Những điều cần biết về remap động cơ và độ cảm biến chân ga

Tuannph
28/1/2019 3:32Phản hồi: 54
Những điều cần biết về remap động cơ và độ cảm biến chân ga
Có thể gần đây chắc anh em chơi ô tô hay nghe nhiều đến remap động cơđộ cảm biến chân ga để giúp việc chạy xe vui vẻ hơn. Vậy remap và độ cảm biến chân ga là gì và có liên quan với nhau như thế nào? Trong bài viết này mình xin chia sẻ lại và làm rõ 2 vấn đề này từ bài viết của anh Vinh Nguyễn. Hy vọng các thông tin về thủ thuật xe dưới đây sẽ có ích đối với các anh em đang bắt đầu tìm hiểu và đi vào con đường độ xe ô tô. Bởi thường các vấn đề này quá thiên về kỹ thuật nên ít người quan tâm, và nó phần nào là bí quyết nhà nghề của mỗi Remapter, người thực hiện remap nên họ cũng không tiện để chia sẻ rộng rãi.

1. Remap động cơ


Trước hết, hầu hết các phương tiện hiện đại đều chứa Bộ điều khiển động cơ ECU (Engine Control Unit). Đây là một máy tính nhỏ điều khiển cách thức hoạt động của động cơ. Các nhà sản xuất xe tinh chỉnh đặc tính làm việc của động cơ bằng cách đặt phần mềm trên ECU. Thông thường khi một chiếc xe bán ra thị trường, nhà sản xuất chỉ hiệu chỉnh công suất chiếc xe đạt khoảng 60-80% so với mức tối đa động cơ có thể sản sinh.

Remap động cơ (còn gọi là Remapping hoặc Reflash ECU) về cơ bản là thay đổi hoặc thay thế phần mềm mặc định của nhà sản xuất trên ECU của xe. Từ đó chúng ta có thể thay đổi, hiệu chỉnh lại các thông số cơ bản của động cơ như tỉ lệ hòa khí ( tỉ lệ xăng và gió), thời điểm đánh lửa, độ trễ chân ga... Ngoài ra, việc remap sẽ cho kết quả tốt hơn nếu chúng ta thực hiện cả việc nâng cấp phần cứng, chẳng hạn như nâng cấp hệ thống ống xả, thay lọc gió mới hiệu năng cao hơn...

Mục đích cơ bản nhất của việc remap là mở thêm giới hạn công suất, mô-men xoắn của động cơ, mở giới hạn vòng tua, hay đơn giản là loại bỏ giới hạn tốc độ điện tử mà nhà sản xuất đã cài đặt sẵn. Nhưng việc nâng cấp phần mềm cũng phải phù hợp với giới hạn độ bền của các chi tiết cơ khí. Với những xe sử dụng động cơ tăng áp (turbocharger) thì tiềm năng khai thác thêm công suất là rất lớn, có thể tăng 20-30% so với mức công suất công bố của nhà sản xuất. Còn với những xe sử dụng động cơ hút khí tự nhiên thì tiềm năng khai thác ít hơn, tăng tầm khoảng 5-15% so với thông số gốc.


Remap_dong_co_Cam_bien_chan_ga_Xe_Tinhte_1.jpg Kết quả chạy dyno trước và sau khi remap: động cơ tăng thêm khoảng 26 mã lực, khoảng 27%
(Nguồn: Darksidedevelopments)

Để dễ hiểu lấy luôn ví dụ Ford Ranger cho nhanh. Ranger có: turbo điều khiển điện, bơm cao áp điều khiển áp suất bằng điện, kim phun cũng đóng mở bằng điện. Turbo zin chạy được ở áp suất 26 psi (gần 1,8 bar), remap cho chạy 28 psi (hơn 1,9 bar) thì được. Lên đến 30 psi (hơn 2 bar) thì ống cao su cổ hút nổ bùm bụp, hơn nữa thì bản thân turbo lăn ra chết. Vậy lối thoát là gì? Thay turbo.

