Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Chip Apple T2 dưới góc độ doanh nghiệp: hơn cả chiêu trò hút máu, đó là định hình xu thế bảo mật

eddie-labo
31/12/2018 15:26Phản hồi: 210
Chip Apple T2 dưới góc độ doanh nghiệp: hơn cả chiêu trò hút máu, đó là định hình xu thế bảo mật
Anh em còn nhớ vào thời điểm ra mắt iMac Pro (12/2017), Macbook Pro 2018 (07/2018) hay Macbook Air Retina (11/2018), Apple đã giới thiệu con chip bảo mật T2 - niềm tự hào của đội ngũ Tim Cook về một vi xử lí chuyên chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo an toàn thông tin ngay trên thiết bị. Tuy nhiên, tương tự nhiều quyết định "bạo lực" và không nhân nhượng trong quá khứ như loại bỏ jack tai nghe 3.5mm, nút Home, cổng USB-C thay cho các cổng giao tiếp truyền thống,... những thay đổi của Apple trước hết buộc người dùng phải thay đổi thói quen sử dụng của mình.

Chip bảo mật T2 theo truyền thống, nó mang đến những xáo trộn chưa từng có cho doanh nghiệp, trường học lẫn cá nhân ở khía cạnh cài đặt, sửa chữa, bảo trì,... Nhưng nếu nhìn vào mặt bằng chung của ngành công nghệ thông tin hiện nay, khó có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng mà nỗ lực của Apple (kết tinh trong chip T2) đang giúp định hình xu thế bảo mật trong tương lai.

tinhte_apple_t2_enterprise (5).jpg
Chip bảo mật Apple T2 hoàn toàn không phải là trò hút máu anh em thường thấy

Sự phiền phức ngay trước mắt


Một trong những vấn đề được cộng đồng thảo luận sôi nổi khắp nơi trên thế giới chính là ràng buộc về việc sửa chữa thiết bị Apple ở trung tâm không chính hãng. Chip bảo mật Apple T2 phối hợp sâu với bộ nhớ trong của máy, nên để thay thế, sửa chữa máy Mac yêu cầu phải chạy phần mềm độc quyền của Apple. Giới hạn gắt gao này đã dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội xung quanh quyền lợi người dùng phải được tự sửa chữa, nâng cấp thiết bị thuộc sở hữu của mình (hoặc tự chọn nơi sửa chữa mà mình muốn). Nhiều người cũng cho rằng đây là cách Apple hút máu thêm bằng cách mang ra cửa hàng chính hãng với chi phí rất đắt đỏ.


Ở quy mô lớn hơn, chính sách bảo mật của chip Apple T2 đang khiến nhiều doanh nghiệp, trường học, đoàn thể gặp khó khăn trong việc sử dụng hoặc nâng cấp lên các thiết bị Apple mới. Doanh nghiệp giờ đây không thể dễ dàng trích xuất, chuyển dữ liệu khi máy bị hư hỏng. Trong trường hợp cần tạo ảnh hệ thống (system image, anh em Việt Nam quen thuộc với thuật ngữ "ghost win") và cài đặt chung cho tất cả các máy nhằm mục đích thống nhất mọi thiết lập, phần mềm, phiên bản hệ điều hành, điều này cũng không thể thực hiện được nữa.

tinhte_apple_t2_enterprise (8).jpg
Chuẩn hóa tất cả các thiết bị trong môi trường công ty, trường học là điều vốn đã quá quen thuộc

Dĩ nhiên, lạc giữa làn gạch đá hướng vào Apple, chúng ta quên mất việc đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa thực sự: năng lực tự làm chip xử lí của hãng công nghệ xứ Cupertino đã đạt đến giới hạn nào? Hướng đi ra sao thông qua một sản phẩm như chip T2? Và tác động của hướng đi đó đến các hãng công nghệ khác trên thị trường?

