Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tại sao các hãng đẩy mạnh nghiên cứu Mirrorless?

kevin_pump
23/8/2018 10:8Phản hồi: 142
Tại sao các hãng đẩy mạnh nghiên cứu Mirrorless?
Không tính đến những tranh cãi giữa người dùng máy ảnh không gương lật (MRL) và máy ảnh gương lật truyền thống (DSLR) cái nào lợi thế hơn vẫn luôn là đề tài nóng trên mạng. Nhưng rõ ràng, với việc Nikon vừa tuyên bố dòng fullframe và Canon cũng đang chuẩn bị cho ra mắt dòng mirrorless fullframe của mình. Vậy nguyên nhân gì khiến các hãng phải chạy đua trong việc nghiên cứu và phát triển dòng ống kính MRL?

Camera Tinhte muốn đưa ra 5 lý do khiến các hãng máy ảnh phải gia tăng phân khúc này và cùng các anh em tranh luận thêm về vấn đề này.

1. Giảm thời gian & chi phí nghiên cứu

Với DSLR, những dòng máy Pro thường có thời gian ra mắt cách nhau 4 năm trước các kỳ đại hội Olympic. Thời gian mà hàng ngàn nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp cần một máy ảnh mới, mạnh mẽ hơn để bắt những khoảnh khắc thể thao của kì đại hội thể thao lớn nhất hành tinh.

Trớ trêu thay, phần lớn thời gian 4 năm để hai ông lớn trong ngành máy ảnh chuyên nghiệp nghiên cứu bộ phận gương lật. Với hàng tá các bộ phận liên kết với nhau hoạt động hoàn hảo, êm ái và chính xác giữa gương lật, gương lấy nét, cảm biến lấy nét, màn trập thì ngoài các kỹ sư chuyên về điện tử thì các kỹ sư cơ khí chính xác cũng phải tìm tòi vật liệu và cách hoạt động của từng khớp nối để tăng tốc độ màn trập lên khoảng 2-3 khung hình giây.


Thêm vào đó, chi phí nghiên cứu vật liệu, kiểm tra độ chính xác giữa gương lật và gương lấy nét sau hàng trăm ngàn lần chụp bình thường cũng như chụp liên tục ở tốc độ cao cũng tốn rất nhiều thời gian và kinh phí. Đó là lý do tại sao một số hãng bỏ hẳn DSLR và tập trung vào nghiên cứu MRL.

Quãng thời gian 4 năm để làm điều mà MRL không cần phải nghiên cứu và chỉ tập trung vào công nghệ. Một cuộc đánh đổi với lợi thế khá lớn cho cuộc cách mạng về công nghệ.

shutter.jpg
Công nghệ cơ khí chính xác, độ bền vật liệu để chế tạo màn trập ngày cảng gần đến ngưỡng cao nhất. Ảnh: Camveu

2. Giảm thời gian & chi phí sản xuất

Các nhà máy sản xuất tập trung đã phát triển mạnh đến mức có thể sản xuất ra vài trăm ngàn sản phẩm một ngày, thậm chí có thể lên đến con số hàng triệu.

Đối với DSLR, các công đoạn tiêu tốn nhiều thời gian là:
- Ống kính ngắm quang học: thời gian tinh luyện kính, giảm nhiệt độ cho kính được trong, cắt và mài cho ra miếng kính lục giác hẳn nhiên lâu hơn và đắt hơn là đặt một màn hình EVF từ hãng thứ 3.
- Bộ gương lật: thời gian để lắp hàng chụp các khớp nối, bánh răng và động cơ cho gương lật và gương lấy nét hoạt động chính xác chiếm hẳn một dây chuyền sản xuất cũng như khoảng thời gian đáng kể.
- Cảm biến lấy nét: Việc tiêu tốn thời gian gắn và cân chỉnh cảm biến lấy nét cũng làm quá trình sản xuất một máy DSLR chậm hơn và tốn kém chi phí hơn so với MRL khá nhiều
- Thân máy: Riêng thân máy thì MRL đã tiết kiệm khá nhiều chi phí sản xuất với vật liệu thường là nhôm nguyên khối và trọng lượng nhẹ hơn hoàn toàn so với DSLR.

