Nghiên cứu từ Oxford cho thấy: thời gian trẻ em "onscreen" không tác động nhiều đến giấc ngủ

bk9sw
9/11/2018 7:21Phản hồi: 28
Nghiên cứu từ Oxford cho thấy: thời gian trẻ em "onscreen" không tác động nhiều đến giấc ngủ
Một trong những nỗi lo đối với các bậc phụ huynh thời đại công nghệ là cho trẻ "nhìn vào màn hình" thiết bị điện tử bao lâu là đủ. Liệu thời gian "onscreen" này có ảnh hưởng đến sức khoẻ và giấc ngủ của trẻ hay không từ đó giới hạn thời gian này bằng các tính năng có sẵn trên thiết bị hay chủ động can thiệp. Thế nhưng một nghiên cứu mới lại chỉ ra rằng thời gian trẻ em onscreen kỳ thực lại không ảnh hưởng nhiều đến thời gian ngủ của trẻ.

Nhiều nghiên cứu gần đây từ các bác sĩ hay cơ quan chính phủ đưa ra gợi ý rằng nên giới hạn thời gian cho trẻ xem màn hình thiết bị điện tử (TV, điện thoại, máy tính …) từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày. Dù vậy vẫn chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy những tác động tiêu cực về việc cho trẻ xem màn hình quá nhiều. Có không ít những nghiên cứu nói về tình trạng suy giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ em thế kỷ 21 khi mà có từ 50 đến 90% trẻ không thể ngủ đủ giấc và nghi phạm luôn là thiết bị công nghệ.

Nhà nghiên cứu Adrew Przybylski đến từ Viện Internet thuộc đại học Oxford đã quyết định tìm ra sự liên quan thực tế giữa thời gian onscreen và giấc ngủ của trẻ. 50.000 trẻ em độ tuổi đi học đến từ khắp nước Mỹ đã tham gia nghiên cứu và kết quả cuối cùng rất thú vị, nó có thể khiến chúng ta suy nghĩ lại về những gì vừa nói ở trên.

Przybylski cho biết: "Những phát hiện từ nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thời gian onscreen và giấc ngủ của trẻ rất khiêm tốn. Mỗi giờ onscreen khiến trẻ ngủ ít hơn từ 3 đến 8 phút mỗi đêm." Cũng theo Przybylski thì trên thực tế tác động sau cùng của việc cho trẻ onscreen trước khi đi ngủ không tương quan, trẻ dùng nhiều hay dùng ít đều có giấc ngủ trung bình tương tự những trẻ dành ra 8 giờ onscreen mỗi ngày.

Child watch YouTube.jpg
Một trong những hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là gom tổng thời gian trẻ onscreen thành một con số chung cho mỗi ngày. Vì vậy không có con số cụ thể về việc trẻ onscreen trước khi đi ngủ hay tối muộn và liệu thời điểm sử dụng này có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không.

Przybylski vẫn khẳng định rằng phát hiện của mình cho thấy mỗi liên kết không rõ ràng giữa thời gian dùng thiết bị và thời gian ngủ của trẻ. Anh cho rằng việc tập trung cải thiện thói quen đi ngủ như ngủ đúng giờ, các hình thái của giấc ngủ và thời gian thức dậy đồng nhất là giải pháp rất hiệu quả để cải thiện giấc ngủ cho trẻ thay vì đổ lỗi cho thiết bị điện tử.

Kết luận của Przybylski gây tranh cãi và đây không phải là lần đầu tiên cuộc tranh luận xoay quanh việc thời gian xem màn hình thiết bị điện tử tác động đến giấc ngủ hay không được châm ngòi từ Oxford. Năm ngoái, Przybylski cũng đã thực hiện một nghiên cứu gợi ý rằng thời gian xem màn hình ở khía cạnh nào đó giúp cải thiện cảm giác hạnh phúc đối với trẻ vị thành niên. Przybylski cho biết trong giai đoạn tiếp theo, anh sẽ nghiên cứu về tác động theo tình huống chẳng hạn như thời gian sử dụng thiết bị cụ thể, từng công nghệ riêng biệt như điện thoại hay máy tính bảng.

