Các bài trả lời Hero of Newage

Thảo luận trong 'Sức khoẻ - Thể thao - Smartwatch' bắt đầu bởi Nam Air, 9/3/19. Trả lời: 441, Xem: 147612.

  1. Hero of Newage

    Tham gia:
    6/3/18
    Được thích:
    1,805
    Best Answers:
    0
    Hero of Newage
    TÍCH CỰC
    Nếu người nào muốn thuận theo tự nhiên thì cứ việc để sự chọn lọc tự nhiên thực hiện nhiệm vụ của nó. Lúc đó xảy ra chuyện gì thì tự gánh lấy hậu quả thôi!
     
    GiangHoang1906client_ideas thích nội dung này.
    1. max-20091

      Tham gia:
      26/12/15
      Được thích:
      2,076
      Best Answers:
      0
      max-20091
      CAO CẤP
      max-20091
      @Eti Mình trả lời rồi đấy bạn, ngoài đi xét nghiệm kháng thể thì bạn tiêm vaccine lại thêm 1 lần nữa mà ko thấy triệu chứng gì hết = ok nhé (cái này là cách Edward Jenner test có tiêm vaccine hay chưa)
       
    2. mhieu90

      Tham gia:
      3/10/14
      Được thích:
      433
      Best Answers:
      0
      mhieu90
      TÍCH CỰC
      mhieu90
      @noob Theo hiểu biết của mình thì vaccine ko hoạt động như bác nói, vaccine chính là virut đã được suy yếu nên virut ko kháng vaccine được, chỉ có virut kháng thuốc hoặc virut miễn nhiễm với hệ miễn dịch của con người thôi. Mối lo ngại chủ yếu từ tác dụng phụ của vaccine hay chất lượng vaccine.
       
    3. minhhai205

      Tham gia:
      18/4/08
      Được thích:
      27
      Best Answers:
      0
      minhhai205
      ĐẠI BÀNG
      minhhai205
      @noob Đời nó dài vài chục năm, ko có 2-3 năm đâu bác :)))))
      Nói dại chi cho ngta cười
       
    4. Eti

      Eti

      Tham gia:
      11/2/19
      Được thích:
      306
      Best Answers:
      0
      Eti
      Eti
      ĐẠI BÀNG
      Eti
      @max-20091 Ý 1 của bạn, có kháng thể, ok, có antibody không đồng nghĩa sẽ có protection. Ý 2 của bạn, ko có triệu chứng, ok, ko có nghĩa là khi gặp pathogen thật, nó có tác dụng. Bạn có thể load hàng tá tài liệu liên quan trên pubmed. Mình chỉ tò mò xem sao ma biết dc vaccine có tác dụng “thực sự”.
       
    5. CitaTo

      Tham gia:
      19/2/12
      Được thích:
      507
      Best Answers:
      0
      CitaTo
      TÍCH CỰC
      #328 CitaTo, 10/3/19
      Sửa lần cuối: 10/3/19
      CitaTo
      @Eti Không hiểu lắm, tác dụng của Vaccine cũng đc nhiều nhà khoa học chứng minh mà, mình vẫn tiêm vaccine loại phổ thông cho con mình thôi, bằng chứng là khi có dịch thủy đậu 2 bé cũng bị nhưng bị rất nhẹ, chỉ 1 vài nốt, còn các bé trong lớp ko team phải lãnh rất nhiều thẹo.
      Bất cứ thuốc hoặc liệu trình điều trì nào cũng không đảm bảo 100% có tác dụng trên cơ thể bé A xác định nào đó, chỉ có thể tin vào nó khi nó có tác dụng trên đại đa số người dùng trước đó thôi. các thuốc luôn có câu ko được sử dụng đối với người quá mẫn với các thành phần của thuốc vậy.

      Còn nếu như bạn không chấp nhận rủi ro khi giao con cho người khác mình thấy giống như ko dám đi máy bay, tàu hỏa, xe khách, thà tự bạn chở con mình trên ô tô hay xe máy để tính mạng con bạn được do chính bạn quyết định.
      Còn vaccine có tác dụng thế nào thì bài trên cũng có ghi rồi, tự dưng các dịch bệnh được team bị kiểm soát là trùng hợp à? Trùng hợp tỉ lệ các bé được tiêm vaccine có tỉ lệ mắc bệnh cực thấp so với các bé không tiêm à?
       
