Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Vì sao có tàu ngầm nguyên tử mà không có máy bay nguyên tử?

P.W
22/1/2019 3:0Phản hồi: 175
Vì sao có tàu ngầm nguyên tử mà không có máy bay nguyên tử?
Hải quân Mỹ mới đây đã đệ trình kế hoạch để xin Quốc Hội Hoa Kỳ 139 tỷ USD nâng cấp hạm đội tàu ngầm nguyên tử của họ. Không giống như những tàu ngầm chạy những loại nhiên liệu thông thường, phải trồi lên mặt biển thường xuyên để tiếp nhiên liệu, tàu ngầm nguyên tử có thể hoạt động vài thập kỷ liên tiếp ở tốc độ cao ở dưới biển. Theo những bản vẽ thiết kế và các chuyên gia tính toán, phiên bản mới của tàu ngầm lớp Ohio sẽ có thể hoạt động liên tục trong khoảng nửa thế kỷ, trong khi USS Nautilus đi vào hoạt động năm 1954 cứ 2 năm phải cấp nhiên liệu hạt nhân một lần.

Tinhte_Maybay5.jpg
USS Nautilus, tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Hải quân Mỹ.

Lợi thế của năng lượng hạt nhân đã quá rõ ràng, dẫn đến câu hỏi là, vì sao không có máy bay nguyên tử, chạy bằng nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức cao để hoạt động được lâu hơn?

Lý do đầu tiên hoàn toàn không phải sự an toàn của con người, mà là tạo ra một động cơ nguyên tử đủ nhẹ để trang bị vào chiếc máy bay là điều khó nhất. Kế đến mới là thử thách làm thế nào để bảo vệ phi công trước những bức xạ nguy hiểm từ động cơ hạt nhân phía sau lưng họ trên chiếc máy bay. Nhưng không phải vì thế mà trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô không nghĩ đến câu hỏi trên đây và lên kế hoạch phát triển máy bay nguyên tử.

Tinhte_Maybay1.jpeg

Convair NB-36H, chiếc máy bay duy nhất có lò phản ứng hạt nhân bên trong của Mỹ, nhưng nó lại không nối với động cơ máy bay.
Khi mối đe dọa chiến tranh hạt nhân nóng lên giữa thế kỷ trước, các kỹ sư Mỹ thậm chí còn dự định tạo ra một chiếc máy bay nguyên tử, và tuyển lại các phi công đã giải ngũ, cao tuổi vì nghĩ rằng họ sẽ chết vì những lý do tự nhiên trước khi phóng xạ gây ảnh hưởng đủ nghiêm trọng để khiến họ mắc ung thư.

Người đề ra dự án máy bay nguyên tử không phải ai khác mà chính là Enrico Fermi, cha đẻ của thời kỳ hạt nhân. Vào năm 1942 khi đang làm việc cho Dự án Manhattan, với kết quả là hai trái bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản, Fermi đã đặt ra ý tưởng những chuyến bay được hoạt động từ các thanh nhiên liệu hạt nhân được làm giàu. Thế chiến thứ II kết thúc cũng là lúc Mỹ bắt đầu triển khai kế hoạch tạo ra máy bay nguyên tử. Từ năm 1946 đến năm 1961, các nhóm kĩ sư, nhà chiến lược đã tạo ra hàng loạt bản vẽ thiết kế để biến ý tưởng thành hiện thực.

Tinhte_Maybay4.jpg
Enrico Fermi (1901 - 1954)

Lợi thế của máy bay chạy nhiên liệu hạt nhân cũng không khác gì tàu ngầm nguyên tử. Hồi năm 1945, Bộ Chiến tranh (sau này là Bộ Quốc phòng Mỹ) cho rằng: “Với máy bay chạy bằng nguyên liệu phóng xạ, những chuyến bay ở vận tốc siêu thanh vòng quanh thế giới sẽ trở thành thực tiễn.” Một tài liệu tuyệt mật thời đó của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ, giờ được lưu trữ tại Thư viện tổng thống Eisenhower thì cho rằng, năng lượng nguyên tử “có thể cho phép máy bay hành trình một hoặc vài vòng trái đất trước khi phải hạ cánh để thay thanh nhiên liệu bên trong lò phản ứng của động cơ máy bay”.


Với máy bay nguyên tử, các kỹ sư và chiến lược gia quân sự cho rằng, máy bay sẽ chỉ phải dừng lại nghỉ vì phi công mệt mỏi chứ máy bay không phải lo về vấn đề tiếp nhiên liệu.

