Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Vài dòng viết cho thế hệ trẻ “tham công tiếc việc”

P.W
29/1/2019 14:44Phản hồi: 170
Vài dòng viết cho thế hệ trẻ “tham công tiếc việc”
Bài viết của Erin Griffith, đăng tải trên The New York Times.

Chưa bao giờ trong đời, vào mỗi tuần làm việc mới, đi mua café sáng và ngồi check hòm mail đầy ứ qua mấy ngày cuối tuần, tôi dừng lại, thở dài và nghĩ: “Ơn trời, hôm nay là thứ hai”. Thứ hai là cơn ác mộng, chứ không phải sự cứu rỗi khi tôi có thể quay trở lại với công việc. Và có vẻ như, chính cách suy nghĩ ấy đã biến tôi trở thành kẻ lạc loài giữa một thế hệ trẻ tham công tiếc việc, luôn cố gắng hết sức mình để hoàn thành ước mơ của bản thân, hay tệ hơn, là của người khác.

Tinhte_Work2.jpg

Gần đây tôi tới thăm vài địa điểm cho thuê làm văn phòng dạng co-working space của WeWork ở New York, nơi kích thích các anh chị em trẻ tuổi “làm điều mình thích”. Những dòng chữ bằng đèn neon thúc giục họ làm việc cần mẫn hơn, “hôm nay phải cố gắng gấp đôi hôm qua”, đại loại thế. Thậm chí cả mấy quả dưa chuột trong bình nước trái cây cũng được khắc dòng chữ: “Đừng nghỉ ngơi khi bạn mệt, hãy nghỉ ngơi khi đã xong việc”.

Chào mừng anh em đã đến với thời đại mới, nơi phong thái làm việc hối hả, quay cuồng lên ngôi.


Những người trẻ tuổi dần bị cuốn vào nhịp độ làm việc như thế này. Họ bị ám ảnh với mục tiêu vươn tới thành công, khuôn mặt thì luôn phải tươi tắn tích cực, và nếu anh em để ý, chẳng ai thoát được ra khỏi cái vòng xoáy quay cuồng đó cả. Họ phát điên với tựa đề sách “Thức dậy và Cày” của một vị shark trên chương trình Shark Tank. Những startup media như One37pm hay Hustle thì tôn vinh cái gọi là “tham vọng”. Họ không coi tham vọng là mục tiêu để đạt được đích đến của một con người đặt ra, mà coi đó là phương châm sống, 24/7.

Tinhte_Work3.jpg

Trên web của One37pm viết: “Hiện giờ giới trẻ quan tâm tới khởi nghiệp còn nhiều hơn cả việc xây dựng một sự nghiệp vững chắc cho bản thân. Nó là tham vọng, mồ hôi nước mắt, và cả những ngày làm việc điên cuồng. Nó là màn trình diễn nơi sự sáng tạo của bạn được bùng nổ, một phiên tập giúp endorphine trào trong huyết quản, một tầm nhìn giúp bạn mở rộng cách tư duy...”. Đọc đến đây mới thấy câu “Lao động là vinh quang” nghe nhàm chán thật sự.

Nhìn vào những dòng chữ đầy động lực này, người trẻ nào chẳng sôi máu và bắt tay vào công việc?

Ryan Harwood, CEO của công ty sở hữu One37pm nói rằng nội dung của trang web nhắm tới thế hệ trẻ đang cố theo đuổi đam mê. “Họ muốn làm cách nào để làm chủ thời gian của chính bản thân mình”, một cách thông minh và khôn ngoan để kích thích những người trẻ tuổi làm việc đến kiệt sức như trong những văn phòng ở Nhật Bản. Kiểu văn hóa công sở mới thôi thúc những nhân viên yêu quý công việc của họ đến mức biến mình thành một cá thể trong cả tập thể doanh nghiệp ấy, và phải cảm thấy tự hào vì điều đó, chứ không chỉ đơn giản là hoàn thành công việc được giao nữa.