      #328 CitaTo, 10/3/19
      Sửa lần cuối: 10/3/19
    6. CitaTo

      Tham gia:
      19/2/12
      Được thích:
      507
      Best Answers:
      0
      CitaTo
      TÍCH CỰC
      CitaTo
      @lendras Hehe nhầm, đã edit
       
    7. Eti

      Eti

      Tham gia:
      11/2/19
      Được thích:
      306
      Best Answers:
      0
      Eti
      Eti
      ĐẠI BÀNG
      Eti
      @CitaTo Cảm ơn bác, em đang là sv thôi bác cứ lôi con cái vào làm chi cho sốt ruột.
      Tiếp tục chủ đề, từ nội dung “2 bé bị thuỷ đậu rất nhẹ” mà bác đề cập em lại có thêm thắc. Sao bác biết đấy là kết quả của vaccine? Liệu có trường hơp kết quả đấy có được là do miễn dịch tự nhiên - hai cháu có thể bị thuỷ đậu rất nhẹ trước đó mà bác không biết!
       
    8. CitaTo

      Tham gia:
      19/2/12
      Được thích:
      507
      Best Answers:
      0
      CitaTo
      TÍCH CỰC
      CitaTo
      @Eti vâng, những bé có tiêm chuẩn thì bị nhẹ, những bé ko bị nặng. có thể trùng hợp là do miễn dịch tự nhiên của các bé có tiêm chuẩn mạnh hơn. Nhưng mình thiên về giả thuyết tiêm chuẩn có hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch hơn nên mình cho con đi tiêm. còn ai tin có nghi ngờ và thì không cho tiêm. Như mình nói, không đảm bảo 100% là chính xác, bạn tin theo giả thuyết nào hơn thôi.
      Còn việc 2 đứa con mình trước đó bị thủy đậu không thì mình phải biết chứ. Triệu chứng thủy đậu rất dể nhận biết mà. một vết muỗi cắn bạn tắm cho bé còn phát hiện ra chứ nói gì thủy đậu.
       
    9. Eti

      Eti

      Tham gia:
      11/2/19
      Được thích:
      306
      Best Answers:
      0
      Eti
      Eti
      ĐẠI BÀNG
      Eti
      @CitaTo Mình cũng nhất trí với cụm từ "tiêm chuẩn" của bạn. Nhưng cái chuẩn thường không xảy ra. Và nhắc lại: tiêm hay không là việc của mỗi người, mình miễn bàn luận.
      Theo trang này mô tả: https://www.cdc.gov/chickenpox/about/symptoms.html
      thì có nốt thì là một triệu chứng classic, thế nên mình cũng không rõ 2 cháu liệu có bị trước đó chưa. Giả sử, hai cháu đã bị nhiễm một chủng gần giống (khác nhau một chút) chủng có khả năng gây bệnh, và sau có 2 nhóc đã được miễn dịch, liệu có xảy ra trường hợp này?
       
    10. CitaTo

      Tham gia:
      19/2/12
      Được thích:
      507
      Best Answers:
      0
      CitaTo
      TÍCH CỰC
      CitaTo
      @Eti Có, như mình nói, không có gì ko thể, chỉ là tỉ lệ thôi. Bạn có thể nghi ngờ do trước đó bé bị bệnh rồi nên miễn dịch tự nhiên mạnh, nhưng mình cho là tỉ lệ đó chỉ khoản 0.001% và mình tin hơn ở giả thuyết là con mình bệnh nhẹ do có tiểm chuẩn. Vì thực ra việc bạn nói nhiễm cái chủng gần giống đó để đang miễn dịch tự nhiên chính là việc tiêm chuẩn. Thay gì chờ may mắn nhiểm cái chuẩn giống vậy nhưng yếu ớt thì mình chủ động tiêm cái chuẩn giống vậy nhưng yếu vào người bé.
       
    11. Eti

      Eti

      Tham gia:
      11/2/19
      Được thích:
      306
      Best Answers:
      0
      Eti
      Eti
      ĐẠI BÀNG
      Eti
      @CitaTo Okie, vậy là bác tin vào các thông tin bác có để hành động. Hội anti kia cũng tin vào những gì họ bị thuyết phục. Đâu là điểm khác biệt khi cả hai bên đều dựa vào niềm tin?
       
