Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Ngày này cách đây 123 năm: nhà khoa học Röntgen đã khám phá ra tia X

ND Minh Đức
8/11/2018 13:9Phản hồi: 68
Ngày này cách đây 123 năm: nhà khoa học Röntgen đã khám phá ra tia X
Vào ngày này hồi năm 1895, nhà khoa học người Đức Wilhelm Conrad Röntgen đã khám phá ra tia X. Khi làm việc tại phòng thí nghiệm, Röntgen tình cờ phát hiện rằng một màn hình đã phát huỳnh quang mà không có lý do rõ ràng. Sau nhiều tuần ăn ngủ ngay trong phòng thí nghiệm nhằm tìm hiểu lý do, ông xác định được rằng nguyên nhân của huỳnh quang bí ẩn đó chính là tia X.

kham_pha_tia_X_Tinhte_3.jpg
Hình ảnh X quang đầu tiên mà Röntgen chụp chính là bàn tay của vợ đang đeo nhẫn của vợ ông - bà Bertha. Bức ảnh này trở thành một trong những hình ảnh khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử.

Và cũng chính nhờ khám phá này, Röntgen đã trở thành nhà khoa học nổi tiếng thế giới, mở đường cho vô số những ứng dụng khác mà điển hình chính là y học. Röntgen đặt tên cho tia đó là bức xạ X hoặc X quang. Chữ X được dùng ở đây mang hàm nghĩa là “cái gì đó không rõ ràng” giống như ẩn số x trong toán học.

Nhờ phát hiện vĩ đại này, Röntgen đã được vinh danh bằng một giải Nobel vật lý đầu tiên vào năm 1901. Bởi thế, sau này lỡ anh em có chẳng may bị té và cần phải đi chụp X quang để xác định có gãy gương hay không thì bên cạnh cám ơn các bác sĩ khám bệnh, hãy cám ơn Röntgen nhé.

kham_pha_tia_X_Tinhte_1.jpg kham_pha_tia_X_Tinhte_2.jpg

Ảnh BP
68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tia Rơn Gen, hồi mình học vẫn gọi thế
@dac 9x? Thì sao. Nhưng tôi học về lịch sử vật lý nhiều hơn những người không cùng chuyên ngành. 😔
@chàng trai cô đơn 95 Mình học chuyên Lý từ ngày bạn còn chưa sinh ra cơ, đến giờ vẫn đang học đấy
A90BD27B-0B76-4692-91F9-3B76E71F1A20.jpeg
@dac thế thì cùng chuyên ngành cả sao bác cứ phải cạnh khóe về cái 9x thế nhỉ
@chàng trai cô đơn 95 À vì câu “sau này mới đổi thành...” của bạn. Nghe như cụ già ngồi hổi tưởng chuyện cũ nên mình buồn cười thôi, ko cạnh khoé gì
Tia này bất trị trong việc soi bê tổng cốt thép...vì vừa tính soi nó bị lá xanh chặn lại ko thể xuyên qua dc ... cuối tuần vui vẻ anh em 😁
@vovantan007 vật liệu đúc hàn vẫn kiểm tra bằng tia X mà @@
@chàng trai cô đơn 95 Có mà bên mình 90% dùng để ktr mối hàn bác ạ, x-ray thì thường dùng chụp mối hàn tàu bè, nguồntấm...
@vovantan007 ukm ý mình là thế mà độ xuyên của tia X cứng nó cao lắm 😁
@vovantan007 Bê tông cốt cellulose thì không kiểm tra được bằng tia X nhé bạn, đôi lời giải nghĩa 😃
Họ quá giỏi, nhìn thô sơ vậy mà họ đã làm được những việc thật sự thay đổi đc thế giới.
ko biết nhân vật bí ẩn MrX ở ta có liên quan gì đến ông này ko nhỉ!?!
@QuanLyNhaNghi Ý bạn là Professor X - Xavier á hả?
@Airblade14 😁 chắc bác đùa em :D
@QuanLyNhaNghi Bạn đang nói tới X trong Death Notes QUyển sổ tử thần đúng không?
Bài viết nên chi tiết hơn. Đại loại như:
  • Bản chất vật lý của tia X như thế nào, bước sóng như thế nào
  • Tia X bị chặn bởi cái gì, vì sao? Tia X có thể đi xuyên qua cái gì và vì sao?
  • Ứng dụng thực tế: đi chụp X-quang thì cần lưu ý gì? Có thể bị nhiễm xạ không?
  • blah blah blah