Tinhte_Maybay10.jpg

Thời chiến tranh lạnh, tiếp nhiên liệu cho những chiếc máy bay cũng là nỗi lo của các cường quốc. Những chiếc máy bay thả bom tốn nhiều nhiên liệu chỉ để bay tới vị trí mục tiêu, và sau khi hoàn thành nhiệm vụ chúng còn rất ít nhiên liệu, chỉ đủ để bay về. Tiếp nhiên liệu trên không là một giải pháp, nhưng giải pháp ấy không tuyệt vời như nhiều anh em nghĩ, đặc biệt là khi tiếp nhiên liệu khi đang bay trên bầu trời của một đất nước khác.

Những hệ thống phòng không sẽ cho những chiếc máy bay ấy vào tầm ngắm ngay lập tức, và cả hai chiếc máy bay đang tiếp nhiên liệu cho nhau sẽ phải thoát khỏi tầm ngắm của những chiếc máy bay tiêm kích và hệ thống phòng không dưới mặt đất. Việc tiếp nhiên liệu trên cao đã không thành công, thậm chí còn có thể ảnh hưởng tới cả nhiệm vụ ban đầu.

Quảng cáo



Tinhte_Maybay7.jpg

Để giảm thiểu nguy cơ phải tiếp nhiên liệu trên cao, Mỹ mua hoặc thuê nguyên một hệ thống căn cứ không quân trên toàn thế giới. Những căn cứ này thường rất gần với lãnh thổ Liên Xô khi ấy, cho phép những chiếc máy bay có khoảng cách bay ngắn nhất trước khi chạm tới mục tiêu. Tuy nhiên cách này thì tốn tiền. Đã từng có lúc Mỹ sẵn sàng bỏ 100 triệu USD dưới dạng vàng ròng để mua lại Greenland từ tay Đan Mạch để xây dựng một căn cứ quân sự của Mỹ. Nhưng cuối cùng Đan Mạch từ chối.

Tinhte_Maybay3.jpg

Một chiếc máy bay nguyên tử sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề liên quan đến giới hạn bay. Nhưng không phải vì thế mà chúng xuất hiện những vấn đề riêng. Đầu tiên để bay được, lò phản ứng hạt nhân trên máy bay phải nhỏ hơn lò phản ứng trong tàu ngầm rất nhiều, và để hoạt động hiệu quả nó phải sinh ra nhiều nhiệt năng hơn so với bình thường. Quá tải nhiệt có thể dẫn đến việc lò phản ứng bị nung chảy, từ đó lan ra cả chiếc máy bay. Chỉ một tai nạn cũng có thể biến chiếc máy bay nguyên tử trở thành một cục kim loại nóng chảy khổng lồ đầy phóng xạ nguy hiểm lao xuống bề mặt trái đất.

Tinhte_Maybay2.jpg

Vấn đề thứ hai là làm thế nào để bảo vệ phi công trước những bức xạ nguy hiểm từ lò phản ứng. Thông thường những tấm chắn bằng chì rất dày sẽ làm được điều đó. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc chiếc máy bay sẽ nặng hơn đáng kể, không khả thi cho lắm với những chiếc máy bay cần trọng lượng càng thấp càng tốt.

Quảng cáo



Các kỹ sư đưa ra giả thuyết, không có bình xăng như máy bay thông thường thì có thể chuyển phần trọng lượng đó sang các tấm chắn bức xạ hạt nhân. Mỹ mất 16 năm để hiện thực hóa giả thuyết này nhưng không thành công. Liên Xô cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề tương tự. Đến năm 1958, một bài viết trên Aviation Week cho biết Liên Xô đang thử nghiệm chiếc máy bay nguyên tử đầu tiên, nhưng rất nhanh chóng, tổng thống Eisenhower, rất bình tĩnh, cho biết bài viết này là không chính xác, đơn giản vì lý do thể diện quốc gia.

Tinhte_Maybay9.jpg

Tại sao lại nói như vậy? Một kỹ sư làm việc trong chương trình máy bay nguyên tử của Liên Xô sau này cho biết: “Nếu chúng tôi có một chiếc máy bay như vậy mà hoạt động được, có lý nào chúng tôi lại không khoe thành tựu của mình tới toàn thế giới mà cứ phải giấu làm gì?” Nghe cũng có lý.

