Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Anh em gặp khó khăn hay rủi ro gì khi đi chụp ảnh?

Xitin_hm
2/10/2018 8:45Phản hồi: 15
Anh em gặp khó khăn hay rủi ro gì khi đi chụp ảnh?
Sự cố nguy hiểm khi chụp phong cảnh biển ở Hang Rái - Ninh Thuận.
Nếu là dân chụp ảnh phong ít nhiều cũng biết đến địa danh Hang Rái tại Vĩnh Hy có những ghềnh đá cùng với sóng biển tạo ra cảnh tượng thiên nhiên rất đẹp, hiện nay cũng là địa điểm chụp của không những các anh em chơi ảnh mà cả những cặp cô dâu chú rễ, lẫn những tay phượt thủ đến check in, tuy nhiên theo đánh giá cá nhân mình thì đây là một trong những nơi chụp cảnh nguy hiểm nhất mà mình từng gặp tại Việt Nam.
Tại sao lại nói là nguy hiểm, bời vì thoạt nhìn nó trông không hề nguy hiểm nhưng theo thống kê cá nhân qua người thân và chứng kiến mình ở đây có tần số tai nạn cao nhất ở những điều kiện thời tiết rất bình thường. Tai nạn có thể cho là lớn nhất là đã có người bị tử nạn khi đang sáng tác hình ở đây cách đây vài năm, có rất nhiều cặp cô dâu chú rễ thoát chết trong gang tấc, may mà có người trợ giúp để kéo lên bờ. Nói về máy móc thiết bị nhiếp ảnh thì rơi rớt tại đây nhiều vô kể, từ những tay máy a-ma-tơ cho đến chuyên nghiệp, riêng mình cũng đóng góp tại đây 3 bộ Nikon fullframe rồi.
Hang Rái nguy hiểm như thế nào? nó chính là yếu tố bất ngờ mà chúng ta không thể phản ứng kịp. Vị trí Hang Rái nằm trong Vịnh Vĩnh Hy, nên cơ bản là sóng êm nhẹ nhàng nên nhìn biển rất hiền hòa, tuy nhiên do cấu tạo địa chất hang Rái hình thành từ đá núi lửa có các cạnh sắc nhọn, đặc biệt là vách đá thẳng đứng, khi sóng biển va chạm vào vách đá dựng đứng tạo ra một momen cuốn lớn hơn, cơn sóng trở nên mạnh hơn, dữ dội hơn, khi tiếp xúc với những vách đá thẳng đứng ở phía trên sẽ tạo ra 1 lực hút khác cuốn bay mọi thứ xuống biển, nếu không may những vật chất nào nằm trên đường cuốn sóng đó thì chắc chắn sẽ không thể trụ nỗi.
Hang Rái là một địa điểm nguy hiểm nên nhiều người đã đề cao tinh thần cảnh giác tuy nhiên không phải lúc nào cũng tránh được rủi ro, một số anh em không dám ra sát biên đá để sáng tác, nên đứng sâu ở bên trong, vậy mà cũng có trường hợp sóng biển đánh văng vào trong hơn 10 mét ướt sạch toàn bộ thiết bị và cả người.
Các tai nạn tôi đã gặp phải ở Hang Rái như thế nào?
Tại nạn đầu tiên khi chụp ảnh trong rêu lặng sóng, biển êm như tờ phong cảnh vô cùng bình yên, tôi ung dung lắp máy ảnh lên chân máy và quay người ra phía sau lấy holder, filter để phơi, nhưng quay lại thì không thấy bộ máy đâu cả, toàn bộ đã bị trôi sạch xuống biển do chân máy quá yếu đặt nên rêu xanh trơn trượt.
Tai nạn lần thứ hai trong mùa sóng lớn khi đứng trên vách đá khá xa và rất cao, cách mực nước tầm 10 mét; một loạt cơn sóng dồn dập đánh lên, mình ôm giữa chân máy và thiết bị, sóng đánh mạnh đến nỗi mình văng ra ngoài và chân máy carbon bị gẫy ra luôn, một số thiết bị của mình và các anh em khác cũng bị tổn hại.
