Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[MotoGP] Những nhân vật và đội ngũ trong một đội đua ở MotoGP

su béo béo
6/1/2019 6:25Phản hồi: 36
[MotoGP] Những nhân vật và đội ngũ trong một đội đua ở MotoGP
Ở những thời kỳ sơ khai của môn đua xe, hầu như các đội đua chỉ có 6 - 8 người tính cả các tay đua xe. Xe để sử dụng đua thời kì đó gần như là 1 khối liền mạch với các phần. Vậy nên việc tháo rời sẽ nhanh hơn và bảo dưỡng cũng dễ hơn. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ, ngày nay những nguyên mẫu xe đua càng linh hoạt và dễ tháo lắp cũng như bảo trì hơn. Đi kèm với sự tiện lợi đó là số lượng chi tiết cần được chăm sóc cũng nhiều hơn và đòi hỏi nhiều nhân lực hơn.

Xe_Tinhte_Team_4.jpg

Động cơ của các xe không còn được phép tháo ra chỉnh sửa hay bảo trì trong suốt mùa giải nữa (1 tay đua chỉ được sử dụng 7 động cơ cho cả mùa giải). Với sự thương mại hoá ngày càng cao nên nhân lực ở những mảng không chính quy về đua xe cũng nhiều hơn. Một đội đua hiện nay có thể có tới 50 thành viên. Tuy nhiên, về cơ bản thì đội đua nào cũng sẽ có 11 vị trí chính (mình sẽ giới thiệu theo quyền hạn thấp dần)

1. Team Director (Giám đốc đội đua)


Đây là người có quyền hạn cao nhất và cũng là đại diện cho nhà sản xuất nắm quyền quản lý đội đua. Thường thì chỉ những đội đua nhà máy (Factory Team: Repsol Honda, Monster Yamaha, Suzuki Ecstar…) mới có vị trí này trong đội đua. Về cơ bản, đây là người kết nối giữa đội đua và nhà sản xuất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động liên quan đến đội đua. Thậm chí là cả những đội đua vệ tinh của nhà sản xuất. Họ là những quan chức cấp cao đến từ những công ty con chuyên về đua xe (HRC – Honda, Yamaha Motor Racing, SMC – Suzuki và Ducati Sorse). Có thể kể tên vài người ở vị trí này như Tetsuhiro Kuwata (giám đốc HRC/Repsol Honda Team), Masahiko Nakajima (chủ tịch của Yamaha Motor Racing, giám đốc Yamaha Factory Team) hay “phù thủy” Luigi “Gigi” Dall’Igna (giám đốc đội Ducati Corse).


Xe_Tinhte_Team_Director.jpg

2. Team Manager (Quản lý đội đua)


Người này chỉ dưới quyền của Giám đốc đội đua. Đây là người đưa ra những quyết định trực tiếp liên quan đến đội đua, bao gồm cả chuyên môn và ngoài lề. Những quyết định về hướng phát triển xe đua, phương pháp tiếp cận truyền thông, sắp xếp lịch đua thử, thu hút tài trợ,… cũng như những vấn đề về nhân sự đều phải được thông qua Quản lý đội đua nếu muốn được tiến hành. Những gương mặt thân quen ở vị trí này có thể kể tên như Alberto Puig (cựu quản lý Repsol Honda Team), Davide Brivio (quản lý Suzuki Ecstar) hay Lin Jarvis (quản lý Yamaha Factory Team).

suzuki-brivo.jpg

3. Technical Manager (Kỹ sư trưởng)


Đây là người chịu toàn bộ trách nhiệm về mặt kỹ thuât của đội đua, bao gồm hiệu suất của từng chiếc xe đang được sử dụng, các bài thử nghiệm và kế hoạch thử nghiệm, cũng như hiệu suất của các tay đua trong đội. Phạm vi trách nhiệm của Kỹ sư trưởng hẹp hơn Quản lý đội đua một chút nhưng cơ bản thì vẫn ngang hàng. Giống vị trí Giám đốc, đây thường là những thành viên của công ty con chuyên về đua xe của các nhà sản xuất. Họ không chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển xe từ nhà máy (xe đua của công ty con) mà còn trực tiếp chỉ đạo để áp dụng chúng lên xe đua của đội.

