Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Làm thế nào để đạt tỉ lệ khung hình (fps) cao khi chơi game trên PC?

bk9sw
10/8/2018 7:55Phản hồi: 132
Làm thế nào để đạt tỉ lệ khung hình (fps) cao khi chơi game trên PC?
Một trong những công cụ benchmark phổ biến để đo hiệu năng của card đồ họa là mở game nặng lên chơi và xem tỉ lệ khung hình/giây (frames per second - fps). Tỉ lệ khung hình/giây như tên gọi của nó thể hiện số hình ảnh mà card đồ họa có thể tạo ra trong một giây, càng nhiều ảnh mỗi giây càng mượt và ngược lại fps càng thấp thì trải nghiệm chúng ta có khi chơi game là lag, chuyển động bị trễ với những cảnh có nhiều chuyển động, nhân vật và tệ hại hơn là giật đứng hình khiến game không thể chơi được. Để đạt được fps cao thì chúng ta thường nghĩ tới giải pháp … sắm máy mạnh (CPU, GPU xịn) nhưng không phải ai cũng có điều kiện đầu tư, thế nên game mới có nhiều tùy chỉnh về đồ họa để chúng ta có thể chơi mượt với máy cấu hình thấp. Dưới đây là cách chúng ta hiểu về fps cũng như một vài lưu ý để để có thể đạt tỉ lệ khung hình cao khi chơi game:

Điều gì tác động đến khung hình và tỉ lệ khung hình/giây của game?


  • Phần cứng hệ thống như card đồ họa như card đồ họa, bo mạch chủ, CPU và bộ nhớ RAM;
  • Thiết lập đồ họa và phân giải trong game;
  • Cách game được tối ưu hóa về mã lập trình và nó có được tối ưu hóa cho hiệu năng của card đồ họa hay không.
Nói về game được tối ưu hóa thì nó hơi đặc thù, tùy thuộc vào nhà phát triển game nên chúng ta không thể chủ động khắc phục được. Với 2 yếu tố còn lại, chúng ta có thể làm gì?

GPU.jpg
CPU và GPU: Đây là 2 yếu tố lớn nhất tác động đến tỉ lệ khung hình/giây của game. Về cơ bản, CPU sẽ gởi thông tin hay chỉ thị từ một phần mềm, ở đây là game đến card đồ họa. Sau đó card đồ họa sẽ xử lý các chỉ thỉ nhận được, dựng hình (render) và gởi hình ảnh dựng được đến màn hình để hiển thị.

Có một mối quan hệ trực tiếp giữa CPU và GPU, hiệu suất của card đồ họa phụ thuộc vào CPU và ngược lại. Nếu CPU quá yếu thì việc bạn nâng cấp card đồ họa đời mới sẽ trở nên vô nghĩa bởi card đồ hoạ sẽ không thể khai thác tối đa sức mạnh xử lý của nó. Thật sự thì chẳng có luật nào quy định bộ đôi CPU/GPU nào tốt nhất nên đi kèm với nhau nhưng nếu CPU thuộc dòng trung - thấp cấp kiểu như Pentium hay Celeron chẳng hạn, lại còn đời cũ quắc từ 2 năm trước nữa thì thật sự nó không phù hợp để đi với GPU đời mới.


Vậy tỉ lệ khung hình/giây như nào là chấp nhận được khi chơi game?

Hầu hết các tựa game ngày nay được phát triển với mục tiêu có thể đạt được tỉ lệ khung hình 60 fps nhưng khoảng fps từ giữa 30 đến 60 fps có thể chấp nhận được. Nhiều tựa game không giới hạn khung hình, cho phép chúng ta chơi ở khung hình trên 60 fps, nhất là những tựa game hành động với chuyển cảnh nhanh như FPS hay đua xe. Nếu tỉ lệ khung hình dưới 30 fps thì mọi thứ sẽ trở nên tệ hại đi, chúng ta không còn lạ gì với tình trạng giật, lag, delay, thiếu mượt mà của chuyển động khi chơi ở khung hình thấp.


