Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những cách thức backup Windows 10 không cần cài gì thêm, và anh em hãy nhớ làm

Duy Luân
8/5/2017 22:44Phản hồi: 225
Những cách thức backup Windows 10 không cần cài gì thêm, và anh em hãy nhớ làm
Bản thân Windows 10 đã có nhiều đồ chơi để anh em backup và phục hồi dữ liệu. Xin giới thiệu với anh em Windows một số tool mà anh em có thể dễ dàng sử dụng để đảm bảo an toàn cho chiếc máy tính của mình và ngay cả khi tình huống xấu nhất xảy ra thì chúng ta cũng không bị mất quá nhiều dữ liệu quan trọng hay phải tốn nhiều thời gian setup lại từ đầy chiếc PC yêu dấu của mình.

noi_dung_backup_Windows_10.jpg

File History - sao lưu file, có thể kiếm lại các phiên bản cũ


File History lần đầu xuất hiện trong Windows 8 và tiếp tục là giải pháp backup chính của Windows 10. File History không backup cả chiếc máy tính của bạn, thay vào đó nó đảm bảo rằng các file cá nhân, tài liệu của chúng ta sẽ được backup thường xuyên. Bạn chỉ cần thiết lập cho File History tự sao lưu file ra một ổ cứng rồi và xong, phần còn lại Windows sẽ lo cho bạn, khỏe vô cùng. Cái hay nhất của File History đó là nó không chỉ backup file mà còn giữ lại các phiên bản trước của file, lỡ bạn có edit sai hay nghịch dại thì vẫn có đường quay về.

Mặc định, File History backup tất cả những thư mục quan trọng của từng user trên máy, ví dụ như Desktop, Documents, Downloads, Music, Pictures, Videos. Nó cũng sao lưu một số file nằm trong AppData, thư mục dành cho các ứng dụng và phần mềm.

Để bật File History, anh em làm như sau:
  1. Settings > Update & Security > Backup
  2. Ở mục "Backup using File History", chọn Add a drive
  3. Gắn ổ cứng rời hoặc ổ USB của bạn vào máy tính, chọn ổ đó
  4. Xong
Set_up_backup_File_History.jpg

Dễ quá đúng không anh em, nhưng khoan đã, để mọi thứ ngon lành hơn chúng ta cần tinh chỉnh một số thiết lập của File History đã. Bấm vào nút More options ở giao diện thiết lập mà anh em đang làm. Những thứ cần tinh chỉnh bao gồm:
  • Backup my files: tần suất backup, mặc định 1 tiếng / lần. Nếu muốn anh em có thể set 10 phút / lần cũng được nhưng lưu ý backup nhiều quá có thể ảnh hưởng đôi chút tới hiệu năng nếu máy yếu quá
  • Keep my backup: thời gian mà Windows sẽ giữ lại bản backup cũ của bạn. Mặc định Windows sẽ giữ mãi mãi, nhưng bạn vẫn có thể xóa bớt sau 1 năm, 2 năm. Vụ tự xóa này rất tiện nếu bạn phải backup số lượng lớn file và không có thời gian tự dọn dẹp
  • Backup these folders: những folder nào sẽ được backup, có thể tự add thêm folder từ ổ D:, E: chứ không nhất thiết phải là C:
  • Exclude these folders: các folder mà khi quét thấy thì Windows sẽ không bao giờ backup
Làm sao để khôi phục file khi có vấn đề?

Khi bạn gặp vấn đề cần lấy lại file cũ, hay cần phục hồi lại phiên bản cũ, bạn có 2 cách.

Cách 1: dùng File History, cũng vào lại Settings > Update & Security > Backup > More Options > Restore files from a current backup. Trong này có những bản backup khác nhau của các folder, bạn đi vào từng cái và chọn ra file mong muốn.

Cách 2: dùng chính File Explorer, phím phải chuột lên file cần quay về bản cũ > Restore previous versions

restore_from_backup_file_history.jpg

System Restore - đề phòng cài app hay update bị hỏng hóc


Đây là tính năng đã có từ lâu và nó chủ yếu dùng cho việc backup các ứng dụng, cấu hình hệ thống chứ không phải dùng để backup file như File History mà mình vừa giới thiệu với anh em ở trên. Chính vì thế mà trên một cái máy tính, để ngon lành nhất thì chúng ta sẽ bật cả File History lẫn System Restore để lỡ app hay Windows có update mà bị hư hỏng gì thì bạn có thể nhanh chóng quay về ban đầu, tránh mất thời gian cài lại Win hay app.

