Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Lược sử CD 25 năm của đĩa nhạc CD - Phần 3: Các tiếng nói chung

AudioPsycho
3/3/2019 8:27Phản hồi: 26
Lược sử CD 25 năm của đĩa nhạc CD - Phần 3: Các tiếng nói chung
Như vậy là sau khi qua 2 phần trong 25 lịch sử của đĩa CD, hôm nay chúng ta sẽ đi qua tiếp phần 3. Anh em nào chưa đọc các phần trước thì có thể xem lại

Các thỏa thuận về tiêu chuẩn trong ngành âm thanh

tinhte-cd-25-years-14.jpg

Vào năm 1980 Pioneer và Sharp đề xuất 1 định dạng đĩa âm thanh với kích thước 13.5cm có sample rate trong khoảng 44.1~50kHz/16-bit. Định dạng này sẽ có thời lượng tối đa là 60 phút và được chơi trên máy Laser Video Player (hỗ trợ cả đĩa 12-inch). Đề xuất này tuy nhiên bị cạnh tranh bởi SonyPhilips bằng định dạng kỹ thuật số logarit. Với định dạng này, số sample sẽ thay đổi theo tần số và tần số càng cao thì càng ít sample, cũng có nghĩa là độ rộng của dải tần âm thanh sẽ phụ thuộc vào tần số lấy mẫu.

Tần số lấy mẫu càng lớn thì băng tần âm thanh sẽ càng rộng. Điều này có nghĩa là tiêu chuẩn 48kHz cho Digital Audio Tape Recorder (DAT) sẽ tương ứng băng tần âm thanh lớn hơn 24kHz. Mức tần số lấy mẫu 400kHz sẽ tương ứng với băng tần âm thanh DC 200kHz không chuyển phase, và mốc risetime nhanh cũng bị ngăn trở trong giới hạn 20kHz của định dạng CD. Mức băng thông lớn sẽ là cần thiết để tạo ra chất lượng âm thanh trung thực và tự nhiên nhất.


Độ phân giải tối đa của 1 hệ thống sẽ phụ thuộc vào tần số xung (clock) và đa số thiết bị ở thời điểm năm 1980 đều có tần số xung khá nhỏ. Tần số xung cao cũng cung cấp mức bit rate cao hơn, ví dụ như định dạng SACD sử dụng phương thức chuyển đổi low-bit và không có độ động như Pulse Code Modulation (PCM), hay CD.

tinhte-cd-25-years-15.jpg

Từ đây cũng xuất hiện các tranh cãi về chất lượng giữa analog và digital. Người ta thắc mắc cái nào là tốt hơn, tuy nhiên câu hỏi chính xác phải là: "Làm cách nào để digital cho chất lượng tốt hoặc hơn so với analog?"

Ưu điểm của analog là không tồn tại mốc giới hạn (hay còn gọi là brickwall filter) trong băng tần tương ứng, nghĩa là nó có thể biến đổi linh hoạt ở 20kHz (đĩa LP), 8kHz (đĩa 78RPM Shellac) hay 30kHz (băng từ). Trong khi đó định dạng CD 44.1kHz bị brickwall filter 1 nửa, nghĩa là trong khoảng 20.5kHz. Brickwall filter sẽ ảnh hưởng đến phase 1 cách tiêu cực và làm phase không còn liền mạch nữa.

Phase trong tín hiệu của đĩa analog dù ở chuẩn nào đi nữa (33 RPM, 45 RPM hay 78 RPM) đều luôn luôn liền mạch, từ đó cho chất âm trung thực hơn. Định dạng digital cũng có thể đạt được độ trung thực âm học cao khi có tần số lấy mẫu lớn và bit rate cao, tuy nhiên chỉ khi được xử lý bằng bộ chuyển đổi multi-bit thay vì 1-bit hay low-bit. Tính liền mạch phase là điều cần thiết nhất để đảm bảo độ chính xác cho quy trình thu âm và tái tạo âm thanh. Băng thông càng lớn với phase hoàn hảo sẽ có khả năng tái tạo sóng hài ngay cả khi giới hạn nghe chỉ trong khoảng 12kHz hay thậm chí là 8kHz.

tinhte-cd-25-years-16.jpg

Khi Philips giới thiệu mẫu đĩa digital 44.1kHz/14-bit, biên tập viên Peter Aczel đã gởi thư cho Philips khuyến nghị nên chọn mức sample rate thấp nhất là 50kHz. Tuy nhiên thực sự thì mức sample rate này cũng không đủ lớn để thỏa mãn nhu cầu nghe chuyên nghiệp, do chỉ mức sample rate cực cao mới có thể tạo ra chất âm tự nhiên và có độ trung thực cần thiết. Cũng cần nói thêm rằng những máy tính Sinclair, Commodore hay Atari trong thời điểm đó chỉ chạy trên CPU 4.43MHz và giải mã được 8-bit, cũng như lưu trữ và truy xuất thông tin từ băng từ 1 cách cực kỳ mất thời gian.

tinhte-cd-25-years-17.jpg

Quảng cáo



Như nói trên, Philips sau đó bắt tay cùng Sony để hoàn thành phát triển chuẩn đĩa Compact Disc (CD). Phía Philips sẽ chuyên về công nghệ laser và hưởng 60% lợi tức, còn Sony sẽ lo mảng mã hóa và hưởng 40% lợi tức còn lại. Sự hợp tác của Philips và Sony đã mở ra 1 chân trời mới cho định dạng CD, cả về âm thanh lẫn các mảng giải trí khác như phim ảnh hay trò chơi điện tử.