Không cường quốc nào vượt qua được thử thách về việc bảo vệ phi công và tối ưu hóa trọng lượng của chiếc máy bay. Hơn thế nữa, việc ICBM, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được phát triển giữa những năm 50 của thế kỷ trước cũng khiến nhu cầu cho những chuyến bay có người lái, sử dụng năng lượng hạt nhân trở nên không cần thiết. ICBM chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phá hủy mục tiêu, không cần quay về như máy bay, và cũng chẳng có phi công để bảo vệ khỏi bức xạ hạt nhân. Lợi rất nhiều đường theo tư duy của các chuyên gia quân sự.

Tinhte_Maybay6.jpg

Dự án phát triển máy bay nguyên tử dần biến mất. Cuối những năm 50, chính quyền tổng thống Eisenhower cắt giảm ngân sách cho chương trình này. Nikita Khrushchev ở bên kìa bức rèm sắt cũng có hành động tương tự. Đến năm 1961, cả Mỹ lẫn Liên Xô đều dẹp bỏ dự án phát triển máy bay nguyên tử. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó.

Trong nỗ lực cuối cùng để biến máy bay nguyên tử trở nên khả thi, các nhà chiến lược dùng đến phương pháp cuối cùng: Sử dụng những phi công già. Những phi công già sẽ mất vì lý do tự nhiên trước khi bức xạ hạt nhân gây hại cho cơ thể của họ. Vậy là khỏi cần làm máy bay có hệ thống tường chắn bức xạ nặng nề.

Tinhte_Maybay8.jpg

Nhưng ngay cả phương pháp hợp lý nhưng phi nhân tính này cũng không đủ để cứu chương trình máy bay nguyên tử. Chính quyền Mỹ thời ấy cho rằng dự án này không cần thiết, nguy hiểm và tốn kém. Hệ quả, ngày 28/03/1961, tổng thống John F. Kennedy hủy bỏ chương trình này. Kể từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn có vài người đưa ra ý tưởng máy bay sử dụng nguyên liệu hạt nhân, nhưng đều bị lờ đi.