Tai nạn lần thứ 3 là ấn tượng nhất với mình, phong cảnh biển là một trong những thú đam mê của mình, nên mình đi chụp rất nhiều nơi và ít nhiều có những trải nghiệm về sự rủi ro, mối nguy hiểm tuy nhiên ở trường hợp này mình lại bị nặng nhất. Sáng hôm đó trời khá đẹp, sóng biển hiền hòa, êm dịu hơn chiều hôm trước, lúc mà chiều hôm đó mình khuyên anh em không nên ra sát biển, vào lúc mặt trời vừa lên, các ray sáng đã xuất hiện. Với kinh nghiệm chụp biển nhiều năm mình cũng không vội vã lắm, ngồi kiên trì đếm các bước sóng để xem xét các rủi ro có thể xảy ra hay không mà không hề chụp một tấm ảnh nào cả, sau khi xem xét rất kỹ đến hơn 20 phút sau đó mình mới quyết định ra sát vách đá để chụp ảnh, mục dù lúc này khung cảnh không còn đẹp như trước đó nữa, nhưng an toàn là trên hết. Trong lúc chụp ảnh mình luôn cảnh giác những cơn sóng, cách đánh sóng và cách mình thoát thân khi có sóng, tuy nhiên có một con sóng mình không thể thoát được, nó không phải là con sóng cao mà là con sóng thấp giống như nước dâng, rất chậm nhưng cực mạnh, nó xô mình ngã ngay tức thì mặc dù đang bám vào chân máy rất chắc, nó kéo lê mình đi trên nền đá, mình dùng tripod gì lại trên nên đá nhưng cũng bị kéo đi xa khoảng 5 mét đến sát mép hồ nước bên trong, thật là may mắn cho mình, nếu như phía sau mình là vách đá thì nếu không vỡ đầu khi va vào đá cũng bị cuốn ngược ra biển là mất xác luôn. Sau tai nạn đó mình bị thiệt hại khá nhiều vì không những dàn máy đang chụp và tất cả các thiết bị khác đều mang theo người và đều bị nhúng nước biển toàn bộ.
Trên đây là những tại nạn mình từng chứng kiến và là nạn nhân tại Hang Rái, không phải chỉ có nhựng người thiếu kinh nghiệm mới bị và có rất nhiều anh em chuyên nghiệp đã từng gặp nạn tại đây.
Chia sẻ một ít kinh nghiệm để hạn chế tai nạn khi đi biển có bãi đá như Hang Rái:
1. Tìm hiểu thủy triều trước khi đi: mực nước cao thấp, sóng mạnh hay yếu, kiểm tra mực nước cao nhất trong lúc chụp
2. Tìm hiểu thời tiết : mưa gió sẽ có sóng lớn
3. Tìm hiểu môi trường thiên nhiên: mùa rêu trơn trượt cần phải giầy dép chuyên dụng, chân máy phải có đinh chống trượt. Chân máy nên đầu tư loại to khỏe để có có thể làm điểm tựa vững chắc cho máy móc thiết bị và cơ thể của mình khi có tai nạn
4. Trang thiết bị chống nước cho thiết bị
5. Tìm hiểu qui luật sóng, thường thì sau 12 - 13 con sóng sẽ có 1 con sóng mạnh. Sau 2 - 3 chu ký sóng, sẽ có 1 đợt sóng dồn dập
6. Dấu hiệu nhận biết vị trí nguy hiểm với sóng: những viên đá ướt là những nơi sóng có thể đến, hãy đứng ở vị trí đá khô.
7. Đèn pin chiếu xa, chiếu gần để đi lúc trời tối, nên mua loại chống nước và cường độ đủ mạnh để phát hiện rủi ro và làm vũ khí chiếu vào mặt đối phương (người lạ hoặc động vật hoang dã) nếu gặp nguy hiểm.
8. Áo gió, áo phông để chống lạnh, trang phục nên gọn nhẹ và linh hoạt nhất có thể để dễ dàng đi chuyển và thao tác
15 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bombo.vn
ĐẠI BÀNG
5 năm
