Công nghệ có thật sự giúp cho đời sống con người trở nên tốt đẹp hơn?

MinhTriND
11/7/2018 7:15Phản hồi: 37
Công nghệ có thật sự giúp cho đời sống con người trở nên tốt đẹp hơn?
Công nghệ phát triển và đi vào mọi ngóc ngách của đời sống như một điều tất yếu, nhưng liệu công nghệ có thật sự mang đến cho con người hạnh phúc hay chỉ là thứ gây phiền toái? Nhìn chung, bất kỳ sự phát triển nào cũng có 2 mặt và tuỳ vào nhu cầu cũng như hoàn cảnh, công nghệ sẽ trở nên hữu dụng nếu chúng ta biết kiểm soát và sử dụng đúng cách.

Thầy bói xem voi có lẽ đã là câu chuyện cổ tích quá đỗi thân thuộc với mọi người. Chuyện kể về một nhóm thầy bói mù gặp một con voi, mỗi ông sờ vào một bộ phận và tranh cãi nảy lửa với nhau về hình dáng của con vật. Ông thì sờ ngà, ông sờ vòi, ông sờ tai,...và tất nhiên, nhận định của họ về tổng thể không thể giống nhau được.

Ở một khía cạnh nào đó, câu chuyện này cho thấy con người thường chỉ nhận được một phần thông tin nhưng luôn đấu tranh để hiểu được cảm nhận và thế giới quan của người khác đối với cùng một vấn đề hoặc tình huống, mặc dù những cảm nhận và góc nhìn đó có thể hoàn toàn chính xác trong bối cảnh của người đó.

Mối quan hệ giữa con người và công nghệ cũng vậy: mỗi người trong chúng ta đều có những cách rất khác nhau để tương tác với công nghệ. Có hàng triệu cách để một người trao quyền kiểm soát cho công nghệ hoặc ngược lại. Nhà triết học Lev Nikolayevich Tolstoy trong tiểu thuyết Anna Karenina từng nói: “Niềm hạnh phúc ở mỗi gia đình là như nhau. Một gia đình không hạnh phúc thì không hạnh phúc theo cách riêng của họ”.

Nói cách khác, tuỳ vào cách nhìn nhận, lựa chọn của mỗi người mà công nghệ là mối nguy hay là công cụ có ích. Đến thời điểm này, thật sự có rất nhiều lời khuyên cho rằng con người nên dừng lại việc lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ.


cong_nghe_tinhte_01.jpg

Trên lý thuyết, ý kiến này tạo cho chúng ta cảm giác mọi chuyện trông tốt hơn, quyền kiểm soát phải trở về tay con người và công nghệ chỉ là thứ công cụ, không thể để chúng tiếp tục thao túng được. Nhưng dường như mọi chuyển đã đi quá xa, đến mức chúng ta không còn quyền lựa chọn nên hay không nên nữa rồi. Bạn nộp hồ sơ xin việc vào một công ty và nói rằng mình chẳng biết email hay Facebook là gì, khả năng cao là họ sẽ loại hồ sơ của bạn.

Hồi mình còn đi học thì gần như mọi thứ, tài liệu, lịch học, lịch thi,...mọi thứ đều được thông báo qua Facebook và email. Ngoài ra, nhiều dịch vụ hiện nay như khám sức khoẻ hay ăn uống, tất cả đều được số hoá. Nếu bạn chọn không dùng các dịch vụ hoặc đánh mất cơ hội tham gia vào các tổ chức đó, bạn rõ ràng bị thua thiệt.

Khước từ công nghệ không phải là một cách hay. Vấn đề ở đây chính là nên dùng công nghệ như thế nào cho đúng. Bằng cách nào chúng ta có thể thiết lập những giới hạn tốt và hiệu quả hơn? Và làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát môi trường sinh hoạt tại nhà hay môi trường làm việc cũng như môi trường của con em, đảm bảo dựng lên một bức tường nhằm chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào đến quyền riêng tư?