Assassin's Creed chơi ở 30 fps vẫn thú vị hơn là 60 fps.
Vậy chơi game ở 30 fps hay 60 fps hay 120 fps, tỉ lệ nào đã hơn? Thực ra cảm nhận về tỉ lệ khung hình còn tuỳ thuộc vào loại game và sở thích của bạn. 30 fps thường được gọi là tỉ lệ khung hình cinematic - từng gây tranh cãi giữa nhiều game thủ chơi Assassin's Creed bởi chính Ubisoft cho rằng chuyển động của game ở tỉ lệ khung hình này mang lại trải nghiệm điện ảnh hơn, khiến game giống như một bộ phim lôi cuốn hơn so với 60 fps. Mình cũng thuộc phe đồng tình bởi chơi các loại game đi cảnh thì 30 fps có cái hay của nó, không chỉ Assassin's Creed mà những game mình hay chơi ở tỉ lệ khung hình dưới 60 fps còn có The Witcher 3 hay Batman Arkham. Ngoài ra, nếu anh em không có dàn máy quá mạnh thì 30 fps cũng là tỉ lệ khung hình dễ đạt được hơn trong khi không phải hy sinh quá nhiều về mặt hiệu ứng và độ phân giải.


Project Cars 30 fps vs 60 fps.
Thế nhưng với những tựa game hành động có tiết tấu nhanh như game bắn súng FPS, TPS hay đặc biệt là game đua xe thì tỉ lệ khung hình càng cao càng tốt. Nếu anh em try hard các loại game như CS:GO, OW, Doom, BF1 hay game đua xe như NFS thì tỉ lệ khung hình bắt buộc phải trên 60 fps để có được chuyển động nhanh, mượt hơn từ đó hiệu năng chơi game của anh em cũng sẽ cao hơn. Mà để duy trì được tỉ lệ khung hình cao thì nó có nhiều yếu tố! Như đã nói ở trên, tỉ lệ khung hình cao hay thấp phụ thuộc lớn vào CPU và GPU nhưng đồng thời, màn hình cũng là thứ đảm bảo tỉ lệ khung hình này có thể hiện được hay không. Lúc này anh em sẽ nghĩ đến khái niệm tốc độ làm tươi hay tần số quét (refresh rate) của màn hình. Thông thường màn hình sẽ có tần số quét 60 Hz (60 fps), hiểu đơn giản là anh em có thể chơi ở tỉ lệ khung hình tối đa 60 fps trên màn hình này, nếu tỉ lệ khung hình cao hơn thì anh em sẽ không thấy được sự khác biệt bởi màn hình bị giới hạn ở 60 Hz. Thế nên chúng ta mới phải tìm đến những chiếc màn hình chuyên game có tần số quét cao như 120 Hz, 144 Hz hay 240 Hz.

Mua cái màn hình có tần số quét cao thì để tận dụng tối đa lợi thế này, anh em cũng phải đảm bảo rằng chiếc PC của mình có thể chơi tựa game đó ở tỉ lệ khung hình tương ứng, nếu chỉ chơi được lẹt đẹt ở 60 fps đổ lại thì mua cái màn hình 144 Hz cũng bằng thừa. Thế nên nếu phần cứng không thể đáp ứng thì chúng ta phải linh hoạt tuỳ chỉnh thiết lập game, giảm đồ hoạ xuống, giảm phân giải xuống hoặc chuyển sang API khác. Một ví dụ rất điển hình là DOOM 2016, anh em thử chuyển sang Vulkan API là thấy sự thay đổi rõ rệt về tỉ lệ khung hình so với DirectX.

Làm cách nào để đo khung hình khi chơi game?

Quảng cáo



Có nhiều cách để đo khung hình khi chơi game. Nhiều game có tích hợp tính năng này trong phần thiết lập hiển thị, nhiều dịch vụ như Steam, Origin cũng có tuỳ chọn mở FPS counter hay bản thân phần mềm đi cùng với card đồ hoạ như GeForce Experience của Nvidia cũng hỗ trợ. Nếu anh em lười mò mẫm trong mấy thứ mà mình vừa nêu thì cách nhanh nhất là cài Fraps.