Sự cố nguy hiểm khi chụp phong cảnh biển ở Hang Rái - Ninh Thuận.
Nếu là dân chụp ảnh phong ít nhiều cũng biết đến địa danh Hang Rái tại Vĩnh Hy có những ghềnh đá cùng với sóng biển tạo ra cảnh tượng thiên nhiên rất đẹp, hiện nay cũng là địa điểm chụp của không những các anh em chơi ảnh mà cả những cặp cô dâu chú rễ, lẫn những tay phượt thủ đến check in, tuy nhiên theo đánh giá cá nhân mình thì đây là một trong những nơi chụp cảnh nguy hiểm nhất mà mình từng gặp tại Việt Nam.
Tại sao lại nói là nguy hiểm, bời vì thoạt nhìn nó trông không hề nguy hiểm nhưng theo thống kê cá nhân qua người thân và chứng kiến mình ở đây có tần số tai nạn cao nhất ở những điều kiện thời tiết rất bình thường. Tai nạn có thể cho là lớn nhất là đã có người bị tử nạn khi đang sáng tác hình ở đây cách đây vài năm, có rất nhiều cặp cô dâu chú rễ thoát chết trong gang tấc, may mà có người trợ giúp để kéo lên bờ. Nói về máy móc thiết bị nhiếp ảnh thì rơi rớt tại đây nhiều vô kể, từ những tay máy a-ma-tơ cho đến chuyên nghiệp, riêng mình cũng đóng góp tại đây 3 bộ Nikon fullframe rồi.
Hang Rái nguy hiểm như thế nào? nó chính là yếu tố bất ngờ mà chúng ta không thể phản ứng kịp. Vị trí Hang Rái nằm trong Vịnh Vĩnh Hy, nên cơ bản là sóng êm nhẹ nhàng nên nhìn biển rất hiền hòa, tuy nhiên do cấu tạo địa chất hang Rái hình thành từ đá núi lửa có các cạnh sắc nhọn, đặc biệt là vách đá thẳng đứng, khi sóng biển va chạm vào vách đá dựng đứng tạo ra một momen cuốn lớn hơn, cơn sóng trở nên mạnh hơn, dữ dội hơn, khi tiếp xúc với những vách đá thẳng đứng ở phía trên sẽ tạo ra 1 lực hút khác cuốn bay mọi thứ xuống biển, nếu không may những vật chất nào nằm trên đường cuốn sóng đó thì chắc chắn sẽ không thể trụ nỗi.
Hang Rái là một địa điểm nguy hiểm nên nhiều người đã đề cao tinh thần cảnh giác tuy nhiên không phải lúc nào cũng tránh được rủi ro, một số anh em không dám ra sát biên đá để sáng tác, nên đứng sâu ở bên trong, vậy mà cũng có trường hợp sóng biển đánh văng vào trong hơn 10 mét ướt sạch toàn bộ thiết bị và cả người.
Các tai nạn tôi đã gặp phải ở Hang Rái như thế nào?
Tại nạn đầu tiên khi chụp ảnh trong rêu lặng sóng, biển êm như tờ phong cảnh vô cùng bình yên, tôi ung dung lắp máy ảnh lên chân máy và quay người ra phía sau lấy holder, filter để phơi, nhưng quay lại thì không thấy bộ máy đâu cả, toàn bộ đã bị trôi sạch xuống biển do chân máy quá yếu đặt nên rêu xanh trơn trượt.
Tai nạn lần thứ hai trong mùa sóng lớn khi đứng trên vách đá khá xa và rất cao, cách mực nước tầm 10 mét; một loạt cơn sóng dồn dập đánh lên, mình ôm giữa chân máy và thiết bị, sóng đánh mạnh đến nỗi mình văng ra ngoài và chân máy carbon bị gẫy ra luôn, một số thiết bị của mình và các anh em khác cũng bị tổn hại.