Xe_Tinhte_Team_technical.jpg

Dưới quyền của Kỹ sư trưởng một chút có thể là những trợ lý chuyên môn hoá cho từng thành phần của xe. Ví dụ như Chuyên viên khung sườn của Suzuki Ecstar, quản lý phát triển phương tiện (Vihicle Development) và Quản lý các bộ phận (Parts Manager). Nhưng người trợ lý này sẽ giúp Kỹ sư trưởng trong việc đua ra những quyết định kỹ thuật đúng đắn.

Quảng cáo



4. Co-ordinator (Điều phối viên)

Đây là những người không có chuyên môn kỹ thuật mà nhiệm vụ của họ là giao tiếp với tất cả các thành viên trong đội đua nhằm sắp xếp công việc để mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Họ còn làm những việc như đặt vé máy bay, thuê xe đua đón,… Mặc dù Điều phối viên không đua ra quyết định gì lớn nhưng đội đua khong thể nào thiếu vị trí này được. Một đội đua sẽ có 1-2 người Điều phối viên hoạt động liên tục dù mùa giải đã kết thúc.

Xe_Tinhte_Team_1.jpg

5. Crew Chief (Trưởng đoàn)


Một đội đua kiểu GP (bao gồm những giải đua như WSBK, ARRC,…) sẽ có 2 người đua chính và có thể thêm 1-2 tay đua thử nghiệm. Mỗi tay đua chính sẽ có cho mình 1 đội ngũ riêng. Mỗi đội ngũ có một người đứng đầu gọi là Trưởng đoàn. Trong một chặng đua, họ thường ngồi giữa garage của tay đua mà họ chịu trách nghiệm và bao quát hoạt động của cả đoạn. Ở chặng đua phân hạng trở đi thì họ ngồi ở hộp chỉ đạo sát đường đua.

Xe_Tinhte_Team_2.jpg

Quảng cáo



Trưởng đoàn phải hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ, bao gồm:

Nhận thông tin phân tích dữ liệu từ chuyên viên phân tích

Làm việc với tay đua về các thiết lập trên xe để chọn ra những thiết lập tối ưu cho chặng đua chính thức và phân hạng.

Kiểm soát các hạng mục trên xe, đảm bảo mọi thứ đều ổn để xe có thể chạy tốt nhất

Lên chiến thuật cho chặng đua.

Giải quyết các lỗi phát sinh.

Một số việc liên quan khác.​

6. Data Engineer/Analyst (Chuyên viên phân tích số liệu)


Đây có thể nói là vị trí có tầm quan trọng bậc nhất trong đội đua. Ở từng đội đua, vị trí này có tên gọi khác nhau, như Yamaha gọi là Chuyên viên phân tích hiệu suất tay đua (Rider performance Analyst). Vị trí này không phải làm qua nhiều việc mà chỉ cần phân tích một núi dữ liệu mà các cảm biến trên xe ghi lại được. Sau đó cho Trưởng đoàn và tay đua xem để đưa ra quyết định về thiết lập trên xe và lên kế hoạch cho chặng đua. Họ nắm tất cả thông tin như nhiệt độ mặt đường/lốp/động cơ, kể cả công suất sản sinh, khả năng tăng tốc,… Nghe qua thì thấy vị trí này khá nhàn rỗi nhưng mình nghĩ không ngon ăn với đống dữ liệu đâu.

Xe_Tinhte_Team_Data_Analyst.jpg

7. Engine Management Engineer (Chuyên viên động cơ)


Động cơ trên xe đua đều đã bị niêm phong xuyên suốt mùa giải nên việc tháo động cơ ra bảo trì toàn diện là trái luật. Trừ trường hợp Ban tổ chức tháo máy ngẫu nhiên để kiểm tra thì khối động cơ đó mới được tháo bung ra để bảo trì. Nhiệm vụ chính của chuyên viên động cơ bao gồm:

Kiểm tra toàn diện động cơ trước khi đưa lên xe hoặc đưa xe vào sử dụng

Sửa chữa, thay thế các bộ phận liên quan và được phép khi cần như van xả-nạp là một điển hình.

Kiểm soát số lượng và chất lượng của tất cả các động cơ được phép sử dụng xuyên suốt mùa giải.​

Nếu như một động cơ vì lý do nào đó mà hỏng giữa mùa như cháy, gãy thanh truyền (hay được gọi là “dên”) thì động cơ đó sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và đội đua được phép tháo dỡ ra để kiểm tra. Tay đua sẽ thi đấu vơi những động cơ còn lại.