    12. CitaTo

      Tham gia:
      19/2/12
      Được thích:
      507
      Best Answers:
      0
      CitaTo
      TÍCH CỰC
      #372 CitaTo, 11/3/19
      Sửa lần cuối: 11/3/19
      CitaTo
      @Eti Khác biệt là mình tin vào đa số. Mình tin vào các nhà khoa học và các rất nhiều báo cáo khoa học, mình tin vào những thống kê về lợi ích, về sự những thông báo về sự suy giảm của các căn bệnh nhờ vào vaccine. Còn niềm tin của những người kia mình không rõ đến từ đâu. Có thể họ đúng nhưng chưa được đại đa số các nhà khoa học đồng ý, chưa được những đăng tải rộng rải trên các diễn đàn khoa học nên mình ko tin họ.
      Mình xin nhấn mạnh là có rất nhiều vấn đề mìn phải tin ko cần kiếm chứng. Bạn có chắc dùng ma túy bạn sẽ nghiện? Tại sao bạn ko thử sử dụng để tìm hiểu cảm giác sung sướng nó đem lại là có thật không?
       
      #372 CitaTo, 11/3/19
      Sửa lần cuối: 11/3/19
    13. Eti

      Eti

      Tham gia:
      11/2/19
      Được thích:
      306
      Best Answers:
      0
      Eti
      Eti
      ĐẠI BÀNG
      Eti
      @CitaTo Khoa học và số đông là hai phạm trù khác biệt. Ngày xửa ngày xưa Galileo Galilei tin vào khoa học nhưng không tin vào số đông.
       
    14. CitaTo

      Tham gia:
      19/2/12
      Được thích:
      507
      Best Answers:
      0
      CitaTo
      TÍCH CỰC
      CitaTo
      @Eti Nhưng ở vấn đề vaccine này thì khoa cho đến hiện tại khoa học và số đông đang cùng một phía
       
    15. Eti

      Eti

      Tham gia:
      11/2/19
      Được thích:
      306
      Best Answers:
      0
      Eti
      Eti
      ĐẠI BÀNG
      Eti
      @CitaTo Liệu có những mặt trái của vaccine, một phương pháp đã được dùng từ hơn 100 năm nay, mà hiện không ai biết hoặc không dám biết? Khoa học và số đông ở cùng một phía khi nào? fun quá, số đông mà hiểu được khoa học thì làm gì còn định nghĩa "khoa học". Chúng ta nên dừng lại, lạc đề mất rồi.
       
    16. CitaTo

      Tham gia:
      19/2/12
      Được thích:
      507
      Best Answers:
      0
      CitaTo
      TÍCH CỰC
      CitaTo
      @Eti Hài, số đông không thể hiểu được khao học à? Bạn nghĩ khoa học là phải cao siêu à? Các chương trình học phổ thông không phải là khoa học à? Tim bơm máu nuôi cơ thể đó, bạn có tin không? Sao bạn lại tin? Đó có phải là khoa học không? Mà dù không hiểu thì vẫn có thể đứng cùng phía. Mình ví dụ, viên thuốc hạ sốt giúp bạn hạ sốt có phải là sản phẩm khoa học ko? Số đông mọi người không biết cụ thể cơ chế hoạt động của thuốc hạ sốt nhưng vẫn uống khi sốt cao đó thôi.
      Tất nhiên có mặt trái nhưng đâu có gì 100% tốt được, bạn chấp nhận cái xấu để nhận lấy cái tốt của nó mang lại thôi.
      Cùng nguyên lý nhưng không có nghĩa là vaccine bây giờ và vaccine 100 năm trước là giống nhau. Quy trình chọn lọc, thử nghiệm, bảo quản... có nhiều cải tiến chứ.
       
    17. Eti

      Eti

      Tham gia:
      11/2/19
      Được thích:
      306
      Best Answers:
      0
      Eti
      Eti
      ĐẠI BÀNG
      Eti
      @CitaTo Chấp nhận lập luận của bạn: “dù không hiểu thì vẫn có thể đứng cùng phía”. Haha
       
    18. aviator93

      Tham gia:
      25/2/10
      Được thích:
      361
      Best Answers:
      0
      aviator93
      ĐẠI BÀNG
      aviator93
      @Eti Vaccine được chế ra bởi kiến thức của con người trải qua hàng ngàn năm về bệnh tật và cơ thể của chính con người.

      Nếu nói như bạn thì chắc gì mặt trời đã không nóng nếu chưa có ai thử "sờ" nó?

      Thực tế thì chẳng ai dại gì cho 2 đứa trẻ vào 1 ổ dịch, 1 đứa đã tiêm và một đứa chưa tiêm để mà chứng minh tác dụng của vaccine cả. Vậy tại sao người ta lại biết được vaccine có tác dụng thật sự?