Quảng cáo


Cách làm như sau:
  1. Tìm chữ "Create a restore point" trong thanh Search của Windows, bấm vào kết quả tìm thấy
  2. Nhấn nút Configure trong cửa sổ mới xuất hiện, chọn "Turn on system protection". Bạn cũng có thể chỉnh mức dung lượng mà System Restore được phép sử dụng
  3. Nhấn OK
  4. Sau đó nhấn nút "Create" để tạo ngay một điểm restore point, có thể nhập tên gì đó dễ nhớ tùy bạn
  5. Khi gặp vấn đề với Win 10 Creators, bạn cũng vào lại giao diện này, nhấn nút "System Restore" để quay trở về các điểm khôi phục đã tạo.
Create_System_Restore_Windows_10.jpg

Backup and Restore (Windows 7)


Tính năng này có trên Windows 7 và 8, sau đó lên 8.1 bị bỏ, rồi lên Windows 10 nó quay trở lại. Giống như khi xưa, công cụ này cho phép anh em backup gần như tất cả mọi thứ trên máy tính của mình, nó rất mạnh, và có lẽ đây cũng là lý do nó vẫn xuất hiện. Ngoai việc backup file trên máy, Backup and Restore Windows 7 còn hỗ trợ anh em mới lên Win 10 khôi phục data và cấu hình từ thiết bị cũ cho đỡ mất thời gian setup và làm thủ công.

Cách sử dụng: vào Settings > Update & Security > Backup > Backup & Restore (Windows 7). Giao diện Control Panel sẽ mở ra, bạn thiết lập từng bước, cũng phải chọn ổ đĩa rời để backup sang, còn lại cứ cấu hình theo hướng dẫn trên màn hình là được (chọn folder để sao lưu và hẹn giờ sao lưu).

Khi cần restore lại dữ liệu, bạn kết nối ổ cứng vào lại máy tính, sau đó dùng chính tính năng Backup & Restore để khôi phục data. Bạn cũng có thể dùng File Explorer để duyệt các file cần thiết mà thôi.

Backup_restore_Windows_7.jpg

Quảng cáo


Tạo System Image Backup - backup cả cục, restore cả cục

Cũng trong công cụ Backup and Recovery (Windows 7), Windows cho phép bạn tạo ra một file image, nó giống như một tấm hình chụp lại toàn bộ cái máy tính ở thời điểm bạn backup, bao gồm tất cả mọi thứ từ file cá nhân cho tới app, cấu hình và mọi thứ. Nếu anh em nào quen với ghost thì khái niệm này giống y chang như vậy. Lỡ mà máy bị khùng, ổ cứng hư thì chỉ cần restore lại bằng file image đó là xong, mọi thứ sẽ đâu vào đấy ngay và không cần setup gì thêm cả.

Tất nhiên vẫn có hạn chế ở cách backup bằng file image. Thứ nhất, file image sẽ rất to tùy theo dung lượng phân vùng của bạn là bao nhiêu nên bạn sẽ cần một HDD đủ lớn để chứa nó. Thứ hai, việc backup cả hệ thống như vậy sẽ chậm hơn so với backup file lẻ, đó là lý do chúng ta thường chạy backup image vào buổi tối. Thứ ba, giải pháp này là all or nothing, tức là nếu bạn cần restore thì phải restore cả cục, không thể mò vào lấy từng file lẻ như cách mà File History hoạt động.

Cách sử dụng:
  1. Settings > Update & Security > Backup > Backup & Restore (Windows 7)
  2. Nhấn vào dòng Create a system image ở bảng bên tay trái
  3. Chọn ổ đĩa để chứa file backup, có thể là HDD, DVD hay một ổ mạng
  4. Chọn phân vùng sẽ backup, thường mình chỉ backup mỗi ổ C: thôi
  5. Làm tiếp các bước đơn giản trên màn hình.
system-image-backup.gif

Cần biết thêm: Advanced Startup Options


Windows có một môi trường đặc biệt để bạn khởi động máy tính của mình trong trường hợp Windows không thể boot vào một cách bình thường. Trong Windows 7, chúng ta thường vào những chế độ như Safe Mode bằng cách nhấn F8, còn lên Win 8 và Windows 10 thì bạn sẽ tự thấy những tùy chọn này xuất hiện.