Xe_Tinhte_Team_3.jpg

8. Mechanic (Chuyên viên kỹ thuật)


Đây là tên gọi chung của các kỹ sư trực tiếp làm việc với các nguyên mẫu đua. Thường một đoàn sẽ có 3-4 chuyên viên kỹ thuật ở 5 mảng: hệ thống treo (Suspension), hệ thống phanh (Brakes), hộp số (Gearbox), thiết bị điện tử (Electronics) và lốp (Tyres). Có đội mỗi mảng sẽ sử dụng 1 người, có đội 1 người kiếm 2-3 mảng, tuỳ vào cách họ sử dụng nhân sự và bố trí công việc. Chuyên viên kỹ thuật sẽ là những người trực tiếp tháo lắp, sửa chữa, thay thế linh kiện thuộc 5 mảng liệt kê ở trên, đồng thời vệ sinh sạch sẽ. Trách nhiệm của họ là đảm bảo khi nổ máy thì mọi thứ phải hoạt động trơn tru và hoàn hảo. Xuyên suốt các chặng đua, họ nhận lệnh từ Trưởng đoàn để lắp đặt và tuỳ chỉnh ra 2 chiếc xe phục vụ cho chặng (quy định mỗi tay đua sẽ có tối thiểu 2 xe cho mỗi chặng).

Xe_Tinhte_Team_engineer.jpg

Để anh em hình dung khối lượng công việc mà các Chuyên viên kỹ thuật đối mặt thì mỗi đoàn đua có:

2 loại ghi-đông.

2 loại đĩa phanh (nếu đua ở Motegi là 3).

5 hộp số với tỉ số truyền khác nhau.

4 loại phuộc chia đều trước sau.

20 cặp lốp với tính chất khác nhau.

Nhiều thứ phải quan tâm khác.​

Thông thường ở mỗi chặng đua, các nhà tài trợ của giải như Brembo (phanh), Michelin (lốp) sẽ cử chuyên viên xuống cho từng đội đua để hỗ trợ kỹ thuật cũng như phận phản hồi. Như vậy đôi bên sẽ cũng có lợi: nhà tài trợ có thông số để phát triển sản phẩm, đội đua thì có hỗ trợ kỹ thuật để tối ưu được hiệu suất của xe.

9. Hospitality (Đội ngũ y tế)


Anh em coi đua xe cũng nhận ra sự nguy hiểm của môn thể thao này mang lại. Vì vậy Đội ngũ y tế thực sự cần thiết cho mỗi đội. Ngoài Đội y tế của Ban tổ chức, đội đua cũng tự có nhân viên chăm sóc sức khoẻ riêng. Họ đóng vai trò quan trọng tới sức khoẻ của các tay đua. Ngoài ra, họ còn chuẩn bị những lịch tập huấn, rèn luyện thể chất cũng như tư vấn dinh dưỡng tốt nhất ở từng mức cân nặng.

Xe_Tinhte_Team_Y_Te.jpg

10.Đội ngũ Marketing và liên kết cộng đồng


Ở thời buổi thương mại hoá len lỏi vào mọi môn thể thao thì môn đua xe cũng không nằm ngoài. Đội ngũ này quyết định sự sống còn của đội đua vì nhờ những hoạt động thế này thì đội đua mới có dòng tiền bơm vào để hoạt động. Mặc dù tiền bản quyền, hoa hồng bán vé,…được Ban tổ chức cung cấp nhưng không đáng kể cho sự chi tiêu của các đội. Những hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh của đội đua chỉ có 1 mục đích duy nhất: kiếm nhà tài trợ.

Ảnh chụp Màn hình 2019-01-07 lúc 09.41.14.jpg

11.Tài xế xe tải


Đây là nhân vật có lẽ là mờ nhạt nhất, nhưng đây cũng là người giữ vị trí rất quan trọng. Họ là người chuyên chở tất cả vật dụng của đội đua cho ngày đua, cũng như kéo đầu cabin riêng của tay đua. Nhiệm vụ của họ chỉ việc lái xe tải đến khu vực tập kết của trường đua (The Paddock) và hỗ trợ các thành viên khác bốc dỡ vật dụng chuẩn bị cho tuần đua.

