Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


5 điều nói dối người mới chụp ảnh vẫn thường được nghe từ một số nhiếp ảnh gia

kevin_pump
5/7/2018 18:38Phản hồi: 78
5 điều nói dối người mới chụp ảnh vẫn thường được nghe từ một số nhiếp ảnh gia
Nói là 5 điều nói dối thì cũng hơi nặng, nhưng tính chất của các câu nói thì không ngoa chút nào. Một số tay máy hay nói điều này điều nọ với những người mới chụp như lời khuyên hay tự "nâng bi" mình lên một đẳng cấp nào đó. Đó có thể câu chuyện mua vui, đó cũng có thể là cách khua môi kiếm tiền.

1. Máy ảnh gì ư? Không quan trọng, quan trọng là ý tưởng.
Có thể bạn hơi ngán ngẩm với một người mới chơi ảnh khi anh ta hỏi chuyện liên tục về các thiết bị máy móc. Nhưng đã là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, vui lòng đừng nói tránh cho qua chuyện bằng câu nói: Đừng quan tâm máy móc, quan trọng là cái đầu, cái ý tưởng. Hoặc một tay máy nào đó "chém" với người mới chơi về trình chụp của mình nào là góc nhìn, nào là bắt khoảnh khắc chứ đừng quan tâm đến máy móc thiết bị, cái gì chụp ra hình cũng được.

Người viết bài cũng đã từng cho bao nhiếp ảnh gia nói câu như thế mượn máy ảnh và ống kính khi có "job" cần máy ảnh. Cũng định bảo rằng: sao không nói với khách hàng như nói với mình nhỉ?

Có thể bạn chụp cho mình, vui vẻ, bắt khoảnh khắc thì điện thoại cũng được, nhưng khi có những yêu cầu về công việc, yêu cầu về thiết bị của khách hàng thì không thể nào tránh nói chuyện thiết bị được. James Nachtway, một nhiếp ảnh gia huyền thoại về ảnh chiến tranh, ông chỉ dùng vài ống kính, thiết bị đơn sơ đi chụp, nhưng khi gặp bạn bè, ông vẫn thao thao khoe mình vừa tậu ống 24-70mm mark II. Cho nên, thiết bị quan trọng đấy, đừng dối tôi mấy anh photographer.

f51829de13eaadcb4ec61c88c939c9f9.jpg
James Nachtway với ống kính và máy ảnh mới, ông vẫn thường xuyên trao đổi về thiết bị với bạn bè. Ảnh: precise-moment
2. Hãy là chính mình.
Rất nhiều "bậc tiền bối" trong làng chụp ảnh sẽ xoa đầu các bạn mới và dặn dò: "Hãy luôn là chính mình". Luôn thể hiện mình trong từng khung hình, đừng quan tâm đến ý kiến của ai khác. Hoặc những tay "gà" như mình nghe nhiều về các giai thoại rằng anh nhiếp ảnh gia đó đã đứng lên đi về ngay khi khách hàng ra yêu cầu chụp ảnh như thế này, như thế kia.

Nó có thể đúng trong vài trường hợp, nhưng:
- Nếu một photographer chụp pre - wedding mà bắt cô dâu chú rể chụp ảnh thật lãng mạn trong nhà thờ trong khi cả hai họ theo đạo Phật thì chắc có lẽ bạn nên xem lại.
- Nếu một nhiếp ảnh gia nghe khách hàng "brief" về brand và phân khúc sản phẩm tầm cao của họ mà lại trả lời tôi sẽ chụp bằng smartphone, không thì thôi thì cũng nên nhìn lại tính chuyên nghiệp.
- Nếu khách hàng gọi một tay máy đi chụp sự kiện và có sự hiện diện của yếu nhân, bạn chụp xoá phông có tiền cảnh đè lên che khuất người quan trọng rồi khung hình nghiêng bay theo phong cách của mình thì hình ảnh chắc cũng không ai dám dùng.

