Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Charlie Harden - Một tên tuổi lẫy lừng của làng Jazz thế giới

AudioPsycho
9/2/2019 3:10Phản hồi: 13
Charlie Harden - Một tên tuổi lẫy lừng của làng Jazz thế giới
Charles Edward Haden (6/8/1937 - 11/7/2014) là nghệ sỹ chơi jazz double bass và nhà soạn nhạc nổi tiếng với sự nghiệp âm nhạc kéo dài hơn 50 năm. Vào những năm 1950, ông là thành viên chủ chốt của nhóm Ornette Coleman Quartet từng gây chấn động nền âm nhạc lúc đó bằng phong cách biểu diễn đặc trưng đầy mới lạ. Haden cũng là người đã cách mạng hóa phong cách chơi bass trong nhạc jazz, được đánh giá là "có thể tạo ra những âm điệu hài hòa chỉ bằng cách hồi đáp ngẫu hứng phong cách solo của Coleman" (theo nhà âm nhạc học người Đức Joachim-Ernst Berendt). Nhờ đó, Haden khiến tiếng double bass nổi bật hơn trong tác phẩm và cho phép người nghe cảm nhận được nó 1 cách rõ ràng nhất.

tinhte_charlie_haden_jazz_contra_bass_3.jpg

Rồi, giờ bắt đầu bằng album Last Dance thật tuyệt vời của ngón búng lão luyện này, nhạc êm như ru, tui nhiều khi mở album này nghe nhỏ nhỏ cho dễ ngủ mà nhiều khi nghe thấy hay quá lại tỉnh luôn.

Nghe trên Spotify
Nghe trên Apple Music


tinhte_charlie_haden_pat_metheny.jpg

Tương tự như những gì Jimmy Blanton hay Charles Mingus đã từng làm ngày trước, Charlie Haden đã từng bước giúp mở rộng vai trò của người chơi guitar bass trong ban nhạc, chuyển hóa từ vị trí chỉ chuyên chơi hỗ trợ thành nhân tố quan trọng không thể thiếu trong ban nhạc và góp phần mang đến thành công cho tác phẩm đang chơi. Vào năm 1969, Haden lập ban nhạc đầu tiên của mình mang tên Liberation Music Orchestra với hầu hết các tác phẩm được phối ghép bởi nghệ sỹ piano Carla Bley.

tinhte_charlie_haden_keith_jarrett.jpg

Vào cuối những năm 1960, Haden tham gia hoạt động nghệ thuật cùng bộ tam, bộ tứ và bộ ngũ của Keith Jarrett. Ông thành lập Quartet West trong những năm 1980, ngoài ra cũng thường xuyên biểu diễn cặp đôi với các nghệ sỹ nổi tiếng khác như Pat Metheny hay Hank Jones.

Nghe Not In Our Name của Liberation Music Orchestra tại đây, đây là một album tương đối dễ nghe

Nghe trên Spotify
Nghe trên Apple Music

Haden sinh ra tại Shenandoah (Iowa) trong gia đình giàu truyền thống âm nhạc, sở hữu kênh radio riêng với tên gọi Haden Family chuyên chơi nhạc country và dân ca Mỹ. Haden chính thức debut với vai trò ca sỹ chuyên nghiệp trên kênh radio của gia đình mình lúc vừa tròn 2 tuổi, sau đó tiếp tục ca hát cho đến năm 15 tuổi. Đang trên đà thành công, ông bất ngờ bị chứng bại liệt làm ảnh hưởng đến cổ họng và cơ mặt nên phải dừng lại. Sau đó Haden bắt đầu thấy thích thú và chuyển sang nghiên cứu về nhạc jazz, nhất là sau khi nghe Charlie Parker và Stan Kenton trong 1 buổi hòa nhạc. Sau khi bệnh đã thuyên giảm, Haden bắt đầu chính thức chú tâm vào chơi nhạc ở vị trí guitar bass. Ông quyết định chuyển đến Los Angeles để theo đuổi niềm đam mê của mình, cùng lúc làm thêm ở nhiều tụ điểm ca nhạc để trang trải chi phí sinh hoạt.