Theo Atlantic
175 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tóm lại là chi phí đắt đỏ và ko cần thiết . Tàu thuỷ hay tàu ngầm 1h đi đc 50km nên họ cần . Chứ máy bay 1h bay cả ngàn km/h , trong 2h vãi hết số đạn dược mang theo rồi chuột rút . Căn cứ không quân chỗ nào cũng có . Chứ bay mãi trên trời làm gì khi hết đạn ? Làm bia cho phòng không mặt đất tập bắn à .
@daigiahungyen Đọc cmt của bác em thấy kém thân thiện quá...Bác có thể giải thích mọi người hiểu được không ?
ngsangmt
TÍCH CỰC
5 năm
@minhthuvc Tiếp nhiên liệu trên không khó khi đang bắn nhau, thuê căn cứ gần chổ địch thì tốn kém. Bay từ mỹ tới liên xô thả một loạt bơm rồi bay về (máy bay hạt nhân). Ông ko đọc bài à?
Duovo
ĐẠI BÀNG
5 năm
@minhthuvc Mấy câu hỏi của ông trong bài người ta đã đưa ra rồi. Ko đọc hay đọc ko kỹ rồi comment tào lao 😆
Hóng nhiệt hạch
apolozero
ĐẠI BÀNG
5 năm
@lovegameisme Nó sử dụng nguyên lý phản ứng phân hạch sử dung các đồng vị phóng xạ làm giàu như Uranium 235 nha vì phản ứng nhiệt hạch hiện rất khó để kiểm soát được năng lượng giải phóng của phản ứng. Thậm chí các nhà máy nhiệt hạch còn chưa được đưa vào sử dụng.
Emboar
ĐẠI BÀNG
5 năm
@12minhduc. không có năng lượng nào vĩnh cửu đâu bác ơi, chỉ là bác sẽ sài được lâu hơn trước khi phải tiếp nhiên liệu thôi
@12minhduc. Thật ra thì phóng xạ đã được ứng dụng làm pin từ rất lâu rồi. Đặc biệt trên các vệ tinh trước đây. Một viên pin hạt nhân có thể dùng 200 năm mà k cần sạc điện. Chủ yếu là ở trái đất sử dụng gây tai nạn thì rất nguy hiểm. Nếu không thì ô tô chạy pin hạt nhân có mà được coi là vĩnh cửu.
ngsangmt
TÍCH CỰC
5 năm
@lovegameisme Nhiệt độ nhiệt hạch tạo ra nóng hàng trăm triệu độ, ông nghỉ có cái gì chứa được nó mà không bị nóng chảy không? Hiện nay phương pháp duy nhất để giam dữ plasma tạo ra từ phản ứng nhiệt hạch là giữ nó treo lơ lững trên không trong môi trường chân không bằng từ trường. Máy cái lò phản ứng nhiệt hạch hiện nó to như cái sân bóng đá và chỉ duy trù được plasma có máy giây à. Đã 3 cái hứa hẹn 30 năm sẽ có năng lượng nhiệt hạch (xanh, sạch, đẹp) mà chưa được kìa bác
Mỹ với Nga đều đồng loạt ko vượt qua được yếu tố bức xạ cho phi công cũng như tối ưu hoá trọng lượng của máy bay nguyên tử thì chắc chả nước nào trên thế giới cân nổi: Israel chăng, hay Trung Quốc? :rolleyes:
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@Gabriel le Với thằng Khựa thì chả đạo đức gì hết. Nó còn chỉnh sửa gene người kia mà ?
ngsangmt
TÍCH CỰC
5 năm
@crazysexycool1981 Khựa chỉ ăn cấp là giỏi thôi. Cái gì trên thế giới chưa có thì khựa sao mà làm được.
@crazysexycool1981 Trên đời này có những thứ không thể đụng vào được, ông đừng tưởng China cái gì cũng làm được hết. Công nghệ toàn sao chép chôm chỉa của các đại cường quốc thì làm sao vượt được người ta. Đến cái động cơ phản lực hiện tại đang là rào cản của tàu khựa đấy. nên đành phải nhập khẩu động cơ đời cũ của Nga để dùng cho mấy con máy bay Flag ship của nó đấy. Bay thì cũng được đấy, nhưng đến khi gia tốc cực đại để chạy trốn hoặc rượt đuổi thì phế lắm đấy.
@macinPhone ghen tỵ vậy, Trung Quốc làm ra được cả tàu vũ trụ rồi, còn Việt Nam - một con bu lông đúng tiêu chuẩn chưa làm nổi
?? Roi phát thì xác cmn định à 😆 chứ chế tạo kiểu gì nó chả chế đc cải tiến dần dần
Long Sao
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thien Quoc Chuẩn bác. Bác nói đúng đấy. Không kịp giải tán. Mà thành tha ma luôn ý chứ
@RF Hiến Nguyễn biết tại sao chưa có vụ máy bay rơi giữa thành phố ko ? là tại vì đường bay sẽ hạn chế tối đa việc bay trên các thành phố, chủ yếu đường bay sẽ là đồi núi rừng rậm hay là biển. Bay từ Hà Nội vào các tỉnh miền Trung hay miền Nam như Đà Nẵng, HCM, Phú Quốc... toàn là bay trên biển cả đó. Và khi bay chiều ngược lại thì bay dọc theo biên giới Lào-Cam vì nơi đó chủ yếu là rừng rậm.
Còn người trong tàu hay trên chuyến bay một khi đã nhận nhiệm vụ, bước lên máy bay thì coi như xác định ko sống thì chết, mục tiêu lúc đó chỉ còn là hoàn thành nhiệm vụ cứ ko mang tới mạng sống nữa.
kebactinha1
ĐẠI BÀNG
5 năm
@RF Hiến Nguyễn Đọc lại Lịch sử ngày 11/9 đi nhé. Có một vụ như thế nữa với MBNT thì thử suy nghĩ xem nó như thế nào?
@kebactinha1 kakha , nếu ko phải là 90 tấn xăng mà là 90 tấn uranium thì xác định là toàn bộ bắc mỹ thành sa mạc rồi 😁. Nói đùa thôi chứ 20 ký uranium trong lò phản ứng thì đủ cung cấp điện cho sài gòn trong 20 năm rồi :D.
RoKai
TÍCH CỰC
5 năm
