Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những chiếc đồng hồ vỏ thép: Từ món đồ cục mịch, đến biểu tượng trên cổ tay loài người

P.W
1/3/2019 6:47Phản hồi: 155
Những chiếc đồng hồ vỏ thép: Từ món đồ cục mịch, đến biểu tượng trên cổ tay loài người
Với sự đa dạng về mẫu mã, tầm giá và lựa chọn như ngày hôm nay, thật khó để có thể tin rằng hơn nửa thế kỷ trước, đồng hồ sản xuất bằng chất liệu thép không gỉ đã từng hiếm hơn, đắt hơn và ít người sử dụng hơn những chiếc máy thời gian bằng kim loại quý. Nhưng đó là sự thật. Những năm 60 của thế kỷ trước, những người đeo đồng hồ thép đều coi chúng là những chiếc “tool watch”, công cụ phục vụ công việc không hơn không kém. Từ những phi công với chiếc GMT, những nhà khoa học và người lái tàu với những chiếc đồng hồ chống từ, hay những người lính với chiếc Omega 30T2 giờ đã thành huyền thoại.

Tinhte_Dongho1.jpg

Cũng theo tâm lý thời thượng lúc bấy giờ, tool watch thép không gỉ là những món đồ cục mịch cỡ bự trên cổ tay, chứ chẳng thanh lịch mượt mà như những chiếc đồng hồ vàng kích thước chỉ có 32, 34mm giấu gọn gàng dưới cổ tay áo sơ mi. Chúng chỉ có một mục đích duy nhất, đó là báo giờ cho chủ nhân, và phải hoạt động hoàn hảo nhất trong mọi môi trường ngặt nghèo. Nhưng rồi đến những năm 70, mọi thứ bỗng thay đổi hoàn toàn khi thị trường luxury sport watch bùng nổ, với sự ra đời của Royal Oak (Audemars Piguet) và Nautilus (Patek Philippe) cùng nhiều cái tên khác.

Tinhte_Dongho2.jpg

Vậy tại sao mãi đến nửa cuối thế kỷ XX, mọi thứ mới thay đổi như vậy?


Hơn 4000 năm trước, con người đã biết nung chảy quặng sắt, loại bỏ bớt carbon dư thừa, và thêm thắt những nguyên tố khác để tạo ra thép. Thời ấy, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản trở thành những bậc thầy luyện thép, tạo ra những loại nguyên liệu như Wootz (nguyên liệu để người Ả Rập làm ra thép Damascus huyền thoại) ở Nam Ấn. Đến tận bây giờ, rỉ sắt vẫn là vấn đề làm đau đầu, và khiến tính ứng dụng của sắt phần nào không được như kỳ vọng. Mãi đến thế kỷ XIX, khi Pháp, Anh và Đức tìm ra cách tạo ra thép không rỉ, còn người Mỹ thì phải đến đầu thế kỷ XX mới sản xuất được thép không rỉ số lượng lớn. Và rồi nhờ thành tựu công nghệ và vài nghìn năm nghiên cứu, loài người mới tạo ra được một loại vật liệu chống rỉ, dễ uốn và rất bền.

Tinhte_Dongho5.jpg

Quay trở lại với những chiếc tool watch bằng thép những năm 60 của thế kỷ trước. Chính vì sự hiếm hoi cũng như giá trị lịch sử của những chiếc đồng hồ được làm từ lớp vỏ thép, mà chúng luôn có giá cao hơn so với những đồng hồ bằng kim loại quý ở sàn đấu giá. Lấy hai ví dụ kinh điển. Năm 2016, một trong số 4 chiếc Patek Philippe 1518 duy nhất sản xuất từ thép năm 1944 bán được 10,7 triệu USD ở nhà đấu giá Phillips. Chỉ hai năm sau, chiếc Rolex Daytona của Paul Newman đã được một người chủ giấu mặt bỏ ra hơn 17 triệu Đô để rước về nhà.

Tinhte_Dongho3.jpg

Chục triệu Đô cho một miếng thép không gỉ với bộ máy đếm giờ bên trong? Thật ra bản thân lịch sử của hai món đồ này cũng khiến mức giá của chúng lên tới tận mây xanh. Nếu như 1518 bản thép là sản phẩm đầu tiên con người tạo ra có cả tính năng lịch vạn niên lẫn bấm giờ chronograph, chưa kể chỉ có 4 chiếc được tạo ra, thì chiếc Rolex của Paul Newman lại gắn liền với danh tiếng của tay đua, diễn viên đình đám. Bản thân chiếc Daytona Panda này cũng chính là thứ bắt đầu cho trào lưu sưu tầm Rolex cổ mà đến giờ vẫn chưa hết hot.

