Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Sốt là gì và các điều cần chú ý khi bạn bị sốt

Hassler
28/7/2018 11:33Phản hồi: 61
Sốt là gì và các điều cần chú ý khi bạn bị sốt
Sốt là một phản ứng cực kỳ phổ biến của con người trước các vấn đề trong cơ thể. Dám cá là chẳng ai có thể vỗ ngực kêu tôi chưa bao giờ bị sốt cả 😁, sốt có thể đơn giản chỉ là do thay đổi thời tiết, do tiếp xúc với môi trường lạ bị nhiễm vài con virus, hay cũng có thể là khi bạn đi nhổ 1 cái răng... Vậy chúng ta thử xem sốt là gì, có các triệu chứng thường gặp gì và các cách phòng chống chúng ra sao.

Trước hết sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt cơ thể vượt quá ngưỡng bình thường mà chúng ta thường biết là khoảng 36.5 độ C. Thường thì chúng ta sử dụng cặp nhiệt độ để đo ở nách là chính, các vị trí đo khác như đo trực tràng (hậu môn) ở trẻ em, đo ở miệng, ở tai, cũng có các thiết bị mới đo từ trán để biết được thân nhiệt, nếu cơ thể có nhiệt độ cao hơn 37.2 độ khi đo ở nách thì người đó được coi là bị sốt rồi. Cũng có trường phát xác định sốt sẽ phải từ 38.8 độ khi đo ở miệng, hay 38.2 khi đo ở hậu môn, còn những trường hợp dưới mức đó thì chỉ là tăng nhiệt độ thôi 😃. Cái này tùy vào theo quan điểm của mỗi người khi khám kể cả tại nhà hay tại phòng khám, như nhà mình nếu các bạn trẻ ở dưới mức 38 độ khi cặp ở nách thì cứ kệ đó, chưa cần phải chăm sóc thêm 😃.

fever1.jpg

Có 3 mức sốt thông dụng nhất hay được dùng để phân loại là:

- Sốt nhẹ: khi đo ở nách trên mức bình thường (> 37 độ C) đến 38 độ C. Sốt nhẹ thường tương ứng với những nhiễm khuẩn mức độ nhẹ hoặc những bệnh có lượng tác nhân gây sốt ít. Tuy vậy ở một số trường hợp do phản ứng của cơ thể không mạnh hoặc do sức đề kháng của cơ thể người bệnh suy giảm thì mặc dù nhiễm khuẩn nặng mà chỉ sốt nhẹ.

- Sốt vừa: khi nhiệt độ cơ thể > 38 độ C đến 39 độ C. Sốt vừa thường tương ứng với những nhiễm khuẩn mức độ trung bình hoặc các bệnh khác có lượng tác nhân gây sốt không cao. Ngoài ra sốt vừa cũng thường gặp ở những bệnh diễn biến mãn tính và những bệnh không do nhiễm khuẩn.

- Sốt cao: khi nhiệt độ ở mức > 39 độ C. Sốt cao thường gặp ở những bệnh diễn biến cấp tính, những bệnh nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết) hoặc những tổn thương trung khu điều hoà nhiệt. Ở những bệnh gây tổn thương trung khu điều hoà nhiệt, sốt có thể tới 41 độ C và không chịu tác động của các thuốc hạ sốt.

Sốt nhẹ và vừa thường không gây tác hại, bản thân người bệnh cũng không cảm thấy khó chịu nhiều. Do vậy, thông thường không nên sử dụng thuốc hạ sốt ở những bệnh nhân có sốt thấp hơn 39 độ C. Sốt là phản ứng tốt của cơ thể để chống lại các vấn đề bất thường đang diễn ra trong cơ thể, nhiều khi sốt lại là 1 điều tốt bởi qua đó ta có thể thấy cơ thể chúng ta vẫn OK và khả năng phòng vệ vẫn hoạt động tốt :D. Tuy nhiên trong một số trường hợp sốt cao sẽ gây rối loạn chức năng của một vài cơ quan trong cơ thể và nếu điều đó xảy ra thì cần phải dùng các biện pháp để hạ sốt. Đặc biệt là trong những trường hợp như sốt cao kèm theo co giật (phần lớn ở trẻ em khi sốt quá 39 độ C), sốt cao sau các phẫu thuật lớn, sốt cao dẫn tới hôn mê hoặc sốc v.v...

fever2.jpg

Có rất nhiều biện pháp hạ sốt có thể áp dụng với từng trường hợp sốt. Có một sai lầm thường gặp là hay để người bệnh nằm trong phòng kín gió, nhưng thực tế là nên để cho họ nằm ở nơi thoáng khí và nhiệt độ được điều hòa mát mẻ. Cũng không nên vì vài cơn ớn lạnh mà mặc quá nóng, phải nới bớt quần áo để cơ thể tự thoát nhiệt.