máy bay thì sợ bị bắn rơi, rớt tại đài chỉ huy làm sao... 😆))))
Phản ứng chỉ sinh nhiệt nên từ nhiệt để sinh ra năng lượng bay chỉ có thể là điện. Chừng nào có công nghệ phản ứng sinh ra điện thì ta sẽ có lõi năng lượng như pin 555 sài hàng trăm năm
@heobanhki Sinh ra điện để bay thì ngừi ta gọi nó là máy bay điện rồi bạn ơi, gọi là máy bay năng lượng hạch tâm làm chi nữa cho mệt. Còn bản chất của phản ứng hạch tâm là bán phá các nguyên tử không ổn định để tạo ra các nguyên tử nhỏ hơn, từ đó khai thác được năng lượng trong quá trình phản ứng. Vậy nên sẽ không bao giờ có chuyện phản ứng hạch tâm sinh ra điện được, sai bản chất.
Giờ nga ngố lại bắt tay làm tên lửa hành trình động cơ hạt nhân có lẽ nào thế kỷ 21 chuyển qua chơi loại này.
Slashcode
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Chip cô đơn channel Bắt tay từ gần 20 năm trước, giờ xong rồi, đang làm bản thế hệ tiếp
Còn phải làm mát lò phản ứng bằng nước, ở trên không làm j có nước để làm mát.
Thứ hai nữa chắc do ở trên không thì dễ phát hiện hơn dưới nc.
huongah
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Blitzwaffen thắc mắc giống bạn. phản ứng hạt nhân --> nhiệt ---> sinh hơi --> chạy cánh quạt, phát điện. Muốn tái sử dụng hơi thì hơi sau cánh quạt phải ngưng tụ? vậy lấy gì làm mát để ngưng tụ nhỉ?hii
masterss0
TÍCH CỰC
5 năm
@huongah máy bay bay cao thì lạnh vãi ra, làm cái giàn giải nhiệt giống máy lạnh là bao mát rồi còn gì 😁:D
@masterss0 Lạnh có -50 độ thì nhằm nhò gì với nhiệt độ phân hạch vài trăm độ hả bạn. Hơn nữa, họ xài nước nặng (đồng vị của Hidrogen) để làm chậm các hạt cơ bản được giải phóng sau phản ứng hạch tâm chứ không chỉ có 1 mục đích là làm mát lò phản ứng đâu.
@masterss0 làm hệ thống giải nhiệt giống SS note 9 haha.
duyvankm
TÍCH CỰC
5 năm
Với lại máy bay trục trặc nhiều chứ tàu ngầm nguyên tử có mấy khi đâu, tàu ngầm nổ thì cũng dưới biển ko sao chứ máy bay mà bị dính đạn thì cũng thảm hoạ luôn
@duyvankm Ai bảo tàu ngầm nổ dưới biển là không sao: rung chấn, ô nhiễm, xác tàu, thiệt hại nhân lực,....
@duyvankm Thảm họa Kursk vẫn còn sờ sờ ra đó.
duyvankm
TÍCH CỰC
5 năm
@dangnhatanh1412 Động đến hạt nhân thì cái méo gì cũng khủng khiếp nhưng nếu dưới biển nó đỡ hơn phần nào so với trên không, và rủi do tàu ngầm ít hơn máy bay
@duyvankm Thì nổ thành cây nấm khổng lồ chụp luôn đối thủ ôm nhau cùng chết vậy tiện 😁. đối thủ không dám bắn.
hiepmu
CAO CẤP
5 năm
@Blitzwaffen ra rạp xem phim đê bác, đang chiếu đó 😁 :D :D
Đơn giản là nếu có tai nạn hoặc bị bắn hạ thì máy bay nguyên tử sẽ gây phát tán phóng xạ ra xa và nguy hiểm hơn rất nhiều so với tàu ngầm. Tàu ngầm nếu có xảy ra tai nạn thì vẫn được nguồn nước biển làm giảm bớt nguy hiểm. Ngoài ta tính ứng dụng không cao vì máy bay dễ bị phát hiện & tấn công hơn so với tàu ngầm
Máy bay nguyên tử mà rơi thì chắc cũng giống 1 quả bom nguyên tử mini nhỉ
[​IMG] Bây giờ sử dụng máy bay không người lái, AI, robot tự hành...Dự án hồi sinh được rùi đó 🆒
libieu
CAO CẤP
5 năm
@anxongjong thực sự thì yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong việc ko thể chế tạo máy bay động cơ hạt nhân được là vì nó ko thể bảo trì ngay trên không được , khác với tàu ngầm và tàu mặt nước nếu có sự cố hoặc cần bảo trì cơ bản hầu hết đều có thể sữ dụng cơ sở tại chổ để khắc phục , còn máy bay thì lúc nào cũng phải hoạt động với tốc độ quá cao để có thể bảo trì có hiệu quả , hơn hết trần bay và thời gian bay hiện tại của các loại máy bay đã đáp ứng cơ bản tốt trong học thuyết chiến tranh hiện đại nên không cần phải có 1 đợn vị túc trực trên trời . trừ khi trãi qua 1 cuộc thế chiến nữa và người ta nhận thấy lợi ích của không quân trực thuộc bầu trời nếu ko chắc tầm vài thập kỷ tới cũng ko cần thiết 😁
Chắc phải có lý do 😁
anhlau87
TÍCH CỰC
5 năm
Theo em là chưa có thôi chứ chưa hẳn là không có ạ.
Hiện nay vấn đề lớn nhất chắc chắn là đang bị giới hạn về công nghệ. Nếu công nghệ đủ tầm, cho trường hợp nó rơi trên trời xuống cũng thiệt hại như nổ dưới biển thì khi đó chắc sẽ có thôi.
Nói về tiền khả năng không thiếu, quan trọng là bỏ ra rồi có làm được hay không và thu về được cái gì thôi.
hacrot3000
TÍCH CỰC
5 năm
Một ưu điểm của máy bay nguyên tử không thấy nhắc tới đó là phòng không đối phương không dám bắn rơi, vì bắn rơi chẳng khác nào hứng nguyên một quả bom nguyên tử => máy bay nguyên tử nếu bay được thì sẽ "bất tử" khi chiến đấu trên không phận của kẻ địch.

