Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


#Tet19: Gợi ý 5 địa điểm săn ảnh lễ hội Tết

y2k.Smith
7/2/2019 7:5Phản hồi: 13
#Tet19: Gợi ý 5 địa điểm săn ảnh lễ hội Tết
Tết đến xuân về không chỉ là dịp nhà nhà sum họp, người người hân hoan mà sau Giao thừa cũng là khoảng thời gian diễn ra dày đặc các lễ hội xuân, các cuộc du hành đầu năm. Qua những hoạt động này, bản sắc văn hóa và những nét đặc trưng của các dân tộc được thể hiện rất rõ nét và đậm đà. Đây cũng là cơ hội để các nhiếp ảnh gia cũng như anh em yêu thích nhiếp ảnh ghi lại sự đa dạng văn hóa của đất nước Việt Nam mình.

Tháng Giêng là tháng ăn chơi, mình sẽ gợi ý một số hội xuân nổi tiếng trong tháng Giêng để anh em du xuân chụp ảnh. Bên cạnh đó, anh em cũng đừng quên cuộc thi ảnh Tết của Camera Tinh tế với chủ đề
#mamcomtet#tetlehoi vẫn đang diễn ra đến hết ngày 18 Âm lịch.


Y2K_9989.jpg
Không khí náo nhiệt ở các Lễ hội mùa xuân


1. Hội Pháo Đồng Kỵ - Bắc Ninh (Mùng 4 Tết)


Hội Pháo Đồng Kỵ được tổ chức vào mùng 4 Tết hàng năm với nghi lễ rước pháo ra đình. Hội dựa trên truyền thống đánh thủy quái của vị thành hoàng làng, và truyền thống chống ngoại xâm của 4 vị tướng của làng. Hàng năm, làng sẽ chọn 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc. Mỗi vị tướng sẽ có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra một quả pháo từ nhỏ đến to, quả nhỏ dài khoảng 5m, quả lớn nhất có thể đến 15m, hình quả pháo là hình trụ tròn, đường kính có thể lên tới hơn 1m.

Dong ki.JPG
Lễ hội rước pháo hàng năm rất đông người tham dự. Ảnh: Zing.vn

Do việc đốt pháo rất nguy hiểm và có lệnh cấm, hiện nay lễ hội này sử dụng pháo giả để làm lễ rước. Những người rước pháo phải là những chàng trai độ sung sức, họ vừa rước vừa múa những động tác cổ động tinh thần quân lính cũng như miêu tả những hành động tạm biệt nhân dân đi đánh giặc. Đây là một phong tục rất hay hiện vẫn được duy trì và phát huy.

2. Hội vật cầu Thúy Lĩnh - Hà Nội (Mùng 6 Tết)

Cội nguồn của lễ hội vật cầu có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Khi đó, thái tử Linh Lang - người con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp Tết đến, Xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ.


Vat cau.jpg
Trai tráng trong làng sôi nổi tranh cầu. Ảnh: Vietnammoi.vn
Hằng năm, lễ hội Vật cầu Thúy Lĩnh được địa phương tổ chức tại sân đình Thúy Lĩnh, thuộc phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội hiện giờ. Đây là hoạt động để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, là cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống đồng thời cũng là một cách rèn luyện sức khỏe rất hữu ích. Hội thu hút không chỉ đông dân làng mà còn nhiều người hiếu kỳ.

3. Hội Lim - Bắc Ninh (Ngày 13 ÂL)

Quảng cáo



Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian. Lễ hội được nhiều người quan tâm nhất là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng Âm Lịch hàng năm. Hội Lim vốn là hội chùa làng Lim bên đôi bờ sông Tiêu Tương, sau này còn là ngày hội tưởng nhớ vị quan Nguyễn Đình Diễn người gốc Kinh Bắc đã có nhiều công trạng với triều đình và nhân dân. Với nhiều lớp nghĩa được bồi đắp qua các năm, Hội Lim còn được gọi là Hội hàng tổng.
Hoi Lim.jpg
Liền anh liền chị hát Quan họ trên thuyền. Ảnh: Vietbao.vn
Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước với đông đảo sự tham gia của người dân trong trang phục truyền thống cầu kỳ và đẹp mắt. Phần lễ sẽ có tục hát thờ hậu, các liền anh liền chị sẽ hát vọng vào để ca ngợi công lao của thần. Hội Lim sẽ được tập dượt rất cẩn thận trước đó.

Ở phần Hội, phần đặc sắc nhất sẽ là hát giao duyên giữa các liền anh liền chị đứng trên thuyền rồng với những điệu hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng. Bên cạnh đó các hoạt động vui chơi cũng rất sôi nổi: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.