Nói chung, nên nghiên cứu thật kỹ các tình huống chụp, lắng nghe kĩ yêu cầu của khách hàng và đặt cái tôi của mình lên trên hết trong từng khung hình của bạn khi khách hàng hay bộ hình cần điều đó.

Terry-Miley.jpg
Terry Richardson, tay máy ngổ ngáo nhưng chính mình quá mức trong khi chụp đã bị kiện bởi người mẫu và các hãng thời trang lần lượt huỷ hợp đồng. Nhưng trước đó, cũng chính vì phong cách của anh mà các hãng săn đó. Ảnh: sickchirpse

3. Đừng quan tâm đến mấy cái lối mòn.

Quảng cáo


Có rất nhiều tay máy trẻ, tiếp cận với nhiếp ảnh đương đại của phương Tây và sẽ luôn ca thán về các hình ảnh đúng bố cục 1/3, bố cục Lê Văn Sỹ (L shape - V shape và S shape) là lối mòn và khuyên những người mới cầm máy hãy quên những điều đó đi hướng tới những góc chụp lạ, phá bố cục.

Cứ ngồi xuống xem hình ảnh của những Steve McCurry, xem các bìa tạp chí Thời Trang danh tiếng có theo những bố cục mà tạo ra hiệu ứng thị giác "mặc định" trong não bộ của con người hay không. Phá cách, phá bố cục chỉ cần thiết khi bạn muốn dùng nó để nói lên điều gì.

Screen-Shot-2015-03-23-at-12.29.11-PM.png
Bố cục kinh điển 1/3 trong ảnh của Steve McCurry. Ảnh: iso.500px.com

4. Văn mình vợ người.
Đây là câu mà người ta hay nói cho việc ai đó luôn tự khen bản thân. Đa phần, những tay máy "tự khen" rất cố chấp luôn cho ảnh của mình là số một là nhất. Họ luôn "nhìn xuống" khi thấy ảnh của ai đó. Tự tin là tốt, nhưng đôi khi việc "ngồi thấp" nhìn lên cũng có một góc nhìn lạ và học hỏi được nhiều hơn.

terry_richardson_sex_scandaljpg.jpg
Ảnh minh hoạ. Ảnh: fashionista.com

Quảng cáo


5. Tin anh đi, cái này là nhất.
Người viết bài này đã từng có được những lời khuyên hữu ích từ những bậc đàn anh, rất đáng quý và trân trọng. Nhưng một số lời khuyên không đúng hoàn cảnh hoặc lời khuyên "như đúng rồi" thì mình cũng đã gặp nhiều.

Đã đôi lần nhận được lời khuyên kiểu như: Ống này là nhất, mày phải có, quay nét tay chậm tí thôi nhưng ngon cực, máy này cũ thế thôi nhưng nó là huyền thoại. Nhưng sự thật là những ống kính đó, máy đó thì bậc đàn anh chỉ xem review rồi nói lại chứ chưa bao giờ cầm chụp thử. Và bản thân nghề chụp dịch vụ sự kiện thì ống kính lấy nét tay hoàn toàn không phù hợp.

4229749519_4d57bda813_b.jpg
Xài sao? Ảnh nói là ngon lắm mà. Ảnh minh hoạ: Stephen Holsinger


Kết:

Lời khuyên cho những ai mới chập chững vào nghề chụp cũng rất đáng quý và trân trọng. Nhưng có bạn đến với nhiếp ảnh như một thú tiêu khiển, nhưng có bạn chọn nó làm nghề nên các lời khuyên gần được lọc lại và áp dụng. 5 lời "nói dối" thì chắc hơi ít, anh em có bị rơi vào tình trạng nào thì cùng nhau chia sẻ cho vui. Chúc anh em có nhiều lời khuyên bổ ích từ bạn bè anh em.