Quảng cáo



ZCUTAWAYLG.jpg
Hệ thống gương lật, gương lấy nét, cảm biến lấy nét, màn trập của DSLR thật sự phức tạp.​

2. Tận dụng công nghệ

Ngày nay, điện thoại chính là ngành sinh lợi nhất của các hãng công nghệ. Chính Samsung đã là công ty đã nghiên cứu và phát triển cảm biến BSI thành ISOCELL để giảm nhiễu hơn. Công nghệ Pixel Shift trên cụm máy ảnh của điện thoại thông minh cũng đã được áp dụng cho máy ảnh MRL rộng rãi hơn so với DSLR. Công nghệ đang được sử dụng rộng rãi trên MRL hiện nay thừa hưởng từ điện thoại khá sớm đó là cảm biến hình ảnh có khả năng lấy nét lệch pha phase detection, điều mà suốt hơn chục năm tồn tại của DSLR không áp dụng cho đến khi MRL ra đời và tận dụng. Ngay cả khi sử dụng cảm biến lấy nét lệch pha riêng biệt, DSLR cũng chật vật sau gần 20 năm xuất hiện trên thị trường cũng chỉ dừng ở con số 153 điểm trên Nikon D5, trong khi Sony 7R III đã đạt đến con số 399 điểm.

Sony_DSC-RX100M5_g.jpg
Công nghệ lấy nét của MRL bám đuổi và thậm chí vượt qua DSLR ở một số tiêu chí.​

Thực tế, các công nghệ trên MRL không khác mấy so với dòng máy quay phim chuyên nghiệp, và với tư cách nhà sản xuất máy quay phim hàng đầu thế giới, Sony đã khôn ngoan lựa chọn MRL để xưng vương trong phân khúc máy ảnh mới mẻ này. Việc tận dụng công nghệ sẵn có, áp dụng những công nghệ mới của những hãng sản xuất MRL dễ dàng và nhanh chóng hơn khi nhân lực được tập trung vào nghiên cứu công nghệ kỹ thuật số nhiều hơn là phần cơ khí. Và mới đây, Samsung và Fujifilm đã bắt tay nhau cùng công bố thế hệ cảm biến ISOCELL plus mới với khả năng nhạy sáng và giảm nhiễu tín hiệu tốt hơn nhiều.

3. Hướng đi mới cho máy ảnh

Quảng cáo



Thật sự, việc tăng tốc cho gương lật gần như tới ngưỡng cao nhất của công nghệ phần cứng của DSLR khi đạt đến 14fps. Độ bền vật liệu, khả năng giảm rung lắc của tấm gương không cho phép DSLR đi xa hơn.

Recommended-lenses-for-Sony-A6000.jpg
Hệ ống kính đáp ứng cho MRL và thân máy nhỏ gọn. Ảnh: cameraegg

Việc nghiên cứu sản xuất ống kính của hai hãng sản xuất DSLR danh tiếng là Nikon và Canon cũng chỉ dừng ở mức ra những dòng ống kính mới với tên mới. Nhưng khi Nikon và Canon tham gia thị trường MRl, họ đã có hẳn hệ ống kính mới. Tuy công nghệ ống kính không thay đổi quá nhiều từ khi ra đời đến giờ, nhưng khi phải làm việc với tiêu chí gọn nhẹ của MRL, các hãng cũng phải chạy đua trong việc nghiên cứu cho ra ống kính có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn.

4. Tìm đến người tiêu dùng mới

Và việc người tiêu dùng chỉ có 2 lựa chọn là mang vác nặng cho hình ảnh chất lượng cao hay sử dụng máy ảnh compact nhỏ gọn với thấu kính dính liền với chất lượng khác xa. Chính MRL đã đưa ra một hướng đi mới, lựa chọn mới cho người tiêu dùng khi làm cho chiếc máy ảnh nhỏ nhẹ hơn, chất lượng hình ảnh cao như các dòng DSLR.

Bên cạnh đó, người dùng là phụ nữ trước giờ luôn ngại những "khối sắt" nặng trĩu mang tên DSLR cùng màu đen tẻ nhạt vốn có. Fujifilm, Canon và một số hãng đã mang đến cho "chị em" một chiếc máy nhỏ gọn, vừa tay sử dụng lại có nhiều màu sắc khác nhau để chọn lựa.

