Cảm nhận của một audiophile khi chuyển từ iOS sang Android

AudioPsycho
25/7/2017 15:33Phản hồi: 0
monospace-ios-to-android-1.jpg
Dạo dạo cái trang Computer Audiophile thấy hay nên dịch cho mọi người tham khảo 😁


Tôi sắm chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2008 và đa phần chỉ dùng nó để nghe gọi do thực sự không có quá nhiều thứ để làm với nó vào thời đó. Các dịch vụ stream nhạc chưa phát triển, analog audio quá bình thường và hầu như chưa có thiết bị hãng thứ 3 nào có thể tiếp nhận tín hiệu digital audio từ iPhone. Những phiên bản tiếp theo của iPhone ra đời có dung lượng bộ nhớ lớn hơn, cộng thêm sự phát triển của các dịch vụ stream hay lossless download cũng như các bộ DAC portable đã biến chiếc iPhone thành một chiếc máy nghe nhạc chất lượng cao. Tôi bắt đầu bỏ xó con 160 GB iPod Classic và sử dụng iPhone nhiều hơn


Tuy nhiên khi iPhone 7 ra đời tôi đã phải tạm dừng kế hoạch nâng cấp cho chiếc iPhone 6 Plus đang dùng sau bài thuyết trình không mấy ngọt ngào của Apple. Chắc có lẽ phải đợi iPhone 8 thôi. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội để thử cái mới lắm chứ. Đập và mắt tôi như một tùy chọn thay thế cho iPhone 7 là chiếc điện thoại Android Google Pixel sở hữu phần cứng khá tốt cùng bộ nhớ trong 128 GB. “Chắc sẽ tốt đây” – tôi nghĩ vậy và đặt hàng ngay chiếc điện thoại này. Và ngay cả khi hàng chưa giao đến, trong óc tôi đã bắt đầu kê ra hàng tá các phụ kiện âm thanh mà mình cần phải sắm để có thể nâng chất lượng âm thanh của Google Pixel lên mức cao nhất.

Nói thật thì tôi chưa hề có một kinh nghiệm chơi âm thanh nào trên Android cả vì thế những suy đoán chỉ có thể nằm trên giấy bút mà thôi. Các phiên bản Android 4 / 5 / 6 / 7 hay phiên bản con x.1 / x.2 / x.3 / x.4 đều sở hữu những thay đổi riêng, điều này làm tôi cực kỳ phấn khích nếu so với mỗi phiên bản iOS nâng cấp đều chỉ thêm thắt từng chút như nhỏ giọt.

“Dàn” iOS mà tôi đang sử dụng gồm có Apple iPhone 6 Plus, Apple Lightning-USB3.0 Camera Adapter, Apple Lightning-USB Cable, AudioQuest DragonFly Red / DragonFly Black và tai nghe JH Audio JH13, chạy trên nền Apple iOS với các phần mềm Tidal, Jremote và Onkyo HF Player. Đây là một thiết lập cơ bản cho phép chơi nhạc trong nhà, trên phố hay khi lái xe, stream qua Jremote với thư viện nhạc 4 Tb. Phần adapter cung cấp khả năng vừa nghe nhạc vừa sạc điện thoại còn AudioQuest DragonFly Red / DragonFly Black sẽ đảm nhận quá trình xử lý và cải thiện tín hiệu âm thanh. Tuy hơi rối rắm một chút so với việc chỉ cắm tai nghe và nghe nhạc nhưng đây là cách mà tôi đạt được chất lượng âm thanh cao nhất có thể với chiếc iPhone của mình. Tôi cũng dùng luôn Tidal để cập nhật thư viện nhạc qua mạng, vì cắm iPhone vào máy tính để đồng bộ thư viện nhạc nghe cứ “cổ lỗ sĩ” thế nào ấy.

monospace-ios-to-android-2.JPG

Như vậy khi chuyển sang Android với Google Pixel, thiết lập âm thanh chắc sẽ gồm Google Pixel Phone, Apple USB-C Digital AV Multiport Adapter (MJ1K2AM/A), Google USB-C to USB-A Cable, AudioQuest DragonFly Red / DragonFly Black, ta nghe JH Audio JH13 với phần mềm Android Nugat 7.1.1, Tidal, Jremote và USB Audio Player Pro. Cái đích nhắm đến của tôi là làm Google Pixel phải có chất âm tương đồng hoặc cao hơn so với chiếc iPhone hiện có.

Điều đầu tiên là tìm mua cable USB-C và thật không may là chẳng có chiếc cable nào tương thích với bộ sạc 12V thông dụng của xe hơi. Cable của Google hiện chỉ có chuẩn USB 2.0 và tôi phải tìm thêm một bộ sạc xe hơi tương thích với nó nữa, cuối cùng tôi đã chọn combo Google USB-C-USB-C cable và bộ sạc Nomad tuy nhiên vẫn không được hài lòng cho lắm vì không tìm được thứ tốt nhất.