- Để giảm nhiệt mà không dùng thuốc trước hết hãy uống nhiều nước, dùng khăn được làm ẩm bằng nước ấm để đắp lên trán, cổ, nách, bẹn..., với trẻ các tấm hạ nhiệt hiện cũng đang được bán rộng rãi trên thị trường.

- Cũng nên giúp người bệnh ăn uống đầy đủ chất để nâng cao hay bù đắp sức đề kháng của cơ thể, với trẻ em bé quá nếu không chịu ăn uống thì có thể phải truyền dịch để cho trẻ có sức.

- Nếu phải dùng đến thuốc thì cũng có nhiều dạng thuốc có thể tự điều trị tại nhà với các trường hợp sốt nhẹ hoặc sốt vừa, có rất nhiều loại thuốc dẫn xuất từ acetaminophen hoặc aspirin có sẵn ở ngoài nhà thuốc. Tuy nhiên để có chẩn đoán rõ căn nguyên của sốt bạn vẫn nên đi khám bác sỹ nếu không yên tâm.

Mình cũng nhắc lại là sốt là 1 điều rất bình thường, bạn nên hết sức bình tĩnh không hoảng loạn 😃. Cứ chú ý theo dõi nhiệt độ, áp dụng các phương pháp giảm nhiệt, ăn uống đầy đủ là OK cơn sốt sẽ tự ra đi. Còn nếu các bạn có tiền sử bệnh nào đó thì nên phải chú ý hơn, nhưng cái này chắc cũng đã có bác sỹ nhắc nhở bạn rồi nhỉ?