Ngoài ra, bạn còn có thể khởi động vào những chế độ đặc biệt này bằng cách vào Settings > Update & security > Recovery > Advanced Startup > Restart now.

Từ đây bạn có thể restore lại Windows từ file image đã backup khi nãy, hoặc sử dụng System Restore để quay trở về điểm sao lưu gần nhất như mình có hướng dẫn ở trên. Anh em nào xài Windows Insider thì có thể tận dụng Advanced Startup Options để quay trở lại build cũ.

Nên tạo: Recovery Drive


Ổ đĩa này là cứu cánh cho bạn ngay cả khi Windows đã bị hỏng quá nặng và bạn không thể boot lên bình thường và không thể thấy các tùy chọn chế độ boot đặc biệt. Recovery Drive có một môi trường riêng bên trong nó, chính vì thế nó có thể khởi động được máy tính lên và đưa cho bạn những hành động cơ bản như restore máy chẳng hạn. Hay như khi bạn mới mua HDD mới hoàn toàn, trong đó làm gì có Windows mà boot, và bạn sẽ cần Recovery Drive để khôi phục lại từ file restore.

Cách sử dụng: Start > search chữ recovery > Create a recovery drive. Trong đây anh em lần lượt làm theo hướng dẫn, và nên dùng ổ USB để làm ổ restore thay vì CD / DVD do tốc độ sẽ nhanh hơn nhiều.

Cuối cùng: nhớ chọn ít nhất 1 cách backup để không phải hối hạn


Tất cả các tool dùng để sao lưu ở trên đều mạnh và xịn, tiện dùng, nhưng chúng sẽ không là gì nếu bạn không chịu khó cắm ổ cứng rời vào máy của mình ít nhất 1 tuần 1 lần (trừ khi bạn xài ổ mạng tự sao lưu). Bây giờ lười, nhưng tới khi mất dữ liệu hay cần máy tính để xài gấp thì anh em mới thấy được cái đau thương của việc không backup. Đừng để chuyện đó xảy ra, hãy phòng bệnh trước khi chữa bệnh, vì khi bệnh đã dính vào bạn rồi thì chẳng vui chút nào cả, lại còn ảnh hưởng công việc nặng nề nữa.

Thế nhé, chúc anh em thành công!
225 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thật sự bug ghost còn lười 😆 nên em chả muốn sài mấy cái tool mặc định :p ngồi chờ ngại kinh luôn 😃)
kazihaha
TÍCH CỰC
7 năm
Những bạn nào không rành, nên tạo một file image cho chắc cú. Mình thì 4-5 năm rồi, không tạo file ghost nữa, trước thì rất hay tạo 😁
haind.lmp111
ĐẠI BÀNG
7 năm
phức tạp mà độ hiệu quả cũng ko cao :|
thứ duy nhất mình để sync windows backup là cái hình nền = ) mỗi lần cài lại win, log in bằng windows account đã sync là chỉ cần load về mỗi theme là ngon rồi.
các cái khác đã mất công cài lại thì cài lại luôn cho lành.
các file cần thiết thì mình lưu trữ trên cả ổ gắn ngoài và cả cloud.
--> cái này phức tạp hơn MacOS nhiều, MacOS sync đc lên icloud cả app nên nhiều khi không cần phải nhớ là mình cần phải cài những app nào 😁 (mỗi tội muốn thế phải mua dung lượng icluod)
Sing_1975
TÍCH CỰC
7 năm
@haind.lmp111 Onedrive> my library ghi nhận toàn bộ app đã tải, tuy nhiên với các app có ghi điểm (game) thì có thể mất khi khôi phục
haind.lmp111
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Sing_1975 Tải = store thôi bác 😁 chứ phần lớn là các phần mềm yêu cầu cài đặt thì với cơ chế của Windows làm vậy không có hiệu quả 😃
Tương lai Universal App thì ok (vì giống như MacOS down trên Apple Store rồi)
@haind.lmp111 Còn mình có ý kiến, nên backup dữ liệu sẽ tốt hơn
BNK
TÍCH CỰC
7 năm
Mình vẫn đang dùng System Image Backup, đúng là hơi lâu.
Ổ em cài lại toàn bộ mất tầm 1 tiếng! Thôi cài cho nhanh! Em xài ssd intel, 500GB mà cài lại suốt, có ngày cài 4-5 lần! Test một đống phần mềm mà toàn phần mềm trên 5GB tải về, xong lại cài lại! Đã hai năm rồi không biết ổ cứng sắp Die chưa!
anvian
ĐẠI BÀNG
6 năm
@thucthicongly @duyanhhcm
Mình cũng vậy, hiện tại cài Win 10 trên SSD chừng 15p là xong, nhưng mất thời gian để cài driver, software và nhiều thứ linh tinh rất tốn thời gian. Nhiều khi tưởng xong hết rồi nhưng vài ngày sau mở chương trình/ứng dụng lên thì phát hiện chưa chỉnh chỗ này/chỗ kia.

