Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Chiếc máy ảnh dối trá?

tuanlionsg
15/8/2018 9:35Phản hồi: 65
Chiếc máy ảnh dối trá?
Nhìn một bức ảnh chụp nào đó, ta có thể thốt lên: đứng ở đó tôi đâu thấy như này! 😁 Thế mà như một thành ngữ từ lúc nào không biết, người ta chắc mẩm rằng: "chiếc máy ảnh không bao giờ nói dối". Đó là một trong những ý niệm sai lầm nhất trong nhiếp ảnh, bởi sự thực hoàn toàn ngược lại, theo nghĩa chúng (bức ảnh) không hoàn toàn đúng theo thực tại. Có nghịch lý nào không?

Bức ảnh chỉ tái hiện hai chiều (mặt phẳng) của vật thể ba chiều; trắng đen tái hiện một thực tế muôn màu sắc; các chủ đề dịch chuyển di động thì được "đóng băng" thành ảnh tĩnh...v.v... Vậy mà, ngay chính khi khoảnh khắc vật thể được "bắt dính" bằng hình ảnh, cũng là lúc bức ảnh đó chuyển tải trung thực một chủ thể hay một sự kiện xảy ra, ngay khoảnh khắc bấm nút chụp. Hôm Tết, mình có viết một bài máy ảnh hay mắt người nói dối rồi, mấy nay ngẫm nghĩ lại thêm, xin chia sẻ.


20130314_151856.jpg
Bhutan - Nikon D3 14-24mm - Một khung ảnh được tách ra khỏi bối cảnh lớn lộn xộn nhiều thứ khác ngoài đời thực.

Lý giải thế nào?


Với cái ống kính, bức ảnh là một sự chuyển tải trung thực mọi thứ lọt vào tầm nhìn (góc nhìn - tiêu cự) của nó. Dù cho cảnh tượng diễn ra hấp dẫn hồi hộp hay nhàm chán u buồn, có tính thẩm mỹ hay không có tính thẩm mỹ, nó không chứa đựng những tính chất trừu tượng của chủ đề được chụp. Nhiều bức ảnh vì một số chi tiết nhàm chán, kém thẩm mỹ, thiếu yếu tố cảm xúc trừu tượng mà trở nên "dối trá" và bị kết án.

Mình còn nhớ, có lần xem một bộ ảnh trời mưa gió âm u, một người đã nhận xét: "đưa cây vợt xịn cho người không biết chơi tenis thì cũng thua!" Thế là sao? Nhiếp ảnh không phải là một phương tiện chuyển tải theo kiểu "thấy sao chụp vậy" - một cách "tự nhiên". Nhiều người hay nói rằng "thấy sao chụp vậy"! Một hiện thực khách quan thực sự trong nhiếp ảnh, hoàn toàn không có. Nếu tìm kiếm cái gọi là hiện thực khách quan ấy, là một tìm kiếm vô vọng. Người cầm máy chỉ nhắm đến việc chụp một bức ảnh có tính hiệu quả cụ thể.

10155034_290989221103165_1820057816083138731_n.jpg
Em bé ở ngôi đền cổ Nepal - Nikon D3 14-24mm - Sự linh hoạt nhí nhảnh của em bé lúc đó thúc đẩy chụp.


Một chủ đề được chụp, nghĩa là chủ đề đó có trong đầu từ trước khi bấm máy chụp. Chính chủ đề đó thúc đẩy người cầm máy bấm chụp. Nếu cú chụp đó hoàn toàn ngẫu nhiên phó mặc hoàn toàn may rủi, sự khác biệt giữa chủ đề và bức hình là rất thấp kém so với việc người chụp chủ ý chụp chủ đề đó, có mục đích nhắm đạt được một hiệu quả nào đó. Còn cái máy ảnh, rất nhiều thứ nó thấy được mà mắt người không thể. Như ở một khoảng cách rất xa chụp bằng ống kính tele, hoặc ngược lại rất gần của macro, những vật thể chuyển động nó cũng bắt dính với tốc độ rất cao, hoặc ghi nhận một hình ảnh làm chậm một chuyển động... mắt người không thể thấy. Sự dối trá nhiếp ảnh không phải là tiêu cực.

