Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Bằng thuốc ức chế thèm ăn, các nhà khoa học Mỹ đã khiến muỗi chán hút máu người!

bk9sw
10/2/2019 16:53Phản hồi: 65
Bằng thuốc ức chế thèm ăn, các nhà khoa học Mỹ đã khiến muỗi chán hút máu người!
Muỗi chỉ không đốt khi chúng đã no máu! Dựa trên tập quán đơn giản này mà các nhà khoa học đã nghĩ ra phương pháp chống muỗi đốt hiệu quả đó là: khiến cho chúng cảm thấy no, từ đó không đuổi theo chúng ta tìm máu nữa.

Chỉ muỗi cái mới hút máu và mặc dù có kích cỡ rất nhỏ, trọng lượng siêu nhẹ, tốc độ bay cũng thuộc hàng chậm trong giới côn trùng nhưng muỗi là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất trên Trái Đất. Muỗi đốt người này đến người kia, hút máu để đẻ trứng nhưng đồng thời cũng truyền những virus gây bệnh làm chết hàng triệu người mỗi năm.

Tin vui là các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Leslie B. Vosshall thuộc đại học Rockefeller, New York đã phát hiện ra ra cơ chế sinh học đằng sau tập tính truy tìm vật chủ và hút máu của muỗi cái. Cụ thể là họ tiến hành thử nghiệm với các cá thể muỗi Aedes aegypti cái - loài muỗi này là vật trung gian truyền các loại virus gây bệnh Zika, sốt chikungunya, sốt xuất huyết dengue và sốt vàng. Những con muỗi cái Aedes rất thích tấn công con người bởi máu người chứa loại protein mà chúng cần để đẻ trứng. Tuy nhiên, một khi chúng đã no thì cơn khát máu giảm hẳn và những con muỗi dường như bị đầy hơi chẳng buồn hút thêm trong suốt nhiều ngày liền.

Hiệu ứng "đầy hơi", "chán ăn" của muỗi Aedes là thứ được các nhà khoa học nhắm đến và họ có thể chủ động tạo ra hiệu ứng này bằng cách tiêm vào muỗi cái các phân tử giống protein có tên neuropeptide. Chúng sẽ kích hoạt các thụ thể đặc biệt khiến muỗi ngưng tìm người hút máu. Tuy nhiên, danh sách các neuropeptide và thụ thể có thể kết hợp với nhau rất nhiều và các nhà khoa học cần các công cụ để phát triển một cặp chất có thể gây ức chế hành vi hút máu của muỗi cái mà không gây ra các hiệu ứng phụ không mong muốn.

Điều may mắn là những thụ thể tương tự gây ức chế cảm giác thèm ăn xuất hiện trên rất nhiều loài trong đó có cả chúng ta. Vì vậy, nghiên cứu sinh tiền tiến sĩ Laura Duvall, dẫn đầu nghiên cứu đã tìm đến neuropeptide Y hay NPY có chức năng điều hoà thức ăn mà cơ thể chúng ta thu nạp. Trong ngành dược thì các loại thuốc chống béo phì, ức chế cảm giác thèm ăn đều khai thác cơ chế kích hoạt cũng như ức chế NPY.


Ức chế thèm ăn:

Duvall và các cộng sự nhận ra rằng loại thuốc ức chế cảm giác thèm ăn dùng cho người cũng có thể tác động đến các thụ thể giống NPY của muỗi cái và họ đã đúng. Khi nhóm nghiên cứu cho những con muỗi Aedes cái hút dung dịch muối có pha thuốc ức chế thèm ăn của người thì sự hấp dẫn đối với vật chủ là con người của chúng giảm đi rõ rệt. Chúng "lơ đẹp" đôi vớ có mùi cơ thể của Duvall, được cô mang trước đó. Ngược lại, khi họ cho muỗi cái hút máu có chứa thuốc ức chế các thụ thể tương tự thì chúng lao vào đôi vớ như đang rất đói.

Cover_muỗi.jpg
Để tìm ra thụ thể nào của muỗi cái bị tác động bởi thuốc ức chế thèm ăn, nhóm nghiên cứu đã dùng bộ gene của muỗi sao chép 49 thụ thể neuropeptide và cho chúng phản ứng với cùng một loại thuốc. Thứ họ tìm được là chỉ 1 loại thụ thể giống NPY, có tên là NPYLR7 phản ứng với thuốc ức chế thèm ăn dành cho người và tác động đến hành vi hút máu khi đói của muỗi.