FPS Counter.jpg
Fraps hiển thị số fps màu vàng ở góc trên bên trái màn hình theo mặc định.
Fraps là ứng dụng đo fps và benchmark fps có từ rất lâu rồi, anh em chỉ cần tải về cài đặt tại đây. Mở lên thì ứng dụng này sẽ hiển thị số fps ở góc trên bên trái màn hình (mặc định) và nó hỗ trợ hầu hết các tựa game dùng DirectX hay OpenGL API và ngoài chức năng hiển thị fps thực tế của game thì Fraps còn có các tính năng như benchmark đo khung hình cao, thấp và trung bình sau của game sau thời gian anh em chọn. Fraps cũng cho phép chụp và quay phim màn hình khi đang chơi game. Phiên bản miễn phí của Fraps cho phép đo fps và benchmark fps, riêng muốn quay phim trên 30 giây thì phải mua.

Vậy làm thế nào để tối ưu phần cứng hay thiết lập game để cải thiện tỉ lệ khung hình?


2 thứ mà anh em có thể thay đổi để cải thiện hiệu năng của game, cải thiện tỉ lệ khung hình đó là nâng cấp phần cứng hoặc điều chỉnh thiết lập đồ hoạ trong game.

Giải pháp nâng cấp phần cứng đi liền với túi tiền, thêm tiền thêm fps, điều này cũng không sai đâu. Nhưng với những hệ thống sẵn có hoặc khó có thể nâng cấp điển hình như laptop với CPU/GPU không thể thay được thì giải pháp đơn giản nhất là điều chỉnh các thiết lập đồ hoạ để có được khung hình cao hơn.

Quảng cáo



GTA V Graphics.jpg
Phần lớn những game PC ngày nay đều có phần thiết lập đồ hoạ với hàng tá thứ có thể tuỳ chỉnh được. Thông thường khi cài đặt, hầu hết các game sẽ tự động nhận biết phần cứng như CPU, GPU, RAM trên máy của bạn và khi vào game thì các thông số đồ hoạ đã được thiết lập sẵn nhằm đạt được hiệu năng tối ưu. Thế nhưng vẫn có nhiều thứ chúng ta có thể chỉnh để cải thiện tỉ lệ khung hình nếu như trải nghiệm chơi game theo thiết lập auto như vậy không tốt. Thứ chúng ta cần là sự cân bằng giữa tỉ lệ khung hình và đồ hoạ của game, làm sao chơi ở fps cao nhưng game vẫn đẹp chớ không mờ mờ răng cưa nổi khối hộp nhìn chán đời.

Thứ đầu tiên, rất quen thuộc là thiết lập khử răng cưa Antialiasing hay viết tắt là AA:


No AA.jpg Một cảnh trong Assassin's Creed Unity: không bật AA (trái) và 2x MSAA (phải).
Đây là một kỹ thuật xử lý đồ hoạ máy tính để làm mượt các cạnh, rìa lởm chởm gây ra bởi điểm ảnh. Chúng ta có thể hình dung đơn giản là cái hình chúng ta thấy là tròn nhưng thứ tạo ra hình tròn đó là các điểm ảnh hình vuông và để khiến cái hình tròn có rìa mịn không bị lởm khởm thì AA được áp dụng. Mỗi điểm ảnh trên màn hình sẽ lấy mẫu của các điểm ảnh bao quanh nó và tìm cách "hoà" chính nó với các điểm ảnh xung quanh để tạo sự mượt mà. Rất nhiều tựa game cho phép bạn chỉnh thiết lập AA bật hoặc tắt cũng như tăng số lượng mẫu này theo tỉ lệ 2x, 4x, 8x … Kỹ thuật xử lý AA cũng có nhiều kiểu khác nhau như MSAA, TXAA, FXAA mà mình sẽ nói riêng trong một bài khác còn về cơ bản chúng ta có thể chỉnh thiết lập AA theo quy tắc sau:

  • Càng nhiều X độ mượt càng cao nhưng sẽ ăn tài nguyên hệ thống hơn, tỉ lệ khung hình sẽ giảm theo tỉ lệ thuận và ngược lại.
  • Game chơi ở độ phân giải cao (vd: 1920 x 1080 px) có nhiều điểm ảnh hơn nên chỉ cần 2x AA là đủ thấy mượt trong, trong khi đó nếu chơi ở độ phân giải thấp thì cần tăng lên 8x AA chẳng hạn để đạt độ mượt tương đương. Anh em cứ thử giảm phân giải tăng AA và tăng phân giải giảm AA sẽ thấy tỉ lệ khung hình sẽ tương đương nhau.
  • Tắt AA là giải pháp cuối cùng nếu anh em chỉ cần tỉ lệ khung hình cao và card đồ hoạ của anh em quá yếu không đủ kéo cái game đó với thiết lập AA. Tắt AA sẽ khiến hình ảnh đồ hoạ bị răng cưa rất xấu!

Thứ 2 là Anisotropic Filtering - lọc bất đẳng hướng, hay gọi là AF:


Anisotropic Filtering.jpg
Anh em nhìn mặt đất xa xa, bên trái mờ hơn do không bật AF, bên phải AF 16x.
AF có thể hình dung nó giống như việc bạn nhìn một cục gạch ở gần thì thấy trên bề mặt cục gạch có quá trời lỗ nhỏ, chi tiết đủ thứ, có cả vết nám đen do đốt lò, vết nứt vết nẻ v.v… nhưng với 1 cục gạch tương tự đặt ở xa hơn thì bạn sẽ không thấy rõ chi tiết, chỉ mờ mờ. Chức năng của AF trong đồ hoạ 3D là giúp bạn thấy cái phối cảnh vật thể gần xa từ rõ đến mờ một cách mượt mà và tự nhiên.

Thiết lập của AF cũng như AA tức là bạn có thể chọn các mức theo số nhân từ 1x đến 16x. Có một điều cần lưu ý là với thế hệ GPU hiện đại ngày nay thì thiết lập AF không ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng nữa, riêng anh em dùng GPU đời cũ sẽ cần cân nhắc chỉnh AF để đạt tỉ lệ khung hình tối ưu.

Thứ 3 là Draw Distance và Field of View:


Draw Distance.jpg
Draw Distance nó thể hiện độ xa về cảnh vật mà bạn thấy trong game. Anh em giảm thiết lập này thì sẽ thấy được ít chi tiết, ít bối cảnh ở xa hơn. Trong khi đó với những tựa game FPS hay TPS thì khái niệm Field of View hay được dùng và nó thể hiện cái trường quan sát của nhân vật. Ví dụ trong PUBG thì thiết lập này có tên View Distance và nếu anh em chỉnh Ultra, cảnh vật từ xa sẽ hiện ra chi tiết hơn, rất hữu ích khi anh em muốn xác định vị trí nhảy dù của mình hay đối thủ, nếu giảm xuống Low thì cảnh xa như trang hội hoạ Picaso 😁. Với những tựa game đua xe thì anh em cần phải chỉnh Draw Distance lên cao bởi chúng ta sẽ dễ định hình được đoạn đường phía trước hơi khi có thể nhìn thấy được từ xa.

FOV.jpg
Thiết lập FoV thể hiện trường quan sát của nhân vật.
Thiết lập này khiến GPU phải hoạt động nhiều hơn để render và hiển thị cảnh quan ở xa thành ra nó sẽ tác động đến tỉ lệ fps. Anh em có thể thử các mức Draw Distance/Field of View để tìm ra tỉ lệ khung hình tối ưu và phối cảnh mong muốn.