Vivek - tác giả của bài viết này lần đầu đặt chân đến Trung Quốc cách đây hơn 1 thập kỷ, khi mà kỷ nguyên của internet vẫn chưa phổ biến như ngày nay. Tại đây, Vivek nhanh chóng nhận thấy ông không thể đặt trước phòng khách sạn và bắt được một chiếc taxi dường như cũng là một cơn ác mộng bởi không ai nói tiếng Anh. Ông viết ra một tờ giấy địa điểm mình cần đến rồi đưa nó cho tài xế và cầu nguyện rằng người tài xế kia sẽ đưa ông đến đúng chỗ.

cover_hanhphuc.jpg

Năm 2016, khi Vivek có dịp quay trở lại Trung Quốc, mọi chuyện đã thay đổi. Mỗi người dân đều có smartphone để cập nhật thông tin, việc đặt phòng khách sạn cũng dễ hơn và bắt taxi không còn là nỗi ám ảnh. Giao tiếp cũng trở nên dễ dàng hơn, không phải vì ngày càng có nhiều người nói được tiếng Anh mà vì các ứng dụng dịch theo thời gian thực đã đủ tốt để có thể khiến cho các cuộc hội thoại bất đồng ngôn ngữ trở nên thanh thoát hơn. Sự phát triển của công nghệ giúp cho những chuyến đi như thế không còn căng thẳng nữa.

Smartphone trở thành công cụ giúp Vivek tận dụng tối đa chuyến đi của mình, ông cảm thấy như mình có quyền kiểm soát mọi thứ, việc đi lại, ăn uống trở nên dễ dàng hơn và không còn là mối lo như lúc trước. Trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng công nghệ của chúng ta có liên quan đến hoàn cảnh lúc đó. Những khía cạnh khác nhau của bối cảnh mang đến nhiều thách thức trong việc hình thành 1 chiến lược thông minh để sử dụng công nghệ sao cho lành mạnh và có ích nhất. Nghiện công nghệ là khái niệm chưa được chứng minh nhưng các bác sĩ đã đưa việc nghiện internet vào danh sách những căn bệnh tâm thần thật sự.

Quảng cáo


Trong một bản báo cáo liên quan đến vấn đề này, bác sĩ tâm thần Jerald Block đã chia việc nghiện intertnet ra thành 3 nhóm rõ ràng hơn: mối bận tâm đến tình dục, chơi game quá mức và nhắn tin hoặc email quá nhiều đến mức không thể kiểm soát được. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2008, do đó, mạng xã hội có lẽ chưa được đưa vào bởi không phổ biến như ngày nay. Ngoài ra, mua sắm online hay xem phim có thể cũng cần được đưa vào danh sách trên. Theo Block, có thể kết luận ai đó nghiện internet khi họ có những dấu hiệu sau.

cong_nghe_tinhte_02.jpg

Thứ nhất là sử dụng internet quá nhiều, thậm chí quên cả cảm nhận về thời gian và bỏ luôn các nhu cầu cơ bản cho sự sống như ăn, uống, bài tiết và ngủ. Thứ 2 là cảm giác tức giận, khó chịu, căng thẳng, trầm cảm khi không có thiết bị điện tử bên cạnh hoặc mất kết nối với internet. Thứ 3 là mức độ sẵn sàng trong việc chi trả cho những thứ đáp ứng cơn nghiện, đó có thể là nâng cấp phần cứng máy tính, mua phần mềm tốt hơn và dành nhiều thời gian hoặc tiền của để sử dụng internet. Thứ 4 là những bất ổn về tinh thần dẫn đến cáu gắt, nói dối, đạt điểm kém, cách ly với xã hội và mệt mỏi. Theo kết quả nghiên cứu, ảnh hưởng của việc nghiện internet có thể kể đến như trầm cảm, lo âu và cô đơn.

Sau những thông tin có phần mâu thuẫn, vậy rốt cuộc thì công nghệ có giúp cho đời sống của chúng ta trở nên nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn hay không? Công nghệ giúp cho đầu óc thư giãn hay chỉ làm chúng ta trở nên căng thẳng hơn? Câu trả lời có thể là “cả hai”.