Haden kể lại trong 1 bài phỏng vấn rằng ông chuyển đến Los Angeles từ năm 1957 để tìm kiếm nghệ sỹ piano Hampton Hawes. Haden từ chối nhận học bổng từ trường đại học Oberlin do nơi đây không có chương trình đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, thay vào đó ông theo học tại trường đại học Âm nhạc Westlake ở Los Angeles. Trong cùng năm đó, ông thu âm tác phẩm đầu tiên với Paul Bley, đồng thời cũng tham gia vào các dự án âm nhạc khác với Art Pepper, Hampton Hawes (được giới thiệu bởi tay bass Red Mitchell). Có 1 thời gian ông còn sống chung căn hộ với tay bass Scott LaFaro.

tinhte_charlie_haden_jazz_contra_bass.jpg

Quảng cáo



Tháng 5/1959, Haden thu album đầu tiên với Ornette Coleman Quartet là The Shape of Jazz to Come. Kiểu chơi dân dã của ông đã bổ trợ thêm yếu tố micro-tone và Texas-blue cho các tác phẩm của Coleman, khiến chúng nghe mới lạ và bắt tai hơn. Vào cuối năm đó, Ornette Coleman Quartet chuyển đến thành phố New York và biểu diễn tại Five Spot Café trong 6 tuần, giới thiệu đến khán thính giả 1 phong cách jazz tiên phong chưa từng có trước đó. Theo Haden nhận xét, Ornette Coleman Quartet "có kiểu chơi vô cùng ngẫu hứng và đôi khi không đi theo giai điệu có sẵn mà thêm thắt hay thay đổi ngay khi đang chơi, tạo ra sự mới lạ cho các tác phẩm trong mỗi lần được chơi lại. Và khi 1 người thay đổi giai điệu, những người xung quanh cũng hòa theo cực kỳ nhịp nhàng như đã được tập trước, nhưng thực tế thì đều là đang ngẫu hứng".

Trong gia đoạn đầu năm 1960, Haden bắt đầu nghiện thuốc phiện và điều này khiến ông phải rời nhóm Ornette Coleman Quartet. Haden tham gia chương trình tự cai nghiện vào tháng 10/1963 ở Santa Monica và San Francisco (California). Tại đây ông gặp bà Ellen David và 2 người tiến tới hôn nhân. Sau khi có 4 người con, Charlie Haden ly dị vào năm 1975.

Sự nghiệp âm nhạc của Charlie Haden tiếp tục đơm hoa vào năm 1964 khi ông sáng tác và chơi nhạc cùng nghệ sỹ saxophone John Handy và nghệ sỹ piano Denny Zeitlin, cũng như biểu diễn chung với Archie Shepp ở California và châu Âu. Haden ngoài ra còn tham gia thêm nhiều sự án âm nhạc trong năm 1966-1967 với vai trò nghệ sỹ tự do, chơi nhạc cùng Henry “Red” Allen, Pee Wee Russell, Attila Zoller, Bobby Timmons, Tony Scott và Thad Jones / Mel Lewis Orchestra. Ông tái hợp cùng Ornette Coleman Quartet vào năm 1967 sau đó tiếp tục hoạt động đến đầu những năm 1970.