Thứ 4 là ánh sáng và đổ bóng - Ambient Occlusion và Shadow:


Shadow Off.jpg Rise of the Tomb Raider tắt shadow (trái) và bật shadow Very High (phải).
Đổ bóng luôn là một thiết lập "sát thủ" đối với tỉ lệ khung hình nhưng không có nó thì không được bởi nó thể hiện cái nhìn tổn thể và cảm nhận khi chúng ta chơi game. Game sẽ mất đẹp nếu không có bóng đổ vật thể, mục tiêu vẫn là để khiến cho game thực hơn nhưng độ thực của bóng là vấn đề lớn. Nếu giảm chất lượng đổ bóng thì cái bóng thể hiện dưới chân nhân vật chẳng hạn rất tệ, nó bị răng cưa rồi mờ nhạt các thứ không thật, nếu tăng lên thì chúng ta có cái bóng gần như hoàn hảo.

Tác động của hiệu ứng bóng đổ đối với hiệu năng game cũng thay đổi tuỳ theo cảnh game, dựa trên só lượng vật thể và thiết kế ánh sáng. Những tựa game đi cảnh với thế giới mở, hàng tá thứ xung quanh, ánh sáng môi trường như thật kiểu như GTA thì anh em chỉ cần thay đổi thiết lập chất lượng bóng đổ là thấy ngay sự thay đổi về fps.

VXAO.jpg VXAO vs HBAO+.
Còn về ánh sáng, nhiều tựa game ngày nay đều có một phần thiết lập hay gọi là Ambient Occlusion và đây là một kỹ thuật tái tạo ánh sáng trong môi trường nhằm tạo ra cảm giác ánh sáng tự nhiên nhất có thể. Với các thiết lập thường thấy như SSAO, HBAO thì hiệu ứng đổ bóng môi trường theo chiều ngang HBAO thường ăn nhiều tài nguyên hơn so với hiệu ứng đổ bóng toàn không gian màn hình SSAO. Nếu fps tụt thì anh em nên chọn SSAO hoặc có thể tắt luôn.

Thứ 5 là độ phân giải:


HD vs 4K.jpg
Thiết lập độ phân giải phụ thuộc vào game lẫn màn hình. Thường thì game sẽ tự động nhận biết độ phân giải của màn hình từ đó thiết lập sẵn nhưng cũng có nhiều tựa game không hỗ trợ độ phân giải cao như 4K. Lợi ích của độ phân giải cao như anh em đã biết đó là số lượng điểm ảnh nhiều hơn, chúng ta có đồ hoạ game chi tiết cao hơn, chơi game đã mắt hơn và thật hơn. Tuy nhiên, độ phân giải cao cũng là thứ khiến GPU phải gồng gánh nhiều bởi nó cần hoạt động nhiều hơn để có thể render mọi thứ với số lượng điểm ảnh lớn, từ đó giảm hiệu năng hay tỉ lệ khung hình khi chơi. Việc giảm độ phân giải xuống là cách cơ bản nhất để giữ tỉ lệ khung hình cao với các thiết lập hiệu ứng đồ hoạ khác giữ nguyên nhưng cá nhân mình không thích giải pháp giảm độ phân giải mà thường để độ phân giải mặc định theo màn hình và chỉnh các thứ khác xuống.

Thứ 6 là chất lượng đồ hoạ, thường là thiết lập Quality hay Texture Detail:


Texture Low.jpg Gears of War 4: Character Texture Low (trái) và Ultra (phải), anh em hãy nhìn trang phục là thấy rõ sự khác biệt.
Texture hiểu theo cách đơn giản là những vân bề mặt hay chi tiết của vật thể, nhân vật trong game. Thiết lập chất lượng texture càng cao thì game càng đẹp, chi tiết cao nhưng tỉ lệ khung hình sẽ giảm. Đây cũng là một yếu tố tốn nhiều tài nguyên xử lý và thường được xếp đầu tiên trong thiết lập đồ hoạ game nên anh em có thể tăng giảm cái này trước rồi mới nghĩ đến những hiệu ứng còn lại như đã nêu trên.