78 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

giangcj
TÍCH CỰC
6 năm
Nói vậy chứ nhiều người cuồng lắm, nói chả nghe đâu. Nhiều người tự tin vào cảm nhận cá nhân lắm. Ở trên group nhiếp ảnh còn nhiều người cho rằng D700 chụp nét hơn D600. Rồi lại vài bác cuồng thương hiệu lúc nào cũng cho rằng con máy mình là nhất, tranh cãi nhau suốt đó.
tgiang1102
TÍCH CỰC
6 năm
Bài viết hay quá,rất đúng với thi hiện tại,hi vọng sonyfan vào đọc nhiều và like..
minhtu8890
TÍCH CỰC
6 năm
@tgiang1102 Bài viết cho những người làm nghề bạn à.
Mình cũng thích sony nhưng chẳng qua là do nó gọn nhẹ. Đi du lịch cầm ra chụp live view cũng đỡ ngại. Đó là nếu bạn đi sang các nước châu âu hoặc mỹ thì đi đâu cũng đeo cái dslr rồi chụp chụp, ngươi ta nhìn mình kiểu như "cool asian guy".
@minhtu8890 " cool Asian guy " là " mấy gã làm màu " hả bác :p nên mới sài Sony nhỏ nhỏ cho đỡ ngại 😁
@tgiang1102 Chẳng qa Sony vô sau tên tuổi kém mà sau thời NEX phất như diều gặp gió nên mới sinh ra nhìu ông cuồng thôy. Mà phải nói về mặt công nghệ tính năng thì Sony hiện qá mạnh. Nhưng tác nghiệp thì đám kia vẫn tin cậy hơn .
vanhoa697
ĐẠI BÀNG
6 năm
Máy ảnh gì ư? Không quan trọng, quan trọng là ý tưởng!
Cảm ơn chủ top vì bài viết nhé
Khá là đúng
uh không tin lắm. M thấy máy ảnh phải xịn, sau đó học cách chụp sau.
Tất cả đều đúng trừ số 1 và số 5. Nó biến người ta thành chơi máy hơn chơi ảnh,máy ảnh chỉ cần đừng quá cũ và quá lạc hậu là ổn, còn ống kính thì mua theo nhu cầu thôi.