Bea-Alonzo_Fujifilm-X-A3.jpg
Phụ nữ chọn MRL vì nhỏ gọn, nhiều màu sắc. Ảnh: elifestylemanila

Vả xu hướng chụp ảnh bằng điện thoại trở thành phổ thông với việc nhìn hình ảnh trên màn hình, tinh chỉnh độ sáng tối và thấy ngay được hình ảnh đẹp mình sẽ có một cách dễ dàng. Nó đưa người dùng đến với nhiếp ảnh nhanh và hiệu quả hơn DSLR. Và đây cũng chính là điều đem lại cho người dùng.

5. Tăng doanh số và lợi nhuận

Tất cả những việc kể trên như giảm thời gian và chi phí nghiên cứu, giảm thời gian và chi phí sản xuất đương nhiên sẽ đẩy lợi nhuận lên rất cao. Việc ra đời hệ thống ống kính riêng dành cho MRL cũng là một lợi thế mà dòng máy này gíup các hãng tăng doanh số bán ống kính thay vì quanh quẩn cái tiến các loại ống kính DSLR vốn đã bão hoà. Năm 2017, Sony báo cáo tài chính với mảng Image Product and Solution (Sản phẩm và giải pháp hình ảnh) đã đóng góp lợi nhuận hàng đầu của tập đoàn này, vượt qua cả TV và PlayStation vốn là thế mạnh của hãng. Điều này đủ làm cho các hãng còn lại phải suy nghĩ việc soán ngôi vương Fullframe MRL của Sony. Và mới đây nhất, Nikon đã cho ra mắt cùng lúc 2 dòng máy MRL Fullframe là Z6 và Z7. Hẳn là cuộc chiến này sẽ càng ngày càng đông vui với sự rục rịch của Canon.

Screen Shot 2018-08-24 at 3.24.47 AM.png
Ảnh chụp từ PDF báo cáo tài chính 2017 của Sony.

Doanh số khổng lồ của MRL là điều mà chẳng nhà sản xuất nào bỏ qua, và khi cuộc cạnh tranh, chạy đua về công nghệ càng khốc liệt, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ công nghệ cũng như giá cả.
142 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

giangcj
TÍCH CỰC
6 năm
Nhìn bảng kia mà bảo mảng sản phẩm và giải pháp hình ảnh của Sony đứng hàng đầu về lợi nhuận thì chịu. Vốn Sony vẫn kiếm được nhiều tiền nhất từ mảng tài chính, cái mà chả liên quan gì tới công nghệ cả. Đứng thứ 2 thường là mảng game. Mảng hình ảnh còn lâu mới vào được top 3 chứ đừng nói là hàng đầu.
kevin_pump
TÍCH CỰC
6 năm
@giangcj Hàng đầu tức là không phải đứng nhất bạn nhé. Nằm trong Top thôi.
Game bán tổng: 1,943 thu 177 - Hình ảnh bán ra: 655 thu 74.9. Vậy lợi nhuận của hình ảnh cao mà bạn.
giangcj
TÍCH CỰC
6 năm
@kevin_pump Theo mình biết thì lợi nhuận mảng hình ảnh của Sony đến chủ yếu từ cảm biến sản xuất cho điện thoại. Còn mảng máy ảnh và ống kính chiếm rất ít. Vì vậy nói phát triển mirrorless đóng góp hàng đầu vào Sony theo mình là không chuẩn xác lắm.
kevin_pump
TÍCH CỰC
6 năm
@giangcj Image Product & Solution có cả mảng máy quay phim truyền hình, máy quay chuyên nghiệp, thiết bị truyền hình, giải pháp truyền hình. Nhưng MRL và Ống kính thật sự là đóng góp lợi nhuận khá nhiều trong năm ngoái bạn nhé.
fly07
TÍCH CỰC
6 năm
Mrl vẫn có những khuyết điểm. Màn trập cơ vẫn cần thiết, nếu không Sony đã không nâng tốc độ trập cơ trên 7iii, 7riii lên thành 10fps. Lấy nét kém khi chủ thể di chuyển từ xa tới gần, từ gần ra xa. Với lại 153 điểm lấy nét trên D5 khác so với mấy trăm điểm trên mrl.
fly07
TÍCH CỰC
6 năm
@mrbom146333 A9 trập cơ 5fps
@chàng trai cô đơn 95 Đấy là quan niệm của cậu thôi. Trước đây ai bảo mrl nó phát triển như bây giờ?
turung_anhve
ĐẠI BÀNG
6 năm
@longhons kaka sorry bác mình nhầm, england mình tệ quá 😆
tungvu1987
ĐẠI BÀNG
6 năm
@turung_anhve England của bác thế là delicious rồi bác
anhkhoquen
ĐẠI BÀNG
6 năm
nghiên cứu mua cái máy cơ chộp hình xem
dennistam
ĐẠI BÀNG
6 năm
đúng là sony nó đi trước thời đại rồi... ngày tàn của dslr. cơ mà ống ngắm EVF ngon hơn nhiều, thấy chính xác như mắt thường đang thấy.
w810i
CAO CẤP
6 năm
@EvilCrab Ko hiểu thì bỏ qua nhé bác. :D
Bao giờ bác đi chụp car, client đòi mảng nào ra mảng nấy, bóc tách được toàn bộ chất liệu với 4 cái strobe, thì bác sẽ hiểu.
Thoải mái đi, nhiếp ảnh rộng lớn lắm, mình hay cả bác cộng lại cũng chưa bao quát được hết đâu.
Còn nếu vẫn thực sự ko hiểu, thì mình nhắc luôn, tránh cmt qua lại phiền phức nè.:D
Evf có đủ nhanh để nhìn thấy toàn bộ vùng sáng khi nháy strobe ko khi bản chất nó vẫn chỉ là cái màn hình có tần số quét nhất định? Còn nếu bác thấy ổn với đèn dẫn sáng, cứ bỏ qua điều mình nói nhé, chúc vui. :D
w810i
CAO CẤP
6 năm
@EvilCrab À, sẵn tiện đang rảnh tay, có tìm lại được 1 lần ProK có nói về vấn đề nay, chắc đáng tin hơn nhân vật no brand là mình. :D
"Mirrorless có một nhược điểm rất lớn so với DSLR cho tới giờ vẫn là rào cản để nó không thể trở thành công cụ chuyên nghiệp đó nó bị mù khi cần "ngắm sáng trong môi trường tối hoàn toàn"