Tai nạn lần thứ 3 là ấn tượng nhất với mình, phong cảnh biển là một trong những thú đam mê của mình, nên mình đi chụp rất nhiều nơi và ít nhiều có những trải nghiệm về sự rủi ro, mối nguy hiểm tuy nhiên ở trường hợp này mình lại bị nặng nhất. Sáng hôm đó trời khá đẹp, sóng biển hiền hòa, êm dịu hơn chiều hôm trước, lúc mà chiều hôm đó mình khuyên anh em không nên ra sát biển, vào lúc mặt trời vừa lên, các ray sáng đã xuất hiện. Với kinh nghiệm chụp biển nhiều năm mình cũng không vội vã lắm, ngồi kiên trì đếm các bước sóng để xem xét các rủi ro có thể xảy ra hay không mà không hề chụp một tấm ảnh nào cả, sau khi xem xét rất kỹ đến hơn 20 phút sau đó mình mới quyết định ra sát vách đá để chụp ảnh, mục dù lúc này khung cảnh không còn đẹp như trước đó nữa, nhưng an toàn là trên hết. Trong lúc chụp ảnh mình luôn cảnh giác những cơn sóng, cách đánh sóng và cách mình thoát thân khi có sóng, tuy nhiên có một con sóng mình không thể thoát được, nó không phải là con sóng cao mà là con sóng thấp giống như nước dâng, rất chậm nhưng cực mạnh, nó xô mình ngã ngay tức thì mặc dù đang bám vào chân máy rất chắc, nó kéo lê mình đi trên nền đá, mình dùng tripod gì lại trên nên đá nhưng cũng bị kéo đi xa khoảng 5 mét đến sát mép hồ nước bên trong, thật là may mắn cho mình, nếu như phía sau mình là vách đá thì nếu không vỡ đầu khi va vào đá cũng bị cuốn ngược ra biển là mất xác luôn. Sau tai nạn đó mình bị thiệt hại khá nhiều vì không những dàn máy đang chụp và tất cả các thiết bị khác đều mang theo người và đều bị nhúng nước biển toàn bộ.
Trên đây là những tại nạn mình từng chứng kiến và là nạn nhân tại Hang Rái, không phải chỉ có nhựng người thiếu kinh nghiệm mới bị và có rất nhiều anh em chuyên nghiệp đã từng gặp nạn tại đây.
Chia sẻ một ít kinh nghiệm để hạn chế tai nạn khi đi biển có bãi đá như Hang Rái:
1. Tìm hiểu thủy triều trước khi đi: mực nước cao thấp, sóng mạnh hay yếu, kiểm tra mực nước cao nhất trong lúc chụp
2. Tìm hiểu thời tiết : mưa gió sẽ có sóng lớn
3. Tìm hiểu môi trường thiên nhiên: mùa rêu trơn trượt cần phải giầy dép chuyên dụng, chân máy phải có đinh chống trượt. Chân máy nên đầu tư loại to khỏe để có có thể làm điểm tựa vững chắc cho máy móc thiết bị và cơ thể của mình khi có tai nạn
4. Trang thiết bị chống nước cho thiết bị
5. Tìm hiểu qui luật sóng, thường thì sau 12 - 13 con sóng sẽ có 1 con sóng mạnh. Sau 2 - 3 chu ký sóng, sẽ có 1 đợt sóng dồn dập
6. Dấu hiệu nhận biết vị trí nguy hiểm với sóng: những viên đá ướt là những nơi sóng có thể đến, hãy đứng ở vị trí đá khô.
7. Đèn pin chiếu xa, chiếu gần để đi lúc trời tối, nên mua loại chống nước và cường độ đủ mạnh để phát hiện rủi ro và làm vũ khí chiếu vào mặt đối phương (người lạ hoặc động vật hoang dã) nếu gặp nguy hiểm.
8. Áo gió, áo phông để chống lạnh, trang phục nên gọn nhẹ và linh hoạt nhất có thể để dễ dàng đi chuyển và thao tác
Bombo.jpg
Bombo2.jpg
Bombo3.jpg
@bombo.vn Bài chia sẻ của anh rất thực tế và chi tiết ạ. Những kinh nghiệm này chỉ có người có trải nghiệm mới diễn tả chân thực như vậy. Nhiều anh em có ít kinh nghiệm chắc chẳn sẽ rất cần để trang bị cho mình thêm vốn kiến thức khi đến Hang Rái tác nghiệp.