tinhte_charlie_haden_keith_jarrett_paul_motian.jpg

Haden chính thức tham gia nhóm tam tấu của Keith Jarrett và American Quartet từ năm 1967-1976 với tay trống Paul Motian và nghệ sỹ saxophone Dewey Redman. Nhóm ngoài ra còn có thêm nghệ sỹ chơi bộ gõ Guilherme Franco. Haden cũng tham gia tổng hợp cho ấn phẩm Old and New Dreams với Don Cherry, Redman và Ed Blackwell (cựu thành viên Ornette Coleman Quartet). Cũng trong thời gian này, Haden bắt đầu tham gia nhiều tổ chức âm nhạc và nhận được các giấy phép chuyên ngành. Ông sáng lập ban nhạc Liberation Music Orchestra vào năm 1969 với Carla Bley, vợ cũ của Paul Bley. Hai người bắt đầu sáng tác nhạc với phong cách jazz tự do, trong đó có 1 số tác phẩm nói về đề tài chính trị như "You're a Grand Old Flag", "Happy Days are Here Again" hay "We Shall Overcome". Các thành viên của Liberation Music Orchestra gồm Haden và Carla Bley, Gato Barbieri, Redman, Motian, Don Cherry, Andrew Cyrille, Mike Mantler, Roswell Rudd, Bob Northern, Howard, Perry Robinson và Sam Brown.

Trong nhiều năm, Liberation Music Orchestra liên tục đổi mới các thành viên trong nhóm, trong đó gồm có Ahnee Sharon Freeman và Vincent Chancey, Tony Malaby, Joseph Daley, Seneca Black , Michael Rodriguez , Miguel Zenón, Chris Cheek, Curtis Fowlkes, Steve Cardenas và Matt Wilson. Nhóm nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong năm 1970 như Grand Prix du Disque (Académie Charles Cros) và Gold Disc Award (Swing Journal).

Quảng cáo



Năm 1971 trong chuyến lưu diễn của Ornette Coleman Quartet ở Bồ Đào Nha, Haden đã đề tặng màn trình diễn ca khúc "Song for Che" đến các nhà cách mạng chống chủ nghĩa cực đoan ở các thuộc địa của Bồ Đào Nha là Mozambique, Angola và Guinea. Kết quả là sau đó ông bị tạm giam ở sân bay Lisbon để DGS (đơn vị cảnh sát mật của Bồ Đào Nha) thẩm vấn, tuy nhiên được thả sau khi Ornette Coleman kiến nghị với tùy viên văn hóa Mỹ. Haden sau đó vẫn phải trả lời phỏng vấn của FBI về lựa chọn cống hiến của mình.

Haden sáng lập Liberation Music Orchestra ở cao trào Chiến tranh Việt Nam để phản đối việc chính phủ tiêu tốn quá nhiều tài nguyên cho cuộc chiến vô nghĩa này, đi kèm theo đó còn là việc các vấn đề trong nước như nhân quyền, nghèo đói, nghiện ngập hay thất nghiệp... bị bỏ lơ. Mục tiêu của Haden và Liberation Music Orchestra là giúp làm lan tỏa tiếng nói của những người bị áp chế. Liberation Music Orchestra diễn tour liên tục trong những năm 1980 ~ 1990 để phát động các phong trào phản chiến, hổ trợ nhân quyền và chống phân biệt chủng tộc.

tinhte_charlie_haden_pat_metheny_1.jpg

Năm 1982 Haden mở chương trình đào tạo Jazz Studies Program ở Viện nghiên cứu Nghệ thuật California (Valencia, California). Chương trình này chú trọng đào tạo nghệ thuật trình diễn nhóm quy mô nhỏ cùng xu hướng sáng tạo mới, từ đó giúp học viên nâng cao khả năng cảm nhận và sáng tác cũng như biểu diễn âm nhạc. Với chương trình này, Haden cũng nhận được bằng khen "Jazz Educator of the Year" được trao tặng bởi Los Angeles Jazz Society. Các học viên trong chương trình có cả con trai của John Coltrane là nghệ sỹ saxophone tenor Ravi Coltrane, nghệ sỹ trumpet Ralph Alessi và cây guitar bass Scott Colley.



Năm 1984 Haden gặp gỡ nữ ca sỹ và cựu diễn viên Ruth Cameron sau đó đi đến hôn nhân với bà. Sau này trong album Beyond the Missouri Sky, có 1 bản Waltz For Ruth rất hay và có giai điệu đẹp. Ruth Cameron có ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp của Haden và chính bà cũng là người gợi ý cho ông thành lập ban nhạc Quartet West. Quartet West gồm các nghệ sỹ Ernie Watts, Alan Broadbent, Billy Higgins (sau đó được thay thế bằng Larance Marable) và Rodney Green (sau khi Larance Marable bị bệnh). Ban nhạc lấy xu hướng pop ballad làm chủ đạo tuy nhiên pha trộn thêm các hình thái mới lạ hơn. Haden cũng biểu diễn chung với nghệ sỹ saxophone Joe Henderson và tay trống Al Foster trong thời gian này.