với DSLR khi bạn ở trong phòng tối, nhìn qua Viewfinder và chớp flash liên tục bạn sẽ thấy đường đi ánh sáng để tinh chỉnh, còn với Mirrorless thì không làm được vì cơ chế view của nó là theo dòng quét, bạn chớp flash lên chả thấy gì ngoài 1 hai đường sáng sọc ngang.

sẽ có bạn nói rằng thì chụp thử đi rùi chỉnh, mình cũng nói luôn là không thể, với những trường hợp chụp các sản phẩm phức tạp, nhỏ li ti, cần các ánh sáng gom, thì việc chụp + chỉnh sáng là sự phối hợp giữa nhóm 2-3 người nên không thể có chuyện chụp test rồi chỉnh, mà phải nhìn qua viewfinder, nháy đèn và chỉnh sáng."
dennistam
ĐẠI BÀNG
6 năm
@w810i Đương nhiên là mỗi cái có ưu nhược điểm riêng, quan trọng mình cảm nhận và thích cái nào hơn thì xúc thôi ^^.
w810i
CAO CẤP
6 năm
@dennistam Tất nhiên rồi, cá nhân mình cũng thò thụt chuyện chuyển sang sony để thử Z với tận hưởng công nghệ tận rang mấy lần mà ngại tẩu tán mớ lens cũ, chứ còn ưu điểm của nó chả ai phủ nhận được cả. Có chăng là chuyển sang "chơi máy ảnh" với leica, còn ko thì Sony có lẽ là cuối con đường dành cho người "chơi ảnh" rồi. 😁
Theo mình nghĩ MRL sẽ là tương lai của máy ảnh số. Nhỏ gọn, thông minh và trang bị nhiều công nghệ
@khanhnd0709h MRL bây giờ cũng chẳng nhỏ gọn lắm nữa đâu 😁 bác cứ nhìn a73 và a9 của sony xem. Và MRL mới của nikon là Z6-Z7 cũng ko hề nhỏ
MoVo
TÍCH CỰC
6 năm
Bảo sao DSLR tính năng công nghệ thấp hơn nhưng toàn giá trên trời, riêng cái gương lật đã chiếm quá nhiều công đoạn, trong khi MRL cùng phân khúc giá phải chăng hơn khá nhiều.
gabeohp91
TÍCH CỰC
6 năm
@ThaiCaly chụp thể thao hay động vật thì các nhiếp ảnh gia cần các thiết bị đáng tin cậy với bản thân họ. VIệc sử dụng các ống kính cũng như hệ máy DSLR với họ đã quá quen và thuần thục trong cách sử dụng nên rất khó cho những người chụp chuyên nghiệp như thế đồng loạt chuyển sang hệ MRL được chứ không phải vì MRL kém hơn.
ThaiCaly
TÍCH CỰC
6 năm
@gabeohp91 Làm quen vs máy là rất dể và rất nhanh. Nhưng cái cốt là dslr quá hài lòng vs xông việc. Còn mlr thì quá bé trong khi len chất lượng lại quá bự tạo sự chênh lệch nên khó thao tác.
gabeohp91
TÍCH CỰC
6 năm
