tiểu đường thì ko nên ăn đường thôi @@
duonghpy
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ở VN có than tre chữa được bách bệnh nhé, đúng là quê hương trồng tre.
Ồ, mình toàn ăn đậu phụ rán, và các món xào, gần như ăn hằng ngày. Không biết có tốt không.
Mr.BD
TÍCH CỰC
6 năm
Nếu ko dùng dầu ăn thì dùng gì nhỉ?
Với lại bác nào nội công thâm hậu làm 1 bài về dầu động vật và thực vật nhen. Cảm ơn nhiều!
Lentn9x
ĐẠI BÀNG
6 năm
Với thói quen ăn uống hiện tại, tất nhiên sẽ ko thể bỏ hẳn đồ chiên rán 1 sớm 1 chiều, nhưng ý thức và giảm ăn đồ chiên rán, thay vào đó là ăn đồ rau củ quả,...tuy ăn đồ rán gây hại, nhưng vẫn có nhiều cách xử lý, ví dụ có nhiều loại hoa quả ăn vào có thể làm giảm lượng mỡ trong máu, thói quen uống chè của các bậc trung niên cũng có lợi, tập thể dục, uống các loại lá thuốc tự nhiên như nhân trần, artiso, hạt sen, trà gừng, bột nghệ, mật ong... nói chung kiến thức dinh dưỡng trung bình của người Việt ko cao. Nếu ko hoàn toàn có thể ăn uống thoải mái và khoa học 😃
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
6 năm
Việt nam ăn ít chứ có đc ăn lắm như tây đấu 😆 cái này chỉ là con zĩn so với những thứ độc hại khác ở vn 😁
Vậy là các quán ăn nhanh họ dùng một loại dầu khác với dầu thực vật hả m.n Dùng dầu ăn thường chiên khoai tây có sao ko
trungeft
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình thấy là đồ ăn nhanh là ko tốt rồi ấy. chứ đừng nói là béo ko no hay no
culong80
ĐẠI BÀNG
6 năm
Trans-fat là một dạng chất béo không bão "hoà (unsaturated fat), được tạo ra bằng cách hydro hoá các axit béo có trong dầu thực vật nhằm biến dầu dạng lỏng thành dạng rắn (solid fat)"...đoạn này dịch chưa chính xác. Chất béo bất bão hòa là chất béo mà trong đó các acid béo (acid mạch dài từ 16 carbon trở lên) có chứa nối đôi. Trans-fat là chất béo bất bão hòa trong đó nối đôi nằm ở dạng trans. Người ta hydrogen hóa chất béo bất bão hòa (cộng hydrogen vào nối đôi) để chuyển nó thành chất béo bão hòa nhằm có được những tính chất mong muốn như tăng nhiệt độ nóng chảy, bảo quản lâu hơn, ít hại cho sức khỏe... Tuy nhiên trong quá trình hydrogen hóa, người ta sử dụng xúc tác, và một phần nhỏ acid béo dạng cis không bị hydrogen hóa mà lại chuyển thành dạng trans. Chất béo trans thì không tốt cho sức khỏe, nó có thể tham gia vào quá trình sinh tổng hợp cholesterol trong cơ thể.
@culong80 Bác giải thích chi tiết quá, để e xin cho lên bài luôn nhé 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019