Tương lai hoàn toàn tự thiết kế vi xử lí


Nhìn vào điểm số AnTuTu khủng khiếp trên các thiết bị chạy iOS năm nay, chúng ta không khỏi rùng mình khi tưởng tượng một sự phối hợp nhịp nhàng giữa phần cứng (chip xử lí Apple A12 và A12X Bionic) và phần mềm (hệ điều hành iOS 12) có thể phát huy sức mạnh cho nhau tốt như thế nào. Nếu anh em không tin tưởng ứng dụng AnTuTu, hãy nhìn vào một ví dụ khác là tai nghe AirPods. Với con chip W1 do Apple tự tay thiết kế, họ có một cặp tai nghe true wireless thời lượng pin tốt, kết nối dễ dàng và ổn định, nhiều tính năng thông minh trong một kích thước nhỏ gọn (đẹp hay xấu tuỳ cảm quan), nhất là khi một số hãng còn đang chật vật, thiếu trước hụt sau. Do đó, dù là chip dòng A (iPhone, iPad), dòng S (Apple Watch), dòng W (AirPods) hay dòng T (iMac, Mac Mini, Macbook), tương lai làm chip cây nhà lá vườn cho máy tính chạy Mac OS thay cho nhà cung cấp hiện tại Intel là hoàn toàn hợp lí.

Có nhiều bằng chứng cho bước chuyển tiếp này, rõ ràng nhất được thể hiện trong white paper (văn bản giới thiệu thông tin cho công chúng) của chip Apple T2. Họ đã đề cập đến vi xử lí của máy tính Mac là "(Intel) application processor" tức "vi xử lí ứng dụng (Intel)". Nghĩa là, không chỉ Intel mà còn có thể tồn tại một loại chip xử lí khác trong tương lai. Giới chuyên môn đánh giá Apple khả năng cao sẽ tung ra dòng chip hoàn toàn mới chứ không sử dụng chip dòng A nhằm đảm bảo hiệu năng cho các tác vụ nặng như chỉnh sửa ảnh, dựng phim, viết code,...

tinhte_apple_t2_enterprise (3).jpg
Chip A12 và A12X Bionic đã quá mạnh, nhưng chưa đủ cơ bắp cho các thiết bị chạy Mac OS
yêu cầu hiệu năng bền bỉ trong thời gian dài

Quảng cáo


Bước chuyển tiếp dự kiến sẽ không quá lạ lẫm cho Apple, họ đã có kinh nghiệm sản xuất chip G3 với hai đối tác IBM và Motorola chạy trên các máy Mac đời đầu vào những năm 1990. Apple cũng có kinh nghiệm nhảy cóc từ chip 680x0 của Motorola qua chip Power PC, cuối cùng chuyển qua sử dụng chip Intel vào khoảng năm 2005. Ngay bây giờ, chúng ta đã thấy chip Apple T2 phối hợp với vi xử lí Intel đảm nhiệm các chức năng bảo mật trên máy Mac, thì trong tương lai có thể Apple sẽ tiếp tục dùng hỗn hợp trước khi "đá" Intel hoàn toàn ra khỏi cuộc chơi.

Khẳng định vị thế với Apple T2

Qua nhiều bài viết giới thiệu, anh em đã biết một số tính năng đáng chú ý của chip bảo mật Apple T2 như Touch ID, chặn microphone khi đóng máy, không cho trích xuất dữ liệu bộ nhớ trong,... Trên thực tế, Apple T2 đem lại sự bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa mà cơ bản là, chỉ khi rơi vào những trường hợp cụ thể anh em mới để ý đến công dụng của nó.

tinhte_apple_t2_enterprise (4).jpg
Touch ID chỉ là một phần của toàn bộ bức tranh bảo mật trên máy tính Mac 2018

Đối với quá trình khởi động, Apple mô tả chip T2 là "phần cứng tham chiếu cho độ tin cậy của máy tính khi khởi động" ("hardware root of trust for secure boot", không dịch nguyên văn). Nó sẽ đảm bảo sự toàn vẹn của phần mềm ở cấp thấp nhất (không có phần mềm của hãng thứ ba can thiệp) và chỉ có hệ điều hành chính chủ được phép chạy.

Thế nhưng điểm sáng giá nhất của chip Apple T2 chính là bảo mật dữ liệu. Theo tài liệu do Apple công bố, chip T2 được thiết kế với bốn mục tiêu chủ chốt:
- Yêu cầu phải có mật khẩu của người dùng cho quá trình giải mã

Quảng cáo


- Bảo vệ hệ thống trước những cuộc tấn công brute-force (trực tiếp bằng cách thử và sai) nhằm vào dữ liệu bộ nhớ trong
- Cung cấp phương pháp xóa vĩnh viễn dữ liệu chỉ bằng cách xóa một số thông tin mã hóa cần thiết (đóng vai trò là chìa khóa giải mã bản thân dữ liệu đó, không có chìa khóa sẽ không thể mở khóa)
- Cho phép người dùng thay đổi mật khẩu (từ đó hệ thống thay đổi chìa khóa giải mã dữ liệu) mà không phải mã hóa lại toàn bộ dữ liệu trong bộ nhớ