@ThaiCaly cái bác nói chính là độ tin cậy với thiết bị mình dùng đó. chủ yếu là họ có quen hay ko. khi đã quá quen với các thiết bị mà họ sử dụng thuần thục thì khi các tình huống trục trặc có thể xảy ra họ có thể xử lý dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên sang 1 hệ máy mới với số lượng người dùng chưa thực sự dày kinh nghiệm xử lý các tình huống trục trặc thiết bị có thể xảy ra, thì việc chuyển đổi với họ là rất khó dù cho thiết bị đó có dễ tiếp cận đến đâu.
Các tay máy pro cũng như các doanh nghiệp cỡ lớn, họ cần sự ổn định cũng như thuần thục tối đa với hệ thống họ dùng, vì thế họ rất chậm trong việc chuyển dịch từ 1 hệ thống cũ sang 1 hệ thống mới.
@MoVo Cái gì cũng có điểm tốt và điểm xấu của nó bạn ạ 😃 ít ra với công nghệ hiện nay dòng gương lật vẫn chưa thể hoàn toàn bị thay thế đc.
Jaywalk
TÍCH CỰC
6 năm
thao tác nhanh, nhỏ gọn, mang vác...chụp show lâu đỡ mỏi, tiếp cận phụ nữ là đúng rồi.
a6700 lâu quá nhỉ
Mod cho mình hỏi: tại sao trong bài mục 2. Tận dụng công nghệ lại nêu cảm biến ISOCELL của sung làm ví dụ minh họa vậy?

Theo mình biết thì sung đang tập trung vào thương hiệu này trên thị trường là smartphone, chứ ko phải mirrorless. Ko bik nó có ảnh hưởng j đến việc mirrorless phát triển bùng nổ mà lại có trong bài? Có những mẫu mirrorless tiêu biểu nào xài cảm biến ISOCELL hiện nay?

https://en.m.wikipedia.org/wiki/Samsung_CMOS


Theo link mình tìm đc thì toàn bộ cảm biến ISOCELL đều xuất hiện trên smartphone vs số mẫu hạn chế. Và nó cũng mới chỉ xuất hiện vài năm gần đây.
@AmbitiousMan đa phần thấy mảng cảm biến camera thì sony vẫn đứng đầu và đang cung cấp cho các thương hiệu máy ảnh lớn, còn ss thì đúng là chỉ có smp, bác nói chuẩn á😃
kevin_pump
TÍCH CỰC
6 năm
@AmbitiousMan Theo bài viết mình cũng đã ghi có thông tin Fujifilm bắt tay với Samsung cho ra ISOCELL Plus mới. Và trước đây, Samsung cũng đã trang bị ISOCELL cho mirrorless của mình là Samsung NX2 ra mắt hồi tháng 2. Có lẽ ngành máy ảnh Samsung ở Việt Nam đã đóng cửa nên bạn ít thông tin về nó. Thân.
MoVo
TÍCH CỰC
6 năm
@kevin_pump Theo như cách bạn diễn đạt thì có vẻ như công nghệ MRL ngày nay đã vay mượn từ công nghệ camera trên đt, cụ thể là ISOCELL của Samsung, chứ ko chỉ là Fuji.
jeetkunedo
TÍCH CỰC
6 năm
@MoVo bác nói đúng nè. mình đọc cũng hiểu theo cách này. thấy cách ông mod trả lời nguy hiểm vãi 😆)
@AmbitiousMan Cảm thấy cho samsung vào thì hơi kém quá so với sony nikon và canon.
Mình chuyên chụp sự kiện và cưới, lợi thế quan trọng nhất (và cũng từng là điểm yếu nhất) của mirrorless chính là vấn đề lấy nét.

