Máy in kim loại 3D của HP sẽ có giá dưới 400.000 USD, bán từ đầu 2020

Didu
10/9/2018 15:39Phản hồi: 90
90 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

zencozhang
ĐẠI BÀNG
6 năm
để in dao rựa búa liềm cuốc xẻng xà beng😁 cho thợ rèn đỡ mệt
bestest_boy
ĐẠI BÀNG
6 năm
Nếu giá 400k USD thì là rẻ chứ không mắc đâu ạ. Vì hiện giờ các máy in 3D trên kim loại theo công nghệ SLS, SLM, EBM... giá không dưới 500k USD rồi.
bestest_boy
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình xin chia sẻ 1 số thông tin về in 3D trên kim loại. Cái máy các bạn thấy chỉ mới là 1 công đoạn đầu của cả quá trình thôi. Nó còn ít nhất 2 công đoạn nữa là washing và sintering.
  • WASHING: sẽ tách vật liệu đỡ (dùng để đỡ các chi tiết chuyên môn gọi là OVERHANG, nôm na như cột chống đỡ). Trong các công nghệ in SLA, DLP thì vật liệu đỡ là cùng vật liệu với chi tiết in và nó ở dạng ống trụ. Còn trong công nghệ Metal Jet của HP (và cả 1 số công nghệ khác như MEM của hãng DM hay ADAM của hãng MARKFORGED) thì vật liệu đỡ sẽ khác với vật liệu của chi tiết in và được phun nguyên mảng. Vật liệu này có điểm nóng chảy thấp nên khi đưa vào máy WASHING sẽ chảy ra và chỉ còn chi tiết in.
  • SINTERING: Đây là công đoạn làm cho các hạt kim loại kết dính lại chặc chẽ hơn vì ở công đoạn in đầu tiên các hạt kim loại chỉ dính nhau sơ sài thôi chưa đạt được INTENSITY. Sintering cũng giống giống như tôi nhiệt vậy. Máy Sintering sẽ giám sát nhiệt độ rất chặt chẽ và theo 1 quy trình do hãng đề xuất đối với từng loại vật liệu.
Thêm nữa là hiện tại bột kim loại dùng cho in 3D kim loại cũng sẽ giới hạn ở một số loại vật liệu thông dụng chứ không phải mọi loại vật liệu đều có sẵn.
Hiện tại giá máy in 3D kim loại không phải là mối bận tâm của khách hàng nữa, họ sẵn sàng bỏ chi phí đầu tư. Cái mà họ e ngại chính là vật liệu in (bột kim loại). Giá thành của nó cao hơn rất nhiều so với vật liệu truyền thống làm cho giá thành của sản phẩm in khó chấp nhận.
ptthanhloi
ĐẠI BÀNG
6 năm
sản phẩm in ra để làm mẫu hay để bán thương mại
Công nghệ in phủ 3d kim loại, chắc dùng công nghệ hàn tig or mig đắp dần lên cho gần giống chi tiết thật
Rất phù hợp cho tạo mẫu sản phẩm trước, sản xuất thử để test và sửa chữa
Một số bạn hỏi về công nghệ in 3d kim loại, mình xin lấy chút kiến thức nông cạn của mình giới thiệu để các bạn hiểu:
Đầu tiên phải nói về công nghệ in 3D - nó là công nghệ bồi đắp ( ngược lại với gia công CNC là phương pháp gia công cắt gọt). Từng lớp vật liệu bằng cách nào đó sẽ được xếp chồng lên nhau để tạo nên sản phẩm.

Hiện nay, in 3d kim loại sử dụng 02 công nghệ chính:
1/ Công nghệ in 3D FDM: đó là dạng sợi - bạn có thể xem máy in 3d của hãng Déskop Metal (USA). Sợi kim loại đi qua đầu in sẽ được gia nhiệt đến dẻo và đầu in di chuyển theo mặt phẳng xOy để tạo nên 01 lớp - sau đó nhấc lên theo Oz để tạo lớp thứ 2,3,4...1000 để tạo thành sản phẩm.
2/ Công nghệ in 3D SLM: đó là vật liệu kim loại dạng bột - sau khi 1 lớp bột kim loại được xếp ra - đầu in sẽ chiếu tia laser cường độ mạnh để thêu kết 1 lớp kim loại theo secsion cắt tại mp xOy và từng lớp bột kim loại được trải ra theo trục Oz - tia laser làm việc thêu kết sẽ tạo thành sản phẩm.
bạn có thể xem máy in 3d kim loại theo công nghệ SLM ở hãng Shining3D ( Trung Quốc).

Bạn nào không hiểu chúng ta trao đổi thêm nhé.
bestest_boy
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Nguyen Cuong 3D Bác này chắc ở 3DSS hả?
@bestest_boy Vâng ạ. Anh biết đến 3dss dịp nào ạ?
bestest_boy
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Nguyen Cuong 3D Mình cũng từng làm trong ngành in 3D nên biết thôi. Mình làm các sản phẩm của Sisma, DWS, EOS, Markforged.
@bestest_boy Anh bên Olas hả a. Add zalo ae giao lưu nhé.
0888 7999 38
bestest_boy
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Nguyen Cuong 3D Giờ mình đổi nghề rồi
Pnmr560
TÍCH CỰC
6 năm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019