Tinhte_Dongho4.jpg

Bản thân các hãng lớn cũng từng làm ra đồng hồ thép nhưng nhiều bên chỉ tạo ra với mục đích thử nghiệm. Lý do thứ nhất, thép rẻ hơn vàng hay các kim loại quý khác. Lý do thứ hai, chế tác chiếc vỏ và những chi tiết bằng thép yêu cầu công cụ cứng và bền hơn nhiều so với kim loại quý. Và hệ quả là, đồng hồ thép thời kỳ đó đôi khi còn hiếm hơn cả đồng hồ vàng (!)

Như đã nói, thời ấy, đồng hồ thép ít được các hãng để tâm, vì lý do chế tác. Nó khó tạo ra những chi tiết nhỏ bằng móng tay tới mức, chi phí bỏ thêm tiền mua nguyên liệu kim loại quý còn rẻ hơn chi phí để làm đồng hồ bằng thép. Nhờ đó, các hãng có thể tăng giá sản phẩm, và giảm chi phí nhân công. Nên nhớ thời ấy chưa có những hệ thống tự động hóa. Tất cả đều được làm nên từ bàn tay con người: Đục, cắt, gọt, đánh bóng, tạo vân… Đấy mới chỉ là vỏ case. Còn viền bezel, crown chỉnh giờ, và những chi tiết cực nhỏ khác, chi phí và thời gian tăng lên gấp nhiều lần.

Quảng cáo



Tinhte_Dongho6.jpg

Và rồi, nhờ những thương hiệu “mới nổi” thời kỳ ấy như Rolex, Longines hay Omega, những kỹ thuật chế tác thép trở nên thông dụng hơn sau Thế chiến thứ II đã dần biến thép trở thành thứ vật liệu hợp lý để làm đồng hồ. Nhưng cũng phải mất thêm 3 thập kỷ trước khi những chiếc wristwatch bằng thép dần lột bỏ tấm áo xanh của người lao động, và trở thành tượng đài thời trang.

Sau Thế chiến thứ II, những phi công dân sự cũng như quân sự tìm đến những chiếc tool watch thép bền bỉ để khẳng định vị thế của bản thân. Bỗng nhiên, nó trở thành một món trang sức ai cũng phải có. Những vị hành khách trên những chuyến bay xa xỉ thời bấy giờ, đeo trên tay chiếc Oyster Air-King đời 1945 bằng thép của Rolex, vô tình biến nó trở thành xu hướng thời trang chứ không phải công cụ lao động như trước nữa, dù nó không phải kim loại quý, và cũng chỉ có mỗi ba kim chỉ giờ, phút và giây.

Tinhte_Dongho7.jpg

Năm 1954, hãng hàng không PanAm đặt mua cho những phi công của họ chiếc Rolex GMT Master. Cho đến ngày nay, GMT Master và GMT Master II vẫn là biểu tượng của làng đồng hồ thế giới. Và ngay sau đó, những phi hành gia vũ trụ, những con người được mô tả là bất khuất, không sợ hãi bất kỳ mối nguy nào đeo trên tay chiếc Speedmaster của Omega. Bỗng nhiên, chỉ một cái búng tay của lịch sử, đồng hồ thép có được những vị đại sứ hình ảnh không thể hoàn hảo hơn, và nhu cầu của thị trường cũng bắt các hãng phải tìm ra cách sản xuất đồng hồ thép với số lượng lớn để phục vụ những khách hàng biết chạy theo xu hướng.

Tinhte_Dongho8.jpg

Quảng cáo



Đúng vào cái thời điểm thiên thời địa lợi nhân hòa ấy, một nhà thiết kế tài năng xuất hiện, Gérald Genta. Những thiết kế của ông vẫn là những hình dáng bất tử cho đến ngày hôm nay. Năm 1972, Audemars Piguet tạo ra Royal Oak với sự giúp đỡ của Genta.