Theo: New Atlas
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thế tốt quá r
GiT
TÍCH CỰC
5 năm
@hoangluan158 Mình thì lâu nay chỉ nghĩ onscreen sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thị lực của trẻ em thôi, ko muốn đời sau cận sớm...
Còn trẻ con thì cho nó ra đường chạy nhảy, chơi bắn bi, đập hình, tạt thú hay nhảy cò cò. vừa hoạt động vừa vui, trẻ lại mạnh dạn. cứ cắm đầu vô cái màn hình riết vừa bị cận thị, vừa không tiếp xúc xung quanh, đứa nào nhìn cũng đù đù. thời trước anh em 8x, 9x làm gì có mấy cái này, lâu lâu bán ve chai mới có tiền chơi điện tử băng và ps1. hầu hết là chơi ở ngoài đường, giờ đứa nào cũng lanh lợi, chứ thằng nào nhà giàu suốt ngày ngồi chơi game giờ ra đời toàn bị lừa, không biết cái gì về gái, ăn chơi
@ ict
TÍCH CỰC
5 năm
@anhlucky2 Chưa chắc đâu ông ơi, nhà giàu đi ra ngoài toàn tiếp thu cái bậc cao hơn thôi. Người giàu học người giáu ý.
@anhlucky2 Lý thuyết của bạn chắc chắn sai với Bill Gates. Có mấy tấm hình chụp BG lúc nhỏ và khi học ĐH trông đúng kiểu mọt sách suốt ngày cắm mặt vào máy tính nhìn rất đù, nhưng về độ thông minh lanh lợi thì có lẽ đám bạn của bạn ko có ai bằng 😁
@anhlucky2 Lý thuyết thì như thế nhưng thực tế không dễ mà làm được thế, thời gian dành cho con cái bây giờ bị giảm đi nhiều, ở quê còn có sân vườn mà chạy nhảy chứ tp lấy đâu ra, muốn đi chơi thì chờ cuối tuần ra công viên chứ không phải ngày nào cũng cho ra được. Chưa kể trẻ con nó quấy thì điện thoại là phương thuốc cực kỳ hữu hiệu để dụ chúng nó 😔
ciao2me
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nhthien-pp do bạn làm theo những người xung quanh cho trẻ tiếp xúc thiết bị từ nhỏ nên trẻ bị lệ thuộc thôi, chứ mình học họ hàng, hễ đến giờ ăn là tuyệt đối không với đồ công nghệ, chỉ tập trung ăn hoặc giao tiếp với người lớn là chính, nên tụi nhỏ vẫn ăn uống bình thường, còn học được nhiều kỹ năng hay trong lúc cả nhà giao tiếp với nhau.

nên biết rằng lúc còn nhỏ chưa biết gì là tụi nó dễ uốn nắn nhất, càng lớn độ khó sẽ càng tăng, nếu tập cho nó ít giao tiếp với mình từ nhỏ thì hậu quả sau này ba mẹ là người gánh chứ ai vào đây đâu. tập cho trẻ không lệ thuộc đồ công nghệ không khó, cái khó là chính người lớn có bị phụ thuộc hay không. mình đi ăn từng thấy nhiều gia đình trẻ, cha thì vừa ăn vừa chăm chú lướt web, mẹ thì tự đưa điện thoại cho con xem rồi xúc từng thìa, mà nhiều đứa chẳng nhỏ nhít gì, cũng phải 3-4 tuổi rồi mà vẫn chưa tự ăn được. thấy kể cũng tội, mà thôi cũng kệ chứ biết sao.

thành phố bây giờ cũng không thiếu sân chơi cho trẻ, quan trọng là bạn thuộc nhóm người thích chơi với trẻ hơn hay là coi trọng những mối quan hệ xã hội hơn thôi, ngoài ra đã bao giờ bạn thử tìm kiếm xem trẻ bây giờ ngoài công viên thì còn chỗ nào để chơi hay chạy nhảy nữa hay không?!