Mang trong mình những mục tiêu trên, chip bảo mật Apple T2 ra đời với vi xử lí phụ Secure Enclave sở hữu bộ nhớ mã hoá (encrypted memory) và bộ phần cứng quay số ngẫu nhiên (hardware random number generator). Từ một ID duy nhất cho thiết bị Apple đó, tất cả dữ liệu đều được Secure Enclave kí tên và đưa cho hệ thống mã hoá/giải mã AES (AES Crypto Engine) mã hoá cấp độ AES-256 bit rồi mới lưu vào bộ nhớ trong. Khi vi xử lí Intel gửi yêu cầu, dữ liệu mã hoá sẽ được đưa vào chip T2 kiểm tra trùng khớp chữ kí. Nếu đúng, dữ liệu sẽ được giải mã bằng hệ thống mã hoá/giải mã AES và chuyển tới chip Intel. Đây chính là lí do khi đưa bộ nhớ này, chẳng hạn như lắp vào một máy Mac khác thậm chí cũng có chip Apple T2, thì không giải mã dữ liệu được, vì chữ kí không trùng khớp.

tinhte_apple_t2_enterprise (10).png
Sơ đồ quy trình xác thực của chip T2 trước khi bất kì dữ liệu nào được mã hóa/giải mã

Không chỉ hữu ích trong các tình huống sử dụng thông thường, chữ kí duy nhất của Secure Enclave còn giúp xoá vĩnh viễn dữ liệu trong bộ nhớ một cách an toàn bằng cách xoá chữ kí đi kèm với dữ liệu đó và tất cả thông tin sẽ không thể lấy lại được. Nhờ vào bộ nhớ thể rắn (solid state drive), phương án này nhanh gọn hơn ổ đĩa từ, vốn phải trải qua nhiều bước xoá dữ liệu nếu muốn tránh kẻ xấu khôi phục lại.

Như vậy, nước cờ Apple T2 không chỉ đem lại mức độ bảo mật cao cho máy tính Mac, ngang bằng với iOS, mà nó còn khẳng định vị trí của Apple đang dần trở thành một tay chơi ngày càng lớn trong lĩnh vực bảo mật doanh nghiệp và dữ liệu riêng tư, đồng thời các công ty giải pháp lưu trữ cũng phải chú ý học hỏi.

Tương lai của bảo mật thông tin, và Apple


Ở góc độ doanh nghiệp, tương lai của Apple nhìn chung rất khả quan khi họ tung ra chip T2 - một sản phẩm thay lời cam kết: dữ liệu riêng tư được đặt lên hàng đầu. Nó mang đến chất lượng bảo mật chưa từng có tiền lệ trên những thiết bị điện tử thuộc phân khúc người tiêu dùng, và mở ra tiềm năng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quản lí di động cho doanh nghiệp (EMMv - Enterprise Mobility Management vendors), cho phép triển khai giải pháp BYOD (Bring your own device - nhân viên tự mang thiết bị) vốn ngày càng phổ biến trên thế giới. Và với lợi thế là người tiên phong thực hiện việc ứng dụng bảo mật bằng phần cứng lên các thiết bị phổ thông, Apple sẽ định hình lại những phân khúc sản phẩm này.

tinhte_apple_t2_enterprise (7).jpg
Máy tính Mac của nhân viên đã an toàn thì doanh nghiệp vừa có thể giảm chi phí trang thiết bị, vừa đảm bảo dữ liệu được bảo mật tốt

Năng lực làm chip xử lí cũng được đánh giá là sẽ giúp Apple cạnh tranh ở một thị trường khác: thiết bị đeo thông minh. Những con chip như W1 giải quyết được rất nhiều vấn đề khó nhằn về quản lí thời lượng pin, tính năng, kết nối,... nhờ vào một bộ não thông minh được chế tạo cực kì tinh vi. Nếu họ mở rộng đánh chiếm sang các thiết bị như mắt kính thông minh, đây sẽ không phải là vấn đề lớn.