Góp ý cần khai thác nhiều hơn cho bài viết phong phú 😁
Hieutmo
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Penguin Pingu Mấy cái này thì google kiếm những nguồn tin cậy mà tham khảo bác ơi, sao lại phải chờ những thông tin mang tính khoa học được post trên diễn đàn bởi những người không chuyên về khoa học :D
@Penguin Pingu kiến thức thì giở sách Vật lý lớp 12 ra nha bác
DKez
TÍCH CỰC
5 năm
@Penguin Pingu wikipedia có bài tương đối đầy đủ, bác tự đọc nhé :D
@Penguin Pingu Vkl =))))
tranduymb
TÍCH CỰC
5 năm
Tia x quá quan trọng trong y học
Hieutmo
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tranduymb Nó quan trọng trong nhiều lĩnh vực bác ơi, trong soi chiếu kiểm tra ở sân bay, ứng dụng kiểm tra các sai hỏng của các chi tiết kim loại trong công nghiệp, chiếu xạ rau củ quả...
Cách đây 30 năm là 1 ngày mưa, và hôm ấy ba má vợ tao đã sáng tạo ra vợ tao =)0
@cyberat Sáng tạo gì đâu, họ chỉ nghĩ đến chuyện sướng thôi, còn kết quả thì ra sao thì ra, biết như thế nào mà sáng tạo.
@cyberat sáng tạo á, vợ bây chỉ là sản phẩm phụ trong quá trình sung sướng của 2 ông bà ấy thôi. 😁
Tia X rồi máy chụp CT, chụp cắt lớp não người ... thật vĩ đại
@Methylamine tàm tạm
Chi tiết cách tạo ra tia X không biết được lưu giữ ở đâu và ai là người sở hữu? Tri thức nền tảng của khoa học đa phần ở Châu Âu với Mỹ...bởi vậy những nước khác nhìn thấy copy được nhưng vận hành lại không hoàn hảo.
4000 năm việt nam sáng tạo đc cái gì nhỉ các bác
@pro744 t ko biết thì t hỏi, tự nhục là khái niệm của mấy thằng giấu dốt
@Mai Hoàng Anh Vũ súng thần cơ chỉ Việt Nam công nhận, ko có bằng chứng, Quốc tế công nhận của Trung Quốc.
gs Ngô Bảo Châu lúc đó ko đại diện cho Việt Nam nhé,
Đỗ Đức Cường chỉ góp sáng kiến cho thiết kế atm thôi, với tư cách người Mỹ
những cái khác cũng thế ko có gì độc lập của Việt Nam cả
@quocanh_ltk Mình dẫn ra để bạn thấy rằng người Việt mình cũng rất tài giỏi, chỉ có điều là không có đủ điều kiện để phát triển thôi.

Lịch sử 4000 năm mà đã hết hơn 1/4 là bị Trung Quốc xâm lược, gần 100 năm bị Pháp thuộc, hơn 20 năm chiến tranh Việt Nam, các cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều, Đàng Trong - Đàng Ngoài... ngoài ra còn có vô số cuộc chiến giữ nước. Các tài liệu thì bị thiêu huỷ, công trình kiến trúc bị tàn phá nặng nề, nhân tài bị bắt đi để phục vụ cho nước thắng trận...
Vì vậy, việc đất nước có trình độ phát triển khoa học kĩ thuật kém hơn các nước khác âu cũng là 1 điều có thể thông cảm.
@Ethanol Nói như bạn thì Mỹ, Hàn Quốc cũng nên xấu hổ vì không làm nổi cái bút đi nhở
Sản xuất ko phải đơn giản chỉ làm, làm ra có cạnh tranh bán nổi ko, có thu hồi vốn được không.
vnv88
TÍCH CỰC
5 năm
Bác xem lại bài, gãy xương chứ không phải gãy gương.
một phát hiện tình cờ 😁
goodbye77
TÍCH CỰC
5 năm
khả năng bác chính là giáo sư X nổi tiếng trong X-MEN
Juggernault
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nice!!! Và ngày này cách đây 44 năm, bọn mọi rợ đã phá nát nền văn minh tiệm cận với các quốc gia tiến bộ!!!
Mình quen cảm ơn Trời Phật, khi nào chụp X quang mình sẽ nhớ tinhte và cảm ơn ông Rơn-gen.
@Tminh3232 mong là không phải đi để đỡ phải cảm ơn vì vào viện là buồn lắm đó 😁
Người đầu tiên đoạt giải Nobel
Còn áp dụng ở sân bay nữa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019