Review máy nghe nhạc Pono Player

AudioPsycho
11/9/2016 11:17Phản hồi: 3
monospace_ponoplayer (cover).jpg
- Neil Young hứa hẹn: " Pono là nhịp cầu kết nối người nghe với các trải nghiệm âm nhạc ấn tượng nhất " -

Sự xuất hiện của Pono Player đã “khuấy động” làng audiophile với những bài review, những cảm nhận cá nhân cũng như các tranh cãi nảy lửa trong giới nghe nhạc chuyên nghiệp. Bản thân người viết cũng cảm thấy khá đắn đo khi viết bài này. Vì Pono đối với mình, như tiếng sét tình ái, sự bất ngờ và các nhận định tốt đẹp về âm thanh đến gần như ngay lập tức, bên cạnh đó là những vấn đề không hề nhỏ về giao diện người dùng cũng như cơ chế quản lý nhạc, cùng với cái màn hình cảm ứng không-được-nhạy-cho-lắm và thiết kế vô cùng kỳ quặc


Pono, theo ngôn ngữ của người dân đảo Hawai, có nghĩa là ‘cao quý, tối thượng’. Pono sử dụng mạch khuếch đại và giải mã đến từ Ayre Acoustics, được đảm nhiệm bởi một trong những lão làng về thiết kế mạch của Ayre : Charlie Hansen. Không thể phủ nhận rằng hãng Ayre Acoustics có kinh nghiệm làm DAC rất tốt, đơn cử là chiếc USB DAC QB9 làm nứt tiếng các diễn đàn về âm thanh, vì thế mà Pono tạo được thiện cảm rất tốt.

monospace_ponoplayer (4).jpg

Ấn tượng đầu tiên

Về ngoại hình, Pono có hình tam giác cân. Dài gần 1 gang tay và cao chừng 5cm. Nhìn hình thì bạn cũng thấy rồi đó, mình có thói quen nhét máy nghe nhạc vào túi quần jeans nên với độ dày và hình thù kỳ quặc, bỏ vào túi thì chật và cấn bên đùi hơi khó chịu. Hơn nữa, cái lớp nhung cao su trên bề mặt ăn mồ hôi và dấu vân tay, nên dùng một thời gian nó sẽ xuống mã rất nhanh.

monospace_ponoplayer (6).jpg
Màn hình cảm ứng khá nhỏ, chất lượng hiển thị khá kém, không sắc nét, không lung linh, cảm ứng lại không quá nhạy. Mình chỉ muốn là phải chi nó dài ra một chút thì việc điều khiển và duyệt nhạc sẽ dễ hơn. Giữa máy là cụm nút tăng/giảm volume, nút play/pause đồng thời cũng là nút nguồn của Pono. Giao diện tự xoay ( auto rotate ) khá nhạy, mới nghiêng tý nó xoay rồi, điều này cũng tạo ra sự kém thoải mái khi sử dụng. Pono Player có trái tim giãi mã là chip ES9018M, chơi được nhạc chất lượng cao như 24bit/192kHz và cả DSD. Bộ nhớ trong của Pono là 64GB, có 1 khe thẻ nhớ mở rộng, dung lượng tối đa hỗ trợ là 128GB.

monospace_ponoplayer (9).jpg

Pono không có chức năng quản lý theo folder! Trời ơi đây là một trong những cái điểm tệ hại của nó khi kết hợp với một màn hình cảm ứng quá nhỏ. Bạn chép quá chừng nhạc vào mà nhiều khi đâu phải cái album lossless nào cũng có music tags hay artwork, chữ lại bé tý việc tìm kiếm trở nên rất khó khăn. Khi bạn chép nhạc vào, mở máy lên nó sẽ tự scan và xếp nhạc vào thư viện, cũng không có mục Recently Added.

Pono Player khởi động và kết nối với máy tính khá dễ dàng và thoải mái, không phát sinh trở ngại nào cả tuy nhiên tốc độ dữ diệu chép vào máy chỉ ở mức trung bình, hoặc có thể nói là hơi chậm. Thử nghiệm kết nối Pono Player trực tiếp Philips SHP9500 và Campfire Jupiter, qua một số nhạc phẩm như “The look of love” ( Diana Krall hát live ), “Biển mặn” ( Thanh Tuyền ) và “We don’t talk anymore” ( Charlie Puth với Selena Gomez ) và mình hoàn toàn bị chinh phục bởi chất âm của nó. Tổng thể âm thanh rất chi tiết, không sáng quá nhưng rất trong và rõ, giọng hát và giai điệu của bài nhạc rất lôi cuốn, đầy mời mọc, mid dày, mượt mà, nhiều cảm xúc và treble sắc nét, tan nhẹ nhàng, không bị chói gắt, đinh tai.