Dống như học lái xe ấy... Đi học toàn xe tệ hại và khó lái,đơn giản vì lái đc xe khó rồi thì lái mấy cái xe dễ cực ngon
@tran.thai.hoang Ủa ghi a6xxx chứ mặc định là a6000 à, kinh thiệt cầm kinh qua hết a9 với d500, chưa muốn đem crop ghẻ olympus vô so cho vỡ mặt nikon nên nghĩ thằng nào nhắc tới a6xxx là gà hết hehehe
@bạn nhật Olympus chắc rẻ.... Chả qua ở VN ko chuộng nên mua đc body và lens cũ giá hợp lý thôi chứ chả rẻ chút nào.
@tran.thai.hoang ủa tự nhiên đá qua giá thành rồi mua đồ 2nd là sao, phờ rồ thì mua đồ sao cho xứng chứ, bọn nikon dòng cao chắc giá rẻ 😆)))
@bạn nhật Thế đang tôn thờ FF tự nhiên lôi crop 2x của olympus vào làm gì há há
một bức ảnh đạt giải thưởng nhiếp ảnh hoặc là bức ảnh đó truyền tải được 1 thông điệp lớn, hoặc bức ảnh đó được chụp đúng thời điểm hiếm thấy.
Thích cái ảnh minh họa cuối : Như kiểu dân chơi đú theo phong trào chứ không biết cái gì
@phạm tuấn 1020 Ảnh minh họa cuối là đang tự chụp macro lông mũi nha bạn kkkk
@phạm tuấn 1020 Nhìn tên chắc bác này sài Lu1020 thần thánh 😁
zFlashz
ĐẠI BÀNG
6 năm
Quan trọng nhất trong nhiếp ảnh chính là điều bí ẩn nằm trong căn nhà này, hãy tin tôi vì tôi là NAG chân chính
dhphucs
CAO CẤP
6 năm
5 điều thì thấy 3 cái đầu cũng có phần đúng với pro. Riêng điều 1 thì ko thể xem là nói dối. Thiết bị tốt có thể chụp dc những bức ảnh ấn tượng nhưng 1 bức ảnh đẹp không cần thiết phải được chụp bằng những thiết bị tốt nhất.
@dhphucs 1 bức ảnh đẹp cũng không thể nào có được từ 1 thiết bị tệ. hơn nữa, cảm giác cầm 1 thiết bị tệ thì người ta không có hứng chụp nữa.
dhphucs
CAO CẤP
6 năm
@HCproboy "máy ảnh tệ" so với các đời hiện nay nhưng có thể nhiều năm trước nó ko hề tệ. Mình hỏi bác vậy những bức ảnh đẹp cách đây 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa chụp từ những thế hệ máy cũ, lens cũ thì sao bác ? nói về chức năng hay công nghệ thì so với thế hệmáy bây giờ gần như ko thể so sánh, những bức ảnh đó so với ảnh ngày nay có được xem là tệ không, có mất đi tính nghệ thuật, cái đẹp của nó không?
@dhphucs Quan trọng là đồ ngon thì có hứng bắt khoảnh khắc và đy săn những khung hình mới lạ hơn ấy. Thời này ko phải như xưa đâu ai tư duy chụp tốt tới mấy mà thấy đám bạn lên đời liên tục thể nào chả ức chế sớm nếu ko đổi máy xịn hơn
dhphucs
CAO CẤP
6 năm
@quynhmatroi Thiết bị, công nghệ mới hỗ trợ tốt hơn cái đó ko ai phủ nhận. Mình chỉ phản đối ý kiến " thiết bị tốt mới có ảnh đẹp"
GragonV
CAO CẤP
6 năm
Thích nhất cái số 1 😁
Câu nói sáo rỗng và đáng ghét nhất "dụng cụ không quan trọng" ^^'
VietT
TÍCH CỰC
6 năm
@GragonV mình nghĩ câu đó đúng với những người đã sử dụng qua hầu hết các loại máy từ thấp tới cao rồi thì họ mới tự tin nói: "máy xịn hay k xịn cũng k ảnh hưởng quá nhiều tới hình của tui..". Chứ còn mấy bạn mới tập thì tất nhiên càng cầm máy hỗ trợ nhiều thứ càng dễ chụp.
@VietT đúng rồi, không cần phải tốn kém quá nhiều vào những thiết bị đắt tiền nhưng đó cũng phải là 1 thiết bị dùng tốt và giúp người chụp có cảm hứng sáng tạo
@GragonV Như e mới chơi cầm điện thoại phơi sánh cũng dư đủ. Giờ càng thay thiết bị càng vẫn ko thỏa mãn
GragonV
CAO CẤP
6 năm
@VietT Mình thì quan điểm dù là người trình độ cỡ nào thì phần cộng thêm dụng cụ là tách biệt
vd, người chụp tay mơ cầm được con máy ngon để auto thì chụp chắc chăn vẫn ngon hơn con máy auto cùi
người chụp chuyên thì máy càng ngon lại càng phát huy :p
Cho nên khi so sánh, đã là thông số "người sử dụng" không thay đổi rồi thì thông số dụng cụ sẽ quyết định kq cuối cùng :p
Số 1 số 1, mình không phải NAG nhưng từ khi thay ống kis con nex6 sang ống 50mm thì chụp cái gì cũng đẹp hơn hẳn
@vinhphucng25 35 Đắt gấp đôi nhá 50 . Ahihi
@tranquan1988 Àh ý e là cái filter ND Pro cuả Hoya á. Xưa cũng gắn Hoya HMC UV hàng Tixiai lên kit thấy hơi bóng ma nhẹ nên tháo rồy 😔 Hôm trước e test ND500 gắn với kit phơi ban ngày về kéo lại thấy lên màu vẫn tươi nhưng khép f8 f11 vẫn hơi kém nét . May mà sắm loại 1tr chứ mua mấy cái Kenko Daisee mấy trăm ngàn chắc vứt hết ảnh 😁 giờ nghĩ lại thấy mình ngáo gê mua cha nó phi 77 82 giờ khỏe rồi hic @@
w810i
CAO CẤP
6 năm
@quynhmatroi 35, 50 hay 85 thì có 1 trong 3 cũng được, đi tới đi lui rồi cũng có hình, chứ còn thiếu kit là mệt mỏi à, chưa kể kit sony quay phim rất ổn (so với kit canon, nikon, trừ kit FF nha) :D
Dù rất mê Sony với Fuji nhưng tiếc là chưa đủ can đảm "qua đò" 1 lần nữa 😔
@w810i Mình xài 35-85 không có kit 😆, thực tế là ko muốn dùng kit lại.
Những người nói câu "máy ảnh không quan trọng" cốt để tự nâng bi mình lên thôi. Đại ý phía sau câu nói đó là "tôi chụp giỏi rồi, máy nào đưa tôi chụp mà chả đẹp". Thử đưa cái Nikon D3000 cho chụp in banner khổ lớn xem thiết bị có quan trọng không!

