Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Công dụng của những loại cảm biến đang được trang bị trên smartphone hiện nay

3/3/2019 12:36Phản hồi: 110
Công dụng của những loại cảm biến đang được trang bị trên smartphone hiện nay
Chắc chắn mỗi lần đọc thông số điện thoại, anh em đều từng gặp một đống các loại cảm biến được liệt kê trong danh sách phần cứng. Có nhiều cái có thể quen thuộc, nhưng cũng có nhiều cái khá lạ lẫm và mới mẻ vì điện thoại đang dần sở hữu nhiều tính năng hơn bao giờ hết. Mình sẽ giải thích các tác dụng của những loại cảm biến đang được trang bị trên các smartphone hiện nay.

Accelerometer - Cảm biến gia tốc
Đây là loại cảm biến phổ biến nhất và có mặt trong hầu như mọi thiết bị điện tử thông minh: điện thoại, đồng hồ, vòng sức khoẻ, các chiếc xe cân bằng,... Công dụng của cảm biến này là cho thiết bị biết rằng nó đang được được tương tác như thế nào một cách cơ bản nhất. Nó sẽ biết được khi nào chúng ta chuyến động, điện thoại có đang được di chuyển hay không, di chuyển theo hướng nào. Và có thể nói cảm biến này là loại cơ sở để gắn liền với các tính năng thông minh của điện thoại như xoay hướng, đếm khoảng cách, tính năng di chuyển.

acc.jpg

Nếu anh em muốn biết nó hoạt động nhờ đâu thì mình xin nói nhanh: về nguyên lí cảm biến này hoạt động dựa vào định luật II của Newton: F=m.a. Nếu anh em có một cơ hệ gồm vật nặng và lò xo như hình, dễ chứng minh được công thức m.a=k.x, trong đó x là độ dịch chuyển của khối nặng dưới tác dụng của lực, trong trường hợp này là lực quán tính. Nhờ vào việc tính x, ta có thể tính được gia tốc và suy ra nhiều kết quả khác.

Accelerometer trong điện thoại không có cấu tạo cồng kềnh như vậy, nó là một MEMS (micro electro mechanical system) - một hệ thống vi cơ - điện tử có cấu tạo như hình dưới, trong đó các thành phần cũng được bố trí tương tự như nguyên lí bên trên. Kết hợp vào 3 trục chúng ta sẽ đo được theo cả 3 hướng.

acc_2.jpg
Hình từ Practical Ninjas

Barometer - Áp kế
Cảm biến này có chức năng đo áp suất không khí ở khu vực xung quanh đó, đồng thời có thể từ đó để tính toán độ cao so với mặt đất theo liên hệ áp suất - độ cao. Barometer vẫn mục tiêu chính là phục vụ cho công việc tính toán dự báo thời tiết, kết hợp với các dữ liệu từ internet và hệ thống các cảm biến khác sẽ giúp cho việc tính toán trở nên chính xác hơn.

baro.jpg

Gyroscope - Con quay hồi chuyển
Đây là loại cảm biến kết hợp với cảm biến gia tốc sẽ cho phép thiết bị có khả năng định hướng một cách chính xác nhất có thể, cụ thể là định hướng góc xoay. Con quay hồi chuyển mang trong nó rất nhiều tính chất vật lí động học mà nếu anh em nào đã từng đam mê môn học này đều một lần đọc quay. Nếu như cảm biến gia tốc dùng để đo chuyển động mang tính chất tính tiến thì con quay hồi chuyển hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi vận tốc và gia tốc tịnh tiến trong quá trình sử dụng mà chỉ bị ảnh hưởng bởi góc xoay của nó, điều này có được là nhờ thiết kế hình dạng đặt biệt của nó.
Gyroscope.jpg
conquay.jpg
Con quay hồi chuyển có xu hướng chống lại trọng lực, vì thế hay được ứng dụng cho các đồ chơi cân bằng

Quảng cáo


Geomagnetic - Cảm biến từ
Cảm biến này còn được gọi bằng một số từ khác như Magnetic Sensor, magnetic field,... nói chung là có magnetic - từ. Cảm biến này có tác dụng nhận biết được từ trường, đặc biệt là từ trường Trái Đất, và nói tới đây thì anh em cũng biết mục đích chính của nó là gì rồi chứ? Chính là la bàn. Cảm biến từ sẽ giúp cho la bàn hoạt động chính xác hơn trong việc điều hướng, xác định hướng, và gián tiếp giúp cho việc định vị trên bản đồ được chính xác hơn.