4. Hội cướp phết Hiền Quan - Phú Thọ (Ngày 13 ÂL)

Hội Phết Hiền Quan là lễ hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng Âm Lịch. Lễ hội được tổ chức tại tỉnh Phú Thọ, nhằm tưởng nhớ và tôn vinh tinh thần thượng võ của hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa dưới thời Hai Bà Trưng và Mộc Trang đại vương dưới thời nhà Đinh. Hai vị này vốn có công đánh giặc xâm lược và dẹp loạn 12 sứ quân.

Quảng cáo


Y2K_0184.jpg
Các thanh niên tắm sông sau nghi thức cướp phết. Ảnh: Camera Tinh tế

Hội Phết gồm 4 phần: rước kiệu, tế lễ, kéo quân và đánh Phết được tổ chức ở cả Đình Hiền Quan và Đền Hiền Quan nơi thờ Đức Ông Lý Mộc Trang và Thiều Hoa công chúa. Tại lễ rước, quả Phết sẽ được cất giữ trong cung cấm của đình làng, sau đó được hộ tống và tế lễ. Cuối cùng, quả Phết sẽ được đưa ra đồng để mọi người giành lấy. Đội quân giành được quả Phết sẽ được cho là đem lại may mắn cả năm cho toàn bộ gia đình và người thân.

5. Rằm Nguyên Tiêu - Q5, Tp.HCM (Ngày 15 ÂL)


Nguyên tiêu hay Rằm tháng Giêng thường được tổ chức tại các nước Đông Á. Đây là lúc người dân Việt Nam dâng sao giải hạn và cũng được coi là dịp lễ hội linh thiêng nhất năm. Với những cộng đồng người Hoa ở Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh, lễ hội trăng rằm sẽ có nhiều hoạt động đặc biệt, trong đó có diễu hành với những xe rước, múa lân, cờ hoa và đèn lồng. Hoạt động mang niềm vui và hy vọng về một năm mới bình an và may mắn.

nguyentieu.jpg
Lễ diễu hành Rằm Nguyên Tiêu rất sôi động. Ảnh: Zing.vn

Đây chỉ là 5 gợi ý trong số rất nhiều lễ hội Tết đậm đà bản sắc của người Việt Nam. Anh em nếu biết thêm những lễ hội nào từ Bắc chí Nam hãy góp ý ở bên dưới nhé. Chúc anh em có một cái Tết vui vẻ và nhiều ảnh đẹp!

Nguồn: Tổng hợp​
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tôi không thích mấy ảnh mà có cái nón lính lẫn vào nơi chỗ mấy người dân thế kia, cái nón đó hình như là của độc quyền quân đội mà tôi thấy nó được dùng vô tội vạ, tôi thấy những người không liên quan công việc gì tới quân đội hay lính gì cũng dùng, vậy là thế nào ?
Voi Bố
ĐẠI BÀNG
5 năm
@layhon Thế đi lễ hội là đi thám hiểm rừng rú và khám phá các bộ lạc nguyên thủy à? 😁
phongdutim
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nước chảy vô tình Tìm hiểu về lịch sử mu cối rồi hãy cmt,
layhon
TÍCH CỰC
5 năm
@Voi Bố nó là 1 dạng mũ bảo hiểm loaij nhẹ và có khả năng che nắng đó bạn 😃 thế bạn nghĩ cái mũ nó có tác dụng gì mà ko đi hội đc =]]
vanthanhkbs
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nước chảy vô tình Không thích thì giữ cho mình đi. Lên đây bày tỏ làm gì cho thiên hạ nó cãi nhau. Rãnh
Tháng một là tháng ăn chơi.
Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè 😃 😃
Công nhận Việt Nam ăn Tết Âm Lịch Rất Lâu 😁
Tháng Giêng ăn chơi tóe tòe loe
Tháng Hai chơi hoài lại đâm ra buồn
Tháng Ba thấy Tết nguôi dần
Tháng Tư là chán lại mong năm mới về :D
cười.gif
Nhà nghỉ, khách sạn trong dịp tết là nơi săn ảnh nhiều nhất.
@Ác Ôn Nông Thôn Quay phim luôn chụp ảnh làm gì
tuxedo198x
TÍCH CỰC
5 năm
Tết đã nhạt , truyền thống cũng nhạt theo . giờ là tết xu hướng thất thủ mọi lúc mọi nơi
Tôi dân Sài Gòn Gia Định không thích cái nón đó thì nói thôi, nón của lính mà ông ve chai cũng đội được là ý gì đây hả ?
HEOGOLD
TÍCH CỰC
5 năm
Sài Gòn không thấy có chổ nào đẹp

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019