Sợ nhất mấy ba mấy má bị ảo tưởng sức mạnh, nắm được vài thứ khẩu, tốc, ISO và một chút bố cục, hậu kỳ rồi nghĩ mình là chuyên nghiệp, suốt ngày đem đi dạy đời người này người kia. Hình các ba má này chụp ra thường chẳng có gì đặc biệt, nội dung thì tầm thường, kỹ năng hậu kỳ cũng chẳng có gì cao siêu nhưng vẫn tự nghĩ rằng vậy là "đỉnk kout" rồi. Xin thưa: thử gõ "world top photographer" hay lên National Geographic xem hình người ta chụp đi, coi mình có bằng một góc người ta không rồi hãy đi dạy người khác. Những thứ như khẩu, tốc, ISO đối với nhiều người chỉ coi nó là "cách sử dụng máy ảnh" thôi chứ chả phải "kỹ thuật/nghệ thuật nhiếp ảnh". Muốn chụp đẹp thì những thứ đó phải nắm vững như bảng cửu chương vậy, còn lại là tích lũy trải nghiệm và đặc biệt là xem ảnh cho nhiều vô. Có xem nhiều ảnh, xấu hay đẹp gì cũng được, thì mới rút ra vấn đề của tấm ảnh xấu, cái hay của tấm ảnh đẹp để rồi nhìn lại hình mình chụp như thế nào. Và nhớ dẹp bớt cái tôi đi, hình người ta đẹp thì cúi đầu mà học hỏi chứ đừng suốt ngày "đi tìm cái tôi trong bức ảnh", xong rồi toàn cố phát minh lại cái bánh xe!
@HangAnh=^^= Bạn nói mình chưa đủ trải nghiệm các dòng máy và chưa có kinh nghiệm in ấn???
Xin thưa công việc chính hằng ngày của mình là marketing, ngoài ra mình còn làm freelance photographer với rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, cho nên những cái mình nói ra là đúc kết từ thực tiễn công việc hằng ngày chứ không phải chém suông. Mình vừa đóng cả 2 vai client và agency, cho nên mình hiểu giá trị của thiết bị nó ảnh hưởng như thế nào đến sản phẩm đầu ra khi so với nhu cầu của khách hàng và chi phí họ trả.
  • Khi là client, nếu bạn không có kiến thức thì sẽ dễ bị agency lừa. Công ty mình thuê một bên chụp ảnh hay quay phim, ký hợp đồng vài trăm triệu mà agency lấy thiết bị rẻ tiền ra sử dụng thì điều đó có nghĩa là mình đã bị hố, bị lừa, bởi vì lẽ ra với số tiền đó mình hoàn toàn có thể có được sản phẩm thực hiện bằng thiết bị chuyên nghiệp. Mà giả sử may mắn sao sản phẩm làm ra có chất lượng chấp nhận được thì không nói, nhưng nhiều trường hợp là không đáp ứng được nhu cầu. Mình đã ví dụ về cái máy 10MP chụp ra tấm hình rửa khổ 3x4m. Bạn tính thử xem 3872 x 2592 có đáp ứng được tối thiểu 72 DPI khi in hiflex không? Đó là chưa kể lúc thiết kế còn bị cắt crop các kiểu nữa, rồi giả sử mình muốn in PP chất lượng cao, lúc đó có phải thiết bị đang là vấn đề không?
  • Khi là agency, với dàn thiết bị máy móc cũ, bạn vẫn có thể có khách, nhưng đó là những khách hoặc là bị bạn lừa, hoặc là chỉ chấp nhận trả chi phí thấp. Làm việc với các client mạnh, team marketing họ có người biết nghề, họ đặt ra yêu cầu thế này thế nọ, trường hợp bạn không đủ thiết bị như yêu cầu đặt ra thì fail là điều dễ hiểu. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng phải bỏ tiền ra đầu tư thiết bị song song với con người thì mới làm ra sản phẩm chất lượng cao hơn được, từ đó mới kiếm được hợp đồng lớn hơn. Chụp cho Coca Cola, Unilever hay các hãng thời trang lớn, có agency nào dám xách con 60D ra làm máy chính không?