Để đánh giá âm thanh cho khách quan, mình lại đem một vài con tai nghe như Hifiman HE400i, W1000Z và LCD X cắm thẳng vào ngõ 3.5mm của Pono. Gain và công suất của Pono rất mạnh mẽ và dường như 2 đại diện planar magnetic headphones không phải là vấn đề với nó. LCD X và HE400i tỏa sáng hoàn hảo khi chơi các thể loại nhạc có động động cao, đập "Closer" tiếng bass rất đầy, ấm, upper lực và sub-bass lan tỏa, bass do Pono mang lại cho LCD X có độ sâu thẳm, kết cấu chặt chẽ, body từng lớp lên màu rất đẹp và cực kỳ fun! Kiểu bass này mình mới nghe lần đầu. Test một bài nhạc trẻ mới của Việt Nam, nhạc phim của Miu Lê hát, bài "Mình yêu nhau từ bao giờ", từ giữa bài trở đi nhạc điệu dập khá nhanh với nhiều chi tiết và micro details, độ động của Pono rất tốt, bất chấp mọi tốc độ nhạc, chơi rất xung, nổi khối tuyệt vời và bóc tách lớp lang cũng không có gì để bàn cãi ( hình như đây cũng là một ưu điểm của mạch khuếch đại nối tầng trực tiếp )

Mình nghe "Mơ" của Vũ Cát Tường, các đoạn nhấn dã thanh ở điệp khúc không hề chói gắt hay xé tai, không có hiện tượng sạn, trung âm đi một quãng đường rất đẹp từ thấp lên cao, uyển chuyển và mềm mại. Giọng ca của nam ca sĩ huyền thoại Tom Jones trong bài " Funny Familiar Forgotten Feelings " đầy nội lực, giàu sức sống, cảm giác giọng nam rất "full body" như nghe loa vậy, giọng ca rất thật, gần gũi và gửi gắm nhiều cảm xúc đến người nghe. Âm trường của Pono cũng rộng rãi, thoáng đãng và mở rộng phần không gian cao. Treble decay nhanh, sắc nét, giàu năng lượng nhưng biên độ không quá lớn nên không bị rối và chói tai. Mình test với cả HE400i và LCD X thì mình thấy Pono không tạo ra chất âm tự nhiên và cân bằng, nó rất color và rất dễ nghe, tổng thể ấm áp và đầy tràn như thế này giúp bạn yên tâm mà thưởng thức nhiều loại nhạc hơn.

Quảng cáo



Theo Charlie Hansen, Pono mang lại chất âm rất đặc trưng và dễ gây ấn tượng là nhờ vào thiết kế mạch lọc chống lại hiện tượng time smear ( hiện tượng làm mờ các bội âm của âm thanh gốc ), giảm jitter, giảm nhiễu xung gai ở các tần số cao. Pono còn khác biệt với những máy nghe nhạc nhờ vào việc sử loại bỏ negative feedback – hồi tiếp âm. Khi bạn cho hồi tiếp âm vào tầng tiền khuếch đại, méo tiếng sẽ giảm, noise sẽ giảm, dải tần sẽ tăng lên kha khá, hồi tiếp triệt để, méo tiếng siêu thấp và lúc đó nghe nó hừng hừng, khô khốc và thiếu cảm xúc. Charlie Hansen quá dày dặn kinh nghiệm khi thiết kế các mạch DAC và Amplifier lừng lẫy cho Ayre đủ tự tin để loại bỏ Negative Feedback khỏi Pono, mang lại sự tự nhiên và độ quyến rũ cho âm thanh. Pono cũng không sử dụng nối tần, tín hiệu đi xuyên suốt từ tầng đầu đến tầng công suất và đánh trực tiếp đến tai nghe.

Mạch cấp nguồn cho toàn bộ phần giải mã được thiết kế phức tạp, 1 cho bộ tạo xung, 1 cho phần tín hiệu số của chip DAC, 2 phần còn lại để đảm bảo điện áp hoạt động cho tất cả mạch giải mã. Phần headphone amplifier được thiết kế true balanced, thậm chí là từ phần cấp nguồn với các rail tải +/- cho từng kênh trái phải, mang đến độ tĩnh tuyệt đối cho âm thanh, cải thiện độ động, nổi khối , nói chung là trong 1 thiết bị âm thanh ngon, phần nguồn mà ngon, mấy cái mạch phía sau mà gấu thì cỡ nào nghe cũng hay 😁

Pono Player có phải là Pono hay không?

Theo mình là có ! Vì cái chất âm này cho đến giờ vẫn không tìm được ở bất kỳ chiếc máy nghe nhạc nào khác cả. Tuy mang nhiều khuyết điểm ở màn hình xoay, thiết kế và cả cách quản lý nhạc nhưng chất âm của Pono thực sự làm lu mờ các khuyết điểm nói trên.
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nhìn thì lạ chứ quản lí nhạc ngu thì ức chế lắm
thật ra vì chất âm đôi khi nhiều người vẫn chấp nhận hi sinh. đó là lý do vì sao một số sản phẩm như tera player hay hifiman vẫn có chỗ đứng nhất định
anhducftu
TÍCH CỰC
3 năm
Chất âm con này nghe rất giống con siemens sl45

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019