Tinhte_Dongho9.jpg

Năm 1975, IWC tung ra Ingenieur, và chỉ một năm sau là Nautilus của Patek Philippe. Tất cả đều là thành quả của nhà thiết kế người Thụy Sỹ. Câu chuyện phiếm, Genta nghe lỏm được những giám đốc của Patek về kế hoạch mời Genta về tạo ra sản phẩm cạnh tranh với Royal Oak trong một nhà hàng, và chỉ mất 2 phút để phác thảo hình ảnh chiếc Nautilus trên một tờ giấy ăn và một cây bút bi mượn của bồi bàn đến giờ vẫn được anh em truyền miệng lại cho nhau.

Tinhte_Dongho10.jpg

Cả ba tác phẩm ấy đều rất khác so với những tiêu chuẩn cũ của đồng hồ đeo tay tính đến thời bấy giờ. Chúng trông to lớn, hiện đại, có phần hơi viễn tưởng, và nhờ đó kích thích thế hệ trẻ với tinh thần phiêu lưu bất tận.

Dĩ nhiên một chiếc đồng hồ thể thao xa xỉ không chỉ dành cho những người hay bay lượn trên bầu trời. Những nhà thám hiểm, vận động viên thể thao, thợ lặn, hay rất nhiều những ngành nghề khác cũng được chiều chuộng. Từ Explorer, Submariner của Rolex, cho đến Seamaster của Omega, hay Autavia và sau này là Carrera của Heuer, lựa chọn là rất, rất nhiều và rất đa dạng. Ai cũng có thể đeo chúng, và chúng trở thành biểu tượng của thời kỳ tự do. Ngay cả tổng thống Ronald Reagan những năm 80 cũng bỏ qua hình tượng chiếc Day-Date vàng chóe của quá khứ để diện trên cổ tay một chiếc Datejust thép.

Tinhte_Dongho11.jpg

Giờ đây, anh em có thể sắm một chiếc đồng hồ thép với giá từ vài trăm nghìn Đồng của Seiko hay Casio, đến cả trăm triệu Đồng như Rolex Submariner hay những chiếc Grand Seiko Springdrive. Chất liệu dần được tối ưu về độ bền, chất lượng hoàn thiện. Đồng hồ thép có được chỗ đứng như ngày hôm nay, đơn giản vì nó xuất hiện đúng thời điểm, đúng những bước ngoặt của nhân loại nửa cuối thế kỷ XX.

Tham khảo Gear Patrol
155 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đây nè...
D102B70D-905A-4CE5-848B-34435AE709FB-6099-0000034C39D4A661.png
6BB30D41-52EF-4C44-8022-BEC9D447F1DD-6099-0000034C3A4998CC.png
4E7F6D16-C7ED-42A4-AFBB-76B70B69F0B9-6099-0000034C3B0268AE.png
5DF2A729-DC9D-4585-84E6-613FA12E606A-6099-0000034C3A0CFC88.png
5804AC6B-5936-42F5-8968-8DF62E251995-6099-0000034C3A7037DA.png
5EAC9014-0DCA-409B-8F12-17E9E6B8492C-6099-0000034C3ACDF6CB.png
6DD7ACA7-21DF-427D-A6EC-69847E541214-6099-0000034C3A97CA4C.png
quana75
TÍCH CỰC
5 năm
@Dong_ho_the_ky_com Nautilus đã đẹp, hand engraved càng đẹp hơn :rolleyes:
@Dong_ho_the_ky_com Cái 4 kim hình cuối đẹp quá, không rành về đồng hồ lắm nhưng cảm thấy khá đắt đỏ, ko dưới 1 tỷ.
Nhân tiện khoe luôn 2 em mới mua:
Capture.JPG
atidus
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Dong_ho_the_ky_com Đúng là mỗi người một quan điểm nhưng cái bác ở trên chê xấu,thì đúng là cái năng lực gọi là thẩm mỹ bị mù rồi.
@Dong_ho_the_ky_com Hàng hịn ko bro, hay fake ?
Đồ nhật vẫn quá rẻ so với châu âu mặc dù độ chính xác và hoàn thiện thì ko thua kém. Có thời gian các hãng nhật làm mưa làm gió và chao đảo thị trường đồng hồ với những chiếc đồng hồ chạy pin cho độ chính xác cao mà giá cực rẻ và bền.
hl80
TÍCH CỰC
5 năm
@tung.nt169 Vậy bạn là người ko hiểu gì về đồng hồ Thuỵ Sĩ. Trước thời điểm quartz hay springdrive ra đời thì Thuỵ Sĩ là cái nôi của sự chính xác về thời gian. Họ có cả 1 cuộc thi chỉ dành cho những hãng cao cấp về sự chính xác của công nghệ đồng hồ nhằm nâng cao vị thế của Thuỵ Sĩ đối với các nước khác. Chẳng qua bị Seiko làm cho 1 vố đau rồi sau này họ ko cho bất kỳ hãng đồng hồ nào ko thuộc về Thuỵ Sĩ tham gia nên mới giảm bớt thiệt hại về hình ảnh.