Chắc các chuyên gia quân sự bỏ quên lý do này chứ nếu họ nghĩ ra thì họ sẵn sàng chế tạo một chiếc rồi.

Lưu ý: Bình loạn chỉ mang tính chất vui vẻ, ném đá ít thôi ạ.
Ar.Truong
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hacrot3000 ha ha ha
ha ha ha ha...
Rơi là thành bom nguyên tử hả.
ha ha ha...
@hacrot3000 ha ha ha
ha ha ha ha...
Nó chỉ cần cất cánh thôi là có khi bị bắn rơi ngay trên không phận đối phương rồi
ha ha ha ha...
Vmemory
CAO CẤP
5 năm
@hacrot3000 Vậy phải xét máy bay hay bom nổ ở độ cao bao nhiêu để gây ra sát thương lớn nhất. Quá cao thì cũng chẳng gây ra sát thương gì, còn sát mặt đất thì sát thương không tối đa. Nếu thích chọi nhau bằng bom nguyên tử hay hạt nhân các nước đã làm từ lâu, chứ không phải chỉ là hăm he nhau đâu, vì thằng nào chẳng giấu bom trong nhà
17benthuy
TÍCH CỰC
5 năm
B2 giờ nó bay 1 lần 10k km. chế cái này làm gì. ko khả thi và quá nguy hiểm
@17benthuy Đọc ở đâu mà 10km vậy bạn? Cho cái nguồn tham khảo coi.
17benthuy
TÍCH CỰC
5 năm
@Hiệp K https://vi.wikipedia.org/wiki/Northrop_Grumman_B-2_Spirit
Northrop Grumman B-2 Spirit – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
17benthuy
TÍCH CỰC
5 năm
@17benthuy nếu dc tiếp nhiên liệu tầm bay của nó đạt 16 > 18k km nha bác 😁
@17benthuy À 10 k km. Đọc thiếu chữ k =))
Tương lai xài pin hết ... khỏi lo đi há 😁
Lắp cho con này thì may ra
@gauto988 =)) con này chém gió cho đẹp thôi, sức đâu mà nâng cả đống sắt này lên
@gauto988 cho cái tàu này sơ sơ 5000 tấn đi, động cơ phản lực mạnh nhất hiện nay GE 90 lắp trên boeing 777 tầm 500kN lực đẩy 50 tấn thì phải hơn 100 cái động cơ vậy mới nâng nổi con này .... phép toán vui thôi, con này mà có thật chắc thành mồi thu hút hỏa lực chả biết chạy đi đâu 😆
@boyngo1988 Giả sử người ta có ý định làm 1 em như thế này thật thì chắc người ta phát triển động cơ riêng cho nó chứ
Vmemory
CAO CẤP
5 năm
@gauto988 Chắc động cơ cánh quạt. Hehehe
Giả định trái đất không còn sống được nữa thì 1 em lơ lửng hàng trăm năm cũng là 1 ý kiến
HungDv20
ĐẠI BÀNG
4 năm
@boyngo1988 con này có khả năng tàng hình mà bác.
theo Nick thì là "kích hoạt tấm phản quang" gì gì đó ớ
😃
LEHUYEN
TÍCH CỰC
5 năm
Tóm lại là làm máy bay nguyên tử tốn kém, lãng phí và không an toàn, không vượt qua được bài toán lực hấp dẫn. Chơi kiểu mất nhân tính cho phi công già lái thì khi nó nổ cũng là thảm họa mặt đất, dẹp vậy là đúng rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019