Họ còn kiểm chứng một lần nữa với những con muỗi Aedes Aegypti biến đổi gene, thiếu các thụ thể NPYLR7 và cho chúng ăn thuốc ức chế thèm ăn. Kết quả là chúng vẫn đi hút máu như thường và điều này xác nhận rằng NPYLR7 chính là thứ họ tìm kiếm lâu nay.

NPYLR7 sẽ là công cụ ngăn muỗi đốt người. Tuy nhiên những loại thuốc ức chế thèm ăn dùng cho người được họ thử nghiệm không phù hợp để sử dụng trong tự nhiên bởi chúng cũng tác động đến con người. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chuyển sang tìm kiếm các phân tử có thể kích hoạt NPYLR7 có chọn lọc mà không kích hoạt các thụ thể NPY của người. Với một danh sách hơn 250.000 phân tử, nhóm nghiên cứu đã chọn ra một phân tử có tên "hợp chất 18". Nó có thể ức chế hành vi tìm vật chủ hút máu của muỗi Aedes mà không tác động đến các mục tiêu khác.

Ở thử nghiệm cuối cùng, những con muỗi được thả với chuột. Aedes dù vẫn thích hút máu người hơn nhưng những loài động vật có vú vẫn có thể trở thành mục tiêu khi cần. Kết quả là những con muỗi được cho ăn hợp chất 18 một lần nữa "lơ đẹp" con chuột đang còn sống.

Vậy liệu chăng loài muỗi trong tương lai sẽ không hút máu người nữa?

Quảng cáo


Nghiên cứu này mở đường cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai cũng như các biện pháp kiểm soát truyền nhiễm. Hiện tại nhóm nghiên cứu đã biết được thụ thể nào có thể cắt cơn đói của muỗi Aedes Aegypti và từ đây, họ bắt đầu tìm nơi tạo ra thụ thể này trên cơ thể con muỗi cũng khi nào thụ thể được kích hoạt tự nhiên bởi hoá chất do muỗi tự sản sinh. Duvall cùng các cộng sự đã tìm ra 9 chất được cho là đóng vai trò kích hoạt NPYLR7 và chúng sẽ giúp họ lần ra một cơ chế thần kinh rộng hơn quản lý toàn bộ hành vi hút máu của muỗi.

Kết quả nghiên cứu cũng làm tiền đề cho chiến lược giảm lây truyền bệnh do muỗi cũng như các loại côn trùng mang mầm bệnh khác. Nếu may mắn, các nhà hoá y học sẽ có thể tinh chế hợp chất 18 để tạo ra một phân tử mạnh hơn, có thể truyền đến muỗi cái bằng các loại bẫy mồi đặt trong tự nhiên hoặc thông qua tinh dịch của muỗi đực đã được biến đổi gene để chúng tự sản xuất.

Muỗi Aedes Aegypti chỉ là một ví dụ bởi nhiều loài côn trùng hút máu mang mầm bệnh lây lan khác như muỗi vằn gây sốt rét hay ve truyền bệnh Lyme cũng có các thụ thể giống NPY. Vì vậy một hợp chất gây ức chế hành vi hút máu của muỗi Aedes cũng có thể khiến những loài muỗi, ve này trở nên "đầy hơi", "chán ăn".