Vài ví dụ những bức ảnh hiệu quả hơn kinh nghiệm giác quan:
  • Ảnh chụp bằng ống tele, mắt thường không phân biệt được
  • Ảnh chụp cận cảnh macro / close-up cho thấy những chi tiết, mắt không thấy rõ
  • Ảnh trắng đen mạnh mẽ diễn tả cảnh sắc mờ đục u ám
  • Ảnh chụp vật thể chuyển động được bắt dính rõ nét
  • Ảnh được dùng những filter tạo mờ, chói loé, tạo vệt ... cảm xúc của người chụp.
2724713_4.Camera.Tinhte.vn.jpg
Cầu Cần Thơ - EOS 6D qua ngàm AIS 15mm - Mắt nhìn cảnh thực không thể thấy như thế này, là hiệu ứng "gần to xa nhỏ" của ống góc rộng.

Những bức ảnh như thế, khác hoàn toàn những gì mà mắt người nhìn thấy, chúng chứa nhiều thông tin hơn. Chúng không bao giờ là những bức ảnh "tự nhiên" thấy sao chụp vậy được. Chiếc máy ảnh là tấm gương soi có trí nhớ nhưng không biết tư duy. Ai đó cầm máy tư duy cái chủ đề muốn chụp khi bấm nút. Muốn nhìn như cách nhìn của cái máy ảnh, ta phải tạm bỏ những cảm xúc của giác quan trừ thị giác. Nhìn sự vật như cái máy ảnh nhìn. Đó là con mắt của nhiếp ảnh.

Khi đứng ở bờ biển, ta nghe tiếng sóng nước, nhìn thấy cát, bầu trời, gió mát, ngửi được cả mùi rong rêu, nếm được vị mặn của bụi nước trong gió và nắng cùng những nhịp sóng ra vào. Giờ ta chụp lại khung ảnh ghi nhận tất cả những cảm giác đó thì sẽ không bao giờ thành sự được. Những cảm xúc đó không tồn tại trong bức ảnh. Muốn nhìn như cách của máy ảnh, tạm quên đi những cảm giác của giác quan, chỉ dùng thị giác. Cái máy ảnh, với nó thì một bức ảnh chỉ là một hình thù vuông hay chữ nhật... với những khu vực đậm nhạt khác nhau, kết cấu khác nhau. Chụp cái nhà với cái máy ảnh đó chỉ là kết hợp của các hình thù vuông tròn chữ nhật cùng độ sáng và chất liệu khác nhau... mà thôi.

Quảng cáo


DSC_7662.jpg
Hiệu ứng viễn cận của ống góc rộng 14mm - Một vườn chè vùng ngoại ô Ấn Độ

Nhìn như máy ảnh


Với máy ảnh, chỉ là sự phản chiếu hiện thực của cảnh vật/ sự vật đi qua ống kính hiển thị trên bề mặt phim / cảm biến phẳng. Không có chuyển động hay hồn ảnh sức sống gì cả. Chỉ có rõ nét hay mờ nhoè kéo vệt mà thôi. Không hề có ánh sáng chói chang hay bóng tối u ám, chỉ có một dải sắc độ.

Thành ra, nhìn bằng con mắt nhiếp ảnh, tạm quên mục đích và ý nghĩa của chủ đề ảnh, ý đồ ý tứ mà hãy xem chủ đề như một hình hoạ trừu tượng gồm đường nét, hình khối, màu sắc, ánh sáng, bóng tối.

