Chúng ta phải làm gì nếu gặp tình huống có người bị đuối nước?

Hassler
17/8/2018 7:55Phản hồi: 91
Chúng ta phải làm gì nếu gặp tình huống có người bị đuối nước?
Một trong những tai nạn gây tử vong nhiều nhất trong các dạng tai nạn thường gặp hàng ngày đó là đuối nước hay dân gian vẫn quen gọi là chết đuối. Về định nghĩa của đuối nước thì là một dạng tử vong đuợc gây ra bởi tình trạng ngạt thở khi bị chìm dưới nước và bị hít nước vào phổi. Bài này mình sẽ chia sẻ các dấu hiệu của đuối nước, các cách phòng ngừa cũng như sơ cứu khi gặp phải trưởng hợp này.

Có một sự thật là những người bị đuối nước phần lớn là những người có khả năng bơi lội tốt, với những người bơi kém như mình hay không biết bơi thì thường không dám bơi ra chỗ quá xa và sâu như những người bơi giỏi. Người bơi kém và không biết bơi chỉ dám vầy nước hoặc cùng lắm là bơi ra những chỗ mà họ biết chắc chắn mình có thể chạm chân xuống để đẩy người lên trên mặt nước được. Đội bơi giỏi thì lại thường tự tin vào khả năng bơi lội của mình nên họ hay bơi ra xa để thoải mái vẫy vùng, và đó chính là nguy cơ lớn của họ nếu chẳng may họ gặp các tình huống đột xuất như chuột rút hay hụt hơi không kịp quay trở lại bờ hoặc vị trí đủ an toàn.

Thường thì khi 1 người đuối nước chúng ta sẽ thấy họ nổi 1 cách bất bình thường, đầu của họ thay vì ngửa lên để thở thì lại có xu hướng nhấp nhô lên xuống không đủ thời gian để thở hay để kêu gì, nếu nhìn trong bể bơi thì có thể thấy họ đạp chân không đều đặn, cơ thể sẽ có hướng thẳng đứng so với mặt nước, họ cũng có xu hướng đạp chân theo kiểu đi leo thang để cố đẩy cơ thể lên trên mặt nước. Nếu trong phim ảnh ta hay thấy mấy anh mấy chị xinh trai đẹp gái vẫy vùng rồi kêu cứu rõ to thì trên thực tế những người đuối nước không thể nào làm chuyện đó được, tay chân của họ sẽ cố tìm cách để đẩy cơ thể lên chứ không phải giơ lên trời vẫy và mồm thì còn cố để thở chứ không rảnh để kêu la ầm ỹ được. Cái vụ này mình cũng đã từng trải qua 1 lần màn này nên theo trải nghiệm bản thân thì đúng là vậy thật, may mà giờ vẫn ngồi gõ phím share thông tin cho anh em được 😁.


Video cách nhận biết 1 người có khả năng bị đuối nước
Các bạn có thể áp dụng các bước để xử lý tình huống nguy cấp này như sau:


- Khi phát hiện người đuối nước nếu bạn tự tin nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ đưa được người bị nạn lên bờ thì hẵng làm, còn nếu không thì gọi ngay cứu hộ, số cấp cứu và những người xung quanh để xem ai có khả năng đưa họ lên bờ không. Bạn cũng có thể buộc phao vào 1 sợi dây chắc chắn để quẳng ra chỗ người bị nạn nếu đủ gần.

- Khi đã đưa được nạn nhân lên bờ mà họ bị bất tỉnh và vẫn còn thở thì hãy đặt họ nằm ở tư thể hồi phục (recovery position), bạn nên quỳ cạnh nạn nhân, đặt 1 tay của họ ngửa và hướng lên trên đầu, đặt tay kia xuống dưới đầu, vừa đủ để mu bàn tay sẽ chạm được cằm của họ. Lật người nạn nhân lại bằng cách kéo dần họ dần về phía đầu gối đang quỳ kia của bạn. Với cách này người bị nạn sẽ vừa được 1 tay hỗ trợ phần đầu, vừa được lật mà không bị lật quá mức. Mở đường thở của nạn nhân bằng việc nhẹ nhàng để ngửa đầu nạn nhân ra phía sau và nâng cằm họ lên, cần chú ý xem có dị vật nào đang bị mắc trong họng không. Tiện tay kiểm tra mạch của họ ở cổ, sau khi xong bạn có thể ở lại để theo dõi xem có biến chứng gì không trong lúc đợi đội cấp cứu đến.