Xe_Tinhte_Team_trucks.jpg

36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hqdefault.jpg
Xe to quá đua em này mới hay 😆
wolfee
TÍCH CỰC
5 năm
Bài hay. Lâu nay cũng thắc mắc ko biết trong một đội như vâỵ thì bn người. VN đau đường phố thì chỉ có team bạn bè đứng quẩy thôi
Mr_Shock
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mấy tháng nữa mới có đua xe.
IdolPC
TÍCH CỰC
5 năm
Ông Trưởng đoàn này em thấy quan trọng hơn ông Trưởng đoàn bóng đá nhỉ ...
Mr Hung Do
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đua xe này mới hót nè
nhung-mau-xe-dap-tre-em-duoi-10tuoi-1-1.jpg
Thông tin thú vị quá, thanks mod chia sẻ.
xuanhaoa12
ĐẠI BÀNG
5 năm
Quên cờ mờ nó mất tay đua thì đua với ma à 😁:D:D
@xuanhaoa12 Ờ, quan trọng nhất là tay đua xe thì ko nói,
Còn lái xe tải các kiểu thì lại có :D =))
dual1
CAO CẤP
5 năm
Vị trí data engineer/analyst quan trọng thì có nhưng quan trọng bậc nhất thì hơi nâng cao quan điểm.
Sự quan trọng có thể nói là ngang hàng nhưng chịu trách nhiệm lớn nhất là team director, đội đua thua hoặc có sự cố anh này lãnh đạn đầu tiên.
@dual1 vậy nên người ta mới nói quan trọng bậc nhất chứ có kêu là trách nhiệm lớn nhất đâu, ở đâu mà giám đốc không là người trách nhiệm lớn nhất, ông nói cũng như không.
dual1
CAO CẤP
5 năm
@4everalone2412 Làm gì có chuyện data engineer quan trọng bậc nhất, mà nhìn chung chẳng ai là quan trọng nhất cả.
@dual1 Thế giới này, có gì là quan trọng ?
dual1
CAO CẤP
5 năm
@adagioleonard đúng, chẳng có gì quan trọng cả nhưng cốt lõi là có đủ thông thái để biết cái nào là quan trọng, cái nào là không quan trọng.
ngheokieumy
ĐẠI BÀNG
5 năm
12. Nài đua (thành phần chính không thể thiếu và quyết định danh tiếng của đội đua) sao chưa thấy nói nhĩ
@ngheokieumy VÌ quan trọng quá nên quên mất 😁
trieuluu
TÍCH CỰC
5 năm
@ngheokieumy A cứ tưởng tượng họ là những cục pin hay một nguồn năng lượng . Những vị trí kể trên như là một bộ khung tổng thể thôi . Sau khi kết hợp tất cả lại , thì nạp năng lượng “ nài” vào thì sẽ hình thành một teamGP
Bài viết chi tiết và thông tin bổ ích. Like
Bài viết hay nhưng Hospitality k có liên quan đến y tế, nghĩa của nó là lòng hiếu khách hoặc các dịch vụ lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, du thuyền.
Sắp tới nên có thêm bài về đội hình để đua F1
F1 sắp được tổ chức ở HN rồi 😁
@hoangpham1986 Hôm nào tớ cũng đua F2 từ nhà đến cơ quan rồi về nè
@adagioleonard =)) gần tết rồi, ăn tết đã, qua tết hẵng đua lại :d
@hoangpham1986 oh yeah 😁
Ganoipho6
TÍCH CỰC
5 năm
Công nhận nhiều khâu quá :3 .
Ủa Monster là đội factory hả anh em. Ko phải là Movista sao???
hcoi !
TÍCH CỰC
5 năm
Tks Mod...cả một đội đua liên kết với nhau....!!! Từ số 01 đến 11 hay ngược lại đều quan trọng như nhau.
unknowns
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hospitality là sự tiếp đón mà (ngành hospitality là ngành khách sạn, dịch vụ...), đâu có liên quan chi tới hospital là sức khoẻ đồ đâu mod?
vinhtnk16
TÍCH CỰC
5 năm
@unknowns đúng rồi bác, chắc mod nhầm lẫn 😁, đội ngũ y tế thì dịch là Medical team nghe đúng hơn, không biết từ chuyên ngành của motoGP gọi là gì. Hospitality thì là sự tiếp đón, hiếu khách của ngành Khách sạn dịch vụ.
thaohjenk
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ai đam mê tốc độ chắc thích mấy mẫu này lắm
haui2281
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đọc cái vị trí số 11, cứ thấy nội dung có j nó va vào nhau chan chát.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019