  • Xét bố cục
    • Ban đầu là nhìn mọi thành phần trên một mặt phẳng. Qua ống kính có khẩu độ nhỏ (chỉ số f lớn) thì thấy rõ những yếu tố mà khi ta mở khẩu lớn (chỉ số f nhỏ), hậu cảnh rõ ràng hơn đôi khi lấn át luôn cả với những vật ở gần.
    • Tiếp đến là hình dạng / hình khối được sắp xếp theo trật tự nào đó, nhịp điệu nào đó để tăng hiệu quả đồ hoạ cho bố cục. Hình dáng thẳng đứng hay ngang, hình dáng nào làm trục xương sống cho bố cục chung rồi các yếu tố khác bám theo khung sườn đó.
    • Rồi tỉ lệ khung hình, vuông dài hay cao hẹp... chủ đề được tập hợp của những hình dáng, mảng màu, đường nét... được sắp xếp hài hoà hiệu quả nhất.
03180007b.jpg
Đồi cát Nam Cương - Ninh Thuận - Yashica + film Ektar 160 - Mắt nhìn ánh sáng chói chang, chẳng thấy rõ gì đâu.
  • Xét ánh sáng
    • Người mới chụp sẽ quan tâm nhiều đến lượng sáng. Tức là xem xét thấy ánh sáng đủ mạnh để cầm máy chụp với tốc độ màn trập đủ nhanh, không rung, ảnh không bị mờ nhoè là họ thoả mãn. Còn những người khác thì quan tâm đến tính chất của ánh: toả dịu, trực diện, tạt ngang, trên xuống hay sau tới, một nguồn hay nhiều nguồn, trắng hay màu... Những thứ đó tạo sự khác biệt lớn cho bức ảnh!
    • Lưu ý độ tương phản, cao hay thấp của nguồn sáng tạo ấn tượng khác nhau, thay vì giơ lên chụp bất kỳ cái họ thích thú nhưng không thèm cân nhắc hình ảnh có hiệu quả không, có hơn không ở một ánh sáng khác, bóng tối tối khác.
    • Rồi cường độ sáng mạnh yếu hay trung bình, nguồn sáng toả rộng hay gom về một điểm, ánh sáng trực tiếp hay gián tiếp, ánh sáng có màu gì.... Bức ảnh đúng sáng chưa hẳn đã đúng ý.
10447124_261419410726813_5338771107529641409_n.jpg
Galaxy Camera 21x - Dầu Tiếng Tây Ninh - Hiệu ứng của ống tele chứ mắt nhìn sao mà thấy như vậy.
  • Xét màu sắc
    • Màu của ánh sáng thay đổi liên tục, mọi vật nằm trong nguồn sáng đó sẽ biến đổi màu sắc theo. Nếu chụp một gương mặt người màu xanh dương, đúng thực vì chụp dưới nguồn sáng màu xanh dương, thì trong bối cảnh đó gương mặt phải màu xanh như thế. Màu bị sai lệch? Không tự nhiên? Không phải vậy. Sự vật thực tế mang màu sắc như vậy và nhiều người không để ý vì vốn quen nhìn màu theo ký ức, xem mọi vật với màu sắc như lúc nào cũng ở trong một nguồn sáng trắng của ban ngày.
    • Màu sắc dịu nhạt, đục tối, ít khi được dùng nhưng sẽ được chú ý. Màu sắc rực rỡ, sặc sỡ chưa chắc đã là những màu tạo hiệu quả. Tự do sáng tạo của người chụp nào dám vứt bỏ những tiêu chuẩn bình thường, về cảm thức màu sắc trong vô thức, đôi khi sẽ tạo sự khác biệt.
2724719_NX3000_2.Camera.Tinhte.vn.jpg
Một dịp đi Sing chơi
  • Xét phối cảnh
    • Khi nhìn một toà nhà, ta thấy những đường thẳng đứng song song. Đó là cái nhìn của kinh nghiệm ký ức có sẵn chứ không phải thấy như đang thấy bằng mắt vì luật viễn cận phải hội tụ chúng về một điểm. Máy ảnh không có ký ức dĩ nhiên sẽ ghi nhận đúng sự hội tụ này, nhất là với ống góc rộng thì luật viễn-cận càng rõ ràng.
    • Nhìn theo cách của máy ảnh là chấp nhận hiện tượng phối cảnh như đúng thực. Quen thuộc là phối cảnh bị bóp méo với ống góc rộng. Phối cảnh đó không phải là sai hay không theo ý đồ của người chụp, mà là phải nhận ra chúng trước khi bấm chụp, là dùng hay loại bỏ trước khi chụp.
    • Phối cảnh tuỳ thuộc vào ý muốn của người chụp và mục đích của bức ảnh đó.
2015-08-08-08.07.36-01.jpg