Video hướng dẫn cách đặt người về vị trí hồi phục

Với trường hợp sau khi đưa lên mặt nước mà không còn thở thì phải áp dụng CPR ngay để hỗ trợ nạn nhân thở trở lại. Để tiến hành CPR chúng ta làm như sau:

- Đặt cườm tay của bạn lên xương ức của nạn nhân tại vị trí trung tâm của ngưc, tay còn lại của bạn đặt lên trên tay dia để vừa khóa ngón vừa tăng thêm lực khi làm CPR. Sử dụng sức nặng của cơ thể bạn chứ không chỉ dùng sức ở tay để ấn thẳng xuống ngực nạn nhân sâu khoảng 5cm. Vẫn tiếp tục để tay trên ngực nạn nhân, đợi ngực nạn nhân trở lại vị trí phồng ban đầu rồi tiếp tục làm nhanh và đều đặn cho đến khi xe cấp cứu đế,.

- Trong trường hợp bạn tự tin vào khả năng hồi sức cấp cứu theo cách hỗ trợ hô hấp qua đường miệng thì hẵng làm với nạn nhân, còn nếu thấy không ổn với vụ miệng kề kiệng thì tốt nhất là chỉ cần làm CPR tay là được.

Việc hô hấp nhân tạo cũng được áp dụng nhiều cách khác nhau tùy vào độ tuổi của người cần được hỗ trợ, mình sẽ liệt kê ra dưới đây.

Với người lớn:

Quảng cáo



- Đặt cườm tay lên vị trí trung tâm của ngực người cần hỗ trợ, sau đó đặt tay còn lại đè lên trên và ấn xuống khoảng 5-6cm với nhịp độ khoảng 100-120 lượt nhấn/1 phút.

- Hô nhấp nhân tạo bằng cách hơi ngửa đầu của nạn nhân ra sau, nâng cằm của họ lên và bịt kín mũi của nạn nhân. Đặt mồm của bạn sao cho che kín mồm của nạn nhân và thổi đều và chậm rãi theo nhịp khoảng 1 giây 1 lần. Trong khi thổi cần chú ý xem ngực của nạn nhân có phập phồng không, bởi nếu không nghĩa là bạn chưa làm đúng cách.

- Sau khi nén ngực 30 lượt chúng ta sẽ hô hấp nhân tạo 2 lượt, và lặp lại quy trình đó cho đến khi ta thấy người bị nạn hồi tỉnh hay đội cấp cứu đến nơi.


Video hướng dẫn CPR với người lớn

Với trẻ lớn hơn 1 tuổi:


- Ta mở đường thở cho trẻ bằng cách đặt 1 tay lên trán và nhẹ nhàng đẩy đầu của trẻ ra sau, cùng lúc đó cũng nâng cằm của bé lên, trong quá trình làm vậy thì để ý xem có vật gì chặn ở mồm hay ở mũi của trẻ không.

Quảng cáo



- Bịt kín mũi trẻ, cũng giống như ở người lớn ta thổi những hơi đều và chậm rãi, chú ý ngực trẻ có phập phồng không. Ở lượt đầu thì ta cần thổi hơi nhiều lượt hơn, khoảng 4-5 lượt, mỗi lượt 1 giây.

- Để hồi sức tim phổi cho trẻ thì cách làm cũng như với người lớn mình đã ghi ở trên, chú ý là với trẻ chúng ta dù vẫn phải đạt được đủ độ sâu khi ấn vào lồng ngực (ở mức 5cm) nhưng lại phải vừa lực để không làm tổn thương đến các cơ quan khác của trẻ.

Với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi:

Chúng ta cũng làm các bước tương tự, điều chú ý và khác biệt là ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi độ sâu khi ấn vào lồng ngực sẽ ở mức khoảng 4cm, không quá sâu bởi sẽ làm tổn thương xương và các cơ quan khác của trẻ.


Video hướng dẫn CPR đối với trẻ em

Có hai dạng khác nữa ít gặp hơn nhưng cũng nguy hiểm không kém đó là đuối cạn (dry drowning)đuối nước thứ cấp (secondary drowning). Chúng nguy hiểm bởi vì những nạn nhân này khi được cứu khỏi đuối nước thì vẫn sinh hoạt bình thường ngay sau đó, nhưng lại bộc phát các triệu chứng và có thể dẫn đến tử vong. Với đuối cạn thì nước tuy không phổi nhưng sẽ làm cho dây thanh âm bị co thắt lại, chèn ép đường thở. Đuối nước trên cạn giống như ngạt thở, khiến cơ thể bạn tím tái lại. Chết đuối thứ cấp là tình trạng trong lúc bơi nạn nhân hít phải nước, nước bị mắc kẹt trong phổi, gây nên phù phổi. Hiện tượng này dần phát triển thành suy hô hấp và tử vong, do đó nó kéo dài thời gian phát bệnh khoảng hơn 24h sau khi bơi và rất khó để phát hiện.