Tinhte_Work4.jpg

Quay trở lại với WeWork. Hồi tháng 1, nhà sáng lập Adam Neumann tuyên bố họ sẽ đổi tên thành We Company, mở rộng đầu tư sang cả mảng giáo dục và bất động sản. Phân tích nước đi này, Fast Company nhận định: “Thay vì chỉ là một startup cho thuê mặt bằng để dân văn phòng làm việc, WeWork còn muốn định hướng luôn cả những khía cạnh khác trong cuộc sống của những người trẻ tuổi, cả ở thế giới thật và thế giới ảo của các MXH.” Thế là một người tham công tiếc việc có thể ngủ ở những căn hộ của WeLive, tập thể dục buổi sáng ở WeGym và cho trẻ đi học ở WeSchool chẳng hạn…

“Nó mệt mỏi và bóc lột”

Quảng cáo



Không khó để những người ngoài cuộc nhìn nhận văn hóa làm việc đảo điên như thế này là một trò lừa của những chủ doanh nghiệp hay startup. Suy cho cùng, nhân viên làm càng chăm, thì bộ máy lãnh đạo lại càng nhàn. Đồng sáng lập công ty phần mềm Basecamp, David Heinemeier Hansson cho biết: “Tuyệt đại đa số những kẻ cổ súy cho phong cách làm việc đến chết như thế này kỳ thực đều là những kẻ chả làm gì cả. Họ là những giám đốc, nhà đầu tư và những chủ doanh nghiệp.”

Tinhte_Work8.jpg


Rõ ràng làm nhiều giờ hơn mỗi ngày cũng chẳng khiến sự sáng tạo lẫn năng suất lao động tăng lên, dựa vào chính những dữ liệu mà Basecamp thu thập được. Thế nhưng bất chấp điều đó, những người trẻ tuổi đang cố thể hiện bản thân mình vẫn cố tin vào những lời huyễn hoặc của những kẻ giàu có. Họ tin rằng nếu đủ chăm chỉ, cần mẫn, họ sẽ được đứng vào hàng ngũ hiếm hoi những con người thành công. “Nó rất mệt mỏi và đầy bóc lột”, Hansson chia sẻ.

Hãy lấy một ví dụ thân quen hơn với các anh em đi. Elon Musk, kẻ được mệnh danh là Iron Man của đời thực cũng rơi vào tình trạng tương tự. Ông làm việc như một cỗ máy để thỏa mãn yêu cầu của những nhà đầu tư rót tiền vào những đơn vị mà ông điều hành. Cái tệ hại là, Elon mong chờ năng suất lao động tương tự từ những nhân viên cấp dưới của ông. Chính Elon từng tweet rằng nhân viên Tesla có người phải làm việc từ 80 đến 100 giờ đồng hồ mỗi tuần, nghĩa là 11 đến 14 tiếng mỗi ngày.

Tinhte_Work11.jpg

Giống như mọi người khác, để xoa dịu những nhân viên, câu nói “nếu bạn yêu công việc của mình, bạn sẽ chẳng coi nó là lao động nữa, mà đó là niềm vui” cũng được Elon Musk lôi ra.

Quảng cáo



Tương tự như vậy, thế giới công nghệ cũng có những cách riêng để giữ nhân viên của họ làm việc chăm chỉ hơn. Google thuê đầu bếp, chuyên gia massage và cả bác sĩ riêng cho những nhân viên của họ. Nhờ đó, nhân viên không cần nghĩ nhiều về những vấn đề khác mà ngồi trước bàn làm việc lâu hơn mỗi ngày. Nhưng dần dà, phong cách làm việc như vậy len lỏi vào hầu hết mọi ngành nghề, tạo ra một nền văn hóa công sở chỉ có làm, làm và làm.