Quảng cáo


Galaxy S6 - sau cơn mưa trời đã sáng

Nhìn vạn vật bằng con mắt nhiếp ảnh là biến những điều tiềm ẩn thành hiện thực: không phải nhìn sự vật như bản thân sự vật mà là hình dung chúng sẽ như thế nào với những dạng thức đồ hoạ của kết quả. Bởi thế, óc tưởng tượng, hình dung trước những gì ta chụp, tách chúng ra khỏi môi trường lớn chung quanh, tạo một cá tính riêng, hình thành một chủ đề, thể hiện hình thức đồ hoạ hiệu quả nhất. Vì, hình ảnh của máy ảnh khác với hình ảnh của thị giác con người thế nào, thì nhiếp ảnh cũng khác với mọi cách tạo hình và bức ảnh cũng khác với thế giới thực của chúng như vậy.
65 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tinln
ĐẠI BÀNG
6 năm
ôi nhiếp ảnh ! Yêu em khó như hiểu tính một cô nàng đôi mươi 😃
@tinln Hay thế em.
zleo90
ĐẠI BÀNG
6 năm
@tinln hiểu hết thì sẽ chán đấy! 😁
Congcu
CAO CẤP
6 năm
@zleo90 Còn sáng tại thì nó còn hấp dẫn bác ơi. Chỉ có mấy ông thủ dâm bằng phần cứng là nhanh chán :D
@tinln thế mới thích
@tinln Yêu làm gì ? chụp giựt, bóc hốt xong rồi xem 😁:D:D đỡ đau đầu, đau tim :p
Bài này của anh Tuấn rất hay 😃
Chụp ảnh là để nắm bắt cái đẹp, nếu hiện thực nó chưa đẹp thì về ta chỉnh sửa tiếp chừng nào nó đẹp thì thôi 😁. Chiếc máy ảnh không hề dối trá, chỉ có người dùng mới dối trá thôi.
@hnadov Tính hiệu quả cho bức ảnh hén :D
quang577
TÍCH CỰC
6 năm
@hnadov Hầu hết chúng ta đều nghĩ chỉnh sửa ảnh chỉ xuất hiện khi sử dụng phần mềm, công cụ (kiểu photoshop chẳng hạn) mà không nghĩ đến việc tráng phim rửa ảnh khi xưa cũng là 1 công đoạn blend màu, điều chỉnh sáng tối rồi. Mỗi nhiếp ảnh gia sẽ có 1 công thức riêng để cho ra chất hình của riêng mình. Giống như phong cách sài photoshop của mỗi người vậy.
Máy ảnh là công cụ sáng tác nghệ thuật, nhiếp ảnh là một môn nghệ thuật. Nghệ thuật thì không có đúng hay sai, chỉ có cái riêng của người nghệ sĩ (người chụp ảnh) ở trong tác phẩm (bức ảnh) mà thôi 😁
@Penguin Pingu “Chỉ có phong cách riêng của người chụp”
Hay quá bạn. Mình sẽ nghĩ thêm.
@Penguin Pingu những ai yêu cầu bức ảnh thể hiện chân thực cảnh quan thì sai hoàn toàn, do hình là 2D, cảnh quan là 3D thì làm sao mà thể hiện hết được
.
chính xác nhất là 1 bức hình chỉ thể hiện được góc nhìn của người nhiếp ảnh đối với sự việc hoặc cảnh quan đó mà thôi, và khi góc nhìn đó có nhiều sự đồng cảm (vui ai nhìn cũng vui, buồn ai nhìn cũng thấy buồn, ... ) thì đấy là 1 bức ảnh đẹp
@tuanlionsg Bài bác Tuấn viết nặng về triết lý trong khi nhiếp ảnh ngoái nghệ thuật ra còn để ghi lại và trải rộng những sự thật, những bằng chứng không thể chối cãi ( không sửa ảnh nhê) cho nhiều người muốn biết, để phục vụ nhiều mục đich khác nhau ...dựa trên ảnh để phỏng đoán và chuẩn bi cho tương lai (Nasa chẳng hạn)
Nếu chối bỏ sự thật thì xã hội lại mò mẫm như thày bói mù sờ voi...