Quảng cáo



Chúc các bạn sống vui, sống khỏe.
61 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khi sốt làm chuyện đó sẽ khỏe hơn :rolleyes::rolleyes:
@adagioleonard Khi bạn gái bị sốt cao -thằng nhỏ của bạn sẽ trở thành cái xúc xích nướng 😁
minh3ko
TÍCH CỰC
6 năm
@adagioleonard Đang khỏe làm xong là muốn sốt nè bác.
meoden007
ĐẠI BÀNG
6 năm
@adagioleonard Ngày trước mình cạo gió cho nhỏ nyc. Cảm giác cạo rồi xoa lưng rất phê và hình như nhỏ cũng vậy nên chuyện gì đến cũng đã đến. Sau này quen mấy nhỏ khác mình cứ lựa chỗ nào gió to mà dẫn đi chơi mà mãi ko có con nào trúng gió cả. Chán thật
@meoden007 chán lắm >>"<<
thantai
TÍCH CỰC
6 năm
@meoden007 vãi bác thật chứ 😁
Doderlein
ĐẠI BÀNG
6 năm
Nếu mình không nhầm thì sốt khi >38.3 độ C
2 cù nèo
TÍCH CỰC
6 năm
Sốt tại nhà chưa rõ nguyên nhân mà mod kêu mua aspirin uống có ngày đi chầu ông bà sớm.
2 cù nèo
TÍCH CỰC
6 năm
@Ethanol Thuốc nào mà không hại gan, tất cả đều phải chuyển hoá qua gan để đào thải. Người ta nói paracetamol hại gan bởi vì thuốc đó không phải kê đơn và ít tác dụng phụ nên ai cũng dễ mua, dễ uống và dễ lạm dụng nên khả năng gan phải làm việc để đào thải nhiều hơn nên hại gan hơn là vậy
MinhKhue2016
ĐẠI BÀNG
6 năm
@2 cù nèo Khoảng hơn 100 năm trước người ta dùng aspirin để hạ sốt giảm đau với liều 500mg. Khoảng 20 năm trước người ta phát hiện ra aspirine với liều dưới 150mg có tác dụng đánh tan cục máu đông. Nên bây giờ các hãng dược sản xuất viên nén với các liều từ 150mg trở xuống để phục vụ mình. Vì thế không thể nói là tác dụng phụ của aspirin, sau này có khi người ta dùng làm tác dụng chính. 😃
@MinhKhue2016 Nữ mà biết nhiều thế nhỉ, kết r đấy 😁
hacrot3000
TÍCH CỰC
6 năm
@2 cù nèo Đôi khi tác dụng phụ lại được dùng nhiều hơn tác dụng chính, giống như thuốc Viagra được sinh ra để điều trị bệnh cao huyết áp và tác dụng phụ là ... nhưng cuối cùng các quý ông lại chuyển đổi mục đích cái phụ lên chính để rồi các bệnh nhân cao huyết áp buộc phải chuyển sang dùng thuốc khác để mấy bà vợ đỡ mệt 😁
xjutommax
ĐẠI BÀNG
6 năm
Hồi trước cứ phải giải thích cho ông bà ở quê hiểu rằng sốt chỉ là phản ứng của hệ miễn dịch với tác nhân có hại bên ngoài thôi. Cho uống thuốc hạ sốt lúc đó thì khác gì ngăn chúng nó đánh nhau trong khi quân ta đang thắng.
Giờ cứ sốt thì theo dõi + chườm khăn mát cho đầu óc tỉnh táo thôi.
maru
TÍCH CỰC
6 năm
Sốt rất tốt. Khoa học chứng minh người ít bị sốt rất dễ bị ung thư. Thế nên cứ sốt đi đừng ngại.
@maru Sốt cao ảnh hưởng đến não đấy.
Tui thấy bh bác có triệu chứng sốt rất cao đó. :p:p😁:D
maru
TÍCH CỰC
6 năm
@adagioleonard Sốt phải tìm cách hạ... Còn chết vì thiếu hiểu biết thì đành chịu.
quangpro1990
ĐẠI BÀNG
6 năm
Bài viết có nhiều quan điểm không đúng, y học cũng phải cập nhật kiến thức từng ngày. Đo nhiệt kế ở ngoại vi sẽ cần cộng thêm 0.5 đơn vị(vd : đo ở nách là biện pháp thông dụng nhất) , còn đo ở miệng hay hậu môn thì được tính trực tiếp luôn. Từ 36.5 đến 37.5 được gọi là nhiệt độ bình thường. Từ 38 đến 38.5 là sốt nhẹ. Từ 38.5 đến 39 là sốt vừa. Trên 39 là sốt cao. Rồi phải lấy khăn ấm để lau mát chứ không phải là khăn ẩm có khi sẽ gây ra sốt cao hơn, trẻ em rất hạn chế truyền dịch và khi chưa biết sốt do nguyên nhân gì thì không được dùng aspirin........ Dẫn các bài viết mà không có kiến thức đôi khi nghe theo có thể về gặp ông bà sớm hơn dự tính
bitback
TÍCH CỰC
6 năm
@quangpro1990 Haiz. Em cũng định chỉ ra chỗ k ổn nhưng mà nhiều quá lười gõ :3
coi7247
ĐẠI BÀNG
6 năm
@quangpro1990 Chuẩn rồi bạn, khăn ấm (nhiệt độ cơ thể +2), nhằm làm giãn mao mạch ngoại vi, tăng thải nhiệt.
Hiện sốt không ai dùng aspirin nữa đâu.
@quangpro1990 hôm nay em mới vào đọc, có 1 vài comment là bác nói đúng nhiều chỗ, còn cái vụ khăn ẩm với ấm thì hơi nhọ là em gõ sai dấu, để em sửa lại chính xác hơn là làm ẩm khăn bằng nước ấm 😃. Việc truyền dịch thì tất nhiên không phải là bạ đâu truyền đó, bất cứ ai cũng vậy để truyền dịch phải có bác sỹ khám và chỉ định.

Có thể em viết chưa được rõ ràng, anh em cứ góp ý nhiệt tình nhé, cùng sửa và cùng chia sẻ thêm kiến thức cho mọi người.