Mình góp ý thật lòng, ở Tinh Tế này rất nhiều anh em chụp chơi, chụp giải trí, chụp phong trào là chính chứ chưa từng trải qua áp lực của chụp commercial, cho nên suy nghĩ nhiều lúc vẫn còn trên mây lắm. Có thử đi làm dịch vụ, đi present với khách, đi pitching hợp đồng thì sẽ thấy nếu bạn không có tiền, không chịu đầu tư, không chịu học hỏi thì sẽ chẳng bao giờ khá lên được. Đó là nói về chụp dịch vụ B2B và B2C, còn những thể loại khác như ảnh báo chí thì áp lực nó còn trăm ngàn kiểu nữa. Chẳng phóng viên nào muốn chụp cảnh Trump bắt tay Kim Jong Un bằng một cái máy lấy nét hên xui lúc trật lúc trúng, và cũng chẳng phóng viên nào muốn bước vào sân thi đấu World Cup mà không có một lô lens tele khủng vác theo. Khi hình chụp là của bạn, bạn muốn nó tròn nó méo sao cũng được, máy móc gì cũng được. Nhưng khi hình chụp là của người ta, bạn phải giải quyết mọi vấn đề của mình để sản phẩm cho ra đúng ý người ta.
@Long UFM Có vẻ như bạn vẫn chưa chịu hiểu.
  • Về việc in ấn, mức dpi là do máy tính quyết định dựa trên bạn set, tối thiểu luôn luôn là 72. In ảnh khổ lớn đối với ảnh digital luôn phải sử dụng thuật toán nội suy để nhân đôi lượng pixel lên thưa bạn, và mỗi khổ ảnh đều được dùng cho từng khoảng cách xem nhất định, trừ ảnh chụp từ medium format và ảnh film (in bằng kỹ thuật tráng rọi).
  • Về công việc nhiếp ảnh, tên tuổi của một nhiếp ảnh gia không nằm ở dàn gear mà người ta có, mà nằm ở portfolio của người đó bạn ạ.
Bạn đang sa vào việc dẫn chứng những thứ đao to búa lớn, nhưng để làm gì vậy bạn, người chuyên nghiệp có cần bạn chỉ không, còn người chụp chơi đam mê có thật sự cần những thứ đó không vậy bạn. Câu "Thiết bị không quan trọng" là câu nói cực kỳ chân thành cho tất cả mọi người, đơn giản là vì ai cũng ham mê vọc vạch và đam mê mua sắm, nhưng rơi vào trong đó để lại đằng sau là gì, tốn tiền của, đâm đầu vào mấy thứ như độ nét, bokeh mà bỏ qua việc nghiên cứu trau dồi kỹ thuật lẫn mỹ thuật thì việc bỏ nhiếp ảnh là chuyện sớm muộn thôi. Những ý bạn đưa ra đều đúng cả, nhưng nó không cần cho việc chụp hình vì đam mê, hoặc đơn giản, câu thiết bị không quan trọng vẫn chưa thấm kịp vào người bạn.
@Long UFM Có quen mấy lão chụp quay commercial cho Cocacola, Panasonic,...chưa thấy lão nào cầm crop cả đã vậy còn đú thêm MF, các brand bự thuê chụp đều có 1 mục về thiết bị yêu cầu tối thiểu, và đếch có cửa cho bọn crop ghẻ đâu, để thời gian thư giãn mai kiếm tiền cho nhã, tranh luận chi cho mệt =)))))