Thứ hai là phải làm sao vừa nghe nhạc vừa sạc điện thoại được. Vậy là sẽ phải mua thêm cable OTG dành cho USB DAC AudioQuest DragonFly Red / DragonFly Black và adapter sạc USB-C. Không đâu xa, Apple có bán USB-C Digital AV Multiport Adapter với đầu nguồn input USB-C và output HDMI / USB-A và thật may mắn là nó tương thích tốt với Google Pixel, cho phép sạc và truyền tín hiệu qua cổng USB đến USB DAC cùng lúc (thực ra thì tôi cũng phải mày mò một chút đấy nhưng nó làm việc là tốt rồi).

monospace-ios-to-android-3.JPG

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là phần cuối, chúng ta còn phải test nhạc nữa. Một số hạng mục tương thích trên Android vẫn còn là ẩn số. Thay đổi qua lại giữa DragonFly Red và Meridian Explorer 2 đều cho mức âm lượng nhỏ xíu ngay cả khi âm lượng máy và DAC đã tăng đến tối đa. Cắm thử trực tiếp jack tai nghe vào điện thoại thì lại cho âm thanh cực lớn. Sau một hồi mày mò trên mạng, hóa ra đây là lỗi cố hữu của điện thoại Android khi kết nối với USB DAC ngoài và hiện hình như vẫn chưa được khắc phục.

Theo những gì mà tôi đọc được thì khi kết nối host Android (ở đây là Pixel) với thiết bị ngoại vi (USB DAC), Android sẽ kiểm tra hiệu năng của DAC và cung cấp mức sample rate phù hợp để tránh làm tiêu hao quá nhiều năng lượng. Rõ ràng việc “kiểm tra” này đã làm cho chất tiếng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bộ điều khiển âm lượng trên giao diện Android cũng chỉ điều khiển âm lượng từ phần mềm chứ không trực tiếp sử dụng mạch âm lượng của DAC, tạo ra sự lãng phí hiệu năng phần cứng mà người dùng sở hữu. Nền Android từ trước đến nay vẫn được tích hợp Advanced Linux Sound Architecture (ALSA), tuy nhiên không hiểu vì sao Google lại xóa sổ nó. Cắt giảm phần mềm để nó chạy tốt hơn trên thiết bị di động là điều chấp nhận được, nhưng sao lại bỏ đi phần quan trọng như vậy?

Quảng cáo


Thư viện nhạc mà tôi đang sở hữu có gần như hầu hết các chuẩn sample rate để test thiết bị khi cần thiết, kéo dài từ 44.1 kHz ~ 11.2 MHz / 1 / 16 / 24-bit. Chơi nhạc 44.1 kHz / 16-bit bằng Google Pixel khá tốt dù âm lượng rất nhỏ (lỗi tương thích nói trên), tuy nhiên khi chơi 88. ~ 96 kHz / 24-bit thì bộ thông báo sample rate của DragonFly Red không thay đổi, chứng tỏ Google Pixel không kham nổi mức sample rate này.

Thực ra thì hiện cũng rất ít người dùng đòi hỏi nhạc lossless hay thiết bị phải chơi được hi-res. Tuy nhiên theo thông số kỹ thuật danh định UAC1 hỗ trợ lên đến 96 kHz trong khi đó Google lại giới hạn xuống chỉ còn 48 kHz. Google cũng khuyến nghị chơi mức sample rate 44.1 kHz thay vì 48 kHz do bộ down-sample của Android không có low-pass filter.

Trên hệ điều hành Windows tiền UAC2, đa số thiết bị DAC vẫn sử dụng driver Thesycon để output audio từ đó cho độ phân giải cao hơn 96 kHz / 24-bit. Về phần Android do không cho phép phần mềm thay đổi thiết lập âm thanh hệ thống nên sẽ tương thích kém hơn. Các nhà phát triển hiện vẫn đang tìm cách lập trình vượt qua giới hạn này tuy nhiên kết quả chưa khả quan, hoặc cũng có thể là chẳng ai làm do đa số người chơi âm thanh di động đều dùng iOS.

Sử dụng phần mềm USB Audio Player Pro cũng là một cải thiện hiệu quả quy nhiên vẫn có những điểm chưa tốt. Phần mềm này cho phép chơi tập tin nhạc trong máy hay qua UPnP/DLNA, Tidal và Qobuz, tuy nhiên nó lại không thể truy cập thư viện nhạc ngoại tuyến của Tidal. Do đó khi sử dụng khách hàng phải chuyển đổi qua lại rất mất thời gian, cứ thử tưởng tượng bạn có khoảng 10 ~ 15 phút nghe nhạc nhưng đã tốn mất 2 phút để chuyển app, chẳng thuận tiện gì cả. Dù sao thì nó vẫn sẽ là cứu cánh cho những ai muốn sử dụng nguồn nhạc của mình ở bất cứ đâu mà không bị hạn chế. USB Audio Player Pro cũng cho phép chơi bit-perfect, upsampling, UPnP Rendering, DSD-PCM conversion, native DSD, DSD / DoP với 3 tùy chỉnh USB riêng biệt.

Nhìn chung theo cảm nhận cá nhân thì “công cuộc” chuyển đổi từ iOS sang Android của một audiophile sẽ có phần khá nhằn và tiêu tốn không ít thời gian của người chơi muốn trải nghiệm tuyệt đối 100%. Android vẫn còn tụt hậu khá xa so với Apple iOS / MacOS và Microsoft Windows và hy vọng nó sẽ được chú ý nhiều hơn trong tương lai. Tuy không phải là hoàn toàn quá tệ nhưng khi quyết định dùng thử, tôi không nghĩ là mình sẽ phải đau đầu đến mức này và mất đi cả một ngày tìm kiếm trên mạng chỉ để thu lại những kết quả không mong đợi. Thôi thì vẫn còn USB Audio Player Pro để châm chước, “có còn hơn không”.

Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019