Tinhte_Work5.jpg

Aidan Harper, người tạo ra chiến dịch kêu gọi giảm số ngày làm việc ở châu Âu từ 5 xuống còn 4 ngày một tuần cho rằng, văn hóa công sở này vừa độc hại vừa vô nhân tính: “Nó khiến cho con người lầm tưởng giá trị của họ chỉ nằm ở năng suất lao động, khả năng và cường độ làm việc.” Xét ở một khía cạnh nào đó, người trẻ tuổi dần tôn thờ công việc, tôn thờ sếp mình giống hệt như cách những người khác làm với đức tin của họ vậy. Họ tin rằng không làm việc sẽ khiến họ cảm thấy tội lỗi. Cuộc sống riêng, những mối quan hệ tình cảm, hay thậm chí chính việc chăm sóc cho cơ thể của bản thân từ đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Jonathan Crawford, một nhà khởi nghiệp ở San Francisco cho biết anh đã bỏ bạn gái và tăng gần 20kg khi phát triển startup thương mại điện tử Storenvy. Những cuộc gặp mặt ở các hội thảo hay networking event là nơi duy nhất anh nói chuyện với người khác. Những cuốn sách về khởi nghiệp là thứ duy nhất anh đọc. Khi ấy, ngoại trừ thời gian ngủ, anh làm mọi thứ vì yêu cầu công việc.

Tinhte_Work1.jpeg

Rồi Crawford phải từ bỏ lối sống như vậy khi tự nhận ra mình thật sự đáng thương. Giờ, khi đã là một nhà khởi nghiệp sở hữu 500 Start-ups, một đơn vị cấp vốn, anh bắt đầu kêu gọi những nhà khởi nghiệp khác đừng bước theo vết xe đổ của bản thân. “Thật sự đáng sợ khi họ không coi họ là con người nữa, mà là một dạng tài nguyên để sử dụng, cạn kiệt thì thôi.”


Thực tế thì, giữa cái thời kỳ ai cũng hối hả và cày như trâu, những người khác cũng dễ bị cuốn vào cái vòng xoáy ấy.

“Những sáng thứ 2 ngập tràn năng lượng”


Hệ quả không thể tránh khỏi khi làm việc quá sức sẽ là kiệt sức, dĩ nhiên. Vừa rồi một bài viết của Anne Helen Petersen trên BuzzFeed khai thác chủ đề này: “Nếu thế hệ trẻ bị coi là lười nhác và thích hưởng thụ, tại sao họ lại sẵn sàng chết trên bàn làm việc như thế?”

Tinhte_Work6.jpg


“Thế hệ trẻ”, theo cô Petersen, đơn giản chỉ đang cố gắng trong tuyệt vọng để tự chạm tới những kỳ vọng quá cao mà chính họ đã đặt ra. Điều này đã bắt đầu từ khi họ còn là những đứa trẻ: Điểm số phải cao, thi vào trường tốt để có tấm bằng ngon lành, kiếm được việc làm trong mơ dễ hơn. Nhưng sự thật thì thường mất lòng: Họ phải cạnh tranh với cả nghìn người khác chỉ để kiếm một cái ghế ở một công ti làng nhàng, món nợ đại học thì vẫn luẩn quẩn trên đầu. Kết quả không tránh khỏi, họ tìm cách giải thoát bằng chính công việc của mình, tin tưởng rằng nếu làm việc đủ chăm chỉ, mọi thứ sẽ ổn.

Tinhte_Work9.jpg

Gần như mọi công việc đều khiến con người bận bịu và mệt mỏi. Ngay cả bộ phim truyền hình Silicon Valley của HBO cũng chế nhạo văn hóa lao động kiểu này trong từng tập phim. Ấy vậy mà đến giờ những dịch vụ rất nhiều người sử dụng vẫn bấu víu vào “năng suất lao động” và “sự sáng tạo” để lôi kéo khách hàng. Ví dụ điển hình là Spotify. Họ nói rằng nhiệm vụ của họ là “mở khóa tiềm năng sáng tạo của con người”. Dropbox cũng thế, khi cho rằng mục đích của họ là “giải phóng năng lượng sáng tạo của thế giới nhờ vào việc thiết kế nên lối làm việc tươi sáng hơn.”

