Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Xin chào Hippocamp, mặt trăng thứ 14 của sao Hải Vương

Hassler
26/2/2019 1:47Phản hồi: 33
Xin chào Hippocamp, mặt trăng thứ 14 của sao Hải Vương
Theo thông tin NASA mới đăng trên tạp chí Nature thì kính viễn vọng Hubble vừa mới phát hiện thêm 1 mặt trăng mới của Neptune, sao Hải Vương, nếu tính ra thì đây là vệ tinh thứ 14 được phát hiện đang bay lòng vòng quanh ngôi sao này.

Vệ tinh trước đó có tên S/2004 N 1 có kích thước thuộc diện bé hạt tiêu, chỉ có chu vi khoảng 16km, là mặt trăng bé nhất trong hệ thống mặt trăng quanh sao Hải Vương được phát hiện từ trước đến giờ. Nó nhỏ và mờ đến mức nếu so với 1 ngôi sao mờ nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì nó còn mờ hơn đến...100 triệu lần :eek:. Chính vì kích thước bé xíu như vậy nên nó còn thoát khỏi radar của Voyager 2 khi tàu này bay ngang qua sao Hải Vương vào năm 1989.

Neptune moons.jpg
Các mặt trăng ở vòng trong của sao Hải Vương (so sánh với sao Hải Vương là thằng to đùng bên phải)
Mark Showalter làm việc tại học viện SETI là người phát hiện ra mặt trăng mới này vào hôm 1/7/2018 trong khi nghiên cứu các vòng cung mờ ở xung quahn sao Hải Vương. Mark mô tả việc theo dõi các hoạt động của các thiên thể xung quanh ngôi sao này rất khó khăn bởi những nhiễu loạn cũng như việc di chuyển hoặc kéo rất dài hoặc chấm dứt rất nhanh của chúng. Phương pháp theo dõi tương tự như kiểu chụp panning 1 vật đang di chuyển này đã giúp ông phát hiện 1 chấm trắng xuất hiện đều đặn trong hơn 150 bức ảnh được Hubble gửi về từ năm 2004 đến 2009. Khi nhìn theo diện rộng Mark thấy mặt trăng mới này cách sao Hải Vương khoảng hơn 100,000km và có thể hoàn thành 1 vòng quay của mình trong vòng 23 giờ. Còn nguồn gốc của cái tên Hippocamp thì là do chính Mark Showalter đặt theo tên khoa học của loài cá ngựa, một loài anh rất thích và vẫn thường ngắm nghía mỗi khi đi lặn ở biển.

Phát hiện này cho thấy chúng ta còn có rất nhiều việc phải làm để hiểu được các hành tinh ở ngay gần chúng ta, bởi để to infinity and beyond thì chúng ta trước hết phải hiểu được những thứ ở gần mình trước đã.

Tham khảo NASA
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

còn nhiều thứ chúng ta cần khám phá
@Congcu Những quả núi này và lỗ đen này...niều người phát cuồng vì lỗ ấy....
@hieu282828 Mùa con ong lấy mật, mùa em phát rẫy làm nương...mùa @Congcu đi tờ ơ...kkk
@Congcu bác nên cày sâu cuốc bẫm để có thể khám phá rõ ràng hơn nhưng chi tiết bên trong 😁:D:D
Mỹ bây giờ giải hạn sao không cần làm lễ nữa. Qua sao xin giải hạn trực tiếp luôn.
Tên một người là 150k mà lỗ vốn thì Mỹ in một cuốn sách đem lên sao giải hạn được cả triệu người. Chắc k lỗ đâu.
phanjantho
TÍCH CỰC
5 năm
Việc phát hiện mặt trăng mới này chứng tỏ kính viễn vọng Hubble có khả năng nhìn thấy được những hành tinh nhỏ bé. Đáng nể thật!
Toàn ảnh ảo 3D làm trên máy tính để lừa Gà gô hết. Làm gì có chuyện nhìn xa mấy tỷ km thấy vật thể bao giờ đâu. Chạ tin mấy ông ngồi chơi xơi nước chém gió này đâu
hehe1110j
TÍCH CỰC
5 năm
@anhmutcobedi1990 Kệ con bà mày
@anhmutcobedi1990 Bớt ngáo đi. Không phải phát hiện ra là xong, hội đồng thẩm định lại cả năm rồi mới kết luận đúng sai nhé. Đâu dễ lừa vậy cưng!
@Nguyen N°5 Họ cùng một thuyền như nhau thôi
@anhmutcobedi1990 Mỹ chứ đâu phải VN mà “thống nhất cao”. Mà còn ra Hiệp hội Thiên văn Quốc tế nữa, có mấy nước khác. Dễ mua đc hết sao!
Đọc cho vui chứ cũng ko biết nó có thật hay ko 😁
Zoka07
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tại sao gọi nó là "sao Hải Vương", phải gọi là Hải Vương Tinh mới đúng chứ nhĩ? Từ "sao" chỉ dành cho những thiên thể như Mặt Trời thôi
Reah
TÍCH CỰC
5 năm
@Zoka07 Cái này là do thiên văn học ngày xưa không đủ các dụng cụ quan sát mà dùng mắt thường để quan sát thiên văn và thấy các hành tinh trong hệ mặt trời cũng phát sáng như các ngôi sao do phản xạ ánh sáng mặt trời. Vì thế người xưa qui các hành tinh về các vì sao. Thói quen ngôn ngữ này đến nay vẫn chưa thay đổi được
Zoka07
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Reah Bạn nói đúng, nhưng theo mình nghĩ một trang web mang tiêu đề là "khoa học và công nghệ" như Tinh Tế thì khi viết tin nên dùng từ hợp lí hơn, có thể các mod chưa lưu ý vấn đề này. Mình thích đọc tin tức về thiên văn nên khi đọc các bài báo dùng từ "sao" để chỉ Hoả Tinh, Mộc Tinh, Kim Tinh... cảm thấy hơi khó chịu tí xíu.
lendras
TÍCH CỰC
5 năm
@Zoka07 Ngày xưa không có khái niệm hành tinh và sao như ngày nay. Sao là từ chung để chỉ toàn bộ thiên thể trên trời. Ngoài ra, "sao" là từ thuần Việt, còn "tinh" là từ Hán Việt, hai từ này đồng nghĩa với nhau bạn à. Ngày nay, "Sao Hải Vương" hay "Hải Vương Tinh" đều là tên riêng, phải viết hoa toàn bộ, không thể tách ra thành hai phần "sao" và "hải vương" đâu.

