Thử Test khả năng hiển thị màu và độ sâu màu, độ tương phản trên một số dòng TV OLED, QLED và LED

Non@me
25/12/2018 7:11Phản hồi: 10
Thử Test khả năng hiển thị màu và độ sâu màu, độ tương phản trên một số dòng TV OLED, QLED và LED
Để đánh giá một chiếc TV đẹp hay xấu, chất lượng hiển thị ra sao thường thì chúng ta hay nghĩ nhiều đến màu sắc và độ sắc nét mà chiếc TV đó có thể hiển thị được, do đó có một số hãng thường hay làm các mẫu video demo với màu sắc rất sặc sỡ, TV khi trưng bày chỉnh về các chế độ nâng màu lên cao nhằm thu hút người xem, nhưng điều đó vẫn chưa chính xác lắm khi đánh giá.

Thực tế, yếu tố chính quyết định chất lượng hình ảnh của bất kỳ màn hình nào chính là độ sáng, khả năng hiển thị sắc độ đen và tỷ lệ tương phản của nó, các yếu tố liên quan này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị của một chiếc TV như độ sâu màu và chi tiết hình ảnh. Một TV mà khi bạn nhìn vào nó có màu đen hiển thị nhờ nhờ xám hoặc hình tối tối không được sáng đẹp, thì cho dù bạn cố gắng tăng màu cỡ nào nó cũng không thể cho ra hình ảnh đẹp được... Như vậy mục đích ở đây của các hãng là làm sao tăng được khả năng hiển thị đó, tức là họ làm cách nào để tăng cường độ tương phản trên TV của mình. Thực tế cho thấy, hiện nay các hãng đua nhau cho ra các công nghệ mới và cao cấp nhất trên TV LCD như đèn nền LED full-array, local dimming (làm tối cục bộ) hay xử lý mặt kính (Ultra Black đối với TV QLED) đều được phát triển với mục đích chính là tăng cường độ tương phản, nhất là ở công nghệ TV OLED, mỗi điểm ảnh là đi-ốt hữu cơ tự phát sáng, có khả năng tắt hoàn toàn để thể hiện màu đen tuyệt đối và nó cũng có mục đích cuối cùng là làm tăng cường độ tương phản.

Độ tương phản có thể hiểu một cách đơn giản là sự chênh lệch giữa vùng sáng và vùng tối của hình ảnh, chênh lệch càng cao (độ tương phản cao) thì hình ảnh sẽ càng nổi khối và bắt mắt. Bạn có thể tham khảo cách hoạt động chi tiết của từng công nghệ trong bài [Tìm hiểu về TV] Các loại công nghệ tấm nền phổ biến. Còn ở đây chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản là để đạt được độ tương phản cao, TV OLED tận dụng khả năng thể hiện màu đen tuyệt đối để bù cho độ sáng tối đa giới hạn (dưới 1000 nit). Ngược lại TV QLED có độ sâu màu đen giới hạn thì sử dụng dụng độ sáng thật cao (có thể tới 2000 nit), kết hợp với các công nghệ bổ trở như LED full-array và local dimming để đem lại hiệu ứng gần tương đương. Cũng lưu ý là gần như tương đương, vì ngay cả những TV cao cấp nhất sử dụng LED full-array thì các vùng đèn có thể tắt mở được cũng chỉ khoảng vài trăm trong khi TV OLED 4K có đến "8 triệu".​

Đối với các nội dung HDR, các điểm ảnh nằm kế cận nhau có thể sẽ chênh sáng rất nhiều, một điểm ảnh có thể sẽ ở mức tối nhất trong khi điểm ảnh còn lại ở mức sáng nhất của nó. Như đã nói ở trên thì mỗi điểm ảnh của OLED là hoàn toàn độc lập, không ảnh hưởng đến nhau trong khi LCD thì mỗi điểm ảnh còn phụ thuộc vào đèn nền phía sau để phát sáng, nên khi một điểm ảnh sáng hết mức thì dù điểm ảnh bên cạnh có được tối ưu tốt đến đâu thì nó sẽ không thể đen hoàn toàn được. Do vậy, nếu chỉ đo thông số để lấy những điểm cao nhất, những giới hạn thì rõ ràng OLED sẽ thua về độ sáng, nhưng nếu xét hài hòa toàn bộ nội dung hiển thị thì rõ ràng là các TV OLED lại tốt hơn.

Để làm rỏ điều này, mình đã mượn được vài mẫu TV OLED, TV QLED và hai mẫu TV LCD thông thường và dùng thiết bị chuyên dụng để đo thử các thông số của mỗi cái ra sao. Các bạn có thể xem thêm chi tiết các kết quả đo phía cuối bài để tham khảo thêm.