Nếu mắt người zoom đc như Tele hay Marco thì máy ảnh sẽ không có chức năng này....
Những gì ban không không thể làm đc bạn phải cần đến sự trợ giúp vào máy móc, thiết bi... nếu bạn muốn sống như thuở sơ khai thì miễn bàn.
Đoc xong mình tưởng AI viết bài chê loài người ....
Tín Nguon
TÍCH CỰC
6 năm
Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối,...kk
qtgalaxy
TÍCH CỰC
6 năm
Nhiếp ảnh, Máy ảnh...thích đấy, đầu tư súng ống ok, mỗi tội phải cơm áo gạo tiền lo cho tương lai bọn trẻ, không có thời gian cho cái mình thích nữa rồi.... !
binhyen102
TÍCH CỰC
6 năm
Em hay bị vợ chê do chụp ảnh không đẹp, hic...
@binhyen102 Có nghĩa bác chụp có nghề đó
Vk kêu thì ...B612
😃
tomo21311
ĐẠI BÀNG
6 năm
Chiều mưa bến cũ IMG_20180815_180555.jpg
zombiehp
ĐẠI BÀNG
6 năm
@tomo21311 Bến Đình Vũ - Cát Hải hả bác ?
tomo21311
ĐẠI BÀNG
6 năm
@zombiehp Chuẩn luôn, Ninh Tiếp Lạch Huyện, Cát Hải. Đang mưa bão
CARROT_2015
ĐẠI BÀNG
6 năm
@tomo21311 Thế éo nào nhìn tấm này,trong lòng cảm thấy cảm thấy cô đơn ghê gớm luôn.
Hay đọc các bài về ảnh ọt mà chả có tí kiến thức nào về nhiếp ảnh cả. Ngay cả tỷ lệ vàng mình cũng k rõ nó ntn
@Akay Nhím Học đi đôi với hành ;)
Thythuy161
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Penguin Pingu Đôi khi nó Hành suốt cả một time nhưng mà có học được đâu..hu.hu...
saunho86
ĐẠI BÀNG
6 năm
Dành cả thanh xuân để đọc các bài về nhiếp ảnh.
nghệ thuật dối trá
Quan Boléro
ĐẠI BÀNG
6 năm
Nhiếp ảnh - trò chơi của ánh sáng và là sự lừa dối ngọt ngào
Cảm ơn bác Tuấn!
bhuubao
CAO CẤP
6 năm
Dối trá chứ còn gì nữa.
Mắt người truyền thông tin lên não bằng 2 lens a.k.a võng mạc.
Còn máy ảnh thì truyền lên bộ nhớ chỉ bằng 1 lens. Hình ảnh được dàn phẳng ra 1 tấm ảnh. Rồi sau đó con người lại dùng 2 mắt để nhìn tấm ảnh đó. Tức là hình ảnh bị chuyển đổi 2 lần. Đó chính là lí do vì sao lại có hiện tượng "người ăn ảnh"
Đó là chưa kể các lens có tiêu cự dài ngắn khác nhau nữa nhé.
al310n
ĐẠI BÀNG
6 năm
Bác @tuan nói thâm sâu và trừu tượng như nghệ sỹ nên em không hiểu được 😃 vả lại các bức ảnh là kẻ thù của mình nên chỉ mê chụp thôi 😃)
odimon
TÍCH CỰC
6 năm
Dối trá bằng cái ảnh này không .. ;)

FB_IMG_1534226175173.jpg
CARROT_2015
ĐẠI BÀNG
6 năm
@odimon Chụp 2 con búp bê khác nhau mà.
Vitanguyen
ĐẠI BÀNG
6 năm
mình thấy mắt thường nhiều lúc cũng nhìn thấy nghệ thuật, nhưng việc chỉnh sửa màu, thêm hiệu ứng vv... thì nói chung mình k đổ lỗi cho máy ảnh mà cho các phần mềm sửa ảnh...
nanokin
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cs xô bồ. Ai cũng có dam mê nhưng gia đình, con cái, cuộc sống ... K đủ.... Bỏ đam mê... Lặng lẽ. Xa nghệ thuật gần gia đình. Camera phone. ( ít ai hiểu) thannk.
kidVIP
ĐẠI BÀNG
6 năm
Hay quá a ơi. Quả thật nhiếp ảnh còn quá nhiều điều phải học hỏi
Rất hay

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019