Năm 1989 Haden cho ra mắt series "The Invitation" ở Montreal Jazz Festival với các nghệ sỹ được tuyển chọn biểu diễn trong 8 đêm liên tục. Mỗi tiết mục đều được thu lại và phát hành theo series mang tên The Montreal Tapes. Ông cũng tham gia các tiết mục duet và rất thích hình thức biểu diễn này, trong đó nổi bật nhất là các tiết mục tương tác cùng Pat Metheny và Hank Jones. Vào năm 1997, nhà soạn nhạc trứ danh Gavin Bryars sáng tác By the Vaar chơi bằng các nhạc cụ đàn dây, bass clarinet và bộ gõ. Đây là bản jazz điện tử với các nốt pizzicato và gut-string được chơi rất giống với phong cách của Haden.

Năm 2001 Haden thắng giải Latin Grammy Award for Best Latin Jazz CD cho album Nocturne gồm các bản bolero của Cuba và Mexico. Album Land of the Sun thắng giải Latin Grammy Award for Best Latin Jazz Performance vào năm 2003. Liberation Music Orchestra được tái cơ cấu vào năm 2005 với 1 số thành viên mới và phát hành album Not In Our Name nhằm phê phán chiến tranh ở Iraq và 1 những vấn đề nội bộ Mỹ lúc đó.

tinhte_charlie_haden_jazz_contra_bass_4.jpg

Haden và vợ ông phát hành album Charlie Haden Family and Friends: Rambling Boy vào năm 2008 với sự tham gia của hầu hết các thành viên trong gia đình. Một số cái tên nổi bật bao gồm Jack Black, Béla Fleck, Vince Gill, Pat Metheny, Elvis Costello, Rosanne Cash, Bruce Hornsby và các nghệ sỹ của Nashville. Album cũng sở hữu thêm các ca khúc nổi tiếng của Stanley Brothers, The Carter Family và Hank Williams.

Năm 2009 đạo diễn Reto Caduff giới thiệu bộ phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Haden mang tên Rambling Boy. Phim được công chiếu tại Telluride Film Festival và Vancouver International Film Festival. Haden sau đó tái hợp và biểu diễn chung với Coleman tại Meltdown Festival (Southbank, London), tiếp theo đó là còn có cả Kenny Barron và Hank Jones trong suốt khoảng thời gian này đến tháng 2/2010. Hank Jones qua đời sau khi thu âm xong album được vài tháng.

Theo lời kể từ các thành viên trong gia đình, Haden là người rất chú tâm vào âm nhạc và có niềm đam mê kỳ lạ đối với nhạc jazz. Theo đó, ông luôn tin rằng âm nhạc bắt nguồn từ chung 1 "gốc" vì thế không bao giờ muốn phân tách nó ra thành những đề mục khác nhau. Thêm vào đó, Haden cũng làm hết sức mình để có thể "chuyển hóa" vị trí hỗ trợ của nghệ sỹ chơi bass thành 1 thành phần chủ đạo và trực tiếp hơn khi chơi ngẫu hứng. Đây cũng là lý do vì sao các tác phẩm của Ornette Coleman Quartet trong giai đoạn đầu đến giữa những năm 1960 chịu ảnh hưởng và chi phối rất lớn từ Haden, mang đến cho chúng sự mới lạ chưa từng có trước đó. Haden cũng được nhận xét là đã rất thành công khi pha trộn được chất nhạc dân ca, phong cách classical của Bach và kiểu chơi bass tiên phong vào làm 1, biến chúng thành 1 "hỗn hợp" lạ lẫm và có tính mê hoặc tuyệt vời gần giống với những gì Thelonious Monk hay Elvin Jones đã từng làm.