Tóm lại, một công ty công nghệ bản lĩnh như Apple sẽ đi về đâu? Câu trả lời có lẽ là... về hướng nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Chưa rõ Apple có dự định ra riêng với chip xử lí cho máy tính Mac hay không, nhưng việc tự chủ thiết kế linh kiện bán dẫn trong quá khứ đã đem đến cho họ những khoản tiền kếch sù. Và như đã nói, Apple sẽ không khoan nhượng với quyết định của mình nếu nó làm ra tiền.

Nguồn: ComputerWorld
210 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tóm lại, bảo mật Apple vẫn là trùm. Trùm hơn các hãng chuyên về bảo mật.
Delicate14
TÍCH CỰC
5 năm
@nminhcuong Ng đ có tiền mua về dùng thử lại còn to mồm back up khó, khó hay dễ là do trình độ của người sử dụng nó hết
Thường thì đ có tiền lại càng hay chê đắt rẻ và rất nhay cảm khi có ai nói nhiều hay ít tiền là sẵn sàng chửi lại. Ng đ biết làm nhưng lại hay chê khó, đ chịu tìm hiểu nhưng lại luôn mồm nói người khác học thêm
Đọc đi nhé, thị phần Mac k thể so với Win giống như iPhone với Android nhưng đồ Apple luôn có phân khúc riêng thế thôi
http://m.genk.vn/4-li-do-tai-sao-may-mac-dang-tro-thanh-lua-chon-hang-dau-cua-gioi-lap-trinh-vien-20161018161108116.chn
http://m.genk.vn/con-so-nay-chung-minh-quan-niem-dung-do-apple-la-khong-hieu-ve-cong-nghe-thich-khoe-me-hoan-toan-sai-trai-20180829015100764.chn
@>>>><<<<< hỏi ai, hỏi thánh thì chắc ngờ u thêm chứ dc j đâu, mấy đứa tưởng mình giỏi thì hóa ra nó chả có j, nếu k0 nói là dốt=))
>>>><<<<<
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Barbatos "khi hiểu biết nông cạn thì hãy im lặng mà đọc và cần thì hỏi nhé bạn"
hỏi ai bạn đi mà hỏi tôi chả rãnh chỉ bạn . có muốn tôi chỉ thì nộp học phí đi đã . cái học phí bạn học ở trường ở lớp còn rẻ chán bạn ak .
nminhcuong
TÍCH CỰC
5 năm
@Delicate14 Dẫn chứng cái gì thế, liên quan gì đến chủ đề đang nói ko? Đem cái thị phần riêng ra làm gi?
Ở đây đang bàn về cách thức các hãng bảo mật cho khách hàng. Thay vì nâng cao khả năng tùy biến cho người dùng mà vẫn giữ được khả năng bảo mật thì khóa hết lại. Tưởng tượng nếu Window cũng làm thế thì sẽ ra sao ko?
Lên reddit với các diễn đàn nước ngoài xem user với lập trình viên nó chửi về vụ T2 khóa quyền cài Linux và chặn sửa chữa thế nào nhé? Hay đó cũng là lũ ko tiền?
Mà cái dẫn chứng thì 52% sử dụng Win, 21% Linux, 26% Mac.
Người ta thích sử dụng ko có nghĩa là cái gì Apple quyết định cũng là đúng hay người ta cũng phải nghe theo.
nitz
TÍCH CỰC
5 năm