Theo giáo sư khoa kinh tế David Spencer thuộc đại học Leeds, những lời kêu gọi con người lao động chăm chỉ hơn đã được những công ty, nhà kinh tế và cả những chính trị gia sử dụng ở châu Âu từ thế kỷ 16. “Hồi ấy, những người chủ khiến nhân viên của họ sùng bái công việc theo nhiều cách khác nhau để họ lờ đi những khía cạnh tiêu cực của công việc.” Tuyên truyền kiểu này sau đó bị phản tác dụng. Hồi thế kỷ 17, nước Anh cho rằng lao động là cách để con người tránh xa tật xấu. Nhưng kỳ thực lao động quá mệt mỏi chỉ khiến những công nhân chìm đắm trong rượu chè nhiều hơn mà thôi.

Tinhte_Work7.jpeg

Những công ty công nghệ đã tính sai trong việc thúc đẩy nhân viên của họ coi năng suất lao động là thước đo duy nhất giá trị một con người. Sau một thời gian rất dài lợi dụng chiêu bài ấy, các công ty này bắt đầu bị phản ứng một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên không có bất kỳ một cuộc đình công hay đóng cửa nào mà nguyên nhân trực tiếp là do làm việc quá sức cả. Chúng đều có giọt nước làm tràn ly, ví dụ như cuộc đình công phản đối những hành vi lạm dụng tình dục công sở ở Google, hay một công ty dẹp luôn cả hợp đồng với Lầu Năm Góc để nghiên cứu giúp máy bay không người lái trở nên nguy hiểm hơn trong chiến tranh.

Đến lúc này, người lao động mới hiểu rõ họ có quyền lực như thế nào.

Tinhte_Work10.jpg

Heinemeier Hansson cho rằng, những cuộc biểu tình đó là bằng chứng sống cho việc người trẻ rồi sẽ đến lúc cảm thấy mệt mỏi và muốn chống lại văn hóa lao động kiểu bóc lột: “Mọi người sẽ không chịu để yên đâu, và họ cũng sẽ chẳng tin vào những lời đường mật khiến họ sáng tạo ngay trong lúc đi toilet”. Đúng, Hansson đang đề cập đến cuộc phỏng vấn cựu CEO Yahoo Marissa Meyer hồi năm 2016, khi bà này cho rằng một tuần làm việc 130 tiếng cũng khả thi “nếu bạn tính toán thời gian ngủ, tắm và đi vệ sinh hợp lý”.

Suy cho cùng, anh em sẽ phải chọn phe thôi, không đứng ngoài cuộc được. Anh em hoặc sẽ chấp nhận kiểu lao động đến chết, hoặc phản đối nó bằng mọi cách anh em có. Ngay cả Elon Musk cũng đã đến cực hạn khi những đoạn tweet kỳ quái xin anh em hình meme hài hước, hay những câu nói gây tranh cãi đã được chính vị CEO này đăng tải, dẫn đến hình phạt không hề nhẹ.

170 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tóm lại, thằng tác giả đã có thành tựu gì chưa ? Nếu bản thân chưa có gì mà khuyên người ta đừng làm việc nhiều để "ko có gì" như nó luôn hay sao ? Còn nó đã giàu sang phú quý thì nó ko cần nói gì nữa, ngồi ị thôi cũng đúng và thơm. Cuộc sống khó lắm, làm gì cũng dễ bị bắt bẻ, thôi thì chỉ dạy người ta cách ăn chơi hay hơn là khuyên họ cách làm việc khoa học, môi trường mỗi người mỗi khác nhau, vấp ngã tự khắc khôn
@BMC8704 Kiểu như bạn đang chẳng hiểu gì mà cmt ấy 😔
BMC8704
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ThietKeWebChuyen-Com :eek::( "vấp ngã tự khắc khôn"
nothing.jero
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ThietKeWebChuyen-Com Đồng ý vs ý kiến của bạn về việc kém tài thì phải chấp nhận đánh đổi, cày cuốc hơn người khác. Nhưng ý kiến riêng mình, chấp nhận đánh đổi, nhưng cũng đừng quá ép bản thân đến điên cuồng.