Theo: Lifewire
132 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Build con máy cấu hình cao là fps nó tự tăng
@ChillaGuy trích lại câu đầu của thớt:
"Build con máy cấu hình cao là fps nó tự tăng"
@vovantan007 Chắc chắn rồi haha
@#JK Đúng rồi tiền là vấn đề thôi
@lechautu =))
Hudson
TÍCH CỰC
6 năm
Cái PC đời tống của mình bây giờ chỉ đủ để đá mỗi PES 2017 cấu hình thấp nhất.
@Hudson Cố thế cơ hả bác giờ là qua rất rất nhiều đời nhà thanh rồi
@Hudson hồi thời còn sinh viên cũng vay ngân hàng sắm được con laptop Core 2 Duo, ram 2GB về chiến War3, liên minh suốt đến tận 7 - 8 sau mới có tiền sắm máy mới. Giờ thì bỏ ở nhà cho ông già đọc báo rồi 😁
phamviet94
TÍCH CỰC
6 năm
Đơn giản thôi có gì phải nói dài dòng, muốn fps cao thì đập thêm tiền vào =)) tiền càng nhiều thì chơi càng phê.
Mua linh kiện mới, cài driver GPU mới, update BIOS mới, problem solved.
Azkan
TÍCH CỰC
6 năm
@max-20091 Mình đang chơi MHW bạn ơi. Mình dùng 1070Ti, driver 398.82 ghi rõ "In our newest driver we're bringing you updates and optimizations for WoW:BFA and MH:W". Rất nhiều người chứ k phải chỉ riêng mình (trên reddit, vOz, fb) đều xác nhận bản 398.82 không bằng 398.38 nhé.
@Azkan Bạn đừng có cắt bớt kẻo gây hiểu lầm người khác chứ.
Đây là nguyên văn:

Game Ready
Provides the optimal gaming experience for World of Warcraft: Battle for Azeroth and Monster Hunter: World.

Game Ready là driver đầu tiên hỗ trợ cho game nên có bug là chuyện đương nhiên, nhưng mà nghe nói xài driver này gây bottleneck CPU yếu chứ trên reddit thấy có mấy chú xài CPU mạnh còn tăng thêm FPS nữa kia, giống vụ PUBG 1.0 drop FPS ấy.