      Người ta có 2 cơ chế để đo đoán tác dụng thật sự của vaccine:

      - Cách thứ nhất, dựa vào nguyên lý chung của dịch bệnh, vi khuẩn virus, môi trường và cơ thể người. Ngành sinh học họ đã chứng minh được trong con người là các kháng thể, nó ở mọi nơi trong cơ thể do nó là 1 trong những thành phần chính trong Máu. Họ cũng chứng minh các tế bào (chính là kháng thể) này luôn là lớp phòng thủ đầu tiên của con người trước vi khuẩn và virus. Vậy là họ quyết định "tập luyện" cho bọn này, nhưng làm sao họ biết "tập luyện" bao nhiêu là đủ? Họ đong đếm mật độ của kháng thể, đo mật độ của virus có thể xâm nhập vào trong một khoảng thời gian và đo khoảng thời gian để kháng thể "xử lý" xong lượng virus nhất định xâm nhập, toàn bộ được thể hiện trên hộp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Sau đó họ thử đi thử lại trên chuột hoặc các linh trưởng để thử phản ứng của nó. Khi đạt được mức độ phản ứng an toàn trên cơ thể người thì người ta mới thử trên người. Người ta thử trên hàng trăm người tình nguyện một cách ngẫu nhiên, sau đó tính toán qua phép tính thống kê với độ chính xác tới 95% hoặc 99% (tức là trong khoảng 1000 người thì có khả năng sai lệch về hiện tượng trong 5 hoặc 10 người gì đó) và liệt kê các khả năng có thể xảy ra, từ đó tạo thành bài tập "tập huấn xử lý bước đầu đối với hiện tượng sốc phản vệ" đó. Với các hoạt động nghiên cứu và đo đạc, so sánh, tính toán như trên thì chắc chắn vaccine nó có tác dụng trên thực tế bạn ạ. Nếu không thì đã có người nghiên cứu đã tìm ra và công bố rồi.

      - Thứ hai, họ dựa trên tổng hợp hồ sơ và bệnh án trên cộng đồng. Đừng có nhầm lẫn giữa những thống kê mang tính "cho có" như các bạn sinh viên hay làm với các thống kê tại tổ chức hay cơ quan. Khi bạn vào viện đã có bệnh án, khi bạn tiêm đã có sổ tiêm chủng, mà số lượng vaccine chia cho từng vùng địa lý nó chính xác lắm bạn. Từ thôn xã lên huyện tới tỉnh, vaccine là thứ không bán được, mà hụt 1 lọ hay hỏng 1 lọ cũng kiểm điểm đủ chết rồi, nên người ta hoàn toàn có cơ sở để đếm đủ số người tiêm vaccine và biết bạn có tiêm vaccine hay chưa, tới lúc bạn bệnh nằm viện thì họ sẽ đánh giá được vaccine thời bạn dùng có tỉ lệ kháng bệnh trên cộng đồng là bao nhiêu và dựa trên đó để rút ra rằng vaccine có thật sự có tác dụng hay không.

      Nếu bạn đang là sinh viên thì mình nghĩ bạn nên học qua lớp "toán kinh tế", "xác suất thống kê" hoặc tương tự để hiểu tại sao người ta biết được nguyên tố nào tác động ra sao tới tổng thể nhé. Nhưng mình nghĩ bạn sẽ không hiểu được đâu, vì cái môn này mình thấy phần lớn làm theo công thức một cách mù quáng lấy điểm chứ ít ai muốn đi tìm hiểu nguyên do của nó lắm, số đông mà bạn là một phần trong đó đó.
       
      KhuongkhungkhuongdienEti thích nội dung này.
    19. Eti

      Eti

      Tham gia:
      11/2/19
      Được thích:
      306
      Best Answers:
      0
      Eti
      Eti
      ĐẠI BÀNG
      Eti
      @aviator93 Cảm ơn vì nội dung phản hồi của bác cho câu hỏi của em, có vẻ bác vừa thích các con số và lối văn diễn giải nhì. Chắc bác lớn tuổi rồi! Em mạo muội có chút ý kiến có gì không phải bác bỏ qua:

      Bác viết: "- Cách thứ nhất, dựa vào nguyên lý chung của dịch bệnh, vi khuẩn virus, môi trường và cơ thể người. Ngành sinh học họ đã chứng minh được trong con người là các kháng thể, nó ở mọi nơi trong cơ thể do nó là 1 trong những thành phần chính trong Máu. Họ cũng chứng minh các tế bào (chính là kháng thể) này luôn là lớp phòng thủ đầu tiên..."
      > Đọc đến đây em khựng người, nhưng vẫn đọc tiếp và À ra vậy, có vẻ bác này sử dụng google translate hoặc là dùng AI của tinh tế. Có quá nhiều lỗi ở đây, em không dám chỉ. Em mạo muội mời bác post đoạn này sang diễn đàn sinhhocvietnam.com để các bạn bên đấy thưởng lãm. Em cá là bác không dám làm.