Ngày trước, công nghệ lấy nét theo phase ngay trên cảm biến chưa phát triển, các máy mirrorless chỉ lấy nét bằng tương phản thì tốc độ lấy nét quá chậm để chụp nghiêm túc. Nhưng bù lại thì phase detection cũng khá hên xui (do cảm biến nét và cảm biến chính đặt ở 2 vị trí khác nhau, đôi khi có sự sai lệch dẫn đến việc máy báo đúng nét nhưng chụp ra ảnh bị front/back focus).

Ngày nay, đa phần các máy đều kết hợp 2 công nghệ phase và contrast, vừa có tốc độ nhanh của phase, vừa có sự chính xác nhờ kiểm tra contrast. Ngoài ra khả năng preview trước độ phơi sáng của ảnh, focus peaking, sự gọn nhẹ cũng là lợi thế của mirrorless.

Vấn đề của mirrorless hiện nay là thời lượng pin và sự bền bỉ. Công nghệ lấy nét hiện tại đã tương đối ổn để chụp các thể loại phóng sự (thể thao với chim chóc thì chắc vẫn còn phải cải tiến nhiều hơn).
subin145
ĐẠI BÀNG
6 năm
@EvilCrab clip nó còn test trường hợp chạy tới và chạy ra xa khung hình vs zoom, tỉ lệ truợt nét A9 là cao hơn tương đối, đây là điều kiện lý tưởng còn chưa nói tới thiếu sáng.

Bác EvilCrab có vẻ biết nhiều về nhiếp ảnh, có thể share cho anh em Flickr hay 500px để vào ngắm chiêm ngưỡng 1 số tác phẩm không nhỉ. Bác tên Trung nhỉ?
@subin145 Bài trên có nói v.đề tỉ lệ rồi, có thể bạn chưa đọc kỹ. Mình giải thích cho bạn hiểu bằng ví dụ dưới cho tiện.
Máy A: Tỉ lệ trúng = 80% - chụp 20 hình/sec
Máy B: Tỉ lệ trúng = 100% - chụp 15 hình/sec

Khi nhìn tỉ lệ sẽ thấy máy A kém hơn hẳn, thậm chí là rất nhiều so với máy B. nhưng trong thực tế:
1 sec máy A bắt trúng 16 tấm
1 sec máy B bắt trúng 15 tấm
Như vậy thực tế máy A lại nhỉnh hơn máy B một chút. Đối với mình thì coi như 2 máy ngang nhau. Còn thực tế thì rất tùy người dùng, có người hợp với máy A sẽ nói máy A hơn, có người hợp máy B sẽ nói máy B hơn. Nó do khả năng tận dụng công nghệ (khả năng khai thác tính năng máy) và thói quen của chính người chụp nữa.

Thế nên những người chuyên, thường họ theo hãng họ đã quen từ lâu, hoặc họ chọn máy dựa trên những support khác, chứ ko hẳn là sẽ nhìn vào cấu hình tốc độ như vậy. Còn tất nhiên, ai dùng máy nào sẽ khen máy đó thôi =)), thật ra là đúng bởi trong tay (hoặc tư tưởng) họ, nó ưu việt hơn những máy khác.

Bạn muốn xem ảnh mình thì add fb rồi hẹn đến nhà xem cho tiện :p , cái flickr với 500px chả bao h mình vào up ảnh :v
subin145
ĐẠI BÀNG
6 năm
@EvilCrab Vấn đề bài trên là test trong đk ánh sáng thuận lợi, còn điều kiện thiếu sáng, ánh sáng phức tạp sẽ có khác biệt rất lớn. Đấy là em chưa kể màn trập điện tử gặp rất nhiều yếu điểm mà có lẽ bác cũng biết, nên đôi khi cái ảnh trúng nét đó có khi chưa chắc đã dùng được.