mag.jpg

Hall Sensor - Cảm biến Hall
Cảm biến này dựa vào tên của hiệu ứng Hall, được đặt theo tên nhà khoa học Edwin Herbert Hall vì đã khám phá ra nó. Để hiểu được nó, anh em hãy nhìn hình bên dưới: Một tấm kim loại khi được cấp nguồn ở hai đầu sẽ tạo ra một dòng điện từ các electron dịch chuyển có hướng. Lúc này đưa một thanh nam châm vào, các electron và các điện tích dương sẽ chịu tác dụng của một lực gọi là lực Lorentz, hai loại điện tích này sẽ bị đẩy vào hai phía khác nhau của thành kim loại, tạo thành một hiệu điện thế gọi là hiệu điện thế Hall. Hiệu điện thế Hall thường rất nhỏ nên để đo đạc nó cần phải cho tín hiệu thông qua một bộ khuếch đại.

hall.jpg

Ok quay lại về công dụng, hiệu ứng Hall này có cực kì nhiều ứng dụng trong đời sống hiện đại, và dễ thấy trong bảng thông số của chiếc Galaxy S10 mới ra cũng có trang bị cảm biến này. Nó dùng để tắt mở màn hình khi người dùng sử dụng flip cover. Các flip cover được mang một nam châm ở vị trí nào đó, khi đóng lại thì nó sẽ kích hoạt cảm biến Hall để tắt mở màn hình hoặc thực thi một tính năng nào đó.

Quảng cáo


flip.jpg

Proximity Sensor - Cảm biến tiệm cận
Cái này không phải nói quá nhiều rồi, nó thường được bố trí gần vị trí tai nghe, để biết khi nào anh em áp tai vào nghe điện thoại mà tắt màn hình. Nhiều hãng hay tận dụng cảm biến này kết hợp với một số cái khác để tạo ra nhiều tính năng sáng tạo, ví dụ như khi vuốt tay thì điện thoại sẽ abc xyz sao sao đó.

RGB Light sensor / Ambient light sensor - Cảm biến ánh sáng
Đây là cảm biến phân tích ánh sáng và nó giúp cho việc điều khiển độ sáng tự động. Riêng cảm biến ánh sáng có RGB thì nó còn có thể phân tích thành phần màu của ánh sáng mà nó nhận được để phục vụ cho một vài mục đích kĩ thuật. Apple khi lần đầu giới thiệu màn hình True Tone không hề tiết lộ nguyên lí hoạt động, nhưng cá nhân mình nghĩ là dựa vào phân tích màu từ cảm biến RGB để từ đó điều chỉnh màu màn hình cho phù hợp hơn.