Tương tự với bơm cao áp: tăng áp suất phun lên đến 1 mức nào đó thì kim phun lăn ra ngất, hoặc bản chất cái bơm chỉ đến thế thôi. Bơm công suất 1 kW khó mà bơm nước lên đỉnh Landmark. Kim phun cũng thế, có cho phun nhiều hơn thì ở 1 mức nào đó cũng sẽ bị giới hạn bởi khoảng thời gian kim có thể mở, và không thể vượt quá. Lối thoát cho các tunner là thay luôn kim phun.

Rất nhiều tunner thay hết phần cứng để có áp suất turbo lớn hơn, kim phun nhiều nhiên liệu hơn… và đa số họ cuối cùng đã đạt đích đến bằng việc làm cái động cơ cháy luôn. Muốn không cháy thì phải độ lại cả mặt máy lốc máy, tay biên piston… hết sức mệt mỏi.

Việc thiết lập các thông số để động cơ làm việc trơn tru và bền bỉ không phải việc dễ, chính vì yếu tố bền bỉ nên các remapter không dám quá tay, vì họ thực sự không muốn đền gà. Việc remap "an toàn" có thể nói không mang lại quá nhiều công suất cực đại (hình như 220 mã lực với Ranger là con số lớn rồi), tuy nhiên nó có thể thay đổi tầm công suất trong các vùng tua máy khác.

Ví dụ xe zin tua 2.000 vòng/phút là 100 mã lực, sau khi độ xong sẽ được 120 mã lực tại 2.000 vòng/phút. Con số này lớn, thậm chí khá lớn - đạt 20% . Và điều đó cho các bạn cảm giác khác hẳn khi sử dụng hàng ngày, nơi mà chúng ta không dùng đến 5.000 vòng/phút.

Remap_dong_co_Cam_bien_chan_ga_Xe_Tinhte_2.jpg
(Nguồn: Performance-centre
)​

Đấy là những gì anh Vinh Nguyễn chia sẻ về remap, nói chung là với mớ kiến thức này trong quá khứ anh cũng làm ra được cái gọi là V-chip dành cho xe pickup, và thành công của nó làm cho rất nhiều tay đua toát mồ hôi. Sự thật đằng sau V-chip là: phần cứng của Dfast Thailand, còn phần mềm của Thái hay Malay vứt luôn qua 1 bên, và anh phải thiết lập từng phần mềm riêng biệt cho từng tay đua, người dùng khác nhau. Ví dụ:

Quảng cáo


  • Với người chân to, hơi tý đạp ga mạnh nên làm cho động cơ không bốc lắm
  • Với người chân nhát nên thò vào ga là cho Full power (công suất tối đa) luôn
  • Với người khéo chạy, dễ thích nghi có sao dùng vậy thì phần mềm nằm sẵn trong cái đầu của họ, nên chỉ cần động viên là chạy như bay.
2. Độ cảm biến chân ga

Các xe đời nay sử dụng chân ga là 1 cảm biến điện, ECU nhận tín hiệu từ cảm biến chân ga và quyết định ta cần bao nhiêu công suất. Việc giả lập tín hiệu chân ga gọi là độ cảm biến chân ga.
Ví dụ đạp nửa ga, cảm biến báo cho ECU là "nó đạp hết ga anh ơi". ECU lập tức cung cấp toàn bộ công suất. Với xe không độ cảm biến, thì đơn giản nó báo về ECU "chấp nửa trái", thế là ECU cho 50% công suất.

Remap_dong_co_Cam_bien_chan_ga_Xe_Tinhte_3.jpg
Cảm biến chân ga (Throttle Pedal Sensor) dùng trên xe Acura MDX

Vậy có khác nhau không?
- Về công suất: chả khác gì
- Về độ bốc khi đề pa: chả khác gì, có chăng nhanh hơn 0,1 giây khi bàn chân đạp xuống đến kịch ga.
- Tác dụng rõ của nó là trong đua offroad: đôi lúc trong vòng 1 giây ta cần đạp 2 lần hết ga (ví dụ qua gờ giảm tốc ta nhả ra trước đó, và hết ga sau đó) , thì nó tiết kiệm được ít thời gian (tiết kiệm khoảng thời gian mà chân đạp trên bàn đạp). Mà đua thì 0,1 giây cũng quan trọng phết đấy. Nhưng mà nhắc lại là có nhiều lần 0,1 giây cũng chả biến anh em thành mãnh thú ngay được.