Còn vụ xem ảnh mà qua nhà thì thôi, em cũng xem qua vài ảnh của bác trên vnphoto rồi, có vẻ bác chuyên chụp sản phẩm, macro, hem phải gu của em 😃
@subin145 Các điều kiện khác, khi chưa test thì cũng chưa có gì để nói. Vả lại bài test này vẫn thiếu quá nhiều yếu tố nên nói thẳng ra vẫn cứ là dùng mới biết.

Quan điểm của mình về công nghệ thì đơn giản là tiếp nhận. Mình chưa bao giờ bảo nó hơn hoàn toàn, nhưng nó có những điểm vượt trội (kèm theo đó cũng là một số điểm hạn chế) so với công nghệ cũ. Ngày xưa những năm đầu mình chơi ảnh, máy số cũng bị chỉ trích rất nhiều, nhưng rồi cuối cùng nó vẫn phát triển đến ngày hôm nay vậy. Mirrorless đang phát triển mạnh, bằng chứng là Canon & Nikon rồi vẫn phải bất đắc dĩ bước vào cuộc đua này.
Bài trên mình chỉ chỉ ra rằng, các test trên mạng dù có chuyên nghiệp vẫn có những điểm hạn chế, còn mình không so sánh các máy đó, đơn giản vì trong 3 cái, A9 mình chưa dùng. Và tỉ lệ trúng nét thực tế của D5 vs 1DX-II cũng thấp hơn nhiều cái bài test trên trong điều kiện chụp thể thao thực tế (ít nhất là trong những trận bóng chuyên nghiệp khi các cầu thủ chạy rất nhanh). Thế nên cá nhân mình thì nhìn cái thông số đó thấy bài test nó không thực tế rồi, kiểu điều kiện tiêu chuẩn - chỉ xuất hiện trong phòng thí nghiệm.

Cũng có thể là vì các hãng nhận thấy sự phát triển của mirrorless trong tương lai có nhiều không gian tốt hơn cho công nghệ?

Tuy nhiên phải công nhận, từ hồi Sony ra cái bắt nét liên tục theo thời gian (các máy thể thao của Canon vs Nikon hiện nay cũng đang dùng) thì khả năng bắt nét của dòng thể thao nhảy vọt so với đời trước. Thực tế công nghệ này áp dụng tốt nhất sẽ ko phải mirrorless, cũng ko phải DSLR mà là dòng gương mờ 😃. Mỗi tội Sony thì bỏ con ngoài chợ, Canon vs Nikon thì nhìn thấy con côi cọc cũng chưa dám xông vào dòng này. (Ông Canon đánh tiếng xong chạy đâu chả thấy)

Mình không hẳn là chuyên mảng giống bạn nói 😃, chỉ là công việc thì nó gặp nhiều, và mảng đó cũng là mảng đòi hỏi rất nhiều về ánh sáng nên thường phù hợp đưa ra làm ví dụ, thế thôi.
Còn nói về chụp cá nhân, mình bao khá nhiều: sự kiện, thời trang, thể thao (đến giờ thì chủ yếu chụp bóng đá), cưới, phóng sự cưới, phong cảnh/du lịch vv... và cũng tự tin về kiến thức của mình ở những mảng trên. Chim chóc thú rừng chưa chụp nên ko dám mạnh miệng mảng này 😃, có điều nhiều bạn bè q.tế chụp đẹp thì thấy họ dùng gear cũng ko quá xịn, chủ yếu là ống kính đủ tiêu cự đủ khẩu độ (để đảm bảo speed), thế thôi.