Ngày nay trong Hán Việt có khái niệm "hành tinh" và "hằng tinh" để phân biệt giữa thiên thể không tự phát sáng (hành) với thiên thể tự phát sáng (hằng). Nhưng bạn thấy đó, cả hai đều dùng chữ "tinh". Có thể vì muốn phân biệt rạch ròi mà thiên văn học VN hiện nay mới dùng "hành tinh" và "sao", không còn dùng "hằng tinh" nữa. (Mà cái này là suy đoán của mình thôi nhé!)
thang_a14
TÍCH CỰC
5 năm
Những anh em comment ở đây liệu có ai còn sống đến lúc con người đi lên sao Hoả ở chưa nhỉ?
đang mãi theo dõi thằng bé tí vô tình thằng to đùng bay qua chắc phê lắm các bác nhỉ :eek:
12minhduc.
TÍCH CỰC
5 năm
@pengoccmg Hỏi mấy chị em kkk.
PerfectSun
TÍCH CỰC
5 năm
Đã khuya rồi, vẫn ngồi đếm sao 😆
Có khi nào phát hiện Trái đất có Mặt Trăng mới ko ta?
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
5 năm
Ảnh chụp vũ trụ (thường từ kính Hobble) không được chụp giống máy digital thông thường, dù hơi giống. Thực chất Hobble cũng không phải là cái máy chụp 'hình'.
Data nó ghi lại là thông tin của các hạt photon được phát ra từ vật thể mà bạn nói là ở xa. Bản chất nó cũng không ghi nhận được màu sắc, nhưng kính nó có kèm các filter để lọc bỏ/ lưu giữ thông tin từng dải màu, bước sóng, độ sáng nhất định.

Từ nhiều bức ảnh sử dụng nhiều filter khác nhau người ta mới có 'đủ nhiều' data để 'tạo ra' những bức ảnh được công bố. Còn nếu search raw pictures chắc sẽ thấy nhiều bức nguyên thuỷ.

Cái này mình nhớ tinhte cũng có nói một lần rồi thì phải.
chả tin
naekro
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đây là hành tinh chứ đâu phải ngôi sao.
lendras
TÍCH CỰC
5 năm
@naekro Theo chuẩn chính tả hiện nay thì "Sao Hải Vương" là một tên riêng cố kết, phải viết hoa toàn bộ, không được tách thành hai phần "sao" và "hải vương", vì đây là tên gọi của một hành tinh cụ thể. Có thể dùng cấu trúc Hán Việt là "Hải Vương Tinh" (cũng phải viết hoa toàn bộ), nhưng thực ra cái này không khác gì vì "tinh" và "sao" là từ đồng nghĩa. Tinh/sao của ngày xưa là để chỉ thiên thể trên trời chứ không phân biệt giữa hành tinh và sao như ngày nay. Nhưng vì lí do lịch sử mà thiên văn học vẫn dùng tên "Sao Hải Vương", nhưng phải viết hoa như đã nói. Từ Hán Việt cũng có "hằng tinh" để chỉ sao theo nghĩa hiện nay, nhưng không được dùng nữa.
LinhVN1807
TÍCH CỰC
5 năm
Nhiều vệ tinh trông giống như tiểu hành tinh 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019