Các triệu chứng chung của 2 hiện tượng trên là:
- Ho
- Đau ngực
- Khó thở
- Cảm thấy cực kì mệt mỏi hay kiệt sức
- Thay đổi hành vi hoặc kiểu mất năng lượng, lờ đờ, đó là bởi vì máu không được cung cấp đủ oxy để hoạt động.

Nếu thấy các triệu chứng trên thì hãy ngay lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Chúc các bạn sống vui sống khỏe và luôn thấy việc bơi lội là thú vui chứ đừng cố quá thành quá cố.

Ảnh STF FirstAid
91 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Các mod nên set lên trang chủ, đây là chủ đề cần thiết cho nước có nhiều ao hồ, sông suối như VN
@Hassler
@heobanhki cu hiệp có bận đồ đó là lúc có bận đồ nhé, còn lúc cu hiệp không bận đồ thì khác 😁:D
@heobanhki Cuhiep có bận đồ hay không sẽ ảnh hưởng đến bài viết này nhé 😁:D:D
@HungNguyen94 Khác ntn ? :eek::eek:
nhiet1991
ĐẠI BÀNG
6 năm
@heobanhki kệ mịa nó đi, mình méo biết bơi, nháy xuống cứu có khi chìm nhanh hơn nó : )))
Sleep Dancer
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đã từng vớt 1 cô gái 16t ở Biển Cồn Vành Thái Bình và yêu nhau từ đó
Bài viết hay lắm b à :v
@HungNguyen94 chán =))
@Sleep Dancer Không coi tây du ký rồi...
Sleep Dancer
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Tân Phạm Mạnh Đến nay được 3 năm r mà bây giờ vẫn nhớ như in luôn.
Tiện đây cũng bảo bác nào thích phượt hay du lịch ở đâu thì né Thái Bình ra.Nhiều chỗ biển rất nguy hiểm nhé. Toàn cọc sắt gần bờ và xoáy nước thôi 😔(
leo_hlm
TÍCH CỰC
6 năm
Hô hấp nhân tạo ngay lập tức =))
Và gọi ng đến giúp
Klq:nhưng cái hình mod đăng thì nó...=))
leo_hlm
TÍCH CỰC
6 năm
@adagioleonard Hô hấp bằng 72 tư thế là tỉnh liênf =))
@leo_hlm Trong ảnh nằm dưới là nam hay nữ thế nhỉ ??
Nhìn quần ở dưới thì chắc là nữ, mà nhìn ở trên lại thấy cằm vuông và tóc ngắn !!???
@leo_hlm Da đen nó sẽ bỏ qua từ đầu tiên trong "hô hấp", nó chỉ làm từ thứ 2 thôi =))
Bahamutzero
ĐẠI BÀNG
6 năm
@leo_hlm theo như ảnh bìa thì đồng bằng tốt cho việc cấp cứu😁
Hồi trước suýt chết đuối vì k biết bơi mà vơ bèo để cho nổi, tới khi bèo nó rời ra dần mà k biết. Giờ thì bơi ngon lành rồi nhưng vẫn cẩn thận với sông nước.
Vấn đề cứu nạn ở VN cực kỳ kém với cả những người làm công việc này, đã từng chứng kiến người chết đuối
Tốt nhất là la lớn lên tìm người ứng cứu. Lúc nhỏ đi tắm sông, thằng em họ mình bị đuối nước, mình bơi ra cứu nó, nó hoảng quá cứ ôm đầu rồi đè mình xuống. May có thằng bạn tìm được cái cây đưa ra kéo 2 thằng vào, chứ không thì giờ mình xanh cỏ rồi 😁
Chưa biết cảm giác đuối nước, nhưng biết cảm giác tình cha con
Hic, vvừ hôm qua chỗ nhà văn hoá xóm bên cạnh, đang tổ chức thi đấu các môn thể thao; có em học sinh lớp 11, bơi khá giỏi cùng bạn bè xuống tắm ở cái ao ngay cạnh sân thi đấu bị chết đuối.
Nguyên nhân có lẽ nạn nhân bị chuột rút, nạn nhân có kêu cứu nhưng lũ bạn nghĩ là nạn nhân đùa, đến khi nạn nhân chìm nghỉm thì lũ bạn mới hốt hoảng la; tiếc là 10 phút sau mới mò được lên 😔
Khổ, hôm nay thì đã nằm yên dưới mấy tấc đất :(
anh523110
TÍCH CỰC
6 năm