Và để có thể tìm ra đáp án phù hợp nhất với bản thân, hãy thử làm một bài tập nhỏ sau đây. Tìm một tờ giấy, ở phần trên cùng, hãy viết ra tên một loại hoạt động hoặc công nghệ cụ thể, bất cứ cái gì cũng được miễn nó liên quan đến công nghệ. Sau đó kẻ một đường chia tờ giấy ra làm đôi, bên trái hãy liệt kê tất cả những mặt tích cực và lợi ích mà công nghệ đó mang đến cho mình. Ngược lại ở bên phải, nêu ra tất cả những gì mà bạn nghĩ nó ảnh hưởng xấu đến đời sống của bạn.
hanhphuc2.jpg

Sau đó, hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân: Có nên xoá Facebook ra khỏi máy? Có nên cài Slack vào điện thoại hay không? Có nên ngưng việc sử dụng công nghệ trong phòng ngủ? Có nên ngắt kết nối internet vào một thời điểm cụ thể nào đó trong ngày chủ nhật? Với những thông tin có được từ bảng liệt kê ưu/nhược điểm bên trên, bạn sẽ tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho bản thân.

Quảng cáo


Ngoài ra, cũng nên tự hỏi bản thân rằng: Công nghệ có làm cho bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn? Chúng ta đang sử dụng nó như một phần của cuộc sống hay công việc? Liệu nó có đang bẻ cong cảm giác của chúng ta về thời gian và địa điểm theo những cách không lành mạnh? Hành vi của chúng ta sẽ thay đổi thế nào với công nghệ? Cách chúng ta dùng công nghệ có đang khiến những người xung quanh bị tổn thương? Và nếu ngừng sử dụng, chúng ta sẽ bỏ lỡ những gì?

Trong một đời sống mà công nghệ gần như đã trở thành thiết yếu, việc sử dụng công nghệ nên phù hợp với bối cảnh, sao cho nó mang lại lợi ích và sự thoả mãn cho chúng ta. Tuy đơn giản nhưng chất vấn bản thân bằng các câu hỏi là một trong những cách tốt nhất để chọn cho mình một cách sử dụng công nghệ sao cho phù hợp và có ích nhất cho cuộc sống.

