Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Ảnh chụp X-quang 3D, có màu đầu tiên trên thế giới

Nam Air
13/7/2018 7:40Phản hồi: 74
Ảnh chụp X-quang 3D, có màu đầu tiên trên thế giới
Sau hơn 120 năm bác sĩ sử dụng ảnh chụp X-quang trắng đen để chẩn đoán bệnh cho chúng ta, thì sắp tới đây phương thức này sẽ được nâng lên một tầm cao hoàn toàn mới là chụp X-quang 3D, có màu, độ phân giải và chi tiết cao hơn X-quang cũ.

Một công ty ở New Zealand tên là Mars Bioimaging đã phát triển thành công kĩ thuật chụp X-quang mới, cho ra hình ảnh 3D, có màu, chất lượng cao và chi tiết hơn ảnh chụp X-quang trắng đen vừa nay mà chúng ta vẫn thấy. Công nghệ mà Mars Bioimaging sử dụng được ứng dụng từ công nghệ đã tạo nên máy gia tốc hạt lớn Large Hadron Collider của CERN.

x-quang3d (2).jpg

Nhờ sử dụng con chip Medipix3, máy X-quang này sẽ đo được tia X theo nhiều cường độ khác nhau khi nó đi qua da thịt của chúng ta, giúp phân biệt được đâu là mỡ, mô, thịt, xương... để cho ra ảnh X-quang 3D chất lượng cao.

x-quang3d (3).jpg

Hình ảnh X-quang 3D, có màu sẽ giúp việc chẩn đoán các căn bệnh được chính xác và nhanh chóng hơn. Phương pháp này không chỉ giúp chẩn đoán được các thương tổn về xương, mà còn giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về mô, các khối u, nội thương của cơ thể bệnh nhân, để đưa ra các phương án điều trị chính xác, hiệu quả.
x-quang3d (1).jpg