Edit: đã check trên reddit, MHW thì người này tăng người kia giảm, còn WoW thì tăng 10% FPS sau khi up 398.82
Azkan
TÍCH CỰC
6 năm
@max-20091 Mình cắt bớt gì đâu. Mấy bản trước có optimize cho game mới không? Lúc đó chưa ra game thì optimize cái gì? Game Ready đi chăng nữa thì nó cũng vẫn là bản official, hiệu năng không bằng bản cũ đó thôi.
nguulangx1
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Elnino242 Bác này chắc chưa bao giờ up bios rồi, up bios, up fw đều có thể cải thiện (main, cpu, gpu, ssd...).
CPU mạnh nhưng mình thấy Card mạnh hơn nếu muốn chơi game tốt, nhưng còn lập trình , vẽ vọt kiến trúc thì CPU mạnh hơn Card
@ste7en9x91 Cũng tùy nữa bạn, làm AI thì xài GPU, làm raytracing = GPU được rồi ko cần phải xài CPU nữa.
Chơi game có nhiều AI trên bản đồ thì phải mua CPU, đồ họa đẹp thì phải mua GPU.
Nã tiền vào độ sướng phụ thuộc vào cây tiền bỏ ra 😁:D
CyrusEgan
ĐẠI BÀNG
6 năm
Không quan trọng lắm mấy thứ này vì chủ uếu là k có tiền 😃
farcry2708
TÍCH CỰC
6 năm
Pubg i5 7400 + 1060 6gb 16gb ram bus 2400 Ultra được 60-70 khung hình giây
YoBak
TÍCH CỰC
6 năm
@farcry2708 Quá khỏe :v nhưng nhiều lúc bị drop xuống 35~40 fps cũng hơi khó chịu 😆
Longshy
TÍCH CỰC
6 năm
@farcry2708 Cứ i7 8700k z370 ram 16g buss 3k , vga 1080ti là khỏi phải suy nghĩ game nào với chả game nào
farcry2708
TÍCH CỰC
6 năm
@Longshy Dàn này cũng tầm 40 củ chưa màn. Bạn đầu tư game vào đó nếu đầy đủ xe hơi nhà lầu moto ngân hàng ko nợ thì ok chứ chưa có mấy cái kia mình thấy hơi phí
All very low là fps tự nhiên sẽ cao thôi. 1 người chơi pubg và fornite cho hay =]]
@bsnguyenthien All super super low thì fps sẽ cao.
Low đến mức ko thấy cây cối, thấy 1 đống xanh bùng nhùng.
Ko thấy người, thấy 1 đám lổn nhổn.
Chơi thế mới thích
Trước tiên phải mua máy xịn đã
cứ i9 card 1080ti màn 144hz trở lên ram 32gb là bao ngon cấu hình nhà giàu 😁
noalana1
TÍCH CỰC
6 năm
@Elnino242 sao nhà tui có desk xeon với lap 6700hq cùng card 1060 6gb nè chơi game i chang nhau fps có hơn thua gì đâu mà thua xa lắc, chơi game thì nặng gpu chứ cpu ảnh hưởng nhiêu đâu
@noalana1 tùy loại xeon nữa. nhiều nhân khi chơi game cũng ko tận dụng được hết mấy con skylake x chơi game hiệu năng có khi ko bằng i7 8700k
rongcanlc
ĐẠI BÀNG
6 năm
@nhân hunter Nguyên nhân là ở đó. Game hỗ trợ cpu ít core, xung cao. hỗ trợ nhiều core khá chậm. Nên cpu Xeon E7 kia mới không có hiệu năng gì vượt trội so với đám i7 phổ thông. Vậy sao ko mua i7 vì tối ưu tốt hơn, main dễ kiếm hơn
ChillaGuy
TÍCH CỰC
6 năm
@noalana1 GTAV nha đại ca
Cpu, vga, ram, ssd
Nhiều tiền vã vào thì fps auto cao.
đầu tiên là tiền đâu.................
Jacky2207
ĐẠI BÀNG
6 năm
cứ buil mấy con cấu hình mạnh thì FPS nó tự động cao thôi !
đối với mình 60fps là quá đủ...có thắc mắc là nếu siêu máy tính nhanh nhất thế giớ hiện nay chơi Game nặng nhất thì đạt bao fps nhỉ 😁:D
@uochuý1489Quốc Huy
😆 lag nhòe
abtran
ĐẠI BÀNG
6 năm
@uochuý1489Quốc Huy Nhìn thấy build con Xeon 10 nhân mà xung 2.4Ghz là thấy build ngu rồi
@uochuý1489Quốc Huy Với action 60fps là ngon rồi, fps thì trên đó, càng cao càng sướng..dưới 50 là mình ko chơi trừ khi lock 😃
Longshy
TÍCH CỰC
6 năm
@abtran Chơi game mà build Xeon là nãn rồi , nó kg thích hợp với game , nó nhiều nhân nhiều luồng để xử lý cái khác cơ , game cứ i7 8700k z370 ram 32 , ssd 240g , vga 1080ti thì cân tất cã các loại
Mark
TÍCH CỰC
6 năm
@Longshy Xàm.
leo_hlm
TÍCH CỰC
6 năm
Phải có thật nhiều tiền,thế thôi
pippi17
TÍCH CỰC
6 năm
Tiền tiền tiền, có tiền sẽ giải quyết đc hết vấn đề này. Chỉ có 1 cách đơn giản như vậy thôi, (nói là đơn giản nhưng thực ra lại không hề đơn giản như thế nhé 😁)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019