Bản thân mình thường xuyên làm việc từ 10 ~ 12h/ngày, nhưng mình vẫn có thời gian cho riêng mình và cảm thấy thoải mái.

Theo ý mình hiểu sâu xa ý nghĩa bả muốn truyền tải qua bài này là phải biết balance your life. Nếu có nghỉ ngơi, mới có thể nạp năng lượng tiếp tục làm việc, đồng thời tự đánh giá quá khứ mình được gì, mất gì, cần cản thiện gì.

Còn mình biết kiểu người làm việc điên cuồng nhưng chả có hiệu quả gì cả, cứ quay cuồng trong vòng quay đó, rồi tới lúc ngẫm lại có tích góp đc gì cho bản thân họ đâu.
nothing.jero
ĐẠI BÀNG
5 năm
@BMC8704 =)) Vấp ngã chưa chắc khôn đâu.

Nếu ngã, phải đủ đau mới rút ra kinh nghiệm được
mykenty
ĐẠI BÀNG
5 năm
cùng cảnh ngộ mới hiểu 😔 bòn rút 1 2h sáng về nhà khi đến event
@Long kengg bên nhật ngày nghỉ ngày lễ hơi bị nhiều
@Long kengg VN ngày nghỉ chả là gì so với Nhật. Ông sếp người Nhật của tôi ở VN chán ngán vì phải làm theo lịch làm việc ở VN và ko được nghỉ theo lịch bên đó. Tháng về với vợ được 1-2 ngày lại sang nên gần như ko được đi du lịch với vợ. Đc mỗi kì nghỉ Tết Âm dài thì vợ ổng lại làm việc những ngày đó.
@zer0_7 Nhưng ở Nhật Bản người ta làm việc nghiêm túc chứ vn thì làm ko ra làm chơi ko ra chơi lấy gì dc nghỉ nhiều.
integer941
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Long kengg Qua châu âu mà xem người ta nghỉ nhé, số ngày nghỉ ở vn ăn thua gì so với bên họ, chính cái phong cách làm không ra làm chơi không ra chơi mới khiến nó làng nhàng chứ không phải số ngày nghỉ.
tuan 95
CAO CẤP
5 năm
nói làm đéo gì làm tết về nhà ăn tết cho thoải mái đã, sống và làm việc sao cảm thấy vui vẻ là được. Còn bảo cắm mặt đêm ngày vào 1 công việc ko hứng thú thì thua.
mykenty
ĐẠI BÀNG
5 năm
cty bao ăn 3 bữa, trà cafe yaua thoải mái, trái cây đầy ắp mỗi ngày, bánh kẹo liên miên, có chỗ tập gym.. nhưng càng ngày càng teo tóp, tóc càng bạc, mối quan hệ đồng nghiệp thực sự tệ so với những cty trước đây, khi áp lực công việc gây nên ganh đua, che lắp đi tội lỗi, bản tính con người càng bộc lộ sự sợ hãi, đố kỵ và dối trá.
“Tuyệt đại đa số những kẻ cổ súy cho phong cách làm việc đến chết như thế này kỳ thực đều là những kẻ chả làm gì cả. Họ là những giám đốc, nhà đầu tư và những chủ doanh nghiệp.”