@yesterday13811
Dĩ nhiên trau chuốt thì mất thời gian (việc gì cũng vậy) nhưng không phải sợ hãi, mà là muốn máy hoạt động ổn định & theo đúng thói quen làm việc của mình (giúp công việc nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn), và việc tinh chỉnh những thứ như vậy khá đơn giản chứ chẳng phải kỹ thuật cao siêu gì. Cái này thuộc về thói quen (vd: có người bày tất cả file/folder thường dùng ra desktop, có người thì gom lại cho gọn, có người để desktop trống trơn...)
Xin các bạn cho tớ hỏi một chút.
Tớ đang dùng laptop có ổ SSD. Tớ tạo bản backup ra một ổ cứng khác rồi.
Câu hỏi 1: Giờ tớ muốn thay đổi ổ SSD dung lượng khác lớn hơn nhưng vẫn giữ nguyên tất cả mọi thứ hiện tại thì tớ CÓ THỂ SỬ DỤNG PHẦN BACKUP CỦA Ổ SSD CŨ ĐỂ NẠP VÀO Ổ SSD MỚI HAY KHÔNG?, việc này có ảnh hưởng tới vấn đề mất dung lượng hay có một nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai không?
Câu hỏi 2: cái ổ SSD cũ sau khi tháo ra sẽ để phòng trường hợp có vấn để xảy ra. Khi laptop không khởi động được vì lỗi ở cứng, tớ định sử dụng HDD box và gắn cái SSD cũ (vẫn còn hệ điều hành bình thường) vào sau đó dùng nó để khởi động từ USB 3.0 liệu có vấn đề gì không?

Rất xin lỗi vì câu hỏi hơi dài.
MinhDuclx
TÍCH CỰC
5 năm
@quiter 1. Bình thường không có vấn đề gì nha. Thậm chí khỏi backup - nếu có nghề và đồ nghề tý - gắn SSD qua ngõ USB, dùng ÚB bôot rồi dùng soft chuyên dụng copy tất cả từ SSD cũ sang SSD mới là xong. SamSung có chương trình Samsung Data Migration chuyên dùng cho riêng nó luôn.
2. Chưa thử chưa biết nhưng nghĩ chắc ok - vì khởi động từ USB được mà, nhưng khi boot phải nhấn F10 hay F11 hay F12 chọn lại.
trunghiem
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anvian Đúng vậy.
Mình làm xong cũng dọn sạch chứ kg để tùm lum. Desktop của mỉnh chỉ có 2,3 cái icon hiện diện. Mình thấy nhiều người hay thật, cái gì cũng show ra desktop. Nhìn cái desktop cả rừng mấy chục icon. Khiếp.
npdong1994
TÍCH CỰC
7 năm
Nếu dùng macOS hoặc Linux nữa thì backup luôn cả phân vùng cài windows, sau đó khi nào lỗi thì chuyển qua macOS hoặc Linux restore là được 😁
upload_2017-5-10_11-18-2.png
upload_2017-5-10_11-18-57.png
@Duy Luân Dùng usb boot r-drive image còn back up luôn dc phân vùng Mac, yêu hơn nữa đấy mod😁:D:D
@Duy Luân Anh ơi em rất kém công nghệ nên nhờ a tí
Máy e bị hỏng ổ cứng trong
Nếu em mua ổ cứng ngoài gắn vào mà ko cần dùng, ổ cứng trong có đc ko ạ!
Cảm ơn a nhiều
cabk
TÍCH CỰC
6 năm
@Hiếu lync Tất nhiên là dc thôi nhưng làm chi khổ rứa tốc độ dọc ghi qua USB chậm lắm.
khi xưa hay chơi chiêu cắm win mini zo cài win khỏi phải tạo boot nhanh may gon lẹ ko mất data
@npdong1994 Làm bài hướng dẫn bằng cách này đi @Duy Luân ơi :D
SilverA
TÍCH CỰC
7 năm
Từ hồi sài win 7 xong upgrade lên win 10 bản quyền đến giờ mình (tính ra từ lúc cài win 7 update đến đến giờ khoảng 3 năm) chưa cài lại win lần nào! 😁
P/S: Máy tính bật gần như 24/7 luôn (trừ lúc mất điện hay đi vắng vài ngày).
Mình dùng File History để sync data phần mềm, data game. Còn document quăng hết lên OneDrive, GG Drive và VPS cài OwnCloud. Source Code Project thì quăng hết lên GitHub và VPS 😁
Ngoài ra thủ sẵn bộ cài trong USB để cứu máy khi cần
hotpeople
ĐẠI BÀNG
7 năm
Em muôn reset lại win mà muôn giữ mấy pm đã cài thì làm ntn ạ 😃
@hotpeople vậy thì không phải là reset 😁 tại sao lại muốn reset mà giữ win ta?