Mình chả đồng ý với bài này 😁
neyul18
ĐẠI BÀNG
5 năm
@supersheep Bạn vẫn chưa hiểu ah, t2 như cái chìa khoá, hack dc máy thì vẫn chỉ coi trên máy đó dc thôi, còn chép ra thì coi ko dc
Giả sử có rất nhiều tài liệu, và ko hiểu chuyên môn về máy bay, tên lửa nên hacker fai copy về
Copy về nhưng coi ko dc cũng thua
supersheep
TÍCH CỰC
5 năm
@neyul18 Theo như bài viết thì nó mã hóa khi chưa truy cập vào máy. Còn khi đã mở máy thì mã được giải?
neyul18
ĐẠI BÀNG
5 năm
@supersheep Mình thì nghĩ là dữ liệu lưu là đã mã hoá rồi, khi đọc thì T2 giải mã ra và đưa cho cpu
Mình nghĩ thế, ko biết đúng không, chừng nào có máy sẽ biết chắc
HllAMG
ĐẠI BÀNG
5 năm
@supersheep T2 nó chính là để giải quyết những phần mềm gián điệp ăn sâu vào hệ thống đó. mỗi lần khởi động là nó quét hệ thống đảm bảo hdh sạch, các phần mềm cài đặt k bị can thiệp từ bên thứ 3 đó thôi.
- tất cả các phần mềm gián điệp đều là hình thức copy dữ liệu trên máy người dùng để chuyển về sv của hacker nếu giờ đây những dữ liệu đó bị T2 mã hóa thì copy về mà k giải mã được thì cũng vứt.
boyhk_206
TÍCH CỰC
5 năm
Cảm ơn bài dịch của bác chủ thớt.
Các doanh nghiệm cần bảo mật dữ liệu cao như Ngân hàng, Chứng Khoán, Các công ty công nghệ...
Thậm chí cá cá nhân làm công việc về MMO có lẽ sẽ thích điều này.
Nhưng ở một góc đố khác, chip T2 vẫn là con dao 2 lưỡi với người dùng cá nhân.
(tối sẽ phân tích tiếp)
lion_90
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vanlinh2905 Bác nói thế em cũng chịu.
Em là dân code. Dữ liệu chả lưu cái gì trên server công ty cả.
Dữ liệu dc lưu ở các Repository provate trên internet để tiện truy cập và lưu ở máy cá nhân.
Nếu có mất máy thì chỉ là mất tiền thôi chứ không mất Source code hay tài liệu của khách hàng (cái này có giá trị gấp hàng nghìn lần cái máy).
Nói chung là cái gì cũng có 2 mặt của nó. T2 nó bảo mật thì mình cần phụ thuộc vào Apple.
thanhtam1991
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ironic_haha Dở người à,thấy có ai cười ko ?
@thanhtam1991 Ko ai cười thì mình ko dc cười ?! Logic hay đấy!! Tuyệt vời!!
@boyhk_206 Doanh nghiệp cá nhân có nghĩa lý gì . cty mình vừa vừa thôi nhưng cần thì CEO cũng bị mở máy ra coi như không . và có 1 tá giả pháp y như T2 nhưng linh động rất nhiều như nhà mình xài IBM Notes hack được chắc nổi tiếng thế giới luôn rồi
boyhk_206
TÍCH CỰC
5 năm
Những ai đã, đang và sẽ mua các dòng Mac từ 2018 trở đi có lẽ đã đến lúc cần phải biết Apple Care là gì.