Ngoài ra còn rất nhiều loại cảm biến khác mà tuỳ vào một vài mẫu thiết bị khác nhau mà được trang bị khác nhau. Các cảm biến này được thiết kế để hoạt động cùng nhau, nhằm tạo ra nhiều tính năng hữu dụng nhất và giúp cho thiết bị điện tử có thể cảm và ứng ngày một chính xác hơn. Anh em đừng quên rằng bên cạnh những thông số khủng, thì thứ làm cho thiết bị thông minh thật sự thông minh là nhờ vào cảm biến, và trong tương lai, các cảm biến sẽ còn phong phú hơn, chính xác hơn.
110 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quá ngon, cảm ơn mod rất nhiều!!!
Mình nhớ thì iPhone là DT đầu tiên có cái cảm biến tiệm cận. Đưa DT gần tai là tắt màn hình, cũng là DT đầu tiên có gia tốc kế để xoay máy thì nó cũng xoay màn hình theo, cũng là điện thoại đầu tiên có multitouch, dùng tay zoom hình. Nhanh thật, thời đó là kiệt tác công nghệ, giờ hãng nào cũng có. Loài người phát triển vũ bão quá. Hồi đó iPhone đời đầu 2G mình mua có 8GB xài sướng vãi luôn. ngồi vọc vạch cài installer, jailbreak vv và vv vui lắm. (cydia sau này mới có thôi)
@vok Ví dụ 5233, 5320
vok
TÍCH CỰC
5 năm
@sontinh1911 Nokia 5233 ra mắt vào 2010, còn 5230 thì tháng 7/2008. Đều sau iphone. Còn gì nữa không?
Đó là chưa kể 5230 không có cảm biến tiệm cận.
@vok Xin mời
https://www.gsmarena.com/compare.php3?idPhone1=2909&idPhone2=3390
Compare Nokia 5230 vs. Nokia 5233 - GSMArena.com
gsmarena.com
vok
TÍCH CỰC
5 năm
@sontinh1911 Não có suy nghĩ đi, đều ra sau iphone 2007. Ông Nam Air nói sai chỗ nào?
Ngờ u thì cũng vừa thôi chứ.
Bài này rất thực tế nè. Nhiều người dùng dt không biết cái này như mình 😃
Bài viết chi tiết
Còn cảm biến mùi vị nữa chứ. Hóng
@minhquynh2007 Cảm biến vân tay, cảm biến nhịp tim chả thấy nói
CTfuture
ĐẠI BÀNG
5 năm
@thienvk mấy cái cảm biến đó cái tên nói lên tất cả rồi trực quan dễ hiểu thì cần gì giải thích nữa. =]]
@CTfuture Chủ yếu là nguyên lý hoạt động của nó thôi
o2neorobin
TÍCH CỰC
5 năm
cái cảm biến đầu tiên phải nhắc đến là cảm biến âm thanh. ngoài việc dùng cho mục đích chính của điện thoại là nghe gọi thì nó còn có tác dụng đo độ ồn
.Gù.
TÍCH CỰC
5 năm
@o2neorobin mic hả bác
heobubi
TÍCH CỰC
5 năm
@o2neorobin Mình nghĩ cái đó là khử tạp âm
ngsangmt
TÍCH CỰC
5 năm
@o2neorobin Đo độ ồn sai bét nhé bạn.
con quay hồi chuyển. nghịch rất nhiều trò.
những bài như này cần được "đẻ" nhiều hơn 😁
mrdrg10
TÍCH CỰC
5 năm
Ko thấy nhắc tới camera nhỉ 😁
@mrdrg10 camera cũng có cảm biến, cụ thể là gì thì chờ thông não =)
mrdrg10
TÍCH CỰC
5 năm
@cyberat Cái cảm biến để tiếp nhận ánh sáng sau khi đi qua thấu kính đấy bạn, nó là cảm biến đấy 😆 Nói đến cảm biến trang bị trên smartphone thì ko kể đến cảm biến này là quá thiếu rồi.
@cyberat Thì là cái cảm biến chuyển tín hiệu hình ảnh thành tín hiệu số thôi. Còn nó hoạt động thế nào thì phải hỏi sony :v
@cyberat Cảm biến ánh sáng
ngsangmt
TÍCH CỰC
5 năm
@cyberat Cảm biến ánh sáng (nó là tập hợp các tế bào quang điện)
rất hữu ích
Barometer để dự đoán mưa 😆
theladu
CAO CẤP
5 năm
Bài viết hay và rất hữu ích
Nhiều cảm biến hay rứa
khoa318
CAO CẤP
5 năm
Rất cụ thể và tinhte cám ơn bác
😁 Cảm biến mùi vị màu mè
Cảm biến đo nhịp tim của anh sam nữa
peterh
CAO CẤP
5 năm
@langtu_haohoa_binhduong Chỉ mình Sam mới có cảm biến đó hả bạn?
Điện thoại mình chỉ quan tâm đến các yếu tố: pin trâu, sóng khỏe, nghe gọi rõ ràng, bền, giá hợp lí. Ngoài ra nó có thêm cái gì nữa thì đó là việc của nhà sản xuất. :p
@anhlau87 Chuẩn.
@LRA Vui lòng gả con O2 cho mình...haha...
@nguyenpr089 Con O2 bị hỏng cổng USB (chập chờn, nhưng nói chung là hỏng). Mang ra tiệm thì thợ bảo loại này hàn chết vào main nên không sửa hay thay thế được. Giờ giữ làm kỉ niệm thôi. Cũng nhiều người hỏi, nhưng mua gì cho phí tiền.Tặng cũng chẳng đáng, tự nhiên thêm 1 cục rác. 😃
anhlau87
TÍCH CỰC
5 năm
Các cảm biến này là để cái điện thoại nó cảm nhận, và làm cho người mua dùng cảm thấy đỡ xót tiền hơn nhé. Hihi
hay lắm
@daotruong94 Đọc hết bài nhưng chả hiểu gì cả 😁
@bud's Trời ạ . Giải thích rõ rang có hình minh họa thế mà bác cố tình không hiểu sao ? :D Xài phone mà không quan tâm tới cấu hình của máy thì chỉ là các chị em hay đờn bà phụ nữ thôi . Dĩ nhiên có ngoại lệ là còn có các chụy em còn rành hơn các ông nữa. (hơn bạn đó) hehehehehheeh
@bud's dễ hiểu mà bài này là để ae cùng tìm hiểu xem chiếc điện thoại ae có cái gì ấy mà

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019