Nếu bạn cần reset cấu hình thì có reset cấu hình trong settings đó
hotpeople
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Duy Luân e đang bị lỗi cái store với app universal không mở được.:V
aviator93
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hotpeople 1 là học cách tích hợp phần mềm rồi đóng gói bản WIM.
2 là máy acer có một phần mềm quản lý factory reset. Bác cài máy xong rồi backup lại kiểu này cũng được. Nhưng nó chả khác mấy so với mấy cái trên cả
dangkhoa405
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đang cần cái này.....
caphe17
TÍCH CỰC
7 năm
Sao lại dùng macbook cài win thế kia?
@caphe17 Vấn đề là "Mình thích thì mình cài thôi!" 😁

Mỗi người có một cách sử dụng theo ý riêng, và cũng chẳng có cái quy chuẩn hay luật lệ nào không cho phép người ta cài Windows trên máy Macintosh cả bác ạ :D.
dat225
TÍCH CỰC
6 năm
@caphe17 Bạn hỏi stupid quá. Thật vui vì bao ức chế trong cuộc sống lại gặp đc chỗ xả như khi thấy câu hỏi của bạn. Cảm ơn vì đã làm sọt rác để tôi trút tí cảm xúc.
cabk
TÍCH CỰC
6 năm
@caphe17 chứng tỏ MAC chưa thể thay thế dc win thay dc cài song song làm chi cho mệt
@caphe17 Ối giời ơi. Tưởng thế nào chứ hóa ra mua macbook về lại để cài windows. À ý em là đây là ý của bác @caphe17 nha. Chứ em là không có ý đó đâu à . Căn bản là mỗi hệ điều hành đều có những ưu và nhược điểm cho công việc cũng như trải nghiệm. Vậy nên đừng hỏi tại sao macbook cài windows và "máy windows" cài hackintosh. Vì đơn giản họ cần 2 hệ điều hành mà không cần phải mua 2 cái máy cho nặng nhọc và tốn kém
Giải pháp tuyệt vời và dễ dàng nhất! One Drive!😁.
sakuza199x
TÍCH CỰC
7 năm
thank a #Luân. e cũng đang dùng mấy cái này.
@sakuza199x không có chi hihi
Ngày xưa internet chưa phát triển, tốc độc chậm nên khi cài phải mua đĩa, từ đó nhu cầu backup tạo file ghost rất quan trọng, giờ mạng vèo vèo, search cái ra app. Win hỏng thì cài lại cho nhanh 😁
Flirtflock
TÍCH CỰC
7 năm
@sontinh1911 Cài win thì nhanh chứ ngồi mà cài phần mềm nặng xíu đợi mệt mỏi . Có bản backup , chỉ cần 10-15p là restore xong . Còn cài win + phần mềm bèo nhất cũng 1-2h . Nhiều phần mềm chắc còn lâu nữa
marklost
TÍCH CỰC
7 năm
@Flirtflock cài win xưa ngán nhất cái driver rồi update win, móa đợi dài cổ !!
cabk
TÍCH CỰC
6 năm
@sontinh1911 cài win em ko sợ em sợ hậu cài win thôi
Ms có sẵn Synctoy đơn giản mà hiệu quả.
Thanks

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019