Thuỵ Sĩ mà ko chú trọng về tính chính xác thì bạn ko phải là dân chơi đồng hồ chính hiệu rồi.
gacon14182
TÍCH CỰC
5 năm
@hl80 Một góc cá nhân của em
A6k3+Sig19f2.8.jpg
tung.nt169
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hl80 Có vẻ bạn đang không hiểu ý của mình cho lắm, mình không nói là đồng hồ Thuỵ Sỹ ko chú trọng về độ chính xác, mà nói là sự chính xác sẽ không hoàn toàn quyết định sự sinh tồn của đồng hồ Thuỵ Sỹ.

Nó còn là kỹ nghệ chế tác, còn là bề dày lịch sử, còn là sáng tạo về vật liệu và tính năng. Nếu chỉ dựa vào sự chính xác thì có lẽ Seiko đã đập chết công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ rồi, nhưng bạn xem ở thời điểm hiện tại Seiko nói riêng và đồng hồ Nhật Bản nói chung có chiếm ưu thế trong những bộ sưu tập, trong các cuộc đấu giá, hay được chú ý nhiều như đồng hồ Thuỵ Sỹ không? Nicolas George Hayek đã vực dậy cả ngành đồng hồ Thuỵ Sỹ khi cuộc khủng hoảng thạch anh gây ra bởi Seiko qua việc tái cấu trúc và tái định hướng đồng hồ cơ khí, tập khách hàng của đồng hồ cơ khí lúc này là những người yêu thích sự tinh xảo trong cơ cấu cơ khí, dĩ nhiên mọi người sẽ phải hi sinh một chút sự chính xác so với đồng hồ quartz, về độ chính xác của đồng hồ cơ so với quartz chắc bạn nắm được.

Mình vẫn muốn nhắc lại câu của bạn: "Trung Quốc hay Hàn Quốc làm ra 1 loại công nghệ đồng hồ khác mà chính xác hơn, bền hơn và giá cả rẻ hơn", và bạn nghĩ mỗi điều đó sẽ đập chết được công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sỹ? bạn nghĩ insight của khách hàng dùng đồng hồ Thuỵ Sỹ chỉ là cần một chiếc rẻ, sản xuất nhanh (không có yếu tố thủ công), không có bề dày truyền thống....ư?

Còn riêng về sự chính xác và độ bền, hãy xem qua chiếc Ulysse Nardin Anchor Tourbillon tại đây
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/oa3RojHYGGI" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
với bộ phận con ngựa (pallet fork) và bánh xe thoát (escapement wheel) được làm từ silicon với công nghệ DRIE (Deep Reactive Ion Etching – Phương pháp khắc ion phản ứng sâu). Đại khái hệ thống này của UN có khả năng chống từ, không cần bôi trơn, cực kỳ cứng và nhẹ, việc này sẽ cải thiện được độ chính xác của đồng hồ khá nhiều. Và nó có giá 60.000$

Nếu chưa đủ ấn tượng, hãy xem qua mẫu Zenith Defy Lab có giá 30.000$ (https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=lWiJ0AS7nlw) với toàn bộ cơ cấu điều hoà (oscillator) làm từ một tấm silicon nguyên khối duy nhất, thay thế cho 30 bộ phận truyền thống, trong đó có dây tóc, bánh xe cân bằng, con ngựa..., hoàn toàn không lo lắng nhiều về chống shock, chống từ, bôi trơn. Và tần số dao động của chiếc này ở mức 108.000 bpm ! (đồng hồ cơ thông thường ở mức 18.800 bpm, 21.600 bpm hay cao hơn một chút là 36.000 bpm), và nó có độ chính xác đến 0,3s/ngày !