Quảng cáo


Nói chung 3 triệu cho có thằng đạp ga mạnh hơn hộ mình là giá phải chăng các anh em ạ.

Tham khảo: Facebook Vinh Nguyen
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn thớt vì bài bổ ích, được cái này mất cái kia là hiển nhiên.
Chả hiểu cái từ vui vẻ là gì mà bài nào cũng thêm vô , đành rằng sai chính tả ko nói , giờ còn lạm dụng từ ngữ .
Song Sinh VN
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nhatminh411992 chắc muốn gây phong trào nên cứ dùng cái từ vui vẻ nó chả đúng gì, đọc cảm thấy khá khó chịu
dandykts
TÍCH CỰC
5 năm
@nhatminh411992 Thú vị thì sao? Việt Nam ít sài nhưng vẫn có thể sử dụng. Đa dạng từ ngữ có gì sai?
vnv88
TÍCH CỰC
5 năm
@dandykts Bài nào cũng dùng một từ "vui vẻ" thì không thể gọi là làm đa dạng từ ngữ được bác nhé. Trên người ta trách người dùng từ chứ có trách ngôn ngữ đâu.
@dandykts cứ đọc mấy bài tinh tế thì 100 bài có gần 60-70 bài là dùng từ vui vẻ thì nó ko còn là đa dạng mà là lạm dụng từ ngữ sai dẫn đến khó hiểu cho người đọc lẫn sai nghĩa của bài viết
quangtung79
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nhatminh411992 Xe bạn đi hàng ngày thấy nó nhàm chán khi tăng ga hay đại loại là không bốc mấy , vậy khi bạn thay đổi nó và chạy cảm giác khác hẳn ngày thường bạn có cảm thấy vui hơn không ?
Remap cho cố vào đạp ga nó giật lên lại lên báo là xe điên
LINH120612
TÍCH CỰC
5 năm
@tin_truc22 đang cùng câu hỏi hắc đó là lý do dạo này mấ ongg6 say hay phi vèo vèo
xman9491
TÍCH CỰC
5 năm
@tin_truc22 công nhận với bác, đi bình thường quán tính nó cao như thế đã ko làm chủ được rồi, đi đường việt nam thì làm việc này chỉ tổ hại phanh
Ar.Truong
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bên otosaigon cũng thấy bài này, bên này cũng có.
Mình cũng éo hiểu làm thế để làm cái gì, muốn mạnh muốn khỏe mua xe khỏe mà đi. Độ với chả đẽo, can thiệp vớ vẩn vào máy móc trong khi hiểu biết quá mơ hồ là việc làm nguy hiểm.
Được cái này thì mất cái kia, ép công suất thì giảm tuổi thọ, chả phải tự nhiên mà hãng nó lại để mặc định như vậy, mặc dù để làm được mấy cái đó, 1 cái phẩy tay là xong.
Trên hội xe sang có cụ đi con BIM5 độ racechip rao bán cả năm nay không ai thèm mua, mặc dù bán rẻ hơn thị trường.
Có hãng thứ 3 nào chịu trách nhiệm cho việc hỏng hóc động cơ đâu, mà đã can thiệp vào động cơ thì hãng nó cũng từ chối luôn, ai phải chịu thì các cụ hiểu rồi đấy.