Đọc đến đây thì thôi, mình không đọc nữa. Liệu người viết bài có nghĩ là trước khi họ trở thành giám đốc, nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp thì họ cũng đã từng là lao động bình thường như chúng ta(trừ những kẻ sinh ra đã ở vạch đích, những kẻ có ông bố & bà mẹ là giám đốc, nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp), vậy tại sao họ lại là giám đốc?
@ngocdung_const Thực sự là mọi người không tin điều đấy cho tới khi họ làm chủ thật bác ạ.
tuan 95
CAO CẤP
5 năm
@gauto988 theo e thấy suy nghĩ của những người khác nhau, dành tất cả thời gian sức khỏe của tuổi trẻ để làm việc mục đích sau này để hưởng thụ, thì sau này nghĩ lại liệu có vui hay lại trách móc bản thân. Nên e thấy cứ làm việc và vui chơi đầy đủ. Ai bảo còn trẻ mà lười thì cũng nghe thôi, :v :v
coi7247
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hieunguyen7120 Các cuộc đấu tranh công nhân và giới chủ từ trước tới giờ đa phần xoay quanh việc làm quá nhiều giờ, áp lực cv cao, lương ko xứng đáng. Giới chủ huyễn hoặc nv rằng làm ngày 13, 14h để bóc lột sức thêm sức lao động, chứ việc làm thêm đó đưa lại lợi ích cho nv bao nhiêu.
denhun
TÍCH CỰC
5 năm
@hieunguyen7120 Viettel =))
thế trong tinhte thì làm việc ntn?
@zenki1 Không ai làm gì hết luôn.
@P.W Cuhiep đã được cụ Karl Marx soi đường hả mod :v
Cuộc đời cũng như một trò chơi thôi, không cày cuốc thì sao mà lên level được.
mkchen
TÍCH CỰC
5 năm
@Lựu Đạn Bác chắc chỉ chơi mỗi trò chơi cuộc đời mà không chơi game nhỉ, bảo sao chữ level cũng không viết đúng :p
@mkchen Để t sửa lại cho đúng nhé.
Hồi còn đi học cũng chơi mà cày mãi cũng ko chen vào top đc, giờ cũng vậy
@Lựu Đạn Chơi game bác có thể chọn reset bác ạ
nói chung vẫn phải cày thôi
Đã từ bỏ vị trí giám đốc pgd ngân hàng chạy theo đam mê cả gần 1 năm thu nhập không bằng địa vị cũng không bằng. Nhưg sống thoải mái hơn nhiều muốn gì làm đó chăm sóc dc bản thân và gia đình. Nói chug bạn thích gì làm đó thôi, có nhiều người đam mê công việc mà
@westlifeplaywar phó giám đốc ngân hàng nó bình thường thôi mà.
Cái lương không bõ công "đứng mũi chịu sào".
làm của Nhà nước chả sao, chứ làm của Tư nhân lại tỉnh lẻ nữa thì ra kinh doanh cho nhanh.
Năng lực có thì việc quái phải làm thuê
tbdat11
CAO CẤP
5 năm
@quocanh_ltk Đọc không kỹ à bác? Người ta ghi là Giám Đốc mà? PGD là Phòng Giao Dịch... chứ có phải Phó Giám Đốc đâu 😁
@tbdat11 em nhầm
7h30 dậy, hun vợ cái... vệ sinh xong...8h10 uống ly cà phê đá đầu tiên trong ngày... 8h45 vô việc ... 13h ăn trưa ... tối 7h30 ăn tối... 9h30 rời cửa hàng ... đã 6 năm rồi ... cũng tạm qua ngày
@Bão Sài Gòn Ly cà phê thứ hai, thứ ba thì mấy giờ mới uống?