Thank you!!! 😁
Mình từng bị sốt siêu vi nằm viện cả tuần. Đo được có khi lên 39 độ
trieu04
TÍCH CỰC
6 năm
  1. Sốt mọc răng (ở trẻ thì ko sao cả, cứ yên tâm nhé)
  2. Sốt siêu vi
  3. Sốt Xuất huyết
  4. Sốt Rét (bộ đội ngày xưa thì thấm lắm)
  5. v.v..
Tốt nhất là phải nắm rõ tình hình lúc bị sốt, chứ cái gì cũng chủ quan hay là đi bv ngay cũng không đc.
Thuốc thì cứ theo đơn mà uống, uống tầm bậy cũng chết 🆒
Sốt siêu vi nằm viện chuyền cả tuần 😆
Sốt nhẹ do rụng trứng. Mình nhiệt tình điều trị thì hết hẳn sốt suốt 9 tháng sau đó
Mình cứ phải đôi ba ngày không đỡ mấy nghĩ đến trạm y tế & thuốc
Sốt thì có rất nhiều nguyên nhân,nếu đối với trẻ em nếu trên 39 độ thì nên đưa vào bệnh viện là tốt nhất để bác sĩ theo dõi và áp dụng thuốc thích hợp tránh bị co giựt ,ảnh hưởng não.Còn mod viết bị sốt mà dùng thuốc aspirin và actaminophen là dễ đoàn tụ với ông bà lắm,ở nhà nên có 1 tủ thuốc cấp cứu gồm các thuốc cơ bản (đau bụng ,tiêu chảy,nhức đầu...)
Còn sốt thì phải uống panadol Extra hoặc các thuốc thành phần là paracetamol .
2 cù nèo
TÍCH CỰC
6 năm
@Duong Quoc Thong Paracetamol và acetaminophen chỉ là một thôi. Aspirin thì không ai dùng cho hạ sốt thông thường nữa.
@Duong Quoc Thong aspirin dễ gây xuất huyết tiêu hóa. chống chỉ định trong sxh dengue.
khanh1906
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cứ sốt đi rồi mua Aspirin về uống 😁
knnhubi
TÍCH CỰC
6 năm
Đệch, bài như này cũng lên trang chủ.
Fivelions
TÍCH CỰC
6 năm
Tinhte nên dẹp mẹ cái chủ đề sức khỏe đi, mấy thằng mod có học y ra ko mà viết mấy bài như lờ? Mình ko học y nhưng mấy có mấy bài đọc thấy sai vờ lờ ra. Sức khỏe ko phải như công nghệ muốn viết gì viết. Ko có kiến thức chuyên môn vững vàng thì đừng viết bậy, hại người khác.
@Fivelions Mình cũng không học y nên không biết đúng sai thế nào. Nếu bạn có kiến thức về vấn đề này thì chia sẻ để anh em học chứ, sao nặng lời vậy.
Hôm trước mình có gặp ngoài đường: Bé gái khoảng 3 tuổi sốt cao, co giật và ngất. Lúc đó rất nhiều người ở sung quanh không biết xử lý ra sao, chỉ kêu "đưa ngay tới viện cấp cứu". Theo bài viết, mình hiểu thế này: Tìm cách nhanh nhất hạ nhiệt cho bé và đưa bé đến Bệnh viện.
bitback
TÍCH CỰC
6 năm
@thuyhoang1977 Bác trên nói hơi nặng lời nhưng mà đúng đấy 😆. Em học y, chưa đủ kiến thức nên chưa dám chia sẻ cho ai, nhưng đủ biết bác mod viết bài k chuẩn rồi. (Nếu k muốn nói là sai tè le một số chỗ)
@bitback anh em share thêm những thực tiễn ở Việt Nam đi 😃, mình cùng chỉnh sửa để có được 1 bài viết chi tiết và đầy đủ thông tin cập nhật hơn.
Cái hay của diễn đàn là ở chỗ mọi người có thể cùng vào comment chỉnh sửa chứ ko như các trang đưa tin khác chỉ có thể đọc mà ko nói được gì, akay lắm 😃
MinhKhue2016
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình thấy mod viết mấy bài về sức khoẻ hay mà.
Bài này mình thấy cũng chuẩn mực và mô phạm theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ.
Mình chưa ra khỏi lũy tre làng nên không biết Mẽo ở phương nao, nhưng đọc báo nghe đài mình thấy thế này:
Aspirin là thần dược thế kỷ 20 của nước Mỹ. Dân Mẽo số hưởng, sinh ra để mà sướng nên dân Mẽo không chịu đc đau, đau là dùng thuốc giảm đau. Vì thế nên thế kỷ 20 lượng aspirin đc kê đơn nhiều khủng khiếp, thuốc đầu bảng cho hạ sốt giảm đau thông thường. Đầu năm nay ở Mẽo vẫn còn bê bối về thuốc giảm đau gây nghiện mà Trump phải lên tiếng.
Ở Mẽo muốn mua đc thuốc cần có đơn bác sĩ, nên khi bác sĩ đã kê aspirin thì cứ yên tâm.
bitback
TÍCH CỰC
6 năm
@MinhKhue2016 VN mình có những cái khác so với Mĩ bác ạ, như VN 100% nằm trong vùng dịch tễ của sốt xuất huyết, nếu sử dụng aspirin trong trường hợp này thì đúng là tai hại. Và còn những lí do khác nữa.
Cái ảnh cuối xinh thế

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019