Nói chung các cụ muốn chế cái gì thì chế, nếu thích độ. Còn động cơ, khung gầm và ECU thì đừng bao giờ động vào.
Song Sinh VN
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Ar.Truong chuẩn rồi bác 😆 trc em chạy toy độ chức năng đề nổ từ xa, thấy họ làm cũng can thiệp nhiều quá, phần điện thì toàn cắm giắc, còn ổ cơ thì phải cắt một cái chìa để nhét vào đó nữa, nghĩ lại cũng ghê ghê, nhỡ may đang đi cái bộ đó có vấn đề thì sao, nghĩ đến trường hợp bị xe bị tắt đột ngột trên cao tốc mà sởn da gà. Hồi đó cũng độ khá nhiều nào là bixenon, bi gầm, mở cốp từ xa, đề nổ từ xa, ... độ sau một năm thì bán xe 😃) trường hợp xe bị cháy cũng có khi là do độ hàng kém chất lượng, nhất là cái blast của xenon nóng dã man, độ vào động cơ nữa thì phải giành cho người cực am hiểu
write dung
TÍCH CỰC
5 năm
@Ar.Truong Sai bác à. Có cầu có cung. Chẳng qua là lạm dụng nó thôi.
Ví dụ mấy ng hay offroad phải lội bùn leo dốc thì remap, mấy xe chạy nhiều yếu hơn thì chạy cho thấy khỏe hơn tí 😁.
Chẳng qua mấy ng đua đòi hay bị dụ làm nên shop ng ta vẫn làm vì miếng cơm áo mà bạn :D
Đỉnh cao của độ xe là về zin. Đang zin sẵn thì cứ để vậy cho khỏe 🆒
@DarthTyr Chuẩn cmn bài, mấy xe độ xong tưởng mới ở đoàn cải lương ra =)) đỉnh cao độ xe là ở zin =))
write dung
TÍCH CỰC
5 năm
@DarthTyr Sai. Xe cũ. Xe cổ hư hỏng thì về zin là số 1. Còn xe mạnh. Xe thể thao muốn mạnh hơn thì nâng cấp fulloption mới chuẩn 😃 (toàn đại gia thế giới mới cần) còn ở VN là đua đòi nửa gà nửa vịt thôi 😁
giống như overclock Xê Bê U
Vọc vạch cẩn thận lợn lành thành lợn què đó
Giống như là jailbreak ios hoặc là root android ấy nhỉ. Mỗi tội làm xong mất bảo hành, bán chả ai mua
lampadati
ĐẠI BÀNG
5 năm
@daugauhp911 Dốt nát phát biểu chả liên quan. Root xong là để vậy xài hoài luôn. Tự do không muốn, thích để hãng nó bó buộc kìm hãm à. :rolleyes:
@lampadati Bạn dốt thì có. Số người chỉ dùng hàng nguyên bản của hãng luôn nhiều hơn những người thích táy máy vọc vạch. Còn khi muốn bán đi thì rất khó vì người mua đâu biết được bạn đã chọc nghịch những cái gì, đã hỏng hóc ra sao...
lampadati
ĐẠI BÀNG
5 năm
@daugauhp911 Thứ nhất, root/jailbreak lợi nhiều hơn hại, chỉ có bọn dốt mới sợ, hở tí đòi đem đi bảo hành. Người nào biết mình đang làm gì và hưởng lợi gì từ root/jailbreak chả cần đách gì bảo hành. :rolleyes:

Thứ hai, bản chất của root/jailbreak và độ xe kiểu remap khác hẳn nhau. Không biết gì thì cứ im im mà đọc comment. Post ra làm gì cho thiên hạ thấy sự trì độn. :rolleyes:
write dung
TÍCH CỰC
5 năm
@lampadati Sai nhé. Bạn mua xe Mazda3 bản 1.5 đi. Phần mềm xe bị giới hạn rất nhiều so với bản 2.0. Chế độ bảo hành 3 năm hay theo kilomet. Bạn đi remap sẽ đc full như bản 2.0 nhưng sẽ mất luôn bảo hành chính hãng của Mazda 😃 đừng tỏ vẻ tinh tướng quá.
Xe mới còn bảo hành thì ko nên. Còn xe hết bh thì làm gì cũng đc
LINH120612
TÍCH CỰC
5 năm
quen r lên con khác nhầm ga thì s mod
kenie.2811
TÍCH CỰC
5 năm
@LINH120612 Ai dè =))))
Chân ga xe nào cũnh như nhau. Khác mỗi số sàn với tuẹ động thôu
LINH120612
TÍCH CỰC
5 năm
@kenie.2811 e đang còm men là xe độ chân ga chạy quen sau này lên xe khác cứ cách chạy thế là tèo
kenie.2811
TÍCH CỰC
5 năm
@LINH120612 Tèo cũng khó. Vì độ nhạy sau kho độ lên thì tính bằng 0.00s trong khi mấy con mớ xuất xưởng thì 0.0s nên đạp thả ga nó cũng ì ạch =)))))
LINH120612
TÍCH CỰC
5 năm
@kenie.2811 vậy phí tiền bac nhey
ntson
TÍCH CỰC
5 năm
được cái này mất cai kia, mà nói thẳng xe chế cháo độ đẽo ECU, máy móc... độ xong đi một thời gian bán chẳng mấy ai mặn mà mua, xác định dính với cái xe bỏ thì thương, vương thì tội.
mình cũng một thời động vào cái gì là cũng nghiên cứu độ thêm cái lọ cái chai, nhưng rồi cuối cùng thì đỉnh cao nhất vẫn là để nguyên zin
đọc chơi thôi vì chưa mua được xe hơi 😁
Hài đọc 10 cnt thì hết 8 9 cmt chê bai này nọ. Trong khi thế giới thì con nào độ được là họ độ hết từ máy cày đến xe tải xe điện vui cũng được đam mê cũng được không bổ này thì cũng bổ kia. Tây họ khác mình là họ dám thử và sai rồi mình nhìn vào thì khen lấy khen để, đến lúc cũng mình làm thì chưa biết đúng sai thì cứ chê trước đã. Hài hước.
@Tài Bryant Thế giới người ta độ xe khác ở mình bạn ơi. Trình độ tay nghề ngta cao, có sự hợp tác với cả hãng xe nữa nên độ xong vẫn đảm bảo và pháp luật cho phép. Ở mình toàn độ theo kiểu tự học tự làm, hơn nữa pháp luật cũng 0 cho phép
kenie.2811
TÍCH CỰC
5 năm
@daugauhp911 Bậy này. Tây độ xe không có sự hợp tác của hãng nhé. Trừ những gaâge tầm cỡ có chanel riêng thì may ra. Còn số còn lại tự làm không đấy. Mà xe độ bán cũng được giá lắm
@daugauhp911 tay nghề trình độ cao với luật pháp từ trên trời rơi xuống tự nhiên có àh.
@Tài Bryant ???
manhck
TÍCH CỰC
5 năm
Tăng công suất thì tuổi thọ xe sẽ giảm đi là điều chắc chắn
Chưa có oto ;-)
=))) Có khi nào ra đê luôn ko 😁
sdkf
ĐẠI BÀNG
5 năm
ECU là Electronic Control Unit ông ad ơi.
Trên xe hiện đại có rất nhiều ECU điều khiển các chức năng khác nhau: ABS+ESP, Airbag + Seat bell, Transmission, Engine, Headlight.....
12minhduc.
TÍCH CỰC
5 năm
Rất hay.
tayeutl
TÍCH CỰC
5 năm
Hay nhưng chả bổ ích, nói nhiều nhưng k nói tại sao hãng lại tinh chỉnh như thế, k phải cái gì cứ chạy hết công suất là ngon.
CuongLam02
TÍCH CỰC
5 năm
Kim phun nó có giới hạn áp suất làm việc maximum, lên cao quá nó ko đóng được + xọc ti. Vs lại như thớt nói: bơm cũng có giới hạn pressure. Set Lên cao quá cũng đâu có được.
Theo mình biết, động cơ đạt maximum công suất chỉ ở 1 dãy nhỏ vòng tua máy, công suất là 1 hình sin, ko thể tăng lên vượt quá đó được, có chăng nó chỉ đạt sớm hơn ở 1 vòng tua nhỏ hơn thôi. Chưa kể hệ thống làm mát cơ khí ko được độ thêm thì lu-pe là điều sớm muộn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019