Các dòng máy Mac 2018 một khi bị hư hỏng, sự cố thì không có cách nào khác ngoài mang vào hãng để sửa chữa và thay thế. Mà cái giá cho linh kiện hãng thì chưa bao giờ rẻ. Thậm chí lá rất rất đắt, có những thành phần đắt gần bằng một cái máy mới. (ví dụ hư 01 phím thôi => thay nguyên bàn phím, touchbar, touch id, pin.... giá hơn $1500 USD)

Vậy nên giải pháp an toàn và hiệu quả nhất lúc này là Apple Care.

https://tinhte.vn/threads/apple-care-dac-quyen-cua-nguoi-dung-mac-phai-biet-de-khong-mat-quyen-loi-applecare-protection-plan.2899136/
@boyhk_206 quy định hút máu và chính sách chặt chém để bù vào doanh số sụt giảm so với kỳ vọng đấy thím. 100 triệu thì chưa đến 1 năm bàn phím cũng hư à. và cái chính sách gì sao không bảo hành 5 năm với cái giá cao ngất trời so với các máy khác cùng cấu hình? Bàn phím cánh bướm cùi bắp và cong huyền thoại khi mới đập hộp và được xem là bình thường. :D.
pmh1410
ĐẠI BÀNG
5 năm
@boyhk_206 Máy lởm mới phải mua Apple Care, quất con Thinkpad chả cần care với cọt gì cũng phải dùng được chục năm là bình thường. Chẳng qua dân coder với designer dùng Mac vì nó tối ưu hơn windows . hết :D
neyul18
ĐẠI BÀNG
5 năm
@pmh1410 Bạn thấy thinkpad lăn đùng ra chết chưa mà nói
Hàng điện tử éo nói trc dc gì
pmh1410
ĐẠI BÀNG
5 năm
@neyul18 Chưa bạn ơi, mình dùng từ đời T40 đến X1 đến h chưa thấy chết con nào, chỉ cũ chậm, pin yếu thì đổi thôi. Chết hay không còn do có biết dùng hay ko nữa, đồ điện tử mà đắp chiếu ko dùng với độ ẩm cao như ở VN này thì chết là phải rồi.
Chịu được thì mua. Không thì thôi. Rất đơn giản.
Bản thân đang dùng iPhone & iPad, tuy nhiên chỉ để làm máy phụ. Máy chính vẫn là điện thoại cục gạch (Nokia E63, BlackBerry 9320), laptop & desktop. 😁
Take or Leave.jpg
@boyhk_206 Chính vì nó biết như vậy nên nếu nó tăng giá apple care lên bằng 90% giá mua mấy thì thím sẽ mua máy mới khi bị hư vậy là nó ngon luôn. Và tăng giá linh kiện lên thật cao nên muốn kiếm tiền được thì thím phải mua, ví dụ cái bàn phím 20 triệu thím cũng phải mua thôi. 😁.
boyhk_206
TÍCH CỰC
5 năm
@vtb center Apple Care làm gì đắt như vậy bác. Apple Care chỉ vài triệu thôi. Mà khi bị lỗi lại được đổi mới hoàn toàn miễn phí.
Https://tinhte.vn/threads/2899136/
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@LRA Khoan được rồi mà tiền đâu mua¿¿
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@LRA Khoan được rồi mà tiền đâu mua¿¿
Trời lạnh gặp gió 😔
Immet
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bị gắn chặt vào hst của apple luôn. Chạy đâu cho hết nắng
@Immet Nếu ko thích thì ko sài, gì mà căng thế
Immet
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Sfvnthanh Tôi nghĩ ông mới căng, bản thân tôi viết câu đó chẳng có tí cảm xúc tiêu cực nào =]]
@Sfvnthanh ùh, cả thế giới không xài thì apple cho không để tránh tồn kho, làm như không xài đồ apple thì cả thể giới chết hết. Có ngon dùng chip T2 rồi tăng giá care lên băng giá bán máy và tăng gấp đôi cái macbook đi sẽ thấy. Giá macbook giờ tăng đến 180 triệu/cái xem có thằng nào mua nữa không, và thử thay cái bàn phím 2 30 triệu đi xem còn xài nữa không nè. Nó đang đưa vào thế độc quyền sửa chữa để hút máu đấy, ở đó mà bảo mật tào lao gì.
@vtb center Ráng ngồi đó mà cầu đi nghen. XH nhìu anti như ông thì sẽ ntn nhể!!!
Éo hiểu bài viết muốn nói gì . Một mình một lane thích đi thế éo nào chả đc .
Dính tới hút máu là nghĩ ngay tới kotex va apple 😆
Chả tin, nó chỉ là một kiểu vẽ ra để anh cook thêm vào hệ sinh thái hút máu của ảnh
Apple: Túm lại T2 đem lại bảo mật "tuyệt đối" với điều kiện phải "cúng" tiền cho chúng tôi khi có sự cố phát sinh. 😁
@hieunguyen7120 Dừng comment! :D. Quá lợi hại, xin thua
@trungkienmobile82 Có điều là vừa hết bảo hành 1 ngày lăn đùng ra chết thì vui nhể 😁. Còn nếu mua gói care gì đó khoảng 40 triệu thì như mua cái mới rồi, apple chắc sẽ nâng gói care lên tầm giá đó. Sau khi hết thời gian care mà máy hư ít thì tự nhiên apple có thêm vài chục tỷ trum vụ cúng tiền care vì sợ hư sảng :D.