Cảm ơn anh về bài chia sẻ nhé. Chúc anh luôn giữ mãi đam mê và có nhiều tấm ảnh đẹp như mong muốn.
Goldennhan
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bombo.vn thích tấm trắng đen cuối, đẹp
Em hay chụp street và sống ở ngoài HN
_khó khăn lớn nhất mà em gặp phải là cách tiếp cận đối tượng muốn chụp .vì đa số mọi người đều không muốn bị người lạ chụp hình
_ công việc ban ngày khá bận nên em thường đi vào khu chợ ban đêm ,ban đêm thì có khó khăn nữa là thiết bị .không phải ai cũng có $ để sắm một cái máy khử noi ở iso cao tốt trong môi trường thiếu sáng
-đi đêm vào các khu trợ thường bị soi mói nhiều ,ngoài những người trong trợ thì còn bị cả lực lượng quản lí cũng hỏi 😔 ,ngoài ra còn có các đối tượng bảo kê chợ

Sau vụ Hưng Kính bảo kê chợ Long Biên lên tivi em không còn qua đó chụp hình được nữa
@QuaChanThat Chụp streetlife cho mình nhiều cảm hứng tuy nhiên cũng có những khó khăn nhất định như bạn nói. Thiết bị có thể khắc phục. Thái độ con người mới khó. Nếu đối tượng mình chụp hiểu và thông cảm thì không sao, còn họ làm khó, đôi khi muốn hành hung mình nữa cơ.
Nói chung ở thể loại này, chúng ta cẩn thận vẫn hơn và thường One shot Get photo.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé.
scattered
TÍCH CỰC
5 năm
Khó khăn nhiều nhất là không biết mang cái gì đi để chụp trước mỗi chuyến vì có quá nhiều thiết bị, từ gopro, flycam, đến bộ Nikon, mỗi bộ lại có những đồ chơi riêng cho nó như là Pin, Tripod, lens, bộ sạc... Mang nhiều thì lỉnh kỉnh, mang ít thì thiếu 😁 1 body chính, 1 lens normal, 1 wide, 1 macro, 1 tele sơ sơ là hết 1 cái balo, nên thường phải để con macro ở nhà 😔 hên là nhờ gấu xách phụ 1 con MRL fuji gọn gọn để backup.
Ngoài gear chụp hình thì còn có gear để trekking (lều, túi ngủ, tools, nước...) nên khối lượng cần mang theo lại càng lớn. Cũng hên là có thể sắp xếp để mang toàn bộ tụi nó đi trong 2 balo 1 lớn, 1 nhỏ (tầm hơn 20Kg). Tuy khó khăn, nhưng đó có thể xem là 1 thú vui của người thích phong cảnh, thúc đẩy mình cố gắng và luyện tập cho sức khỏe của mình.