      Bác tiếp: "- Thứ hai, họ dựa trên tổng hợp hồ sơ và bệnh án trên cộng đồng. Đừng có nhầm lẫn giữa những thống kê mang tính "cho có" như các bạn sinh viên hay làm với các thống kê tại tổ chức hay cơ quan. Khi bạn vào viện đã có bệnh án, khi bạn tiêm đã có sổ tiêm chủng, mà số lượng vaccine chia cho từng vùng địa lý nó chính xác lắm bạn..."
      > Cái này thì em đồng ý, tiêm một lọ ghi sổ một lọ. Nhưng cần chú ý một số vấn đề có thể ảnh hương đến kết quả thống kê: chất lượng vaccine đầu vào là cái có dễ kiểm soát không? Đơn giản hơn vaccine đáng ra bảo quản ở 4*C giờ cho vào hộp xốp đá hay dáng nhẽ phải tiêm 2ml thì chỉ có 1.8ml vaccine được đưa vào cơ thể...cái lày em xin miễn bàn.

      Chung quy để trả lời cho câu hỏi "sao biết vaccine có tác dụng sau khi tiêm", bác trả lời rằng: "vì vaccine đúng với n cháu thì tất nhiên nó đúng với cháu A"? đúng không bác?
       
    20. aviator93

      Tham gia:
      25/2/10
      Được thích:
      361
      Best Answers:
      0
      aviator93
      ĐẠI BÀNG
      aviator93
      @Eti Chả phải google translate đâu bạn. Sinh học lớp 8 hay lớp 9, phần hệ tuần hoàn hay sao đó. Mình xin lỗi vì mình học kinh tế nên chỉ nhớ được đến nhiêu đó thôi. Còn cái diễn đàn thì xin phép không tham gia, vì kiến thức đó đã quá cũ, quá phổ biến rồi, có thể hầu hết ai trong số đó cũng có câu trả lời thậm chí là hàm lượng chuyên môn lớn hơn mịn gấp nhiều lần.

      Còn về chất lượng vaccine, luôn có 1 khoảng lượng thuốc và tá dược dư thừa bên trong lọ, điều đó đúng. Nhưng bạn quên rằng các nghiên cứu cũng luôn có một khoảng gọi là định lượng, người ta thường trả lời kết quả nghiên cứu là "khoảng 2 gram, khoảng 500 miligram" thậm chí cẩn thận hơn thì người ta cho thêm sai số cho phép, hoặc là "từ 3mg đến 4mg" hơn nữa khi pha nước cất và tá dược, người ta đã phải lắc nó lên để nó tan hết. Có nghĩa là lượng biệt dược trong lọ giờ thể hiện hoàn toàn là nước trong lọ, có thiếu chút xíu vẫn không ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của vaccine.

      Còn bạn nghi ngờ về chất lượng của vaccine thì cũng đúng, nhưng trong điều kiện nó thiếu sự kiểm tra và chứng nhận của các cơ quan chức năng. Nhưng đối tượng chúng ta đề cập ở đây là đã được chứng nhận của WHO đó bạn, họ chỉ định và đưa ra chứng minh chất lượng của lượng thuốc này đó bạn. Trừ khi có hư hỏng trong quá trình vận chuyển, còn không nếu còn hạn tức là vẫn còn dùng tốt (tốt chứ không phải chỉ tạm coi là dùng được đâu nhé)

      Còn người ta thường chế thuốc, bảo quản trong điều kiện thông thường chứ không phải để đông lạnh trong nhiệt độ âm 20 độ C, hay phải "cất" tạm núi lửa để bảo quản đâu, trừ khi tính chất của nó không cho phép.

      Còn câu cuối, bạn lại gói gọn lại như thế thì tốt nhất quên cái phần giải thích của mình đi. Vì bạn chưa đủ năng lực để hiểu được mấy thứ gọi là "độ tin cậy", hay thậm chí là hiểu được những đặc điểm giống nhau cơ bản của con người. Đôi khi thuốc có tác dụng với người khác vì họ là con người, còn bạn có thể đã bị đột biến gen tới mức khác hẳn, hoặc bạn là người ngoài hành tinh chăng?
       
Đang tải...