74 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bomy
CAO CẤP
6 năm
Cái cổ tay đeo đh nhìn ghê vãi :eek:
bomy
CAO CẤP
6 năm
@wtpwt Đồng dâm :v
@bomy 2 nick clone nói chuyện với nhau vui vẻ ghê ha 😁
Trirangsun
ĐẠI BÀNG
6 năm
@nonut Phải là tay phải mỏi nên đổi qua tay trái cho nó SUNG :D!
Khoa học tiến nhanh quá.
Ôi má ơi! Ko thể tưởng tượng dc! Như phim!
Bao lâu đã có cái thành kiến là hễ là hình X Quang là trắng đen, giờ như công nghệ của Iron Man hay Black Panther...
Nói vụ này vào ngày cá tháng 4 thì quên đi nhá
hailongan
TÍCH CỰC
6 năm
Lại thêm một bước tiến mới của khoa học 😃
Mà không biết có ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn không, mong là không
Nhìn hình cảm giác sợ sợ😁:D
Dr.Dylan
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hailongan Theo như bài viết nói thì nó sẽ dùng cảm biến đo cường độ tia X khi đi qua vùng cơ thể mà ta quan tâm rồi sao đó dựa vào số liệu đo được tái tạo lại hình ảnh của cơ quan đó nên mình nghĩ là không sao vì nó khác cái máy thường là nó có thêm cảm biến tinh toán cường độ tia xạ với kĩ thuật dựng hình thì nó dựa vào thông số có được mà tái tạo trên máy thôi
@hailongan Cơ bản là tia x vốn đã có hại rồi
cdab
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Dr.Dylan Làm gì có chuyện không sao được bác. Mấy chị trẻ trẻ đi viện toàn phải cam kết không có thai mới cho chụp X- Quang đó bác
Dr.Dylan
ĐẠI BÀNG
6 năm
@cdab Mình hiểu ý của bạn, sau khi bạn chụp X quang thì sẽ có 1 khoảng thời gian dài ngắn khác nhau tùy theo bạn chụp vùng nào trên cơ thể, tia nó vẫn còn lưu lại trên cơ thể bạn một khoảng thời gian chứ không phải cứ chụp xong ra khỏi phòng là xong chuyện, bạn cứ yên tâm là người ta đã tính toán kĩ lưỡng hàm lượng tia xạ cơ thể có thể chịu được mà không gây tổn thương gì nghiêm trọng cho cơ thể bạn nhưng đứa bé thì không, bản thân bào thai không thể chịu được hàm lượng tia xạ đó, nếu chụp trong lúc mang thai thì đứa trẻ có nguy cơ bị dị tật hay bà mẹ sẽ sảy thai. Mình hoàn toàn đồng ý là bản thân các thủ thuật y khoa lun tiềm ẩn những nguy cơ, nhưng nếu chỉ vì quan tâm đến những nguy cơ rất nhỏ mà hạn chế đi một phương tiện chuẩn đoán kinh điển như tia X thì chúng ta nên cân nhắc bạn ạ.Thân ;);););)
99v9.9999
TÍCH CỰC
6 năm
Chụp kiểu này không biết có hại hơn x quang thường không?
99v9.9999
TÍCH CỰC
6 năm
@akiradi93 Cám ơn bạn, với 1 câu trả lời hoàn chỉnh có cả dẫn chứng cụ thể 😃
lendras
TÍCH CỰC
6 năm
@akiradi93 MRI có hại kiểu gì vậy bạn?
akiradi93
ĐẠI BÀNG
6 năm
@lendras Chụp MRI là dùng điện từ trường và sóng ngắn radio để tác động lên bộ phận chụp. Nhằm thay đổi từ tính của hydrogen có trong nước và dùng hệ thống ghi nhận những thay đổi đó để biến năng lượng cảm ứng từ thành Hình Ảnh 3d ( ảnh kỹ thuật số đa lát cắt tương tự CT).
Cơ bản thì chụp MRI bình thường không chất Cản Quang thì ko có hại vì ko dùng tia phóng xạ.
Còn nếu dùng Chất Cản Quang để chẩn đoán chuyên sâu thì khả năng xảy ra tác dụng phụ cũng rất hiếm. Hiện tại y khoa thế giới vẫn tranh luận về vấn đề tác hại của chất này.
Túm váy lại là MRI an toàn hơn CT rất nhiều. Nhưng bình thường tốt nhất ko nên chụp cả 2 chỉ khi nào có chỉ định từ bác sĩ thôi bạn.
Zoro kun
TÍCH CỰC
6 năm
@akiradi93 ánh sáng cũng là tia phóng xạ nhé, chẳng qua bước sóng không ngắn bằng X thôi =))
Thât tuyệt vời. Nghĩ quởn chút, sau này anh chị nào chụp X-quang 3D muốn "nội thất" bên trong nhìn lung linh xíu thì yêu cầu thêm bác sĩ chơi X- quang 3D 360° hay X-quang 3D photoshop
😁 :D :D :p
akiradi93
ĐẠI BÀNG
6 năm
@KIẾM PHÁP thật ra màu (chẩn đoán) và 3d có lâu rồi bạn ơi.
Sự tiến bộ của x quang chính là CT đó.
@akiradi93 Bài viết: "Sau hơn 120 năm bác sĩ sử dụng ảnh chụp X-quang TRẮNG ĐEN để chẩn đoán bệnh cho chúng ta, thì sắp tới đây phương thức này sẽ được nâng lên một tầm cao hoàn toàn mới là chụp X-quang 3D, có màu, độ phân giải và chi tiết cao hơn X-quang cũ" 😃
akiradi93
ĐẠI BÀNG
6 năm
@KIẾM PHÁP Mob dịch bài gây hiểu lầm cho người đọc đó bạn.
Cần phân biệt hình ảnh x quang 2d và hình ảnh CT 3d.
X quang mặc định là tông màu đen trắng và ko bao giờ có chuyện phim x quang Màu đâu bạn.
Còn trong bài viết đang nói về hình ảnh CT 3d. Bình thường ảnh CT cũng chỉ có tông màu đen trắng nhưng TRƯỜNG XÁM rộng hơn nhìu so với x quang 2d.
Mục đích của hãng Mars là quảng cáo thôi bạn.
Việc phối màu cho ảnh CT ko chỉ 1 hãng này có. Ví dụ như Toshiba cũng có. Chỉ là ở vn ít máy nên ít người biết. Và những thông tin mới về y học toàn đăng các báo chuyên khoa nên ko ai để ý thôi: http://bvtamtridongthap.com.vn/vn/ung-dung-chan-doan-hinh-anh-hien-dai-3d-phat-hien-som-benh-ly-tim-mach-than-kinh-va-cot-song.html
@akiradi93 isheep thì biết gì về y khoa đâu, bị phản dam câm như hến rồi. Dốt mà còn bảo thủ, sai không biết sửa.
Hay quá trời... thay mặt nhân loại xin cám ơn các bạn :v
Pidgeotto
ĐẠI BÀNG
6 năm
hở sao đọc cả bài ko thấy giải thích vụ có màu ??? màu ở đâu mà ra ??
p/s: cái vàng vàng chỗ bàn chân là cái gì vợi ?
Strong Đỗ
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Pidgeotto Màu là do cái phần mềm nội suy ra từ dữ liệu cảm biến thu đc. Ví dụ mật độ tia ở vùng đó nằm trong khoảng A nào đó => giống với xương => tô màu trắng và xám.