@ntdieu Uống 2 ly... ly 2 là ăn trưa đó ...
@Bão Sài Gòn Mình: Dậy 6h45, đánh răng rửa mặt ôm hôn vợ con, 7h15 tới công ty, 8h làm việc, 12h nghỉ trưa, 13h làm việc, 17h về ăn uống chơi với con, 19h làm việc tiếp, 00h về nhà tắm rửa đi ngủ. Tiếp tục vòng lặp cho ngày hôm sau =_=
BBLand
ĐẠI BÀNG
5 năm
Sáng 6h dậy dọn dẹp, bốc shit cho con, 8h30 đi lồm, 11h30 về nhà ăn cơm, trưa xách đít lên cf chém gió, chặt chém với ae, 1h30 vào focus vào việc, 6h về.
Nếu chính sách cty đưa ra hợp lý thì cv sẽ rất vui và nhẹ nhàng, còn không thì làm thêm dù là 1 việc nhỏ cũng sẽ thấy nặng nề.
Làm việc hãy nghĩ về chén cơm gia đình, đừng nghĩ ta tài giỏi mà sao lương thấp, nhận đồng lương như vậy có nghĩ chúng ta chưa tài giỏi như ta nghĩ 😃
Phải cày thôi haizzzz
Ask_BB
ĐẠI BÀNG
5 năm
đang ở nhật và cày như trâu, cày cho đất nước, không phải cày cho bản thân đó là phong cách của bọn Nhật
😁 😆
denhun
TÍCH CỰC
5 năm
Hồi đầu khi mình mới đi làm thì đúng là kiểu làm tới chết.
Nhưng giờ khi đã có kinh nghiệm quản lý và học qua quản trị nhân sự rồi thì mình đã thay đổi. Cố gắng đi làm đúng giờ và nghỉ cũng đúng giờ. Một công việc được thiết kế để hoàn thành trong 8h thì ko cho phép mình hay nhân viên của mình được phép kéo dài ra thành 9h.
=> Nằn suất thấp, hiệu quả thấp,...
@denhun Đó là do lúc truóc ông cày nhiều có chút vốn tài chính và kinh nghiệm nên bt đc cái nào cần làm và ko cần làm
Ai mà chả vậy
Mới ra lập nghiệp cày như trâu 1 ngày làm 10 mấy tiếng
Sau vững rồi ngồi máy lạnh ăn tây ni chống nạnh đi tới đi lui cũng có tiền
Bthuong mà có gì lạ hay ho đâu
denhun
TÍCH CỰC
5 năm
@băng tải hai tín Nghĩ tích cực lên thì sẽ được việc hơn đó bạn
@denhun Chưa chắc
Cs mà lúc nào cũng có 2 mặt của nó
Lo sợ ko bao giờ thừa
minhieu89
TÍCH CỰC
5 năm
Cố gắng làm việc tiếp...chén cơm manh áo của gia đìn mìn : )
Tau: sáng dậy đến nhà xác, trưa ở nhà xác, tối ở nhà xác 😁 Mệt vcl !

Nhưng theo tau thấy, ở cái thiên đg này, ko phải cứ làm nhiều mới có nhiều tiền, mà phải tìm cách nào làm ít nhất mà tiền nhiều nhất... :D
@Khẩu trang xanh Chưa chắc làm nhiều đã có nhiều tiền đâu bạn ,nhìn thực tế mà xem
Làm ăn luong chính làm nhiều tiền ít
Làm ăn bất chính làm ít tiền nhiều
SángNC2
ĐẠI BÀNG
5 năm
@băng tải hai tín Thực tế thì mình thấy kẻ ít làm mới là kẻ không có tiền, tất nhiên còn tùy thuộc vào hàm lượng chất xám.
Còn kẻ trình độ ko có, lười lao động, suốt ngày dè bỉu chê bai thì mãi nghèo thôi, xong còn viện lý do tại xã hội thì đến chịu
@SángNC2 Tào lao
wormwon
TÍCH CỰC
5 năm
Nói chung là phải biết cân bằng.

làm 12h mà chiy bằng người ta làm 8h thì không ổn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019