loupsauvage
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nghiên cứu này chỉ cho thấy tương quan giữa số giờ xem TV và thời gian ngủ mỗi đêm, nhưng nó chỉ là 1 trong nhiều yếu tố tiêu cực mà việc xem TV ảnh hưởng đến trẻ. Ảnh hưởng tệ nhất có lẽ ko phải ảnh hưởng đến vài phút giấc ngủ mỗi đêm, mà là việc lười vận động của trẻ.
khoa318
CAO CẤP
5 năm
Thời 8x 9x ngày xưa là đoạn bắt đầu của kỷ nguyên công nghệ nên nó nhiều cái hoài niêm hơn bây giờ. Có tiền thì chơi Mu, Võ Lâm, Au... hết tiền thì kéo nhau đi chơi đá banh, đá cầu, tạt lon v.v.... Rãnh rồi thì bật webcam lên yahoo kiếm gái đẹp. Cái công đoạn xin webcam là cả 1 nghệ thuật.... Hoài niệm tuổi trẻ thật chứ 😔
@khoa318 😁 thời xưa còn xin wc, thế mà thời nay chúng nó toàn gạ ...
khoa318
CAO CẤP
5 năm
@Hunglong96 XH giờ nó bá vkl, ngày xưa xin WC không là đã mệt người rồi =))....
Điều chắc chắn là: Một đứa trẻ tiếp xúc công nghệ hàng ngày, được bảo bọc trong nhà quá nhiều sẽ yếu hơn một đứa trẻ được vui chơi chạy nhảy ngoài môi trường! Cái này quá nhiều ví dụ quanh nơi mình ở nên thấy rõ luôn
Lại nghiên cứu 😁 một nghiên cứu ở đâu đó cho hay :D thức khuya miết hình thành 1 thói quen ko tốt cho trẻ
Cần bằng giữa chơi với bạn, đồ chơi, chơi với thú cưng và ngoài thiên nhiên để phát triển về mặt xã hội và tính dạn dĩ... Nhưng vẫn cần cho trẻ chơi với thiết bị ( vd: ipad) trong 1 thời gian quy định, để ko lạc hậu với bạn bè ở lớp. Với nhà tôi là chơi từ: 15-30ph/ ngày, tưng ứng với 2 video trẻ con trên youtube hoặc chương trình học tiếng Anh. Thứ 7,CN có thể tăng lên 1 chút nữa. Tạo thói quen nên bé chỉ chơi tối đa 1 tiếng là chán và tự trả bố mẹ.
kuboombi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Dù thế nào đi nữa mình vẫn thấy cho trẻ vận động bên ngoài tốt hơn nhiều so với onscreen
tbk23588
ĐẠI BÀNG
5 năm
Like
superx2016
ĐẠI BÀNG
5 năm
Có một nhận thức sai lầm là xem TV, ipad, điện thoại ... nhiều sẽ gây ra rối loạn phổ tự kỷ(tự kỷ), điều này hoàn toàn sai lầm, ngay cả nhiều bác sĩ cũng hiểu sai. Tinh tế nên có một bài viết về vấn đề này để chia sẻ cho anh em
Các nhà khoa học luôn rất thú vị và tạo sự bất ngờ cho thế giới với những công bố của mình. Khi là đúng, lúc thì lại không sao, cũng có khi có hại, hoặc tốt cho sức khoẻ của bạn.
Nói chung là nên cho xem ít thôi, còn chơi vận động và tư duy nwaz
Em không biết nhưng em cứ ngồi máy tính hay dùng điện thoại khuya là rất khó ngủ mà rất dễ gây căng thẳng cáu gắt. Những trẻ em chậm phát triển hay tự kỷ gần đây em có hỏi phụ huynh thì điểm chung đa phần bố mẹ đi làm cho con ở nhà xem tivi điện thoại suốt ngày, ban đầu cứ nghĩ con cháu mình nó ngoan, đến lúc phát hiện ra thì đã muộn.
superx2016
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Bach Phamcong Đây là một ví dụ rất rất điển hình không hiểu gì về chứng tự kỷ, và đang đổi lỗi cho Tv, ipad hoặc bố mẹ không quan tâm.
https://vtv.vn/suc-khoe/xem-ti-vi-hay-choi-dien-tu-nhieu-khong-gay-ra-tu-ky-137781.htm
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43617992
@superx2016 Mình xem rất nhiều rồi bạn ạ. Nhưng thực tế khi đi hỏi phụ huynh những đứa trẻ đó thì cơ bản là do bố mẹ mải làm để con xem suốt ngày. Nhiều đứa thì ông bà trông cháu cho xem thấy nó không nghịch nghĩ cháu nó ngoan. Đến lúc nhận ra nó chưa biết nói, dễ cáu gắt, không tập trung,... Rất nhiều biểu hiện bất thường nữa .. chứ mình cũng tham khảo nhiều mà cả tài liệu tiếng anh nữa. Nhưng thực tế mình thấy thì nó là vậy.
@superx2016 Nói chung cái nguyên nhân cơ bản nhất là người thân không nói chuyện, ít giao tiếp vs bé, nhất là bố mẹ...
Không ủng hộ trẻ con bé tí dùng đồ điện tử có màn hình lắm. Hại mắt.
hoangnhat524
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nói chung là nên cho xem ít thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019