Vậy, mình cho rằng sẽ khó để có 1 hãng ngoài Thuỵ Sỹ có thể đập chết ngành công nghiệp này, các lý do mình đã nêu bên trên. Riêng về smartwatches và wearables, mình tin rằng tương lai nó sẽ có chiếm thị phần của đồng hồ truyền thống, nhưng đồng hồ truyền thống vẫn luôn có chỗ đứng của riêng của nó.
20010927_copy.jpg
Zenith-Defy-Lab-revolutionary-oscillator-9.jpg
Tuankts2.0
TÍCH CỰC
5 năm
@tung.nt169 Mình rất thích đồng hồ, cám ơn những kiến thức mà bạn đã chia sẽ 😆
Roxbenxz
TÍCH CỰC
5 năm
Cái môn này gây nghiện đó ae.
@Roxbenxz Gây nghiện thật nhưng cũng tốn lúa bác. Mà phải cở phó chủ tịch quận trở lên mới có thể đeo patek philippe được
Roxbenxz
TÍCH CỰC
5 năm
Em cũng mê đh cơ, cũng mê hàng xa xỉ nhưng e chơi Seiko, Orient,... liệu cơm gắp mắm, khả năng tới đâu chơi tới đó bác ạ.
@Roxbenxz Đàn ông có nhiều thứ để nghiện quá, riêng em thì đang mê mệt âm thanh cao cấp, đồng hồ, máy ảnh....mà lĩnh vực nào củng không dám bắt đầu, nghĩ tới nghe đau lòng lắm.
Cho mình góp vui chiếc AP 15300 mua 2006 9443722F-6E78-4D6F-A902-61ACDE0D8C73.jpeg
blablakaka
TÍCH CỰC
5 năm
@trung76 Ôi con AP đẹp vãi
Cononel
ĐẠI BÀNG
5 năm
@trung76 Xước hết rồi
@Cononel Con này vân phay cực kỳ khó giữ, mình mua năm 2006, năm 2016 bảo dưỡng đánh bóng rồi mà bây giờ lại như vậy😔
@trung76 chẳng vấn đề, xước xát nó mới ra dáng 1 chiếc đồng hồ đã nhuốm màu thời gian, hơn nữa thiết kế của đồng hồ cũng ko phải kiểu trau chuốt bóng bảy và có phần vuông vắn, rắn rỏi, nam tính nên những vết xước càng tôn thêm nét đẹp phong trần cho nó
Bài viết khá đầu tư. Tks bạn
Tay mình nhỏ xíu có 15.5cm nên phải dùng dây da nhưng mệt nỗi tay lại ra mồ hôi nên phải chọn dây kim loại, mà dây kim loại thì cái nào cũng to bảng, đeo lên thấy thảm. May mắn tìm thấy cái đồng hồ của Skagen, dây kim loại nhưng bản rất nhỏ, nhìn cũng đẹp nữa, thế là khuya hôm qua quất luôn con Skagen SKW6445, tuy cái mặt không phải loại mình ưng ý nhất nhưng nhìn nó vẫn rất đẹp.
@KeniVinh Có mấy dòng dây kim loại rộng chỉ khoảng 15mm thoii, tối qua vừa thấy xong, chả nhớ tên gì vì ko thích dây nhỏ
voromo
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nguyenchien45.3 Dây cao su đi
9E9CA97F-1CCF-4771-A3EC-016310215105-19036-00000B424A544B20.png
@voromo Tay dễ ra mồ hôi mà, mình nghĩ cao su cũng tựa tựa như da vậy.
voromo
ĐẠI BÀNG
5 năm
@KeniVinh Da thì hạn chế rửa, cao su bạn rửa thoải mái, đi bơi cũng ok
@voromo Mình thích dây thép hơn
Có tiền thì mua Thuỵ Sĩ, rẻ hơn tí thì của Nhật. Trình độ gia công không chê vào đâu được. Ngồi nhìn là thấy sướng rồi.
le van chuc
ĐẠI BÀNG
5 năm
Citizen
15515063826071470905592193766606.jpg
s.club2
TÍCH CỰC
5 năm
74C56618-2E26-45C2-BE4E-FAD949E0114B.jpeg

Góp vui món gây nghiện của mình
mrsike
ĐẠI BÀNG
5 năm
@s.club2 Chào đồng râm
20190303_140010.jpg
Vinhhm
ĐẠI BÀNG
5 năm
@s.club2 Con này bạn mua bao tiền vậy. Mình đang kết em này
s.club2
TÍCH CỰC
5 năm
@Vinhhm Mình mua lâu rồi trên ashford. link đây bác 😃