Phương pháp đo:
  • Mỗi TV được reset về xuất xưởng trước khi đo
  • Cho TV hoạt động liên tục trên 30 phút
  • Sử dụng thiết bị đo chuyên dụng: Quang phổ kế X-rite i1Photo Pro 2
  • Phần mềm đo: CalMAN
  • Mỗi lần đo màu trên một Picture Mode Settings khác nhau tuỳ TV như:
    • Standard
    • Technicolor Expert (User)
    • Technicolor Expert (Bright Room)
    • Technicolor Expert (Dark Room)
    • Dynamic (Samsung Q7F)
  • Đo thang sắc độ grayscale/white balance và lấy giá trị trung bình của mỗi TV, giá trị deltaE lỗi cao nhất (số càng nhỏ càng tốt)
  • Sử dụng lần lượt các bảng màu X-Rite/Pantone ColorChecker và bảng màu chuẩn RGB để làm bảng màu target đo
  • Kết quả đo được thực tế bảng màu sẽ so sánh với bảng màu target để xem độ lệch màu và khả năng thể hiện màu của TV
Kết quả tổng kết các bạn xem ở bảng này, chi tiết hơn các trường hợp phía dưới:
Đo-mau-TV-2-3.jpg
Nhận xét nhanh về kết quả: Ở 5 trường hợp đo thử 5 TV từ OLED, QLED và 3 TV LED bên trên, mình đo mỗi lần trên một Picture Mode Settings khác nhau tuỳ TV như: Standard, Technicolor Expert (User), Technicolor Expert (Bright Room), Technicolor Expert (Dark Room) trừ Mode Dynamic chỉ có ở TV Samsung Q7F thôi.
  • Về khả năng hiển thị màu đen (Black Luminance): Đối với bật kỳ chiếc TV nào, độ sâu màu màu đen luôn là yếu tố hàng đầu để đánh giá chất lượng hình ảnh. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có dòng TV nào soán ngôi được OLED trong việc thể hiện sắc đen tuyệt đối cùng màu sắc trung thực, thực tế qua bảng kết quả trên ta cũng thấy được: TV LG OLED 55E8 đạt được độ hiển thị đen tuyệt đối khi các thông số gần như 0 hoàn toàn, tiếp theo là TV Samsung Q7F và tiếp theo là các TV LED LG 49LK5700, LG 55SK8000 và cuối cùng là LG 43UK63
  • Về độ sáng của TV (White Luminance): Về độ sáng thì các TV LED sẽ có độ sáng cao hơn so với OLED, và nhất là TV QLED của Samsung, họ đã nâng cao độ sáng tối đa lên đến 1.500 - 2.000 nit nhằm tăng cường độ tương phản trên các dòng TV QLED của mình nên xem qua bảng kết quả ta dễ dàng thấy dẫn đầu cao nhất là TV QLED Samsung Q7F với độ sáng cao hơn nhiều, tiếp theo là TV OLED LG 55E8, TV LCD LG 55SK8000, LG 49LK5700 và cuối cùng là LG 43UK63.
  • Về độ tương phản, dựa trên tỷ lệ thông số White Luminance và Black Luminance ta sẽ có độ tương phản khác nhau giữa các TV, và thực tế mắt thường thấy được thì LG OLED 55E8 cho độ tương phản ở mức cao nhất và góc nhìn rộng gần như tuyệt đối, tiếp theo là TV Samsung Q7F và sau đó là các TV LED LG 49LK5700, LG 55SK8000 và cuối cùng là LG 43UK63.

Cách xem kết quả:
Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-5.jpg
Đây là màn hình kết quả đo, trên này chúng ta có thể xem được kết quả trung bình của các thông số cơ bản nhất như độ sáng tối của TV như White Luminace, Black Luminance, chỉ số lỗi khi hiển thị màu sắc deltaE và sai lệch màu sắc thực tế của TV và khả năng cân đúng màu lại tham khảo...

DSC_7002.jpg
Quá trình thực hiện bằng thiết bị đo chuyên dụng là Quang phổ kế X-rite i1Photo Pro 2 trên phần mềm đo chuyên dụng CalMAN.

DeltaE-2000-Chart.jpg
  • Ở khung biểu đồ deltaE 2000: thể hiện độ sai lệch màu sắc thực tế của màn hình/ TV đo được. Thông thường thì mắt người chỉ có thể nhận biết được độ sai lệch khi deltaE vược mức 3, giá trị trung bình sẽ từ 3 đến 10 tuỳ vào phép thử.
  • Ở khung biểu đồ CIE 1976: thể hiện khả năng đo màu thực tế của màn hình/ TV. Mỗi chấm đen trên bảng màu sẽ là giá trị đo được chính xác, vòng trắng vuông kế bên sẽ là giá trị nếu màn hình/TV được cân chính xác sau này.
Color-Comparator-chart.jpg
  • Biểu đồ Color Comparator™: Biểu đồ này thể hiện sự khác nhau giữa màu sắc thực tế đo được và màuy sắc của Target nguồn, tuỳ vào bảng màu target và số lượng ô màu cần đo mỗi lần sẽ có thông số trung bình độ lệch màu chính xác khác nhau.
    • Cột Target là màu gốc mà phần mềm đưa ra đo
    • Cột Actual là màu thực tế đo được của màn hình/TV hiện tại, bạn có thể nhìn mắt thường để thấy được sự sai lệch đó.
Performance-Data.jpg
Ở khung Performance Data cho chúng ta kết quả trung bình về:

Quảng cáo


  • White Luminance: độ sáng của màn hình, đơn vị tính bằng cd/m2
  • Black Luminance: độ tối hay là khả năng hiển thị sắc độ đen của màn hình, số này càng thấp càng tốt, có vài trường hợp đo được 0 tức là TV có khả năng hiển thị được màu đen tuyệt đối.
  • Avg deltaE: độ sai lệch màu trung bình lại của mỗi lần đo, thể hiện ở các khung bên trên. Như mình đã nói bên trên, tuỳ vào target màu đo cũng như số lượng màu đo sẽ ra giá trị trung bình và độ sai màu khác nhau. Nhưng lý tưởng nhất vẫn là giá trị deltaE dưới 3, giá trị trung bình lý tưởng nhất sẽ dưới 5 và đến dưới 10.
  • Max deltaE: giá trị sai màu lớn nhất ở mỗi phép đo.
  • Mỗi phép đo mình thực hiện với lần lượt các bảng màu X-Rite/Pantone ColorChecker và bảng màu chuẩn RGB để làm bảng màu target đo, với bảng màu chuẩn RGB thì số lượng màu đo ít hơn nên giá trị deltaE sẽ thấp hơn so với do target là bảng màu X-Rite/Pantone ColorChecker.
Kết quả đo thực tế:
Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-4.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-5.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-6.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-7.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-8.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-9.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-10.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-11a.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-12.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-13.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-14.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-15.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-16.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-17.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-18.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-19.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-20.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-21.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-22.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-23.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-24.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-25.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-26.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-27.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-28.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-29.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-30.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-31.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-32.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-33.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-34.jpg Cân-màu-TV-đo-i1Photo-Pro-2-CalMAN-35.jpg

10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mtri69
TÍCH CỰC
5 năm
Cảm ơn bạn đã mất thời gian và trí tuệ để chia sẻ.mình muốn hỏi bạn rằng nếu tăng sáng quá cao như SS thì đèn nền có mau xuống cấp không.?
@mtri69 Theo t nghĩ là nhà sx tính toán cả rồi và công nghệ QLED xịn hơn hẳn so với LED nhé.
mtri69
TÍCH CỰC
5 năm
@Điệp Dandy Vậy so với OLED thì sao.?
@mtri69 Như b đọc có thể thấy đó, công nghệ oled có thể nhỉnh hơn nhưng đó là trên lý thuyết. Còn thực tế khi sử dụng vs mắt người thường thì khó mà phân biệt lắm. T đã đc xem cả 2 công nghệ r, oled cho độ sâu màu đen là 0 nhưng qled cũng sát sao 0,032 mà thôi nên mắt ng khó có thể phân biệt. Vì thế cũng dễ hiểu khi sam chọn con đg qled chấm lượng tử thay vì Oled vs phần còn lại. Sắp tới thấy còn bảo sam hay các hãng khác dùng microled
mtri69
TÍCH CỰC
5 năm
@Điệp Dandy SS không thể cạnh tranh OLED với lg do bản quyền nên làm theo cách khác và quảng cáo thần thánh chứ thực tế thì tăng sáng lên cao thật cao.hiện tại thì tivi màn hình led nanocell thế hệ thứ 2 của LG là quá đẹp rồi nên mình cũng không quan tâm đến Qled hay OLED gì cả
@mtri69 Sam cũng đã trình làng mẫu TV Micro led đầu tiên rồi, apple cũng đã tự nghiên cứu nguyên mẫu micro led riêng của họ khi apple mua lại startup về lĩnh vực này năm 2014. Tương lai của hình ảnh là micro led khi nó khắc phục đc nhược điểm của cả 2 loại oled và led thông thường
iptran68
TÍCH CỰC
5 năm
Giờ oled vẫn đang là đỉnh nhất rồi. Tuy có 1 số nhược điểm nhỏ
@iptran68 Micro led sẽ là công nghệ các hãng hướng tới. Ít nhất là trong năm nay và phổ biến có thể vào năm sau
mtri69
TÍCH CỰC
5 năm
@Điệp Dandy Đó là một trong những cách của các hãng sản xuất để móc túi người tiêu dùng chứ bằng mắt thường thì cũng khó phân biệt và nếu 2 màn hình để 2 nơi thì cũng vậy thôi.ở thời điểm hiện tại LG làm rất tốt màn hình nanocell.cách họ làm là tráng một lớp hạt nano lên tấm nền IPS.chất lượng gần bằng OLED nhưng giá thấp hơn OLED nhiều.bỏ tiền túi khoảng 2mấy triệu là có 1con 55" 4k màn hình nanocell thế hệ thứ 2 chíp alpha 7 thì quá chất rồi.ví dụ như dòng sk 8000.
@mtri69 Vậy loại nanocell của LG khác gì cái chấm lượng tử của sam trang bị lên dòng QLED b?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019