boyhk_206
TÍCH CỰC
5 năm
@vtb center Ai bảo Apple Care 40 triệu vậy bác? 😆)) bác xem lại đi nào
@vtb center apple không bắt bạn mua quan trọng là bạn thích bạn mua cái gì mua bằng tiền là đều có thời hạn sử dụng nếu ko hư ko bán tiếp sản phẩm thì công nhân sản xuất sản phẩm bán cho ai một thằng làm kinh doanh nói vậy
với cái xu hướng vẽ tính năng để tăng giá bán như này thì dự là chiếc đt, laptop tiếp theo của mình sẽ k còn là đồ apple nữa, có iPad thì phải chịu thôi -_-
open0
CAO CẤP
5 năm
Cảm ơn về bài viết ! Xin hỏi về bảo mật phần cứng trong chip Intel thì sao ?
longhons
TÍCH CỰC
5 năm
@>>>><<<<< Vấn đề là cách xử lý, a Tèo thì chả có động thái gì ngoài thảy cho user cái patch làm giảm hiệu năng trầm trọng = ))
>>>><<<<<
ĐẠI BÀNG
5 năm
@longhons tìm hiểu thêm google đi bạn . từ hàng 8 là đã có rồi . phần cứng thì fix làm sao . lỗi trậm trọng thì fix càng nhanh càng tốt chứ viết code chứ phải bó rau 5k đâu mà có ngay . phàn 8 trở đi fix bằng phần cứng rồi
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@>>>><<<<< Hình như 9
>>>><<<<<
ĐẠI BÀNG
5 năm
@BenGlo có bình luận kèm link đó bạn . 8 chuẩn rồi bác
slbadguy
TÍCH CỰC
5 năm
Đâu chỉ có apple đâu, đang xài con lap lenovo đời tống, thay card wifi ac vô nó báo phần cứng ko tương thích ngay, rất nhiều hãng laptop có cái trò whitelist trong BIOS để cấm người dùng nâng cấp máy từ thời tống rồi nhé, chỉ là vẫn cho phép hầu hết các nâng cấp thông thường nên không ai để ý lắm, với lại dùng chip bảo mật riêng còn liên quan tới mã hóa (dù máy thường vẫn mã hóa được), chưa kể không giới hạn ở các thiết bị wifi này nọ mà ở mức cao hơn nữa
Tóm lại là trước giờ một số hãng vẫn có trò này nhưng ở mức thấp hơn nhiều
@slbadguy Lenovo thì chưa thử nhưng hồi xưa mình đã edit lại bios 1 con HP để nhận card wifi mới thành công. Cái whitelist thì mac từ xưa cũng có, nhưng con T2 này làm đc nhiều việc hơn
Cái chip t2 của apple có lẽ giống với tpm (trusted platform module) trên các máy windows. Nếu bật bitlocker thì khóa mã sẽ lưu trong chip tpm và dữ liệu trong bộ nhớ trong cũng không thể lấy được nếu không có khóa mã. Việc thay thế phần cứng ngoài cũng không khiến dữ liệu có thể lấy được
hachoa59
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nghaimin Chuẩn bác, em thì chưa tìm hiểu kỹ lắm nhưng TPM hình như ổ cứng vào chỗ khác, nếu có Password hoặc Recovery Key thì hình như vẫn mở được bác a. Còn thằng T2 thì mỗi Secure Enclave đều có một signature riêng, mà signature này lại cần cho quy trình giải mã nên cho ổ cứng vào máy khác vẫn không mở nổi
@hachoa59 Đúng là có recovery key khi tiến hành mã hóa bằng bitlocker. Cái khóa này có thể in ra giấy hoặc sao lưu vào tk microsoft. Cái này là do ms tạo ra để đề phòng người dùng cần lấy dữ liệu ra khỏi máy tính hoặc cần sửa máy tính thì có recovery key để lấy lại dữ liệu
anphuc1
TÍCH CỰC
5 năm
Đối với những ngừoi dữ liệu là tiền bạc thì công nghe này dành cho họ,còn đối với mấy bạn sv "nghèo vượt khó" thì cứ win mà xài! Đơn giản thế thôi
Leduycng
TÍCH CỰC
5 năm
@anphuc1 Dĩ nhiên, đây không phải một thứ dành cho đại đa số. Nhưng đại số đều muốn một thứ như vầy.
garung2018
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anphuc1 Đâu chỉ SV nghèo. Đến ngay cả tầng lớp trung lưu cũng phải cân nhắc.
boyhk_206
TÍCH CỰC
5 năm
@anphuc1 Chuẩn bác.
Ngoại trừ một số mua Mac để lướt web, nghe nhạc cho vui ra thì những người dùng Mac theo hướng phục vụ công việc chuyên nghiệp sẽ luôn ưu tiên bảo mật dữ liệu hàng đầu.
Vì lúc đó chiếc MacBook không chỉ là đơn giản là cái máy tính thông thường nữa mà là công cụ kiếm tiền, là đồ nghề và dữ liệu là tiền bạc.
@anphuc1 sinh viên gần như k nghĩ tới việc mua Mac rồi =))
mua con lap 20 củ bên Win code ngon rồi, chứ 20 củ mua được 2/3 con Mac Air option 128 thì làm ăn gì =)))

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019