Nguồn: Wired
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

DmooN
TÍCH CỰC
6 năm
tốt đẹp hơn cho chính người sử dụng, còn xung quanh thì không chắc :rolleyes:
A.n.h.a.n
TÍCH CỰC
6 năm
đề nghị đổi mẫu :mad::mad::mad::mad::mad::mad:
... Và nếu ngừng sử dụng, chúng ta sẽ bỏ lỡ những gì? Sẽ bỏ lỡ các cuộc đại chiến trên tinhte .
chắc chắn tốt hơn
còn cái gì cũng có mặt xấu khi lạm dụng quá thôi
chứ không có công nghệ |
thì giờ vẫn còn đang sài con nokia cục gạch
máy tính mạng internet là gì còn không biết
kiến thức để trưởng thành cũng không có
@soncon_cuchuoi9x Cục gạch Nokia cũng là công nghệ đó bạn. Còn kiến thức để trưởng thành thì đâu cần công nghệ, hay ông bà ta xưa nay không trưởng thành
@doantatthang mình xa nhà từ nhỏ và học lớp 6 song đi làm nên không dc đi học bác à
@soncon_cuchuoi9x ...
Lolo69
TÍCH CỰC
6 năm
@doantatthang Ông bà xưa sống ở xã hội xưa. Họ lập gia đình khi mười mấy tuổi và chịu nhiều sự sắp đặt của cha mẹ. Bạn muốn sống như vậy không.
@doantatthang kiến thức để trưởng thành là gì, thời nào chả cần kiến thức, nhưng nếu có công nghệ thì ng ta tiếp thu dc nh hơn, học dc nh hơn, kiến thức tốt hơn, sao lại nói kiến thức k0 cần công nghệ. Ngày xưa tìm 1 cuốn sách để đọc cực kỳ khó khăn, ngày nay nhờ công nghệ, mạng internet mà con ng tiếp cận dc nh nguồn kiến thức hơn, mở mang đầu óc, tránh dc những tin tức sai lạc, con ng dễ dàng kết nối vs nhau học hỏi nh hơn, kiến thức dc hỗ trợ bởi công nghệ rất tốt đấy chứ😃
odysseyntn
TÍCH CỰC
6 năm
quy luật được cái này thì mất cái kia, cái gì cũng có cái giá của nó cả.
mrHz
CAO CẤP
6 năm
Từ hồi out facebook và dùng điện thoại khi thực sự cần thiết, từ bỏ hẳn kiểu lướt lướt, vuốt vuốt như 1 thói quen vô thức thì thấy cuộc sống bên ngoài thật tươi đẹp. Biết trân quý thời gian mình được sống để làm những việc có ích hơn cho mình và mọi người, thay vì làm nô lệ cho thói quen
@Mr HUzG Rất tốt.
thuchikiem
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Mr HUzG công ty chặn facebook, tự nhiên bỏ được, cuộc sống tốt hơn nhiều, các bạn k tin cứ thử xem, làm được rất nhiều việc khác mình cần làm
scrum_master
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Mr HUzG Chuẩn luôn bác, em cũng không dùng fb, điện thoại thì em chỉ nghe gọi, đôi khi một việc khó có thể được giải quyết chỉ bằng một cuộc gọi thay vì chát chít qua lại chả giải quyết được gì. tuy làm IT nhưng đối với công nghệ em thấy chỉ cần áp dụng ở một mức độ vừa phải trong cuộc sống thôi.
Đôi khi ra đường thấy một đám bạn ngồi uống nước mà mỗi đứa điều cấm mặt vô cái sờ-mat-phôn làm em thấy mắc cười ghê 😁
Chắc chắn là có. Chiến tranh đánh đấm đụng độ đã giảm nhiều so với thế kỷ trước, các nhà lãnh đạo liên lạc với nhau dễ dàng hơn. Con nít thì ôm ipad nhiều nên ngày càng khôn ra.
tùy từng vấn đề, có cái tốt đẹp hơn, có cái tệ hơn.
pham35
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đương nhiên là tốt hơn,
Singh
TÍCH CỰC
6 năm
công nghệ chính là công cụ và hệ sinh thái được tạo ra từ từ nhằm đáp ứng cho sự thống trị của trí tuệ nhân tạo sau này thống trị trái đất.
Lolo69
TÍCH CỰC
6 năm
Giống như đặt ra câu hỏi "bạn bè có giúp ta sống tốt hơn?" Xong dẫn chứng các trường hợp nhậu nhẹt, cá độ, đâm chém... chẳng kết luận được gì cả.
Nguồn của bài này tạm dịch là: làm sao để công nghệ tốt hơn với sức khỏe con người? Vấn đề đặt ra hoàn toàn khác so với bài viết này.
doansu_i6
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Vrtta Theo tôi nghĩ là khong
kaichuan
TÍCH CỰC
6 năm
Nhiều người quá phụ thuộc vào mobile. Với mình tất cả mọi phần mềm, chương trình đều cài trên laptop hết, điện thoại chỉ để nghe gọi. Đã từ lâu lắm rồi, mình đặt ra nguyên tắc là khi đã tắt laptop thì chỉ có ra ngoài hít khí trời thư thả, không đụng đến điện thoại.

Mình cũng cố gắng hạn chế chỉ xài laptop không quá 18 tiếng mỗi ngày thôi.
maleradar
ĐẠI BÀNG
6 năm
@kaichuan =))
Úi ảnh cuối: Mod @cuhiep chơi quả $200 Adidas Boost XD
Cũng hai mặt, vừa có ích vừa có hại, nhưng hại là nhiều hơn và nhiều hơn hơi bị nhiều.
Đương nhiên rồi
jerkoff
ĐẠI BÀNG
6 năm
Từ khi upgrade từ con dt cùi lên smartphone, mình bị mất sự tập trung nhiều hơn, làm việc 1 xíu lại lướt lướt chà chà màn hình dt.
Sau đó mình quyết định cất nó vô balo chứ không để túi quần lúc ra ngoài(tại ra đường lâu lâu vẫn cần nó đề tra google map). Về nhà thì cho hẳn nó vô tủ đồ, cài app nếu có ai gọi tới thì gửi mail cho mình (vì mình ngồi lap nhiều, nên mail sẽ biết nhanh, lỡ có việc gấp ai đó gọi còn biết).
Kể từ ngày đưa dt ra khỏi tầm mắt, mình cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn bao nhiêu, cảm thấy thật sự happy hơn quãng thời gian bị cột vô cái dt như là con milu nhà mình bị cột vô tường vậy 😃
làm được nhiều thứ tốt này và giết đi nhiều thứ tốt khác

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019