Thông tin cho bạn là mình bắt đầu đam mê vs nhiếp ảnh vì thích ảnh chiến trường, nên thời gian tập luyện nhiều chính là sự kiện, khoảnh khắc và tốc độ. Bây giờ vẫn đam mê như vậy 😃
Mạnh NĐ
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cảm giác 1 mẫu MRL nhanh chìm và lỗi thời hơn DSLR
@Mạnh NĐ Thì bài có nêu là công nghệ phát triển MRL nhanh hơn DSLR mà.nên vòng đời của nó cũng ngắn hơn.
MrKook
ĐẠI BÀNG
6 năm
chỉ còn mỗi Pentax
Với người sử dụng thì tính gọn nhẹ 😁
oxechip
TÍCH CỰC
6 năm
phụ nữ thích được chụp hơn là cầm máy đi chụp người khác, đoán vậy thui
Quan Boléro
ĐẠI BÀNG
6 năm
Dù muốn dù không, mrl sẽ là xu hướng của máy ảnh, cũng tương tự như pc và laptop lúc trước. Chỉ một số ít cần công việc đặc thù, mrl không đáp ứng được mới buột phải dùng Dsrl thôi.
Hoang.Nitech
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Quan Boléro Mrl sẽ phát triển trong tương lai, dslr sẽ khựng lại thì đúng. Nhưng mà lôi laptop với Pc vào thì sai hoàn toàn b êi 😃
@Quan Boléro Laptop chỉ làm việc nhẹ nhàng được thôi. Chứ động đến chuyên nghiệp ít ai xài laptop lắm
Syter
TÍCH CỰC
6 năm
@chàng trai cô đơn 95 Bởi vậy người ta mới ra laptop cho người dùng chuyên nghiệp, Thay thế hoàn toàn thì không nhưng thay thế hầu hết là có thể lắm.
Nhớ cái thời còn đeo khăn quàng đỏ khoái đám Nikon lắm vì body hầm hố. Dạo qa trang web Sony coi điện thoại Xperia lỡ bấm vô chữ Alpha mà ôi thôy tự nhiên hiện ra mấy con NEX-3 NEX-5 6 7 nhỏ xíu mà cục mịch, dòng A thì lác đác a58 a77 a99 lens thì lèo tèo mình còn nghĩ Sony sắp phá sản mảng này ai ngờ :p
thớt nói như nào chứ 1 cái ống ngắm EVF sao lại rẻ hơn OVF được, EVF nó cũng có nhóm thấu kính riêng và màn oled chất lượng cao nữa sao lại rẻ hơn cục lục lăng của DSLR dc
renzoson
ĐẠI BÀNG
6 năm
@boyngo1988 EVF sẽ chỉ cần 1 màn hình (OLED hoặc lởm hơn) + 1 nhóm thấu kính đơn giản
OVF sẽ cần 1 nhóm thấu kính đơn giản + hệ thấu kính lục lăng để có thể phản xạ ánh sáng từ lens lên Eyecup.
Nếu bác có xem những video về chế tạo thấu kính thì chắc chắn chế tạo thấu kính phức tạp hơn làm thiết bị điện tử rất nhiều (ở đây là màn hình OLED kia)
@renzoson Nếu nói OVF mắc tiền ko hẳn vì những hệ máy rẻ tiền như canon XXXD cũng có, còn EVF dạng coi dc nha thì chỉ xuất hiện trên những thân máy mười mấy tr đổ lên ... ai nói sản xuất đồ kts là ko tốn kém chứ, module màn hình oled 3tr điểm ảnh nhỏ chút xíu kia cũng bộn à
renzoson
ĐẠI BÀNG
6 năm
@boyngo1988 "Ống kính ngắm quang học: thời gian tinh luyện kính, giảm nhiệt độ cho kính được trong, cắt và mài cho ra miếng kính lục giác hẳn nhiên lâu hơn và đắt hơn là đặt một màn hình EVF từ hãng thứ 3."
Mình là người làm bên ngành sản xuất thủ công nên rất hiểu vấn đề này, sx đồ kts cũng tốn kém nhưng sx đồ có tính chất quang học còn tốn kém hơn nhiều, đơn giản là vậy
parrot
ĐẠI BÀNG
6 năm
Hơn 4 năm gắn bó với DSLR, bây giờ có gia đình và con nhỏ rồi thì sự ưu tiên hàng đầu là máy nhỏ, gọn, nhẹ. Nghĩ tới cái cảnh khi đi chơi phải mang vác DSLR nặng nề, cả tá đồ dùng của con nít, bla...bla... là thấy oải :rolleyes:.
Mình nghĩ đa phần người chơi ảnh cũng giống mình thôi, sau này cũng chủ yếu chụp ảnh gia đình là chính nên Mirrorless với tiêu chí gọn nhẹ sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn là dòng máy DSLR cồng kềnh.
Cơ mà mấy lens khẩu lớn của Mirrorless cũng to vãi:p
long_pn
TÍCH CỰC
6 năm
Lý do chính là xu hướng đút túi quần lên ngôi, các ông sản xuất muốn làm gì thì làm, 10 năm nữa phần lớn mọi người đều móc túi ra chụp thôi 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019