Ông trên chưa thấy cảnh cầm A7iii bị chê lên chê xuống, vác D90 thì client khen nức nở, thiết bị không quan trọng, quan trọng là client gà hay không, hehehe, photo sống chó thì lừa client luôn với con máy cùi, người có tầm và trách nhiệm họ sẽ tự hiểu mà thuê thiết bị cho tương xứng với công việc dù họ có đang cầm crop.
@bạn nhật Bác có biết đọc hiểu và có theo dõi cả topic mà e trả lời bác Long không. Nên tập đọc hiểu đi bác nhé.
Mấy cái này chỉ mấy ông xàm xàm nói thôi
Hay !!!
vietbody
TÍCH CỰC
6 năm
Đã bị tất cả các điều này. Mình đã đọc bài viết này trễ tận hơn 3 năm. Đây là kinh nghiệm để đời cho mình.
elvill le
ĐẠI BÀNG
6 năm
Nói 1 câu cho vuông " mang ảnh ra nói chuyện " chém gió thằng chó nào nói cũng hay. Người có ảnh đẹp, hay, giải cao, để đời nói luôn đúng... thê thôi.
SilverA
TÍCH CỰC
6 năm
Tóm lại nhiếp ảnh gia phân ra làm 2 nhóm chính là Chụp ảnh kiếm tiền và Chụp ảnh không vì kiếm tiền.
Chụp ảnh kiếm tiền cũng chia làm nhiều loại: Kiếm giải thưởng, bán ảnh, phóng sự, sự kiện, câu like (kiếm khách cho mục đích kiếm tiền chính)....
Chụp ảnh không vì kiếm tiền cũng thế: Câu like (kiếm danh tiếng cho bản thân), cho vui, đam mê bản thân,....
Với mỗi loại mục đích thì yêu cầu ảnh chụp cũng khác nhau. VD chụp kiếm giải thưởng, bán ảnh nó sẽ khác với chụp phóng sự, sự kiện. Chụp câu like thì tùy theo đối tượng mình cần câu (VD câu mấy em học sinh thì cứ phải màu mè các kiểu, ảo ảo tí chứ chụp chân thật tụi nó éo thích đâu). Cũng có trường hợp giao thoa giữa các mục đích khác nhau nhưng chỉ là 1 phần.
Tóm lại nhiếp ảnh nó là 1 bộ môn nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì chẳng bao giờ có cái gì gọi là chuẩn cả. Chỉ là chuẩn vào lúc nào, với ai, với hoàn cảnh nào mà thôi! Và những sách hay lời khuyên của chỉ "Hướng dẫn sử dụng máy ảnh" với "Những ví dụ về Nhiếp ảnh" để cho Nhiếp ảnh gia tùy chọn nhưng quyết định theo cái nào, hướng nào vẫn phụ thuộc vào con người. VD như bảo tiêu chuẩn 1/3 là Chuẩn nhưng Tỉ lệ vàng rồi 1 đống cái tỷ lệ nữa cũng là chuẩn vậy thì cái nào là chuẩn!? Áp dụng cái chuẩn nào!? Chọn được rồi thì áp dụng 1/3 trên hay 1/3 dưới!? Trái hay phải!? Đó! Để áp dụng cái nào thì lại tùy thuộc vào cảm nhận của người chụp. Chụp ra rồi để đánh giá đẹp hay xấu thì lại phụ thuộc vào từng người xem.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019