Vì được phục vụ riêng cho mục đích y tế nên không cần làm cho tổng quát. Bằng chứng là máy nó dont care cái đồng hồ, tô màu sai bét luôn
Pidgeotto
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Strong Đỗ Hự thế đừng cho màu vô làm gì cho rối ra, nhiều khi tô màu không đúng thực tế ảnh hưởng kết quả chẩn đoán nhiều lắm lắm
Strong Đỗ
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Pidgeotto Cái này bạn ko phải lo đâu, vì chắc chắn nhà sản xuất và bác sĩ là người hiểu rõ hơn chúng ta 😆
Pidgeotto
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Strong Đỗ À e đâu có lo, e chỉ muốn hiểu cơ chế để có thêm kiến thức thôi với lại cv của e cũng phải tiếp xúc với kết quả xq mỗi ngày
Tia x này thấy bảo hại lắm đúng k các bác. Thấy các phòng chụp x quang k cho phụ nữ có thai đến gần
@Akay Nhím Đàn ông con trai chụp trên thì không sao nhưng chụp chim thì phải cẩn thận :?)
Mẹ thế thì đi check in ở sân bay là nó ngắm mình nuy luôn hả?
Chỗ nào tuyển nv soi an ninh mình nộp hồ sơ kkkk
NatvPa
TÍCH CỰC
6 năm
@TYA Cứ làm như sexy lắm ấy, kiểu "ồ, ruột cô này đẹp, sọ cô này cân đối"
Ngắm được 2 bữa vào viện là vừa
@NatvPa Chỗ nào gợi cảm và đáng chú ý hơn thì nhìn tập trung vào chứ!
caothanhdam
ĐẠI BÀNG
6 năm
Quá tuyệt vời. Chẳng khác cái thời ảnh trắng đen chuyển sang ảnh màu 😃
trước giờ người bệnh coi phim x-quang k hiểu gì hết giờ thì có màu rồi phần nào nhìn cũng dễ hiểu hơn
Hình ảnh chụp CT có màu đầu tiên chứ. Dù rằng CT cũng ứng dụng tia X nhưng cách thức sử dụng khác chụp XQuang
@tran.thai.hoang https://www.marsbioimaging.com/mars/overview/ Họ nói vầy
Theo mình hiểu là không thấy được màu, nhưng phân biệt được chất liệu, từ chất liệu máy móc suy ra màu.
Greycloud
TÍCH CỰC
6 năm
@Tấn Lộc Mazk Màu là do phần mềm xử lý tín hiệu tự suy và áp vào.
Pidgeotto
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Tấn Lộc Mazk Thế thì khổ cho bs rồi. Màu là một trong những tính chất của mô mà không phải bệnh nào cũng như nhau. Giờ chụp lên cái ảnh màu không thực tế nhiều ông không biết/không để ý lại hiểu nhầm đó là mô bình thường.
Pidgeotto
màu ở đâu mà ra ??

Câu hỏi này hay ? ở trỏng đâu có lộ thiên ra làm sao mà thấy màu gì .

Tấn Lộc Mazk
từ chất liệu máy móc suy ra màu.

Mình cũng nghĩ như bạn và có thể những vùng bị bệnh " chất liệu " nó sẽ khác thì nó sẽ có màu khác để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh .
magicgoblet
ĐẠI BÀNG
6 năm
tuyệt vời. hỗ trợ cho bác sĩ tuyệt vời
Hay quá! Chụp có màu để bác sỹ dễ chẩn đoán bệnh!
@vinhtroc có màu để bn xem với giảng dạy giải phẫu chứ bs xquang chẳng cần làm gì.
Người dịch bài viết này đã hiểu nhầm khái niệm ảnh chụp X quang và ảnh chụp CT. Không phải cứ sử dụng tia X là ảnh X quang. Bạn dịch thành khái niệm ảnh X quang 3D sẽ gây hiểu nhầm. Đây là ảnh CT và nó vốn là 3D đen trắng. Công ty này áp dụng công nghệ của họ để tô màu lên.
@suikodenr Bạn đọc thêm nhé

https://www.marsbioimaging.com/mars/overview/
F1910A51-22B4-4F95-B3F1-DC79CB4297D0.jpeg
akiradi93
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Airblade14 Chụp x quang mặc định là 2d.
CT là chụp cắt lớp 3d kts, nghĩa là dùng hình ảnh 2d để tạo thành hình ảnh 3d.
Còn bài viết y khoa này nói về việc PHỐI MÀU cho hình ảnh CT nhé mod.
Mình làm bên x quang nên đừng cãi 😃
Hoàn Huy
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Airblade14 Bác mod hiểu sai khái niệm thì sao mà viết bài được @@ ngay trong cái link đó cũng nói đây là CT rồi, X-quang thường quy với cắt lớp KTS nó khác nhau từ cách thu nhận ảnh đến xử lí lận. Còn vụ phối màu này thì tân tiến hơn thôi, chứ trước giờ máy CT đã có chức năng phân tích mạch có cản quang hay xương, để tách ra khỏi các bộ phận khác rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019