Còn tiếp ...

Nguồn ảnh tham khảo: Wikipedia, LAWeekly, PhilipsMuseumEindhoven, ETH, SoundFountain
26 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

TDCuong_TN
TÍCH CỰC
5 năm
Lịch sử hoàng tráng và khi bị thằng apple phá hỏng khi bỏ jack 3.5 từ iphone 7
Thằng mất dịch apple :3
h3ti3n
ĐẠI BÀNG
5 năm
@TDCuong_TN Ai cũng công nhận chuyện đó. Dac kèm theo cũng cùi bắp khi phải tốn 2 dac cho ip7.
@TDCuong_TN t nghi nó đang âm mưu hồi sinh ipod :v
Kall4Me
TÍCH CỰC
5 năm
Vẫn có 1 cộng đồng chơi cd, từ gốc cho đến chép, riêng khoản chép đĩa cũng lắm công phu khi mà mấy dạng CD RW giờ hiếm quá, or đời cũng ơ kìa rồi, kiếm đc con đầu có thể ghi cd ngon cũng vài triệu đến vài chục, giờ các bác toàn săn đầu ghi Plextor về tự ghi đĩa chơi thôi, hỏng mắt cái cũng mệt, như e e kiếm đĩa F1 về dùng
@kegiaumat007 Mình có cái đầu ghi flextor primium ii. ghi được 3 cái điã xong cất 6 năm nay....ghi đúng chuẩn mấy bác audio mất time quá !
@kegiaumat007 Hàng Nhật vẫn hoài cổ 😁
56990390_190242975281520_1732056213354446848_n.jpg
bhuubao
CAO CẤP
5 năm
"Chất lượng như đĩa CD" luôn luôn là một giới hạn mà hình như là chỉ có thể tiệm cận chứ không bao giờ chạm tới được.
@bhuubao Đĩa CD làm gì có chất . Lượng thôi ko có chất đâu .
rongcanlc
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bhuubao nhầm to, file flac chất lượng lớn hơn 44hz, 16 bit là đã hơn CD rồi, đó là còn chưa nói đến file nhạc DSD. Và các file nhạc chất lượng cao hơn CD được gọi chung 1 chuẩn là hi-res audio
a1.jpg a2.jpg a3.jpg a4.jpg a5.jpg a6.JPG
Đồ xưa tuy so giờ công nghệ ko bằng nhưng chất thì luôn tốt hơn giờ
@saurom.truong sao không bằng , tốt hơn nhiều đó chứ, có điều có tiền để chơi nó không thôi. Nhất là mảng phim ảnh bây giờ phim 4k nét hơn nhiều so với phim băng. Tivi cũng đẹp hơn cái tivi thùng ngày xưa. nhạc nghe cũng hay hơn trong tầm tiền. chứ nhạc chơi dàn tiền tỷ thì không tính rồi. sao bác lại bi quan công nghệ như thế nhỉ.
Tks ta s giả
kdtt5390
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài viết của bạn khá tốt! Tuy nhiên mình chỉ góp ý cho rõ thêm 1 số thuật ngữ! Tần số lấy mẫu (sample rate), để thu được tín hiệu có tần số f thì tần số lấy mẫu phải ít nhất bằng 2 lần tần số đó - 2f. Nếu ai học điện thì biết nó với cái tên là định lý Nyqist. Nếu biết thêm về biến đổi Fourier thì sẽ hiểu vấn đề hơn. Ví dụ tần số lấy mẫu là 48kHz thì bộ chuyển đổi ADC có thể tái tạo tín hiệu có tần số tối đa là 24kHz, ngoài ra còn phải kết hợp thêm low pass filter (tiếng Việt là bộ lọc thông thấp)
princez
CAO CẤP
5 năm
Từ trước đến nay mới được nghe nhạc analog duy nhất là băng từ (hồi trước chỉ có băng từ xịn chứ ko có lậu đâu) còn nhạc số thì nghe nhiều thể loại rồi. Nhưng chung quy kết luận là với cái lỗ tai của mình thì: Không thể phân biệt được 😁
nhớ cái thời ra tiệm đĩa thuê phim. 3k 2 đĩa VCD. coi phim nào mà tèo đĩa 2 thì rất ức chế nhỉ. vẫn còn nhớ cảm giác run run khi thuê đĩa có chữ "TC"
@Gabriel le gặp phải tiếng kêu xước xước khi xem ấy nhể 😁
ark_ff9
CAO CẤP
5 năm
@Gabriel le TC là gì?
@ark_ff9 Tình cảm
ngày xưa em đi thuê nhầm đĩa ấy ấy thì về bị thằng anh đấm cho ko trượt phát nào 😁
ark_ff9
CAO CẤP
3 năm
@tyhn Tưởng thằng anh phải khen chứ.
nokin
CAO CẤP
5 năm
Nói gì thì nói, Nhật k phải là tổ nguồn của kỹ thuật và âm thanh nhưng phải công nhận rằng họ học hỏi và kế thừa giỏi 1 cách đáng kinh ngạc.
Cái thứ méo gì liên quan đến âm thanh và hình ảnh đều có Sony nhúng vào.
hieu xdav
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cía chất âm của cd giờ vẫn rất ok.
HXD244
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thèm lắm một con CD cỡ như acuphase mà không có xèng
Đạt photo
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cặp đôi hoàn hảo 24748355-0466-420C-8938-09ECB228D714.jpeg

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019