65 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Các bố Tây cứ làm phức tạp hoá tình hình . Giới khoa học VN đã chứng minh là . Không có lăng quăng thì ko có bọ gậy , ko có bọ gậy thì ko co Muỗi . Và ko có Muỗi thì ko có mầm bệnh nào cả . Rất đơn giản :p
noridomi
TÍCH CỰC
5 năm
@NH Hoán Vấn đề sau đó thì sao nữa. Kết quả vẫn là làm cho con muỗi ko thèm hút máu nữa chứ có gì khác đâu. Nghiên cứu tiếp để tìm ra gen/adn nào chịu trách nhiệm điều tiết việc đó thôi. Kết quả có khác đi ko.
noridomi
TÍCH CỰC
5 năm
@NH Hoán Mục đích cuối cùng là làm con muỗi ko thèm hút máu nữa, mà ko hút máu thì nó ko sinh sản đc. Vậy thì giết nó có khỏe hơn và nhanh ko. Thấy cái này ứng dụng vào việc giúp con người giảm cân chắc nó hữu ích hơn.
NH Hoán
TÍCH CỰC
5 năm
@noridomi Chẹp, cái đéo gì cũng kêu vô ích, thì mày lên TT này nói chuyện, rồi tranh luận làm c.ặc gì. Ngồi mà làm việc kiếm tiền đi cho nó có ích.
noridomi
TÍCH CỰC
5 năm
@NH Hoán Cái ko thực tiễn thì nói ko thực tiễn. Cái có thể áp dụng vào thực tế đc thì nói nó thực tiễn. Ko có đủ lí lẽ để tranh luận lại thì im đi chứ đừng nhảy dựng kiểu đó. Trẻ nghé v~.
Link Võ
ĐẠI BÀNG
5 năm
ngon
kuluoj
TÍCH CỰC
5 năm
@Link Võ quá ngon, bắt từng con cho nó uống thuốc xong là nó chán hút máu ngay.
khoa8523
TÍCH CỰC
5 năm
@Link Võ Ngon! Nhân tiện có ai biết thuốc ức chế thèm ăn cho người không? 😁
Trời! Nghĩ ra được thuốc cai nghiện cho muỗi luôn ta? Gớm thật
tieungu.lvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anhtuan1066 Tưởng gì! Mấy cha này cũng rảnh quá, không nói sớm tui chỉ cho mấy cách làm muỗi hết hút máu nè:
1. Bẻ cong vòi nó là hết đường hút chích! ~69%
2. Cắt đầu, bôi dầu cù là bảo đảm hết chích! ~96%
3. Vứt cho nó cái bvs, nó hút no thôi không thèm chích hút gì nữa đâu! ~ 101%.😁
@anhtuan1066 test
@tieungu.lvn Mày tưởng nó là muỗi đực hay sao mà đưa bvs cho nó.
Ta cứ tưởng cho người ăn bo bo quanh năm thì sẽ ko có máu
Muỗi sẽ ko thèm chích
Thuốc này nên cho apple thử nghiệm trước 😃
cabk
TÍCH CỰC
5 năm
@uochuý1489Quốc Huy thâm thế
@uochuý1489Quốc Huy Lạy thánh :3
Fujian
ĐẠI BÀNG
5 năm
@uochuý1489Quốc Huy Haha thâm quá
@uochuý1489Quốc Huy [​IMG]
Biện pháp tạm thời là bắt từng con muỗi cái xong tiêm thuốc chán ăn cho nó
@quyett92 Rồi dần dần nếu k độc hại cho con người thì sẽ làm thuốc xịt
Muỗi tiệt chủng thì có ảnh hưởng gì ko nhỉ
@centernc Thạch sùng với nhền nhện cũng tuyệt chủng theo, ếch nhái cũng đi vào sách đỏ
@kehuydietngo Đúng vậy, muỗi hút máu và truyền bệnh cho con người nhưng đồng thời nó cũng là thức ăn cho nhiều loài khác
Táo khách hàng tiềm năng.
Lấy cái tủ điện thoại yêu cầu ra, call lẩm bẩm muỗi sẽ không hút máu nữa mà chuyển sang hút không khí. Xong!
Ba cái hợp chất này xài lung tung nó không hút máu mà chuyển sang ăn thịt luôn thì bỏ bu
Nghiên cứu thuốc cai thuốc đi 😁
Ai có điều ước thù ước không có ruồi muỗi đi
Bày đặt nhiều thuốc quá
Khổ thân, đầu thai thành muỗi cũng không sống được.
muỗi sẽ tiến hóa từ kim thành cào để cào tróc da 😆
Nói tới muỗi lại khó chịu. Đi đâu cũng bị đốt đỏ khắp người trong khi mấy người còn lại không ai bị. Hqizz.
@Mưa Sài Gòn Bạn nhóm máu O rồi
noridomi
TÍCH CỰC
5 năm
@kehuydietngo Ko phải do nhóm máu mà do mùi cơ thể và mùi máu.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một học thuyết rằng nếu như loài muỗi biến mất thì trên trái đất sẽ xuất hiện một loài khác giống như vậy và có khả năng sẽ còn nguy hiểm hơn là muỗi cho nên chúng ta không tận diệt loài này mà chỉ đơn giản là tìm cách ức chế chúng
mlcl
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Lại Tấn Minh nhà khoa học nào vậy ?
@mlcl Chắc là GSTS Lại Tấn Minh rồi
Vinhhm
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đỡ ngứa rùi nà
Bắt từng con muỗi cho nó ăn thuốc?! Vậy cách thay đổi gen muỗi đi đâu rồi nhỉ
Máu người có gì ngon, đi chít cáp quang thôi anh em!
Leduycng
TÍCH CỰC
5 năm
Rất nhiều công bố khoa học nhưng muỗi vẫn chích hằng ngày.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019