Haden sở hữu 1 chiếc double bass 3/4 và 1 chiếc double bass 7/8, 1 trong số đó được gia công bởi bàn tay của Jean-Baptiste Vuillaume vào giữa thế kỷ 19. Haden rất quý chiếc double bass này và chỉ chơi nó trong các bản thu quan trọng và ở địa điểm gần nhà để tránh hư hỏng khi vận chuyển. Haden từng nhận xét rằng giá trị của chiếc đàn này nằm ở chất liệu vecni mà Vuillaume đã sử dụng, tương tự với vecni của Ý.

Charlie Haden mất vào ngày 11/7/2014, hưởng thọ 76 tuổi. Để tưởng nhớ ông, bà Cameron Ruth Haden đã tổ chức 1 buổi hòa nhạc tưởng niệm tại New York Town Hall (13/1/2015) với các nhạc công và nghệ sỹ tham gia là bạn bè và người thân trong gia đình.

Haden phát hành tổng cộng 18 album studio, bao gồm As Long as There's Music (1978), Etudes (1987), Closeness (1976), The Golden Number (1977), Gitane (1978), Mágico (1979), Folk Songs (1979), Silence (1987), Dialogues (1990), First Song (1992), Steal Away (1995), Beyond the Missouri Sky (Short Stories) (1997), None But the Lonely Heart (1997), Nocturne (2001), American Dreams (2002), Land of the Sun (2004), Heartplay (2006) và Come Sunday (2012).
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hieupham8x
ĐẠI BÀNG
4 năm
ảnh trắng đen trong mùa dịch dễ hiểu lầm là ra đi vì dịch 😃
Dòng nhạc này không phổ biến đến dân thường như mình😬
ajack
ĐẠI BÀNG
4 năm
@VanNhatVina Mình cũng là người nghe rất nhiều dòng nhạc khác nhau (từ Pop, Electronics, Hard Rock cho tới Heavy Metal). Nhưng riêng có mỗi Jazz là mình không cách chi mà nghe được...

Cũng có lúc tâm sự với một anh bạn (ảnh là người chơi nhạc cũng một thời có tiếng), thì ảnh cho rằng Jazz phù hợp với những người có trình độ hiểu biết nhất định về âm nhạc, hoặc chí ít là người đó cũng chơi nhạc cụ nào của Jazz (như guitar chẳng hạn).

Chắc vì lý do đó mà mình không thấu hiểu được Jazz :-(
@ajack Em thuộc dạng đàn gảy tai trâu rồi. Đến bác cỡ đó mà còn không thấu hiểu được thì Jazz khó có thể đi sâu vào đời sống.🤔
Cần nhiều bài như vậy để Tinh tế trở nên tinh tế.
Cám ơn thớt , bài viết giá trị. ( tít bị dư chữ r rồi ạ )
ajack
ĐẠI BÀNG
4 năm
Một bài viết mang nhiều cảm xúc và rất hay 😃
Một bài viết rất hay. Rất mong bạn có thể viết một bài về Chet Baker.
@Stan is a short name uh ha.... noted !
many thanks!
Tưởng bị làm sao. 😃
Chủ thớt này nghe nhiều thể loại thật đấy. Nhiều thông tin hay cho người yêu nhạc bác học phết ! Mình cũng thích nhưng hầu như chỉ nghe Rock và Pop của thập niên 90 về trước là chủ yếu. Nhạc việt thì mù tịt không biết gì và cũng không cập nhật gì vì ít quan tâm. Gần đây biết thêm Ghen Cô Vy 😃
nhatkhang
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình rất thích nghe Jazz mặc dù không có hiểu biết nhiều gì về thể loại này, chỉ biết là khi bản nhạc Jazz cất lên là nghe trong lòng thư thái lạ thường. Double bass thì mình thích nghệ Isao Suzuki với allbum Play "Ave Maria" rất dễ nghe.
Rất ngưỡng mộ.
Rất cảm xúc

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019