- Sau mình có mua sợi kim loại riêng của con này giá 5 triệu nữa.
Vinhhm
ĐẠI BÀNG
5 năm
@s.club2 Thanks bác, mua riêng sợi kim loại mà cũng cao phết
s.club2
TÍCH CỰC
5 năm
@Vinhhm Vâng. Giá tự mua rồi đó bác
Mình xài smartwatch không dám khoe sợ ăn gạch :v
@Máy văn phòng PHT Mình cũng giống bác, thích smartwatch hơn (dĩ nhiên không thể so với đồng hồ cơ). Khoe thì khoe chứ có gì đâu mà xoắn.
Đi học đeo casio thần thánh, đi làm rồi đeo đồng hồ kim, giờ chỉ thích đeo smartwatch.
@Máy văn phòng PHT Chả làm sao cả. Gu ai người đó dùng mà.
@P.W Mình thích hướng tới sự tiện dụng, thiết thực hơn là 1 món trang sức
@Máy văn phòng PHT Trong tinh tế này đủ loại thành phần phức tạp
Ăn bậy chứ ko nói bậy đc bạn nha
Nhiều khi muốn cmt cũng ko dám
Cần hỏi về kỹ thuật thì đêch thấy ai vào trả lời
Đụng đến nhà táo nhà sam là nó phang tới tấp
@băng tải hai tín Đồng cảm =))
NatvPa
TÍCH CỰC
5 năm
Chiếc đồng hồ giá trị nhất không phải là chiếc đồng hồ đắt nhất, mà là chiếc có nhiều ý nghĩa nhất với chủ nhân.
Chiếc mình thích nhất là 1 quả đồng hồ tàu được tặng, chiếc đồng hồ đầu tiên của mình và cũng là chiếc đầu tiên của người tặng cho mình.
tronghpfc
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cho dù đồng hồ thông minh có phát triển tới đâu đi nữa thì cũng không thể thay thế được những chiếc đồng hồ cơ đc . bởi đơn giản bây giờ mang 1 chiếc đồng hồ cơ trên tay nó vừa là 1 món đồ trang sức vừa có cả đam mê ở đó . vì mỗi chiếc đồng hồ cơ là 1 tác phẩm nghệ thuật mà người nghệ nhân thể hiện đẳng cấp ở đó . vì vậy nó luôn đắt và không bao giờ lỗi mốt
hl80
TÍCH CỰC
5 năm
@tronghpfc Cái quan trọng là bây giờ smartwatch đang từng ngày cứu sống nhiều người thì cái đồng hồ giá trị đó lại là vật vô tri. Ba mình lúc trước đeo grandseiko mỗi ngày nhưng từ khi apple ra con watch 4 thì cái grandseiko đó cất vô tủ để đeo apple watch cho an toàn sức khoẻ hơn.

Đồng hồ cơ giờ chỉ còn mang tính trang sức trong thời đại hiện tại chứ dần mất chỗ đứng là vật bất ly thân với nhiều người rồi. Lâu lâu đi tiệc thì lấy ra đeo, còn hằng ngày chắc smartwatch chiếm đa số.
tronghpfc
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hl80 Thì mình nói nó bây giờ chỉ là món đồ thời trang chứ có nói là vật bất ly thân đâu nhưng không vì thế mà smart watch có thể thay thế đc đồng hồ cơ .vì bản thân smart watch dành cho những ai cần nó chứ nó đâu phải món đồ trang sức mà ai cũng đeo .cũng như thời kỳ hoàng kim của đồng hồ điện tử chính xác là vậy nhưng đâu thay thế đc đồng hồ cơ đâu
Seiko fan boiz
646DF874-40AA-465E-BD1A-04F1B983E85C-1365-000000D5A9287D04.png
traviva
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Phùng Trọng Tiến Seiko
87694367-7509-4D67-9435-B989611CE0A8.jpeg
đtRain
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Phùng Trọng Tiến Seiko @@
53B4458F-F75F-40D3-B569-A7641AA078B8-1788-0000028341841453.png
tranvu0988
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tuanvu.doan94 SEIKO 5
Cũng có sưu tập mấy em Seiko như trong hình.
0D6A808B-DFFD-4B75-9DD5-5C8F5C22878B.JPG
Đeo gần 10 năm, rẻ thôi nhưng ko hề có ý định thay em nó. Thiết kế mặt kính lõm xuống nên chưa một vết trầy. 😃
20190302_132921-01.jpeg
Razor11
CAO CẤP
5 năm
Em định mua em này nhưng ko biết chạy pin có dc lâu ko nhỉ 😆 patek-philippe-grand-complications-6002g-001.jpg
@Razor11 Hàng này không phải ai cũng mua được kể cả có rất nhiều tiền

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019