@traithanhnam90 Toàn đám trẻ trâu chỉ biết mọi thứ là trêu đùa. Dạy tụi nó hoài mà tụi nó vẫn chứng nào tật đấy. 11 rùi đấy. Tội thằng nhỏ.
@anh523110 không trách được bác ạ. Vì cno nghĩ thằng kia bơi giỏi thế mà la kêu cứu thì chắc nó trêu mình. Như bác bên trên bảo cno cũng hốt hoảng la lên. Cũng khổ.
Minh-Dương
ĐẠI BÀNG
6 năm
Dạo này đọc báo thấy rất nhiều vụ người nhảy xuống cứu và chết theo vì bị đội dưới nước ôm chặt không bơi vào bờ được .
quochoi86
TÍCH CỰC
6 năm
@Minh-Dương Cách tốt nhất để thoát trong trường hợp đó là nặn xuống tự dưng người kia sẽ buôn bạn ra còn không thì bạn cũng sẽ bị chìm mà thôi
@quochoi86 em thấy là khi thấy người bị nạn thì cứu bình tĩnh túm tóc kéo vào. Đau còn hơn là chết
quochoi86
TÍCH CỰC
6 năm
@Hơi Tinh Tế Họ hoảng rồi là túm mình trước và chết theo . Cách tốt nhất là ngụp xuống đẩy họ vào thả lỏng người ra và tìm cách thở sâu rồi ngụp xuống đẩy họ từ từ vào
Ảnh mẫu nam là ko thích đọc rồi
anh523110
TÍCH CỰC
6 năm
@trungnguyenhp Mẫu nữ ông nội. Do nó lép như tường nên vậy thui. Okay
mình ko biết bơi nên ít khi đi tắm sông/biển lắm 😔
@#JK Tập đi bạn đề phòng bất trắc 😃 mình thì bít bơi chìm thôi nhưng chắc 1 điều vẫn có thể bơi vào bờ 😁
@sharinran141 hồi nhỏ về quê tập hoài mà vẫn ko bởi được, ko sợ nước nhưng mỗi lần tập ko tập được, toàn chìm ko àh :D
Nhìn MU của mẫu trong ảnh thích quá :oops:
mình đã từng bơi ngoài sông, bị hụt xuống nước nhưng may mà vào bờ được
Biết là hô hấp nhân tạo mà trước giờ chưa đc thực hiện với ai, dù là bạn gái cùng lớp😃
@MinhDang297 Bác ra trần duy hưng
Hình ảnh mang tính chất rất kích thích. @@
Hồi nhỏ tắm ở đê với thằng em, nó chưa biết bơi thế là lúc ra đến chỗ sâu nó cứ bám cổ mình đè xuống, uống mất mấy ngụm nước, may mà kịp lôi nó vào bờ ko thì cả 2 ae đi tong.
Người ta đuối nước là do không thở đc, những tình huống như thế ta cần đứng dạt hết ra 2 bên để yên cho người ta thở 😁
Đầu tiên phải coi người đó là gái hay trai mới có hướng "xử lý" tiếp
@kehuydiet091 vãi =))
@kehuydiet091 Sau khi xác định người đó là nữ, tiếp đến xem có đẹp hay không rồi xử lý tiếp.
Kiến thức cần thiết, nhưng lại ít được dạy trong trường lớp VN. Mà cơ bản hơn là dạy bơi cũng chưa dạy. Sinh viên nhiều đứa hoàn toàn không biết bơi.
@rockmaninhell Sao gọi các bạn là đứa @@
lvthanh
ĐẠI BÀNG
6 năm
@adagioleonard Oh, gọi vậy là thân mật mà, sai chổ nào ?
asimo7777
TÍCH CỰC
6 năm
Những bài như vậy nên được dạy trong trường học, rất cần thiết cho kỹ năng sống.
@asimo7777 Trường cấp 2, 3 đều dạy cả. Chắc ông cúp cua nhiều quá
@minhquynh2007 Ne mình chả baoh đc biết mấy cái này luôn.
@minhquynh2007 Dạy? dạy kiểu cưỡi ngựa xem hoa hả? Dạy được bao nhiêu buổi? Dạy thế nào?
Ai chẳng biết thể dục thể chất ở các trường cấp 2-3 dạy cho vui. Giáo dục VN chỉ trọng dạy văn hóa để còn đua bệnh thành tích, còn giáo dục thể chất thì quên đi. Nói ra người ta cười cho đấy.
@rockmaninhell Nói kiểu lý luận chung chung, áp đặt như ông thì.... Các môn khác có thể t đòng ý. Nên nhớ chuyện này khác nghen. Vì tính mạng con người nên họ dạy như vậy là kỹ trong tuỳ thời điểm.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019