Khó khăn tiếp theo là có nguy bị thất lạc, hư hỏng thiết bị hơn. Dĩ nhiên rồi, mang nhiều đồ có giá trị cao thì có nguy cơ cao bị cướp giật, quên mất đồ... Cũng hên là mình chưa bị cướp giật hay thất lạc gì, chỉ bị hư 1 cái gopro vì nước biển + 1 con xiaomi cam vì rơi từ đỉnh cột cờ lũng cú, kk. Flycam thì lại càng rủi ro mỗi lần bay nữa, mình hên là chỉ bị rơi nhẹ 1-2 lần và ko ảnh hưởng gì, kk. Lên hội flycam thì mỗi ngày 1-2 bác ra đi vì muôn vàng lý do.

Kho khăn tiếp theo là chụp hình tốn nhiều thời gian, nên cảm giác kỳ nghỉ bị ngắn lại và chơi không đủ phê.

Tiếp theo là chụp nhiều, quay nhiều nên rất tốn ổ cứng, trung bình 1 chuyến đi là 80Gb dữ liệu thô. Chụp vài k shot nhưng xài đc vài chục tấm là chính, kk. Nhưng lâu lâu đem ra xem lại thì quả là hào hứng.

Tiếp theo là phần chọn ảnh, hậu kỳ cũng tốn công không kém. Ảnh còn đỡ, chứ dựng đc 1 clip ngon lành thì rất lâu vì không có nhiều thời gian rảnh.
Ngoài ra thì hay được mời chụp hình free cho cty, bạn bè. Còn gấu thì dĩ nhiên luôn phải chụp, nên quỹ thời gian trong mỗi chuyến đi càng eo hẹp.

Khó khăn tiếp theo là không có đủ thời gian để chờ đợi khoảnh khắc đẹp, không đủ thời gian, sức khỏe, tiền bạc để đi nhiều nơi, khám phá nhiều địa điểm mới...

Mà kể ra tiếp thì cũng chẳng biết bao giờ ngưng, kk. Nhưng đã là 1 thú vui thì nó cũng đáng để nhọc công vậy.

Trên đây là góc nhìn của 1 người thích chụp phong cảnh nhẹ nhàng :v
ATTACH]3972854[/ATTACH]
FB_IMG_1533610504380.jpg
@scattered Đam mê nào cũng có cái giá của nó bạn nhỉ. Muốn chơi máy ảnh thì trước tiên phải chụp gấu nhà và gấu nhà mà vui thì mọi thứ dễ dàng cho mình heng bạn. Tuy mất thời gian như bù lại mình được sống với đam mê, với từng khung hình, từng khoảnh khắc.

Cảm ơn bạn về những chia sẻ rất quí báu nhé.
khó khăn khi chụp đời thường của em là em thấy cảnh khó khăn của mọi người là em mất hết hứng chụp.
Khó khăn tiếp theo là ngại, ngại họ buồn, ngại họ tủi thân
Tiếp theo là nhát, thấy em gái đẹp lần mò mãi mới xin chụp, xong nó đi cmnr.
@cuhiep Khó khăn của em ai cũng gặp phải. 😃
Phải khắc phục tự bản thân nếu muốn có hình như mong muốn em ạ. 😁
kaybin 1611
ĐẠI BÀNG
5 năm
Lần đầu đi lên bảo lộc chụp bằng xe máy, đi đường đèo là cả một trả nghiệm lần đầu thật khó tả, đến khi dây đeo máy vụt đứt và máy mình rơi đần vào lớp sương huyền bí mà một phần đang đọng vào những lớp lá cây dưới đèo, một cãm giác thật khó tả
@kaybin 1611 Cái bất cẩn của người mê chụp ảnh là ít khi cất máy vào túi vì như vậy nhiều khi lỡ mất khoảnh khắc thoáng qua nên cứ đẹo trên cổ mà rong ruổi trên các con đường. Việc này vô tình làm cho máy có những rủi ro rơi vỡ hoặc bị cướp giựt. 😔
MrKook
ĐẠI BÀNG
5 năm
đời thường street thì cầm compact như RX100, G7X hay Fuji dòng 100, Ricoh GR nhỏ gọn chụp cho nó cơ động, linh hoạt, sẽ ít bị nghi nghờ, ái ngại ...thể loại này chủ yếu là sáng tạo, có sự độc đáo, chứ chất lượng ảnh không quá quan trọng.....
chứ đừng cầm DSLR, vác cái máy full frame cùng ống kinh to tổ bố có ngày vỡ mặt..........

đi phượt phong cảnh thì mình cầm 1 con crop dslr cùng với len đa dụng như 18-135 là quá đủ rồi

mang nhiều gear chỉ có ích khi chụp dịch vụ, thương mại thôi!
@MrKook Mình cũng như bạn. Khi đi chụp dịch vụ thì vác một balo để thay đổi theo đối tượng chụp còn đi streetlife thì rất đơn giản, nhiều khi chỉ mỗi điện thoại để ghi lại những khoảnh khắc thoáng qua.
Khoa garden
ĐẠI BÀNG
5 năm
hóng ké chia sẻ của các bác
Có một bạn gái chia sẻ khó khăn dễ thương của bạn ấy. (*|*)
Screen Shot 2018-10-05 at 09.52.41.png

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019